0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f450cb4d021-Đánh-giá-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Đánh giá pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

3.4. Đánh giá pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM tuy mới hình thành trong thời gian gần đây nhưng đã đặt nền móng để điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật được ban hành có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến mua lại, sáp nhập NHTM. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được từng bước hoàn thiện, phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các quy định của pháp luật hiện hành đã giúp NHTM chủ động thực hiện mua lại, sáp nhập phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời có cơ sở pháp lý để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, can thiệp, xử lý các NHTM yếu kém thông qua buộc mua lại, sáp nhập nhằm tránh đổ vỡ hệ thống.

Bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập nói chung còn thiếu và chưa cụ thể.

Trở ngại đối với hoạt động mua lại, sáp nhập nói chung và trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam hiện nay là khung pháp lý còn chưa đầy đủ và khó thực hiện. Các quy định liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Việc quy định phân tán và chưa cụ thể đã làm các doanh nghiệp khó thực hiện mua lại, sáp nhập. Còn nhiều quy định pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi còn thiếu những quy định về mặt nội dung. Nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập, nhất là trong trường hợp thực hiện bắt buộc còn chưa có quy định cụ thể hoặc còn thiếu như tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý; giải quyết tranh chấp… khi mua lại, sáp nhập. Các luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Cạnh tranh, Chứng khoán... đề cập đến mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến một loại hình doanh nghiệp đặc biệt là NHTM. Luật các TCTD chưa điều chỉnh cụ thể đến hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM mà chỉ gọi chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý.

Các quy định về hạn chế tập trung kinh tế còn chưa thực sự phù hợp. Luật cạnh tranh quy định mua lại, sáp nhập là một trong những hành vi tập trung kinh tế. Tuy nhiên Luật chưa quy định rõ các vấn đề về tập trung kinh tế là gì, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hiện nay, việc nhiều tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ trọn gói là phổ biến. Một định chế tài chính, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu. Đặc thù của ngành ngân hàng cạnh tranh theo từng loại dịch vụ nên cần quy định rõ hơn về cách tính thị phần theo từng dịch vụ hay gói dịch vụ để tránh trường hợp thực hiện có thể không thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh trường hợp lợi dụng để gây nên tình trạng độc quyền. Cơ sở tính toán mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng giữa Luật cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn còn chưa thống nhất. Luật cạnh tranh qui định giới hạn mức độ tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng dựa trên thị phần, trong khi Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định giới hạn về mức độ tập trung kinh tế căn cứ trên vốn điều lệ.

Hình thức pháp lý quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất, trong đó Luật doanh nghiệp chưa đề cập đến mua lại như là một trong những hình thức pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp. Khái niệm tập trung kinh tế, thị trường liên quan trong Luật cạnh tranh chưa thật rõ ràng để hạn chế bất lợi của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và ngân hàng. Luật cạnh tranh cấm các hoạt động mua lại, sáp nhập có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan, tuy nhiên Luật và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ về thị trường liên quan. Trong trường hợp NHTM kinh doanh nhiều mặt hàng thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết quả là ngân hàng có thể bị coi là có tập trung kinh tế trên hoặc dưới 50%.

Thứ hai, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM còn nhiều bất cập.

  • Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua lại, sáp nhập có nhiều hạn chế:

Thông tư 04/2010/TT-NHNN là văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt do NHNN ban hành điều chỉnh trực tiếp hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD. Thông tư quy định các trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, mua lại, hợp nhất... Tuy nhiên các nội dung chủ yếu chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ như tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN có quyền góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các TCTD sáp nhập, hợp nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên, Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn thiếu những nội dung quy định trong trường hợp nhà nước mua lại, sáp nhập bắt buộc NHTM yếu kém.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 153 của Luật các TCTD, tổ chức lại TCTD không bao gồm hoạt động mua lại, có quy định tổ chức lại dưới hình thức chuyển đổi hình thức pháp lý. Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016. Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh không bao gồm mua lại, bổ sung nội dung về chuyển đổi hình thức pháp lý. Những nội dung bổ sung, sửa đổi của Thông tư số 36/2015/TT-NHNN cũng chưa quy định các nội dung có liên quan đến mua lại, sáp nhập trong trường hợp thực hiện bắt buộc. Những nội dung điều chỉnh về mua lại TCTD trong Thông tư 04/2010/TT-NHNN vẫn còn hiệu lực thi hành. Điều này dẫn đến việc đã có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng còn chung chung và khó áp dụng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tham gia, thực hiện.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
480 ngày trước
Đánh giá pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
3.4. Đánh giá pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiPháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM tuy mới hình thành trong thời gian gần đây nhưng đã đặt nền móng để điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật được ban hành có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến mua lại, sáp nhập NHTM. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam đã được từng bước hoàn thiện, phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các quy định của pháp luật hiện hành đã giúp NHTM chủ động thực hiện mua lại, sáp nhập phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời có cơ sở pháp lý để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, can thiệp, xử lý các NHTM yếu kém thông qua buộc mua lại, sáp nhập nhằm tránh đổ vỡ hệ thống.Bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như sau:Thứ nhất, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập nói chung còn thiếu và chưa cụ thể.Trở ngại đối với hoạt động mua lại, sáp nhập nói chung và trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam hiện nay là khung pháp lý còn chưa đầy đủ và khó thực hiện. Các quy định liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Việc quy định phân tán và chưa cụ thể đã làm các doanh nghiệp khó thực hiện mua lại, sáp nhập. Còn nhiều quy định pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi còn thiếu những quy định về mặt nội dung. Nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập, nhất là trong trường hợp thực hiện bắt buộc còn chưa có quy định cụ thể hoặc còn thiếu như tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý; giải quyết tranh chấp… khi mua lại, sáp nhập. Các luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Cạnh tranh, Chứng khoán... đề cập đến mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến một loại hình doanh nghiệp đặc biệt là NHTM. Luật các TCTD chưa điều chỉnh cụ thể đến hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM mà chỉ gọi chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý.Các quy định về hạn chế tập trung kinh tế còn chưa thực sự phù hợp. Luật cạnh tranh quy định mua lại, sáp nhập là một trong những hành vi tập trung kinh tế. Tuy nhiên Luật chưa quy định rõ các vấn đề về tập trung kinh tế là gì, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hiện nay, việc nhiều tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ trọn gói là phổ biến. Một định chế tài chính, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu. Đặc thù của ngành ngân hàng cạnh tranh theo từng loại dịch vụ nên cần quy định rõ hơn về cách tính thị phần theo từng dịch vụ hay gói dịch vụ để tránh trường hợp thực hiện có thể không thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh trường hợp lợi dụng để gây nên tình trạng độc quyền. Cơ sở tính toán mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng giữa Luật cạnh tranh và Nghị định hướng dẫn còn chưa thống nhất. Luật cạnh tranh qui định giới hạn mức độ tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng dựa trên thị phần, trong khi Nghị định số 01/2014/NĐ-CP quy định giới hạn về mức độ tập trung kinh tế căn cứ trên vốn điều lệ.Hình thức pháp lý quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất, trong đó Luật doanh nghiệp chưa đề cập đến mua lại như là một trong những hình thức pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp. Khái niệm tập trung kinh tế, thị trường liên quan trong Luật cạnh tranh chưa thật rõ ràng để hạn chế bất lợi của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và ngân hàng. Luật cạnh tranh cấm các hoạt động mua lại, sáp nhập có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan, tuy nhiên Luật và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ về thị trường liên quan. Trong trường hợp NHTM kinh doanh nhiều mặt hàng thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết quả là ngân hàng có thể bị coi là có tập trung kinh tế trên hoặc dưới 50%.Thứ hai, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM còn nhiều bất cập.Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua lại, sáp nhập có nhiều hạn chế:Thông tư 04/2010/TT-NHNN là văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt do NHNN ban hành điều chỉnh trực tiếp hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD. Thông tư quy định các trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, mua lại, hợp nhất... Tuy nhiên các nội dung chủ yếu chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ như tiêu chuẩn, điều kiện; trình tự, thủ tục; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Theo quy định của Luật các TCTD, NHNN có quyền góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu các TCTD sáp nhập, hợp nhất bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên, Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn thiếu những nội dung quy định trong trường hợp nhà nước mua lại, sáp nhập bắt buộc NHTM yếu kém.Theo quy định tại Khoản 1, Điều 153 của Luật các TCTD, tổ chức lại TCTD không bao gồm hoạt động mua lại, có quy định tổ chức lại dưới hình thức chuyển đổi hình thức pháp lý. Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của NHNN quy định việc tổ chức lại TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016. Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh không bao gồm mua lại, bổ sung nội dung về chuyển đổi hình thức pháp lý. Những nội dung bổ sung, sửa đổi của Thông tư số 36/2015/TT-NHNN cũng chưa quy định các nội dung có liên quan đến mua lại, sáp nhập trong trường hợp thực hiện bắt buộc. Những nội dung điều chỉnh về mua lại TCTD trong Thông tư 04/2010/TT-NHNN vẫn còn hiệu lực thi hành. Điều này dẫn đến việc đã có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng còn chung chung và khó áp dụng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tham gia, thực hiện.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây