0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f4538432853-Phương-hướng-hoàn-thiện-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-ở-Việt-Nam..jpg

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

4. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trước những yêu cầu mới của Hiến pháp năm 2013, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam được xác định dựa trên một số yêu cầu chính sau đây:

4.1. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Khi thực hiện mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập có nhu cầu chính đáng là cần một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, cũng như bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập. Để đáp ứng yêu cầu này, một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tạo hành lang pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được đặt ra như sau:

Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những cam kết của các quốc gia thành viên, của các tổ chức quốc tế như WTO, EU, ASEAN... Nguyên tắc công khai, minh bạch cần được hết sức tôn trọng để bảo đảm niềm tin và định hướng đúng cho thị trường. Bởi vậy, mọi biện pháp và kết quả thực hiện liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp cần được cơ quan chức năng công bố một cách công khai, kịp thời. Các quy phạm về mua lại, sáp nhập phải thống nhất với nhau một cách tương đối, không được mâu thuẫn, chồng chéo với nhau. Để đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật về mua lại, sáp nhập phải phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp; các quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm do cơ quan cấp trên ban hành; các quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành phải phù hợp với văn bản, quy phạm do chính cơ quan mình đã ban hành trước đó; các quy phạm pháp luật trong một văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau; văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật phải phù hợp với các điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thứ hai, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải rõ ràng, thông suốt, đúng đắn. Các quy phạm pháp luật phải mang tính hệ thống, nhất quán, chặt chẽ, tránh trùng lắp và mâu thuẫn. Pháp luật về mua lại, sáp nhập phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các chủ thể để có thể tham gia vào các quan hệ pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập, đồng thời pháp luật phải có tính khả thi, duy trì niềm tin của nhà đầu tư, tạo được niềm tin đối với người dân và xã hội... Để đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch thì quy phạm pháp luật về mua lại, sáp nhập cần phải nhất quán, công khai, dễ tiếp cận, phải tin cậy được, phải lường trước và có thể dự đoán trước được. Pháp luật về mua lại, sáp nhập cần đáp ứng yêu cầu về hiệu quả để có thể thực hiện với những chi phí thấp, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội; phải xem xét mức độ chi phí cụ thể, nhất là trong trường hợp cần có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được các kết quả thực tế [74].

Thứ ba, văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp cần được bổ sung những quy định về nội dung bên cạnh quy định về mặt thủ tục. Hiện nay, các quy định liên quan đến mua lại, sáp nhập đã được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán…Tuy nhiên, các quy định này mới phần lớn dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi đó các vấn đề về nội dung cần phải được quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo.

Thứ tư, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập cần được xây dựng sao cho vừa mang tính phù hợp thực tiễn, vừa phải có tính dự liệu để đảm bảo điều chỉnh linh hoạt các hoạt động này. Do đó cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh có lợi ích liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, ngân hàng.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
477 ngày trước
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
4. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam.Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trước những yêu cầu mới của Hiến pháp năm 2013, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn tới thì việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam được xác định dựa trên một số yêu cầu chính sau đây:4.1. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệpKhi thực hiện mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập có nhu cầu chính đáng là cần một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, cũng như bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập. Để đáp ứng yêu cầu này, một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tạo hành lang pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được đặt ra như sau:Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những cam kết của các quốc gia thành viên, của các tổ chức quốc tế như WTO, EU, ASEAN... Nguyên tắc công khai, minh bạch cần được hết sức tôn trọng để bảo đảm niềm tin và định hướng đúng cho thị trường. Bởi vậy, mọi biện pháp và kết quả thực hiện liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp cần được cơ quan chức năng công bố một cách công khai, kịp thời. Các quy phạm về mua lại, sáp nhập phải thống nhất với nhau một cách tương đối, không được mâu thuẫn, chồng chéo với nhau. Để đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật về mua lại, sáp nhập phải phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp; các quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm do cơ quan cấp trên ban hành; các quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành phải phù hợp với văn bản, quy phạm do chính cơ quan mình đã ban hành trước đó; các quy phạm pháp luật trong một văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau; văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm pháp luật phải phù hợp với các điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.Thứ hai, pháp luật về mua lại, sáp nhập phải rõ ràng, thông suốt, đúng đắn. Các quy phạm pháp luật phải mang tính hệ thống, nhất quán, chặt chẽ, tránh trùng lắp và mâu thuẫn. Pháp luật về mua lại, sáp nhập phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các chủ thể để có thể tham gia vào các quan hệ pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập, đồng thời pháp luật phải có tính khả thi, duy trì niềm tin của nhà đầu tư, tạo được niềm tin đối với người dân và xã hội... Để đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch thì quy phạm pháp luật về mua lại, sáp nhập cần phải nhất quán, công khai, dễ tiếp cận, phải tin cậy được, phải lường trước và có thể dự đoán trước được. Pháp luật về mua lại, sáp nhập cần đáp ứng yêu cầu về hiệu quả để có thể thực hiện với những chi phí thấp, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội; phải xem xét mức độ chi phí cụ thể, nhất là trong trường hợp cần có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được các kết quả thực tế [74].Thứ ba, văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp cần được bổ sung những quy định về nội dung bên cạnh quy định về mặt thủ tục. Hiện nay, các quy định liên quan đến mua lại, sáp nhập đã được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán…Tuy nhiên, các quy định này mới phần lớn dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức, trong khi đó các vấn đề về nội dung cần phải được quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo.Thứ tư, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập cần được xây dựng sao cho vừa mang tính phù hợp thực tiễn, vừa phải có tính dự liệu để đảm bảo điều chỉnh linh hoạt các hoạt động này. Do đó cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh có lợi ích liên quan đến hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, ngân hàng.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây