0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f454f88ad9a-Các-giải-pháp-hoàn-thiện-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-Việt-Nam.jpg

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam

4.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nội dung phân tích trong luận án cho thấy, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp nói chung. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM còn có những điều chỉnh riêng do những đặc thù của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM. Căn cứ vào thực trạng pháp luật, phương hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam bao gồm những giải pháp cụ thể như sau:

4.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định về mua lại, sáp nhập

Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định về mua lại, sáp nhập trong một số văn bản luật.

  • Sửa đổi, bổ sung hình thức pháp lý về mua lại, sáp nhập để thống nhất giữa các luật điều chỉnh:

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”. Luật không quy định về mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích của luận án thì bản chất pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM chính là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập. Vì vậy, kiến nghị bổ sung trong Luật doanh nghiệp hình thức mua lại là một trong những hình thức pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp bản chất pháp lý của việc mua lại, phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh. Luật các TCTD bổ sung quy định việc mua lại, sáp nhập đối với NHTM, thay vì quy định chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý.

  • Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập:

Sửa đổi, bổ sung trong Luật các TCTD và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định về: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập NHTM. Đồng thời quy định việc chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM; giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các bên liên quan, trong đó quyền của người gửi tiền để làm cơ sở ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.

  • Sửa đổi, bổ sung các quy định về về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém:

Để bảo đảm chắc chắn và rõ ràng về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD quy định rõ ràng, cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục và biện pháp mua lại bắt buộc, hoặc sửa Luật trưng mua, trưng dụng theo hướng cho phép nhận chuyển nhượng bắt buộc phần vốn góp hoặc cổ phần, cổ phiếu của các TCTD trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt, theo đó ngoài việc cho phép NHNN trực tiếp góp vốn và mua cổ phần của các TCTD, còn phải cho phép việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH và mua bán cổ phiếu, nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông công ty cổ phần mới bảo đảm thống nhất quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các TCTD và Luật chứng khoán.

Hai là, hoàn thiện các quy định giới hạn về mức độ tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh.

Theo kinh nghiệm của một số nước, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đặt ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm soát tập trung kinh tế, giúp cơ quan quản lý kiểm soát vấn đề này dễ hơn và không bỏ sót các thương vụ lớn. Luật cạnh tranh quy định về mức giá giới hạn giá trị của các thương vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục Quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương. Mức giới hạn giá trị giao dịch có thể quy định dựa vào giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tổng hợp các doanh nghiệp sau khi mua lại, sáp nhập.

Xác định thị phần để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi quyết định chấp thuận hay từ chối một thương vụ M&A nên sử dụng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, đối với qui định sử dụng doanh thu để xác định thị phần (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP) của các TCTD chưa phản ánh đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng mà nên sử dụng kết hợp các tiêu chí: (1) Tỉ trọng tiền gửi/tổng tiền gửi của toàn ngành; (2) Tỉ trọng tín dụng/tổng tín dụng của toàn ngành; (3) Tỉ trọng thu nhập từ lãi suất/tổng thu nhập từ lãi suất của toàn ngành. Mặt khác, khi tính toán mức độ tập trung, có thể xem xét sử dụng hệ số HHI để tính toán sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thực tiễn thay vì chỉ cộng dồn thị phần của các tổ chức có liên quan mà không xét đến yếu tố trọng số liên quan. Trong văn bản ban hành quy định chi tiết Luật cạnh tranh, quy định rõ khái niệm “thị trường liên quan” để có thể xác định một hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có thuộc trường hợp tập trung kinh tế hay không. Văn bản hướng dẫn này có thể được thể hiện dưới hình thức Nghị định của Chính phủ hoặc Thông tư của Bộ Công thương.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
257 ngày trước
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam
4.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại Việt NamCác nội dung phân tích trong luận án cho thấy, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về hoạt động mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp nói chung. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM xuất phát từ việc xem xét hành vi mua lại, sáp nhập NHTM dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với các quan hệ xã hội tương ứng. Ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM còn có những điều chỉnh riêng do những đặc thù của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM. Căn cứ vào thực trạng pháp luật, phương hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam bao gồm những giải pháp cụ thể như sau:4.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định về mua lại, sáp nhậpMột là, sửa đổi, bổ sung các quy định về mua lại, sáp nhập trong một số văn bản luật.Sửa đổi, bổ sung hình thức pháp lý về mua lại, sáp nhập để thống nhất giữa các luật điều chỉnh:Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”. Luật không quy định về mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và phân tích của luận án thì bản chất pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM chính là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập. Vì vậy, kiến nghị bổ sung trong Luật doanh nghiệp hình thức mua lại là một trong những hình thức pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp bản chất pháp lý của việc mua lại, phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh. Luật các TCTD bổ sung quy định việc mua lại, sáp nhập đối với NHTM, thay vì quy định chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý.Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập:Sửa đổi, bổ sung trong Luật các TCTD và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định về: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập NHTM. Đồng thời quy định việc chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM; giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các bên liên quan, trong đó quyền của người gửi tiền để làm cơ sở ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.Sửa đổi, bổ sung các quy định về về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém:Để bảo đảm chắc chắn và rõ ràng về cơ sở pháp lý cho việc Nhà nước được quyền mua lại bắt buộc NHTM yếu kém, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD quy định rõ ràng, cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục và biện pháp mua lại bắt buộc, hoặc sửa Luật trưng mua, trưng dụng theo hướng cho phép nhận chuyển nhượng bắt buộc phần vốn góp hoặc cổ phần, cổ phiếu của các TCTD trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra xem xét sửa đổi, bổ sung Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt, theo đó ngoài việc cho phép NHNN trực tiếp góp vốn và mua cổ phần của các TCTD, còn phải cho phép việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH và mua bán cổ phiếu, nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông công ty cổ phần mới bảo đảm thống nhất quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các TCTD và Luật chứng khoán.Hai là, hoàn thiện các quy định giới hạn về mức độ tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh.Theo kinh nghiệm của một số nước, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đặt ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm soát tập trung kinh tế, giúp cơ quan quản lý kiểm soát vấn đề này dễ hơn và không bỏ sót các thương vụ lớn. Luật cạnh tranh quy định về mức giá giới hạn giá trị của các thương vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục Quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương. Mức giới hạn giá trị giao dịch có thể quy định dựa vào giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tổng hợp các doanh nghiệp sau khi mua lại, sáp nhập.Xác định thị phần để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi quyết định chấp thuận hay từ chối một thương vụ M&A nên sử dụng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, đối với qui định sử dụng doanh thu để xác định thị phần (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP) của các TCTD chưa phản ánh đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng mà nên sử dụng kết hợp các tiêu chí: (1) Tỉ trọng tiền gửi/tổng tiền gửi của toàn ngành; (2) Tỉ trọng tín dụng/tổng tín dụng của toàn ngành; (3) Tỉ trọng thu nhập từ lãi suất/tổng thu nhập từ lãi suất của toàn ngành. Mặt khác, khi tính toán mức độ tập trung, có thể xem xét sử dụng hệ số HHI để tính toán sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thực tiễn thay vì chỉ cộng dồn thị phần của các tổ chức có liên quan mà không xét đến yếu tố trọng số liên quan. Trong văn bản ban hành quy định chi tiết Luật cạnh tranh, quy định rõ khái niệm “thị trường liên quan” để có thể xác định một hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có thuộc trường hợp tập trung kinh tế hay không. Văn bản hướng dẫn này có thể được thể hiện dưới hình thức Nghị định của Chính phủ hoặc Thông tư của Bộ Công thương.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây