0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f4557de46de-Nhóm-giải-pháp-bảo-đảm-thực-hiện-pháp-luật-về-mua-lại,-sáp-nhập.jpg

Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập

4.4.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập

Để thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM một cách hiệu quả, một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật được kiến nghị như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đã được củng cố và hoàn thiện. Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Nghị định được nhìn nhận là trao thêm quyền lực, nhưng cũng là áp lực để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn thành trọng trách của nhà nước giao phó. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã thể hiện sự đổi mới căn bản về mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều hành về trụ sở chính của các TCTD trong thời gian gần đây, từ đó tạo khuôn khổ pháp lý về tổ chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị định mới chỉ quy định riêng về hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng. Vì thế cần có những văn bản hướng dẫn của NHNN hoặc những văn bản liên ngành quy định cụ thể hơn về việc phối hợp giữa thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan thanh tra, giám sát khác trong việc chia sẻ thông tin, kết quả có được từ các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tránh gây ra những áp lực và phiền hà cho đối tượng được thanh tra, giám sát.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật thị trường và đánh giá, nhận diện những vấn đề của hệ thống và từng TCTD để có biện pháp tái cấu trúc, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, hỗ trợ tích cực hơn cho việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh nhằm phát hiện, xử lý những rủi ro, vi phạm pháp luật, đánh giá chất lượng tín dụng và hoạt động của các TCTD, trong đó có việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.

Công tác thanh tra, giám sát cần phát hiện những tồn tại, hạn chế, rủi ro tiềm ẩn và vi phạm ở nhiều TCTD như vi phạm quy định về các giới hạn, chuẩn mực an toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; vi phạm và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư tài chính, huy động vốn, chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn, tình hình tài chính kém lành mạnh... Từ đó có những giải pháp phù hợp để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là việc xử lý những NHTM yếu kém, không có khả năng tự cơ cấu, cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua mua lại, sáp nhập bắt buộc.

Phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật của các NHTM trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập như che giấu nợ xấu, không công bố thông tin kịp thời, tẩu tán tài sản khi thực hiện mua lại, sáp nhập… Nếu những vụ việc có dấu hiệu hình sự cần chuyển cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Công tác giám sát cần được đẩy mạnh nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có cảnh báo và biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tập trung thanh tra, giám sát để phát hiện những yếu kém, tồn tại của các NHTM được xử lý dứt điểm, đặc biệt là NHTM yếu kém được áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của NHNN như được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và buộc mua lại, sáp nhập, đáp ứng thực hiện đúng mục tiêu, lộ trình đã đặt ra tại Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 theo quy định tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2012.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM, chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này một cách chặt chẽ. Một trong những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM chính là sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Vì thế để quản lý hoạt động này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định nhiều cơ quan cùng tham gia như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.... Do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM là hết sức cần thiết. Cần có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ ở những vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM tại Cục quản lý cạnh tranh, các vụ, cục thuộc NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước... Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật về ngân hàng ở trong và ngoài nước kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý và thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

Ba là, tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này bắt đầu chưa lâu nhưng ngày càng trở nên sôi động tuy rằng những hiểu biết hiện tại về mua lại, sáp nhập còn hạn chế. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM mới được xây dựng nhưng đã được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian gần đây. Trên thực tế, nếu muốn tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự mình “dò dẫm” đường đi và tự tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực hiện. Vì thế cần tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
458 ngày trước
Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập
4.4.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhậpĐể thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM một cách hiệu quả, một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật được kiến nghị như sau:Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đã được củng cố và hoàn thiện. Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Nghị định được nhìn nhận là trao thêm quyền lực, nhưng cũng là áp lực để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn thành trọng trách của nhà nước giao phó. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã thể hiện sự đổi mới căn bản về mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tập trung hóa quản trị, điều hành về trụ sở chính của các TCTD trong thời gian gần đây, từ đó tạo khuôn khổ pháp lý về tổ chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị định mới chỉ quy định riêng về hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng. Vì thế cần có những văn bản hướng dẫn của NHNN hoặc những văn bản liên ngành quy định cụ thể hơn về việc phối hợp giữa thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan thanh tra, giám sát khác trong việc chia sẻ thông tin, kết quả có được từ các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tránh gây ra những áp lực và phiền hà cho đối tượng được thanh tra, giám sát.Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật thị trường và đánh giá, nhận diện những vấn đề của hệ thống và từng TCTD để có biện pháp tái cấu trúc, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, hỗ trợ tích cực hơn cho việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần đẩy mạnh nhằm phát hiện, xử lý những rủi ro, vi phạm pháp luật, đánh giá chất lượng tín dụng và hoạt động của các TCTD, trong đó có việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM.Công tác thanh tra, giám sát cần phát hiện những tồn tại, hạn chế, rủi ro tiềm ẩn và vi phạm ở nhiều TCTD như vi phạm quy định về các giới hạn, chuẩn mực an toàn, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; vi phạm và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư tài chính, huy động vốn, chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn, tình hình tài chính kém lành mạnh... Từ đó có những giải pháp phù hợp để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là việc xử lý những NHTM yếu kém, không có khả năng tự cơ cấu, cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua mua lại, sáp nhập bắt buộc.Phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật của các NHTM trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập như che giấu nợ xấu, không công bố thông tin kịp thời, tẩu tán tài sản khi thực hiện mua lại, sáp nhập… Nếu những vụ việc có dấu hiệu hình sự cần chuyển cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Công tác giám sát cần được đẩy mạnh nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm các rủi ro, nguy cơ, dấu hiệu vi phạm, xu hướng, diễn biến bất lợi để có cảnh báo và biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tập trung thanh tra, giám sát để phát hiện những yếu kém, tồn tại của các NHTM được xử lý dứt điểm, đặc biệt là NHTM yếu kém được áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ của NHNN như được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và buộc mua lại, sáp nhập, đáp ứng thực hiện đúng mục tiêu, lộ trình đã đặt ra tại Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 theo quy định tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2012.Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM, chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này một cách chặt chẽ. Một trong những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM chính là sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Vì thế để quản lý hoạt động này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định nhiều cơ quan cùng tham gia như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.... Do đó việc xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và mua lại, sáp nhập NHTM là hết sức cần thiết. Cần có kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ ở những vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM tại Cục quản lý cạnh tranh, các vụ, cục thuộc NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước... Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật về ngân hàng ở trong và ngoài nước kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý và thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.Ba là, tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này bắt đầu chưa lâu nhưng ngày càng trở nên sôi động tuy rằng những hiểu biết hiện tại về mua lại, sáp nhập còn hạn chế. Pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM mới được xây dựng nhưng đã được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian gần đây. Trên thực tế, nếu muốn tiến hành mua lại, sáp nhập, các ngân hàng phải tự mình “dò dẫm” đường đi và tự tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng đã thực hiện. Vì thế cần tăng cường và đổi mới nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp kiến thức về mua lại, sáp nhập NHTM.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây