0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file631fe0160ee01-sân-bay.jpg.webp

31.000 TỶ ĐỒNG NÂNG CẤP SÂN BAY ĐÀ NẴNG HUY ĐỘNG TỪ ĐÂU?

UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt tổng vốn đầu tư xây dựng để Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt 30 triệu lượt khách/năm, 200.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2050 là gần 31.000 tỷ đồng. Số vốn này được huy động từ nhiều nguồn, trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chính.

Vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chính

Như tin đã đưa, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất với đề xuất của Sở GTVT Đà Nẵng về nội dung Tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đạt Cảng HKQT cấp 4E của ICAO và sân bay quân sự cấp I. Sản lượng vận chuyển đến 2050 đạt 30 triệu lượt khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm. Tại sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ có 92 vị trí đỗ, khai thác các loại máy bay B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương; máy bay quân sự cấp I.

Để đạt quy mô này, tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng HKQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là hơn 806ha. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng gần 31.000 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng gần 24.000 tỷ đồng, gồm 3 giai đoạn từ 2021 - 2025 hơn 6.600 tỷ đồng; từ 2025 - 2030 gần 9.500 tỷ đồng và sau 2030 tầm nhìn đến năm 2050 gần 8.000 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 3.600 tỷ đồng, dự phòng phí 2.400 tỷ đồng; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng 1.000 tỷ đồng.

Theo tờ trình của UBND TP Đà Nẵng với Bộ GTVT, nguồn vốn đầu tư nêu trên sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay… trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chính. Về cơ cấu nguồn vốn, Quy hoạch điều chỉnh Cảng HKQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng việc xây dựng mới Đài kiểm soát không lưu với diện tích khoảng 10.000m2 từ nguồn vốn nhà nước do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện.

Việc xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống đèn hiệu hàng không, ILS (Hệ thống vô tuyến hướng dẫn máy bay hạ cánh) từ vốn của doanh nghiệp khai thác cảng. Việc xây dựng nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không, phi hàng không khác tại Cảng HKQT Đà Nẵng do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không thực hiện bằng vốn doanh nghiệp theo nhiều hình thức đầu tư khác nhau như đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp tác đầu tư PPP.

Rất cần thiết phải nâng cấp cảng hàng không Đà Nẵng

Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT Đà Nẵng Bùi Hồng Trung cho biết, theo quy hoạch được Bộ GTVT phê duyệt năm 2015, giai đoạn đến năm 2020 Cảng KHQT Đà Nẵng mở rộng đạt công suất 13 triệu khách/năm. Tuy nhiên năm 2019, Cảng này đã phục vụ trên 15,5 triệu khách, vận chuyển gần 41.000 tấn hàng hóa, điều hành gần 100.000 lần chuyến hạ cất cánh an toàn. Đồng thời được SKYTRAX (Tổ chức đán‎h giá và xếp hạng Cảng HK, sân bay toàn cầu) xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Tính chung giai đoạn 2012 - 2019 lượng khách qua Cảng HKQT Đà Nẵng tăng bình quân hơn 23%/năm. Đáng chú ý, lượng khách quốc tề từ chỗ năm 2012 chỉ có gần 226.000 lượt (bằng khoảng 8% khách nội địa) đến năm 2019 (trước dịch COVID-19) đã đạt đến hơn 7,1 triệu lượt (bằng khoảng 86% lượng khách nội địa). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bình quân giai đoạn 2012 - 2018 lên đến gần 72%.

“Sự tăng trưởng vận chuyển hàng không, đặc biệt là lượng khách quốc tế đã minh chứng cho sức hấp dẫn của Đà Nẵng là TP đáng sống, đáng đến và đặt ra nhu cầu phát triển tương ứng của Cảng KHQT Đà Nẵng. Hiện nay sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng HKQT Đà Nẵng đã vượt dự báo và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh”, ông Bùi Hồng Trung nói.

Trong khi đó, đường cất hạ cánh của sân bay quốc tế Đà Nẵng đã bắt đầu xuống cấp do khai thác quá tải, tình trạng hư hỏng đường cất hạ cánh chính 35R/17L xảy ra thường xuyên hơn. Nhà ga hành khách quốc tế và quốc nội quá tải; ga hàng hóa quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu khai thác. Tổng công ty Cảng HK Việt Nam đã có kế hoạch mở rộng nhà ga T1, xây dựng mới ga hàng hóa, nhu cầu xây dựng các hangar sửa chữa máy bay của các hàng không cũng rất cấp bách.

Theo ông Bùi Hồng Trung, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng và miền Trung, cần phải quy hoạch Cảng KHQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó đánh giá hiện trạng và xác định các chỉ tiêu phát triển; nâng công suất của Cảng đạt 25 - 30 triệu khách/năm, đáp ứng khai thác các loại máy bay dân dụng và quân sự hiện đại; đảm bảo tối ưu hóa diện tích, hiện đại, bền vững; phù hợp nhu cầu trong tương lai và quy hoạch chung của ngành HK.

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ 

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

 

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
861 ngày trước
31.000 TỶ ĐỒNG NÂNG CẤP SÂN BAY ĐÀ NẴNG HUY ĐỘNG TỪ ĐÂU?
UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt tổng vốn đầu tư xây dựng để Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt 30 triệu lượt khách/năm, 200.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2050 là gần 31.000 tỷ đồng. Số vốn này được huy động từ nhiều nguồn, trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chính.Vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chínhNhư tin đã đưa, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất với đề xuất của Sở GTVT Đà Nẵng về nội dung Tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đạt Cảng HKQT cấp 4E của ICAO và sân bay quân sự cấp I. Sản lượng vận chuyển đến 2050 đạt 30 triệu lượt khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm. Tại sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ có 92 vị trí đỗ, khai thác các loại máy bay B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương; máy bay quân sự cấp I.Để đạt quy mô này, tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng HKQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là hơn 806ha. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng gần 31.000 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng gần 24.000 tỷ đồng, gồm 3 giai đoạn từ 2021 - 2025 hơn 6.600 tỷ đồng; từ 2025 - 2030 gần 9.500 tỷ đồng và sau 2030 tầm nhìn đến năm 2050 gần 8.000 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 3.600 tỷ đồng, dự phòng phí 2.400 tỷ đồng; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng 1.000 tỷ đồng.Theo tờ trình của UBND TP Đà Nẵng với Bộ GTVT, nguồn vốn đầu tư nêu trên sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay… trong đó vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chính. Về cơ cấu nguồn vốn, Quy hoạch điều chỉnh Cảng HKQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng việc xây dựng mới Đài kiểm soát không lưu với diện tích khoảng 10.000m2 từ nguồn vốn nhà nước do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện.Việc xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống đèn hiệu hàng không, ILS (Hệ thống vô tuyến hướng dẫn máy bay hạ cánh) từ vốn của doanh nghiệp khai thác cảng. Việc xây dựng nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các công trình dịch vụ kỹ thuật hàng không, phi hàng không khác tại Cảng HKQT Đà Nẵng do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không thực hiện bằng vốn doanh nghiệp theo nhiều hình thức đầu tư khác nhau như đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp tác đầu tư PPP.Rất cần thiết phải nâng cấp cảng hàng không Đà NẵngPhó Giám đốc phụ trách Sở GTVT Đà Nẵng Bùi Hồng Trung cho biết, theo quy hoạch được Bộ GTVT phê duyệt năm 2015, giai đoạn đến năm 2020 Cảng KHQT Đà Nẵng mở rộng đạt công suất 13 triệu khách/năm. Tuy nhiên năm 2019, Cảng này đã phục vụ trên 15,5 triệu khách, vận chuyển gần 41.000 tấn hàng hóa, điều hành gần 100.000 lần chuyến hạ cất cánh an toàn. Đồng thời được SKYTRAX (Tổ chức đán‎h giá và xếp hạng Cảng HK, sân bay toàn cầu) xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.Tính chung giai đoạn 2012 - 2019 lượng khách qua Cảng HKQT Đà Nẵng tăng bình quân hơn 23%/năm. Đáng chú ý, lượng khách quốc tề từ chỗ năm 2012 chỉ có gần 226.000 lượt (bằng khoảng 8% khách nội địa) đến năm 2019 (trước dịch COVID-19) đã đạt đến hơn 7,1 triệu lượt (bằng khoảng 86% lượng khách nội địa). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bình quân giai đoạn 2012 - 2018 lên đến gần 72%.“Sự tăng trưởng vận chuyển hàng không, đặc biệt là lượng khách quốc tế đã minh chứng cho sức hấp dẫn của Đà Nẵng là TP đáng sống, đáng đến và đặt ra nhu cầu phát triển tương ứng của Cảng KHQT Đà Nẵng. Hiện nay sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng HKQT Đà Nẵng đã vượt dự báo và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh”, ông Bùi Hồng Trung nói.Trong khi đó, đường cất hạ cánh của sân bay quốc tế Đà Nẵng đã bắt đầu xuống cấp do khai thác quá tải, tình trạng hư hỏng đường cất hạ cánh chính 35R/17L xảy ra thường xuyên hơn. Nhà ga hành khách quốc tế và quốc nội quá tải; ga hàng hóa quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu khai thác. Tổng công ty Cảng HK Việt Nam đã có kế hoạch mở rộng nhà ga T1, xây dựng mới ga hàng hóa, nhu cầu xây dựng các hangar sửa chữa máy bay của các hàng không cũng rất cấp bách.Theo ông Bùi Hồng Trung, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng và miền Trung, cần phải quy hoạch Cảng KHQT Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó đánh giá hiện trạng và xác định các chỉ tiêu phát triển; nâng công suất của Cảng đạt 25 - 30 triệu khách/năm, đáp ứng khai thác các loại máy bay dân dụng và quân sự hiện đại; đảm bảo tối ưu hóa diện tích, hiện đại, bền vững; phù hợp nhu cầu trong tương lai và quy hoạch chung của ngành HK. Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội