0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64fb40426912d-7.png

Hướng dẫn thủ tục cải chính giấy khai sinh

Những trường hợp cần thay đổi, cải chính

  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
  • Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
  • Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
  • Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
  • Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

Như vậy nếu có những lý do hợp lý này thì có thể được cải chính trong giấy khai sinh.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Theo khoản 2 điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014; hồ sơ được nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú có thẩm quyền giải quyết việc cải chính thông tin trong giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi.

Trong trường hợp người Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có yêu cầu cải chính thì nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú.

Thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đính chính thông tin trong Giấy khai sinh như sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Hồ sơ cải chính Giấy khai sinh

– Hồ sơ cải chính Giấy khai sinh, gồm:

+ Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại theo mẫu.

+ Chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu cải chính.

+ Bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính.

+ Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính.

+ Mẫu đơn cải chính giấy khai sinh

Trình tự, thủ tục cải chính Giấy khai sinh

Bước 01: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cải chính Giấy khai sinh

Bước 02: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ; nếu thấy việc cải chính thông tin đó là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; ghi nội dung cải chính vào giấy khai sinh. Người yêu cầu đăng ký cải chính ký vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết yêu cầu cải chính được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Cần lưu ý trong trường hợp đăng ký cải chính không phải tại nơi đăng ký khai sinh trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Đối với trường hợp nơi đăng ký khai sinh trước đây là Cơ quan đại diện; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Lệ phí cải chính giấy khai sinh

* Về lệ phí

Theo Khoản 3 Điều 3 và Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cải chính hộ tịch sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì: Lệ phí hộ tịch là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:

– Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư 281/2016/TT-BTC).

– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước.

Theo đó, mức thu lệ phí cải chính hộ tịch ở từng địa phương là khác nhau và căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy lệ phí cải chính giáy khai sinh trong trường hợp của bạn phải căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Câu hỏi thường gặp

Những giấy tờ cần nộp khi làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì ? 

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.
  • Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, bạn có thể nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng, bạn có thể cung cấp giấy cam đoan về việc sinh.
  • Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài, bạn có thể nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).
  • Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài, bạn cần nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, bạn cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp với quy định pháp luật của nước đó.
  • Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Những giấy tờ cần xuất trình khi làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì ? 

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, có giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.
  • Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.
  • Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, bạn cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

Nhớ kiểm tra quy định và hướng dẫn cụ thể từ cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.

  • Phạm vi thay đổi hộ tịch quy định thế nào ?

– Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
– Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

  • Mất giấy khai sinh có được cấp lại không?

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trong Luật hộ tịch 2014. Có hiệu lực thay thế cho nghị định 158/2005/NĐ-CP. Tại đây không còn quy định về việc cấp lại bản chính giấy khai sinh bị mất. Theo như quy định khi đã làm mất giấy khai sinh bản gốc. Cá nhân sẽ chỉ được cấp lại bản sao trích lục hộ tịch về việc khai sinh đã được đăng ký.

Theo như quy định của pháp luật hiện hành. Người làm giấy khai sinh bị mất bản gốc sẽ cần đến các cơ quan sau để xin trích lục bản sao.

  • Trích lục khai sinh tại UBND cấp xã, phường, quận hoặc huyện. Trong những trường hợp trích lục thông thường.
  • Nếu như thuộc trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài. Thì cần trích lục khai sinh tại lãnh sự quán.
  • Một số trường hợp khác sẽ thực hiện trích lục khai sinh tại Sở tư pháp.

Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể để lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện trích lục khai sinh. 

avatar
Trần Tuệ Tâm
475 ngày trước
Hướng dẫn thủ tục cải chính giấy khai sinh
Những trường hợp cần thay đổi, cải chínhThay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.Như vậy nếu có những lý do hợp lý này thì có thể được cải chính trong giấy khai sinh.Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyềnTheo khoản 2 điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014; hồ sơ được nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú có thẩm quyền giải quyết việc cải chính thông tin trong giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi.Trong trường hợp người Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có yêu cầu cải chính thì nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây; ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú.Thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinhTheo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đính chính thông tin trong Giấy khai sinh như sau:“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”Hồ sơ cải chính Giấy khai sinh– Hồ sơ cải chính Giấy khai sinh, gồm:+ Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại theo mẫu.+ Chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu cải chính.+ Bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính.+ Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính.+ Mẫu đơn cải chính giấy khai sinhTrình tự, thủ tục cải chính Giấy khai sinhBước 01: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cải chính Giấy khai sinhBước 02: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơSau khi tiếp nhận hồ sơ; nếu thấy việc cải chính thông tin đó là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; ghi nội dung cải chính vào giấy khai sinh. Người yêu cầu đăng ký cải chính ký vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết yêu cầu cải chính được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.Cần lưu ý trong trường hợp đăng ký cải chính không phải tại nơi đăng ký khai sinh trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.Đối với trường hợp nơi đăng ký khai sinh trước đây là Cơ quan đại diện; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.Lệ phí cải chính giấy khai sinh* Về lệ phíTheo Khoản 3 Điều 3 và Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cải chính hộ tịch sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì: Lệ phí hộ tịch là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnhĐiểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:– Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư 281/2016/TT-BTC).– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước.Theo đó, mức thu lệ phí cải chính hộ tịch ở từng địa phương là khác nhau và căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy lệ phí cải chính giáy khai sinh trong trường hợp của bạn phải căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.Câu hỏi thường gặpNhững giấy tờ cần nộp khi làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì ? Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, bạn có thể nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng, bạn có thể cung cấp giấy cam đoan về việc sinh.Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài, bạn có thể nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài, bạn cần nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Nếu cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, bạn cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp với quy định pháp luật của nước đó.Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.Những giấy tờ cần xuất trình khi làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì ? Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, có giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ đã đăng ký kết hôn.Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, bạn cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.Nhớ kiểm tra quy định và hướng dẫn cụ thể từ cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài.Phạm vi thay đổi hộ tịch quy định thế nào ?– Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.– Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.Mất giấy khai sinh có được cấp lại không?Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trong Luật hộ tịch 2014. Có hiệu lực thay thế cho nghị định 158/2005/NĐ-CP. Tại đây không còn quy định về việc cấp lại bản chính giấy khai sinh bị mất. Theo như quy định khi đã làm mất giấy khai sinh bản gốc. Cá nhân sẽ chỉ được cấp lại bản sao trích lục hộ tịch về việc khai sinh đã được đăng ký.Theo như quy định của pháp luật hiện hành. Người làm giấy khai sinh bị mất bản gốc sẽ cần đến các cơ quan sau để xin trích lục bản sao.Trích lục khai sinh tại UBND cấp xã, phường, quận hoặc huyện. Trong những trường hợp trích lục thông thường.Nếu như thuộc trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài. Thì cần trích lục khai sinh tại lãnh sự quán.Một số trường hợp khác sẽ thực hiện trích lục khai sinh tại Sở tư pháp.Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể để lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện trích lục khai sinh.