0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file650356eb66949-1.png

Quy định về thủ tục và điều kiện đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài và các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu

Việc đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và cần tuân thủ các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Các hình thức chính bao gồm:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Đây là các phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà các nhà đầu tư cần tuân theo để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

  • Tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020 và các quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
  • Thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ trong các ngành, nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư và theo pháp luật Việt Nam.
  • Cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng cho phép tự thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Trong trường hợp vốn đầu tư bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài có giá trị tương đương hoặc vượt qua mức 20 tỷ đồng và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ yêu cầu nhà đầu tư cung cấp văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Chuẩn bị các thông tin chính bao gồm:
    • Tên dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài.
    • Địa điểm thực hiện dự án.
    • Ngành nghề kinh doanh.
    • Thông tin về đối tác tại nước ngoài.
    • Thông tin chính xác về vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài

  • Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy đầu tư ra nước ngoài bao gồm nhiều tài liệu, trong đó có:
    • Văn bản đăng ký Đầu tư nước ngoài.
    • Giấy tờ pháp lý cho cá nhân là nhà đầu tư hoặc tổ chức là nhà đầu tư.
    • Văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư hoặc cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ.
    • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
    • Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư từ cơ quan thuế.
    • Quyết định đầu tư ra nước ngoài.
    • Giấy chứng nhận ĐKKD tại nước ngoài (nếu có).
    • Văn bản ủy quyền cho đại diện hợp pháp.
  • Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư cần đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các giao dịch liên quan đến vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

  • Sau khi hoàn thành đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư tiến hành chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký trước đó. Nếu có thay đổi về tiến độ, nhà đầu tư phải thông báo và cập nhật thông tin với cơ quan có thẩm quyền.

Bước 5: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

  • Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư sẽ đăng ký tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ.

Câu hỏi liên quan 

Cá nhân có thể xin giấy phép đầu tư nước ngoài không? 

Theo Điều 68 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, cá nhân có quyền tự thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, trừ các trường hợp sau đây:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại đâu? 

Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyển vốn đầu tư nước ngoài qua tài khoản nào? phải xin phép cơ quan nào? 

Để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại quốc gia đó. Trước khi tiến hành chuyển vốn, nhà đầu tư (trừ tổ chức tín dụng) phải nộp hồ sơ đăng ký chuyển vốn tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại tỉnh/thành phố mà nhà đầu tư đang đăng ký hộ khẩu hoặc có trụ sở.

Khi chậm thực hiện góp vốn đầu tư nước ngoài thì thế nào? 

Trong trường hợp nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhưng không thực hiện đúng tiến độ góp vốn ra nước ngoài, thì cần tiến hành thủ tục cập nhật trên Hệ thống Thông tin Quốc gia về Đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là một quá trình có nhiều thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, những điều kiện và thủ tục này rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư. Trước khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan, xác định rõ ràng mục đích và phương thức đầu tư.

avatar
Trần Tuệ Tâm
491 ngày trước
Quy định về thủ tục và điều kiện đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài và các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếuViệc đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp và cần tuân thủ các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Các hình thức chính bao gồm:Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.Đây là các phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà các nhà đầu tư cần tuân theo để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoàiĐể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần tuân thủ theo các điều kiện sau đây:Tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020 và các quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.Thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ trong các ngành, nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư và theo pháp luật Việt Nam.Cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng cho phép tự thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Trong trường hợp vốn đầu tư bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài có giá trị tương đương hoặc vượt qua mức 20 tỷ đồng và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ yêu cầu nhà đầu tư cung cấp văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.Thủ tục đầu tư ra nước ngoàiBước 1: Chuẩn bị hồ sơChuẩn bị các thông tin chính bao gồm:Tên dự án hoặc tên công ty tại nước ngoài.Địa điểm thực hiện dự án.Ngành nghề kinh doanh.Thông tin về đối tác tại nước ngoài.Thông tin chính xác về vốn đầu tư ra nước ngoài.Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoàiChuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy đầu tư ra nước ngoài bao gồm nhiều tài liệu, trong đó có:Văn bản đăng ký Đầu tư nước ngoài.Giấy tờ pháp lý cho cá nhân là nhà đầu tư hoặc tổ chức là nhà đầu tư.Văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư hoặc cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ.Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư từ cơ quan thuế.Quyết định đầu tư ra nước ngoài.Giấy chứng nhận ĐKKD tại nước ngoài (nếu có).Văn bản ủy quyền cho đại diện hợp pháp.Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoàiSau khi được cấp Giấy chứng nhận, nhà đầu tư cần đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các giao dịch liên quan đến vốn đầu tư ra nước ngoài.Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoàiSau khi hoàn thành đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư tiến hành chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký trước đó. Nếu có thay đổi về tiến độ, nhà đầu tư phải thông báo và cập nhật thông tin với cơ quan có thẩm quyền.Bước 5: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoàiSau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư sẽ đăng ký tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để tuân thủ quy định về báo cáo định kỳ.Câu hỏi liên quan Cá nhân có thể xin giấy phép đầu tư nước ngoài không? Theo Điều 68 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, cá nhân có quyền tự thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, trừ các trường hợp sau đây:Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại đâu? Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Chuyển vốn đầu tư nước ngoài qua tài khoản nào? phải xin phép cơ quan nào? Để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại quốc gia đó. Trước khi tiến hành chuyển vốn, nhà đầu tư (trừ tổ chức tín dụng) phải nộp hồ sơ đăng ký chuyển vốn tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại tỉnh/thành phố mà nhà đầu tư đang đăng ký hộ khẩu hoặc có trụ sở.Khi chậm thực hiện góp vốn đầu tư nước ngoài thì thế nào? Trong trường hợp nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhưng không thực hiện đúng tiến độ góp vốn ra nước ngoài, thì cần tiến hành thủ tục cập nhật trên Hệ thống Thông tin Quốc gia về Đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là một quá trình có nhiều thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, những điều kiện và thủ tục này rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư. Trước khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan, xác định rõ ràng mục đích và phương thức đầu tư.