0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file65056c7f6eba6-220.jpg

Thủ Tục Làm Hộ Chiếu Cho Trẻ Em Hướng Dẫn Chi Tiết

Khi bạn muốn đưa con đi du lịch hoặc du học nước ngoài, việc làm hộ chiếu cho trẻ em là một phần quan trọng của kế hoạch. Dưới đây là một số thông tin cần biết về hộ chiếu cho trẻ em năm 2023.

Có bắt buộc làm hộ chiếu cho trẻ em khi du lịch nước ngoài không?

Theo quy định của điều 33 Luật xuất nhập cảnh 2019 tại Việt Nam, việc làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài là bắt buộc. Điều kiện cụ thể để xuất cảnh bao gồm:

  • Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng: Hộ chiếu của trẻ em phải còn hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên để có thể xuất cảnh.
  • Thị thực hoặc giấy tờ xác nhận: Trẻ em cần có thị thực (visa) hoặc các giấy tờ xác nhận khác để chứng minh mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước đến, trừ trường hợp được miễn thị thực.
  • Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh: Trẻ em không được thuộc vào các trường hợp bị cấm xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Những điều kiện này áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, do đó, khi bạn và gia đình có kế hoạch đi nước ngoài, việc làm hộ chiếu cho trẻ em là một phần quan trọng của quy trình chuẩn bị trước chuyến đi.

Sự khác biệt giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớn

Hộ chiếu cho trẻ em và hộ chiếu cho người lớn đều là giấy tờ quan trọng cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho phép xuất cảnh và nhập cảnh. Mặc dù chung mục đích là giống nhau, tuy nhiên, có sự khác biệt về thời hạn và người làm hộ chiếu. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt chính giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớn để bạn hiểu rõ hơn:

Thời hạn:

  • Hộ chiếu trẻ em: Thường có thời hạn là 5 năm.
  • Hộ chiếu người lớn: Thường có thời hạn là 10 năm.

Người làm hộ chiếu:

  • Hộ chiếu trẻ em: Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp có thể làm hộ chiếu cho trẻ em mà không cần phải làm mặt mặt. Người đi làm hộ chiếu cũng là người ký tên trên đơn xin cấp hộ chiếu.
  • Hộ chiếu người lớn: Người địa phương cần phải có mặt khi làm hộ chiếu.

Lưu ý:

  • Khi trẻ em chưa đủ 14 tuổi và chưa có chứng minh thư, họ không có đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình làm hộ chiếu. Vì vậy, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp phải đại diện làm hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ thay cho trẻ.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi có thể làm hộ chiếu chung với cha mẹ hoặc làm một quyển riêng để có thể tham gia các hoạt động nước ngoài hoặc du lịch cùng với người thân. Cha mẹ cần phải ký giấy cam kết để cho phép trẻ tham gia mà không có mặt.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi không thể làm hộ chiếu trực tuyến do họ chưa đủ tuổi làm căn cước công dân.

Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em

Hồ sơ thủ tục cho trẻ em (từ 14 – dưới 18 tuổi):

Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em trong độ tuổi này tương tự hồ sơ cấp hộ chiếu cho người lớn. Lưu ý: Từ ngày 01/7/2020, những người từ đủ 14 tuổi trở lên được quyền lựa chọn giữa hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không có gắn chíp điện tử.

Hồ sơ cấp hộ chiếu riêng cho trẻ em (từ 10 tuổi – dưới 14 tuổi):

  • 01 tờ khai Mẫu TK01.
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
  • Sổ hộ khẩu (sổ tạm trú).
  • Nếu cha mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ, cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.

Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em chung cùng bố mẹ (dưới 9 tuổi):

  • 01 tờ khai Mẫu TK01.
  • 02 ảnh của cha mẹ cỡ 4x6 cm và 02 ảnh của trẻ em cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.
  • 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
  • Sổ tạm trú nếu hộ khẩu ngoại tỉnh, không cần mang hộ khẩu.
  • Nếu cha mẹ đã có hộ chiếu, thì có thể nộp hộ chiếu của cha hoặc mẹ – người ghép chung hộ chiếu với con (hộ chiếu có thời hạn ít nhất 1 năm).
  • Không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ đối với trẻ em dưới 9 tuổi.

Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em

Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em áp dụng cho cả trường hợp cấp riêng và cấp chung với bố mẹ. Dưới đây là 5 bước thực hiện thủ tục này:

Bước 1: Điền thông tin vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em

Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh) vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên. Phải có dấu giáp lai ở ảnh.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp hộ chiếu như hướng dẫn bên trên

Bước 4: Nộp hồ sơ

  • Người đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
  • Người đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.
  • Bạn có thể nộp hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 nộp được vào buổi sáng. Nghỉ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định.

Bước 5: Nhận hộ chiếu

  • Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thì nhận kết quả tại nơi đó.
  • Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.

Lưu ý trong trường hợp cấp lại hoặc bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi:

  • Nếu đề nghị sửa đổi chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) thì nộp kèm theo hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.
  • Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp kèm hộ chiếu của trẻ em đó.
  • Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu bị mất thì nộp kèm đơn trình báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu.

Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em

Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho con cái

Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

Hộ chiếu công vụ được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

Con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

Thời hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.

Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho trẻ em

  • 01 Tờ khai; (Trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài).
  • 03 ảnh giống nhau, cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền màu sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, mặc thường phục, chụp không quá 01 năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 02 ảnh đính kèm.
  • 01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài: là văn bản đồng ý của Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao. Trường hợp vợ, chồng là cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao giải quyết trên cơ sở công văn cho phép đi nước ngoài của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự.
  • 01 bản chụp Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo (xuất trình bản chính để đối chiếu).
  • 01 bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang).

Hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em được nộp ở đâu?

  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em có trình tự giống với thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em ở trên.

Thời gian xin hộ chiếu trẻ em và lệ phí

Thời gian xin hộ chiếu cho trẻ em:

  • Đối với hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí xin hộ chiếu cho trẻ em:

  • Làm hộ chiếu riêng cho trẻ: 160,000
  • Làm hộ chiếu kèm theo trẻ: 50,000/trẻ
  • Cấp lại hộ chiếu cho trẻ do bị mất, hư hỏng: 320,000
  • Chuyển phát nhanh (nếu đăng ký): 20,000 – 30,000
  • Bìa đựng passport (bán ở quầy trả hộ chiếu): 30,000 – 50,000

Bảng giá được cập nhật mới nhất theo Mục 21 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC.

Hỏi đáp về thủ tục hộ chiếu trẻ em

1. Có thể làm hộ chiếu cho trẻ em online được không?

Hiện tại, hình thức làm hộ chiếu online được áp dụng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi. Đối với trẻ dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu, bạn sẽ không thể thực hiện thủ tục online được.

2. Mất hộ chiếu trẻ em cần phải làm gì?

Trong trường hợp hộ chiếu của trẻ em bị mất, bạn cần thực hiện các bước sau đây để đảm bảo an toàn: Trong vòng 48 giờ kể từ khi mất hộ chiếu, bạn phải làm đơn trình báo mất hộ chiếu và gửi đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Không trình báo sẽ bị xử phạt hành chính.

3. Nếu muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu thì làm thế nào?

Trong trường hợp bạn muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của bố mẹ, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Nộp lại hộ chiếu cũ của trẻ em.
  • Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu riêng cho trẻ.
  • Làm thủ tục cấp lại hộ chiếu cho bố/mẹ.

4. Trường hợp trẻ em đi 1 mình có cần làm thủ tục gì không?

Khi trẻ em xuất cảnh 1 mình, cần có các giấy tờ sau:

Hộ chiếu gốc của trẻ em.

Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ.

Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em, nếu áp dụng.

Giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật (là một loại giấy cam kết vận chuyển giữa hãng hàng không và người giám hộ), người này sẽ đứng ra làm thủ tục tại quầy check-in cho trẻ.

5. Trẻ em có được tự xuất cảnh không?

Trẻ em dưới 2 tuổi đi máy bay bắt buộc phải có bố hoặc mẹ đi cùng.

Trẻ em từ 2 – 4 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 tiếp viên cho 1 trẻ em).

Trẻ em từ 4 – 6 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 tiếp viên cho tối đa 2 trẻ em).

avatar
Nguyễn Trung Dũng
234 ngày trước
Thủ Tục Làm Hộ Chiếu Cho Trẻ Em Hướng Dẫn Chi Tiết
Khi bạn muốn đưa con đi du lịch hoặc du học nước ngoài, việc làm hộ chiếu cho trẻ em là một phần quan trọng của kế hoạch. Dưới đây là một số thông tin cần biết về hộ chiếu cho trẻ em năm 2023.Có bắt buộc làm hộ chiếu cho trẻ em khi du lịch nước ngoài không?Theo quy định của điều 33 Luật xuất nhập cảnh 2019 tại Việt Nam, việc làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài là bắt buộc. Điều kiện cụ thể để xuất cảnh bao gồm:Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng: Hộ chiếu của trẻ em phải còn hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên để có thể xuất cảnh.Thị thực hoặc giấy tờ xác nhận: Trẻ em cần có thị thực (visa) hoặc các giấy tờ xác nhận khác để chứng minh mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước đến, trừ trường hợp được miễn thị thực.Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh: Trẻ em không được thuộc vào các trường hợp bị cấm xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.Những điều kiện này áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, do đó, khi bạn và gia đình có kế hoạch đi nước ngoài, việc làm hộ chiếu cho trẻ em là một phần quan trọng của quy trình chuẩn bị trước chuyến đi.Sự khác biệt giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớnHộ chiếu cho trẻ em và hộ chiếu cho người lớn đều là giấy tờ quan trọng cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho phép xuất cảnh và nhập cảnh. Mặc dù chung mục đích là giống nhau, tuy nhiên, có sự khác biệt về thời hạn và người làm hộ chiếu. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt chính giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớn để bạn hiểu rõ hơn:Thời hạn:Hộ chiếu trẻ em: Thường có thời hạn là 5 năm.Hộ chiếu người lớn: Thường có thời hạn là 10 năm.Người làm hộ chiếu:Hộ chiếu trẻ em: Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp có thể làm hộ chiếu cho trẻ em mà không cần phải làm mặt mặt. Người đi làm hộ chiếu cũng là người ký tên trên đơn xin cấp hộ chiếu.Hộ chiếu người lớn: Người địa phương cần phải có mặt khi làm hộ chiếu.Lưu ý:Khi trẻ em chưa đủ 14 tuổi và chưa có chứng minh thư, họ không có đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình làm hộ chiếu. Vì vậy, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp phải đại diện làm hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ thay cho trẻ.Trẻ em dưới 14 tuổi có thể làm hộ chiếu chung với cha mẹ hoặc làm một quyển riêng để có thể tham gia các hoạt động nước ngoài hoặc du lịch cùng với người thân. Cha mẹ cần phải ký giấy cam kết để cho phép trẻ tham gia mà không có mặt.Trẻ em dưới 14 tuổi không thể làm hộ chiếu trực tuyến do họ chưa đủ tuổi làm căn cước công dân.Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ emHồ sơ thủ tục cho trẻ em (từ 14 – dưới 18 tuổi):Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em trong độ tuổi này tương tự hồ sơ cấp hộ chiếu cho người lớn. Lưu ý: Từ ngày 01/7/2020, những người từ đủ 14 tuổi trở lên được quyền lựa chọn giữa hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không có gắn chíp điện tử.Hồ sơ cấp hộ chiếu riêng cho trẻ em (từ 10 tuổi – dưới 14 tuổi):01 tờ khai Mẫu TK01.02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.Sổ hộ khẩu (sổ tạm trú).Nếu cha mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ, cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em chung cùng bố mẹ (dưới 9 tuổi):01 tờ khai Mẫu TK01.02 ảnh của cha mẹ cỡ 4x6 cm và 02 ảnh của trẻ em cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.Sổ tạm trú nếu hộ khẩu ngoại tỉnh, không cần mang hộ khẩu.Nếu cha mẹ đã có hộ chiếu, thì có thể nộp hộ chiếu của cha hoặc mẹ – người ghép chung hộ chiếu với con (hộ chiếu có thời hạn ít nhất 1 năm).Không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ đối với trẻ em dưới 9 tuổi.Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ emThủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em áp dụng cho cả trường hợp cấp riêng và cấp chung với bố mẹ. Dưới đây là 5 bước thực hiện thủ tục này:Bước 1: Điền thông tin vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ emBước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công anXin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh) vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên. Phải có dấu giáp lai ở ảnh.Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp hộ chiếu như hướng dẫn bên trênBước 4: Nộp hồ sơNgười đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.Người đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.Bạn có thể nộp hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 nộp được vào buổi sáng. Nghỉ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định.Bước 5: Nhận hộ chiếuNgười đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thì nhận kết quả tại nơi đó.Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.Lưu ý trong trường hợp cấp lại hoặc bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi:Nếu đề nghị sửa đổi chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) thì nộp kèm theo hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp kèm hộ chiếu của trẻ em đó.Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu bị mất thì nộp kèm đơn trình báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu.Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ emĐối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho con cáiHộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.Hộ chiếu công vụ được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:Con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.Thời hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ emHộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho trẻ em01 Tờ khai; (Trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài).03 ảnh giống nhau, cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền màu sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, mặc thường phục, chụp không quá 01 năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 02 ảnh đính kèm.01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài: là văn bản đồng ý của Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao. Trường hợp vợ, chồng là cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao giải quyết trên cơ sở công văn cho phép đi nước ngoài của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự.01 bản chụp Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo (xuất trình bản chính để đối chiếu).01 bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang).Hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em được nộp ở đâu?Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em có trình tự giống với thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em ở trên.Thời gian xin hộ chiếu trẻ em và lệ phíThời gian xin hộ chiếu cho trẻ em:Đối với hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Lệ phí xin hộ chiếu cho trẻ em:Làm hộ chiếu riêng cho trẻ: 160,000Làm hộ chiếu kèm theo trẻ: 50,000/trẻCấp lại hộ chiếu cho trẻ do bị mất, hư hỏng: 320,000Chuyển phát nhanh (nếu đăng ký): 20,000 – 30,000Bìa đựng passport (bán ở quầy trả hộ chiếu): 30,000 – 50,000Bảng giá được cập nhật mới nhất theo Mục 21 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC.Hỏi đáp về thủ tục hộ chiếu trẻ em1. Có thể làm hộ chiếu cho trẻ em online được không?Hiện tại, hình thức làm hộ chiếu online được áp dụng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi. Đối với trẻ dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu, bạn sẽ không thể thực hiện thủ tục online được.2. Mất hộ chiếu trẻ em cần phải làm gì?Trong trường hợp hộ chiếu của trẻ em bị mất, bạn cần thực hiện các bước sau đây để đảm bảo an toàn: Trong vòng 48 giờ kể từ khi mất hộ chiếu, bạn phải làm đơn trình báo mất hộ chiếu và gửi đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Không trình báo sẽ bị xử phạt hành chính.3. Nếu muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu thì làm thế nào?Trong trường hợp bạn muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của bố mẹ, bạn cần thực hiện các bước sau:Nộp lại hộ chiếu cũ của trẻ em.Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu riêng cho trẻ.Làm thủ tục cấp lại hộ chiếu cho bố/mẹ.4. Trường hợp trẻ em đi 1 mình có cần làm thủ tục gì không?Khi trẻ em xuất cảnh 1 mình, cần có các giấy tờ sau:Hộ chiếu gốc của trẻ em.Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ.Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em, nếu áp dụng.Giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật (là một loại giấy cam kết vận chuyển giữa hãng hàng không và người giám hộ), người này sẽ đứng ra làm thủ tục tại quầy check-in cho trẻ.5. Trẻ em có được tự xuất cảnh không?Trẻ em dưới 2 tuổi đi máy bay bắt buộc phải có bố hoặc mẹ đi cùng.Trẻ em từ 2 – 4 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 tiếp viên cho 1 trẻ em).Trẻ em từ 4 – 6 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 tiếp viên cho tối đa 2 trẻ em).