0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file632eefd89578b-re.jpg.webp

10.000 HỘ NÔNG DÂN HƯỞNG LỢI NHỜ CANH TÁC THEO CÁCH MỚI

150.000 tấn lúa đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được sản xuất mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Tại Hội thảo “Tổng kết dự án chuỗi giá trị lúa gạo cho nông dân hộ nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC)", 10.000 hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ghi nhận những cải tiến vượt trội trong chất lượng lúa gạo cũng như hoạt động canh tác theo tiêu chuẩn SRP, tiêu chuẩn bền vững tự nguyện đầu tiên trên thế giới cho sản xuất lúa gạo.

Chương trình do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ NN&PTNN) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức tổ chức.

Thông qua dự án, 10.000 hộ nông dân này cho biết đã tăng 17% thu nhập sau mỗi mùa vụ. Một số nông dân tham gia mô hình trình diễn của dự án cũng thông tin, với cách canh tác bền vững này, mỗi vụ mùa giúp giảm tới 40% lượng nước sử dụng, khi chuyển sang kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ và tưới nhỏ giọt.

Đồng thời, giảm tới 15% lượng phân bón N-P-K, nhưng chất lượng gạo vẫn được cải thiện. Theo đó, 150.000 tấn lúa đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được sản xuất. Điều này mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam tới các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá cao những nỗ lực của các bên đối tác trong việc xây dựng bộ giải pháp toàn diện từ cải tiến kỹ thuật canh tác đến tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản.

“Những thành công và bài học từ dự án sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quá trình chỉ đạo, xây dựng điều chỉnh chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trong cả nước” - ông Lê Đức Thịnh chia sẻ.

"Các tiêu chuẩn SRP hướng nông dân thay đổi các thói quen canh tác theo hướng thực hành canh tác bền vững bằng cách giảm mật độ gieo hạt, sử dụng phân đạm và nước, thúc đẩy thực hành Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM), giảm dư lượng từ các sản phẩm bảo vệ thực vật, tiến tới bảo vệ môi trường.

Điều này sẽ nâng cao chất lượng lúa gạo để có thể xuất khẩu sang các thị trường phát triển"

Ông Paul Nicholson, Phó Chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu và sản xuất lúa gạo bền vững thuộc Olam Agri, một trong những công ty thu mua lúa gạo lớn nhất thế giới và đồng thời là thành viên đồng sáng lập Bộ tiêu chuẩn SRP, cho biết: “Với mục đích chuyển đổi nền nông nghiệp vì một tương lai bền vững, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác trong và ngoài khu vực để nâng cao chất lượng lúa gạo sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời cải thiện sinh kế cho người nông dân Việt bằng cách giúp họ kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu với nhu cầu cao về gạo chất lượng tốt, an toàn và được sản xuất có trách nhiệm”.

Trong dự án MSVC Việt Nam, Olam Agri Việt Nam cung cấp các biện pháp hỗ trợ và kết nối hợp tác xã với nhà máy xay xát để thu mua trực tiếp lúa gạo từ nông dân vùng ĐBSCL. Đơn vị này kỳ vọng việc canh tác lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP sẽ tiếp tục được nhân rộng để nâng cao chất lượng gạo và tăng thêm giá trị cho việc sản xuất lúa gạo.

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

 

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
577 ngày trước
10.000 HỘ NÔNG DÂN HƯỞNG LỢI NHỜ CANH TÁC THEO CÁCH MỚI
150.000 tấn lúa đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được sản xuất mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam.Tại Hội thảo “Tổng kết dự án chuỗi giá trị lúa gạo cho nông dân hộ nhỏ theo định hướng thị trường (MSVC)", 10.000 hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ghi nhận những cải tiến vượt trội trong chất lượng lúa gạo cũng như hoạt động canh tác theo tiêu chuẩn SRP, tiêu chuẩn bền vững tự nguyện đầu tiên trên thế giới cho sản xuất lúa gạo.Chương trình do Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ NN&PTNN) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức tổ chức.Thông qua dự án, 10.000 hộ nông dân này cho biết đã tăng 17% thu nhập sau mỗi mùa vụ. Một số nông dân tham gia mô hình trình diễn của dự án cũng thông tin, với cách canh tác bền vững này, mỗi vụ mùa giúp giảm tới 40% lượng nước sử dụng, khi chuyển sang kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ và tưới nhỏ giọt.Đồng thời, giảm tới 15% lượng phân bón N-P-K, nhưng chất lượng gạo vẫn được cải thiện. Theo đó, 150.000 tấn lúa đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được sản xuất. Điều này mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam tới các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá cao những nỗ lực của các bên đối tác trong việc xây dựng bộ giải pháp toàn diện từ cải tiến kỹ thuật canh tác đến tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản.“Những thành công và bài học từ dự án sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quá trình chỉ đạo, xây dựng điều chỉnh chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trong cả nước” - ông Lê Đức Thịnh chia sẻ."Các tiêu chuẩn SRP hướng nông dân thay đổi các thói quen canh tác theo hướng thực hành canh tác bền vững bằng cách giảm mật độ gieo hạt, sử dụng phân đạm và nước, thúc đẩy thực hành Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM), giảm dư lượng từ các sản phẩm bảo vệ thực vật, tiến tới bảo vệ môi trường.Điều này sẽ nâng cao chất lượng lúa gạo để có thể xuất khẩu sang các thị trường phát triển"Ông Paul Nicholson, Phó Chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu và sản xuất lúa gạo bền vững thuộc Olam Agri, một trong những công ty thu mua lúa gạo lớn nhất thế giới và đồng thời là thành viên đồng sáng lập Bộ tiêu chuẩn SRP, cho biết: “Với mục đích chuyển đổi nền nông nghiệp vì một tương lai bền vững, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác trong và ngoài khu vực để nâng cao chất lượng lúa gạo sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời cải thiện sinh kế cho người nông dân Việt bằng cách giúp họ kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu với nhu cầu cao về gạo chất lượng tốt, an toàn và được sản xuất có trách nhiệm”.Trong dự án MSVC Việt Nam, Olam Agri Việt Nam cung cấp các biện pháp hỗ trợ và kết nối hợp tác xã với nhà máy xay xát để thu mua trực tiếp lúa gạo từ nông dân vùng ĐBSCL. Đơn vị này kỳ vọng việc canh tác lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP sẽ tiếp tục được nhân rộng để nâng cao chất lượng gạo và tăng thêm giá trị cho việc sản xuất lúa gạo. Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội