0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6347ced7dd4f8-gnm.jpg.webp

TỰ Ý BỎ VIỆC, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC

Trong quá trình công tác, công chức sẽ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh chẳng hạn về công việc, đồng nghiệp hay lý do gia đình,... mà dẫn đến muốn xin nghỉ việc. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều được đồng ý thôi việc. Thế nên một số công chức tự ý bỏ việc, theo đó tự ý bỏ việc thì công chức sẽ bị xử lý như thế nào? Công chức tự ý bỏ việc có được hưởng chế độ thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc của công chức được tính ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc của công chức như sau:

Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.

Các trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc

Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Do sắp xếp tổ chức;

- Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

- Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

Những trường hợp không giải quyết thôi việc cho công chức

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được giải quyết thôi việc. Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng được giải quyết thôi việc trừ khi xin thôi việc theo nguyện vọng.

Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể các lý do không giải quyết thôi việc cho công chức gồm:

- Đang trong thời gian thực hiện luân chuyển, biệt phái;

- Đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;

- Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của mình với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Chưa bố trí được người thay thế.

Như vậy, nếu có nguyện vọng xin thôi việc thì công chức phải không thuộc các trường hợp không được giải quyết cho nghỉ việc nêu trên. Đồng thời, công chức phải có đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sẽ được xem xét, quyết định cho nghỉ việc trong thời hạn 30 ngày.

Công chức tự ý bỏ việc có được hưởng chế độ thôi việc?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 nêu rõ:

Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Theo đó,  nếu có nguyện vọng được nghỉ việc thì chỉ khi được cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản, công chức đó mới được nghỉ việc và hưởng chế độ thôi việc.

Ngược lại, nếu không được đồng ý mà tự ý bỏ việc thì công chức không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

Trường hợp tự ý nghỉ việc một thời gian thì theo Nghị định cũ Nghị định 34/2011/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì công chức sẽ phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng với số thời gian tự ý nghỉ. Cụ thể:

- Khiển trách: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 03 - dưới 05 ngày làm việc trong tháng;

- Cảnh cáo: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 05 - dưới 07 ngày làm việc trong tháng;

- Buộc thôi việc: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.

Tuy nhiên, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 20/9/2020 tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì quy định về xử lý kỷ luật nêu trên đã bị bãi bỏ. Do đó hiện tại không có quy định cụ thể về trường hợp xử lý kỷ luật công chức tự ý nghỉ việc.

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi xử lý kỷ luật viên chức như sau:

Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

Theo đó, tùy theo nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm đối với công chức tự ý bỏ việc mà sẽ xem xét xử lý kỷ luật cho phù hợp.

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
561 ngày trước
TỰ Ý BỎ VIỆC, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC
Trong quá trình công tác, công chức sẽ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh chẳng hạn về công việc, đồng nghiệp hay lý do gia đình,... mà dẫn đến muốn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều được đồng ý thôi việc. Thế nên một số công chức tự ý bỏ việc, theo đó tự ý bỏ việc thì công chức sẽ bị xử lý như thế nào? Công chức tự ý bỏ việc có được hưởng chế độ thôi việc không?Trợ cấp thôi việc của công chức được tính ra sao?Căn cứ Điều 5 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc của công chức như sau:Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.Các trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việcCông chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Do sắp xếp tổ chức;- Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;- Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.Những trường hợp không giải quyết thôi việc cho công chứcTheo quy định tại khoản 3, 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được giải quyết thôi việc. Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng được giải quyết thôi việc trừ khi xin thôi việc theo nguyện vọng.Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể các lý do không giải quyết thôi việc cho công chức gồm:- Đang trong thời gian thực hiện luân chuyển, biệt phái;- Đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;- Chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;- Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của mình với cơ quan, tổ chức, đơn vị;- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị;- Chưa bố trí được người thay thế.Như vậy, nếu có nguyện vọng xin thôi việc thì công chức phải không thuộc các trường hợp không được giải quyết cho nghỉ việc nêu trên. Đồng thời, công chức phải có đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sẽ được xem xét, quyết định cho nghỉ việc trong thời hạn 30 ngày.Công chức tự ý bỏ việc có được hưởng chế độ thôi việc?Căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 nêu rõ:Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do.Trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.Theo đó,  nếu có nguyện vọng được nghỉ việc thì chỉ khi được cấp có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản, công chức đó mới được nghỉ việc và hưởng chế độ thôi việc.Ngược lại, nếu không được đồng ý mà tự ý bỏ việc thì công chức không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.Trường hợp tự ý nghỉ việc một thời gian thì theo Nghị định cũ Nghị định 34/2011/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì công chức sẽ phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng với số thời gian tự ý nghỉ. Cụ thể:- Khiển trách: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 03 - dưới 05 ngày làm việc trong tháng;- Cảnh cáo: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 05 - dưới 07 ngày làm việc trong tháng;- Buộc thôi việc: Tự ý nghỉ việc với tổng số ngày nghỉ từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.Tuy nhiên, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 20/9/2020 tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì quy định về xử lý kỷ luật nêu trên đã bị bãi bỏ. Do đó hiện tại không có quy định cụ thể về trường hợp xử lý kỷ luật công chức tự ý nghỉ việc.Khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi xử lý kỷ luật viên chức như sau:Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.Theo đó, tùy theo nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm đối với công chức tự ý bỏ việc mà sẽ xem xét xử lý kỷ luật cho phù hợp.