0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63480aa9ee198-hc.jpg.webp

11 LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ KHÔNG ĐƯỢC LẬP DOANH NGHIỆP SAU KHI THÔI CHỨC

Bộ Tài chính quy định cụ thể 11 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2022 quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, công ty hay hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ tài chính.

Thông tư này áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn có thời gian công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; các cơ quan, đơn vị quản lý người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn không được lập, giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã doanh nghiệp sau khi thôi chức. Cụ thể:

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức.

- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Thông tư này cũng nêu rõ có 11 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ. Gồm:

- Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.

- Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Quản lý nhà nước về bảo hiểm.

- Quản lý nhà nước về hải quan.

- Quản lý nhà nước về giá.

- Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.

- Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.

- Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.

- Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.

- Quản lý nhà nước về tài sản công.

Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực nêu trên không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.

Riêng trường hợp quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về tài sản công thì thời hạn này là đủ 12 tháng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 17-11-2022.

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
554 ngày trước
11 LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ KHÔNG ĐƯỢC LẬP DOANH NGHIỆP SAU KHI THÔI CHỨC
Bộ Tài chính quy định cụ thể 11 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2022 quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, công ty hay hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ tài chính.Thông tư này áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn có thời gian công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; các cơ quan, đơn vị quản lý người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn không được lập, giữ các chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã doanh nghiệp sau khi thôi chức. Cụ thể:- Cán bộ, công chức, viên chức.- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức.- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.Thông tư này cũng nêu rõ có 11 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ. Gồm:- Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.- Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.- Quản lý nhà nước về bảo hiểm.- Quản lý nhà nước về hải quan.- Quản lý nhà nước về giá.- Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.- Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.- Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.- Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.- Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.- Quản lý nhà nước về tài sản công.Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực nêu trên không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.Riêng trường hợp quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về tài sản công thì thời hạn này là đủ 12 tháng.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 17-11-2022.