0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file634fc49d001f2-e.jpg.webp

NGÂN HÀNG NỚI BIÊN ĐỘ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ: CÂN BẰNG CUNG - CẦU THỊ TRƯỜNG

Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay từ ±3% lên ±5% có hiệu lực từ ngày 17/10 được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp phù hợp, hoá giải các khó khăn về cung cầu ngoại tệ

USD lại vọt tăng

Ghi nhận của phóng viên vào chiều ngày 17/10,  giá USD trên thị trường tự do được mua vào là 24.420 đồng/USD và bán ra 24.520 đồng. Trong khi đó tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hiện là 23.586 đồng/USD, một số ngân hàng thương mại duy trì tỷ giá/VND 23.920 đồng/USD và bán ra 24.230 đồng…

Như vậy ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% vào sáng ngày 17/10 tỷ giá đã có phản ứng.

Việc NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay được NHNN phân tích, từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều Ngân hàng trung ương (NHTW) lớn đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT), tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga-Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và trong nước. Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công cụ, giải pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ. 

Động thái tăng nới biên độ tỷ giá của NHNN cũng được giới chuyên gia đánh giá cao. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói: “Việc điều chỉnh biên độ giao ngay của NHNN là rất tốt”. 

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói, trong thời gian vừa qua lạm phát tăng cao. Các quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh lãi suất rất nhiều, tính ra có 209 lượt điều chỉnh lãi suất từ các NHTW các nước. Đặc biệt tại Mỹ đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất đồng USD, và làm cho chỉ số USD index tăng mạnh. Như vậy so với các đồng bạc của Thái Lan, đồng bảng Anh, đồng Euro  … đồng USD đã tăng giá rất cao. Trong điều kiện như thế áp lực mất giá của đồng tiền Việt Nam đáng kể.. Vì vậy, để ổn định tỷ giá hối đoái như thời gian vừa qua thì Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phải nỗ lực rất nhiều để ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Tuy nhiên, hiện nay áp lực việc USD tăng giá là quá lớn, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh ủng hộ việc điều chỉnh biên độ giao ngay. Dù mong muốn ổn định tỷ giá nhưng do đồng đô la quá mạnh nên Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh. Trong một thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước phải bán ra một lượng lớn đồng USD kèm với đó thực hiện nhiều giải pháp. 

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khi điều chỉnh biên độ giao ngay, thì việc đầu tiên là chênh lệch giá USD ở thị trường chính thống và thị trường chợ đen là giảm. Các ngân hàng thương mại có thể bán được USD giá cao, cũng có thể mua được USD giá thấp. Như vậy hoạt động đầu cơ USD được giảm đi. Các hoạt động mua bán USD từ ngân hàng để tuồn ra chợ đen để giao dịch lại sẽ được hạn chế. 

“Khi NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch, NHNN sẽ có thêm nhiều dư địa để thực hiện các giải pháp tiền tệ khác nữa, để ổn định kinh tế vĩ mô”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Dữ liệu thống kê cũng cho biết tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ vẫn ở mức ít hơn nhiều so với tỷ lệ mất giá của nhiều ngoại tệ khác. Nếu tính đến 20/9/2022, so với cuối năm 2021, nhiều đồng tiền chủ chốt trong khu vực và trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD. Cụ thể, đồng tiền Đài Loan (TWD giảm 13,5 %; đồng Baht Thái Lan (THB) giảm 11,95%; Yên Nhật Bản (JPY)giảm 25,18%; Won Hàn Quốc (KRW) giảm 17,57%; đồng Peso Philippines (PHP) giảm 13,65%; đồng Kyat của Myanmar (MYR) giảm 9,67%. Đồng Rupiah của Indonesia (INR) cũng giảm giá 7,44%; đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) giảm 10,9%; Đồng tiền chung châu Âu Euro (EUR) giảm 13,49%; đồng Bảng Anh (GBP) giảm 20,02%... Việc các đồng tiền trên thế giới mất giá so với USD chủ yếu do bị tác động bởi động thái tăng lãi suất liên tục của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)

Không chủ quan với tỷ giá

Còn chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa phân tích, có 2 nguyên nhân khiến cơ quan quản lý điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thứ nhất, USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Fed liên tục tăng lãi suất với cường độ cao. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền là khó tránh. Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như Ngân hàng Nhà nước đã làm, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoán để hạn chế bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.

Hơn nữa, biên độ biến động tỷ giá +/-3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ hai, nguyên nhân nữa khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh biên độ tỷ giá còn có thể là do sức ép từ cán cân vãng lai. Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạn thái yếu .Với các sức ép về tỷ giá lớn như vậy, Ngân hàng Nhà nước buộc phải áp dụng điều chỉnh tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá hối đoái. 

Rõ ràng, câu chuyện tỷ giá trong bối cảnh hiện nay đang cần sự điều hành của các cơ quan quản lý, để làm sao giải quyết hài hòa giữa kiểm soát lạm phát và chống được suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

GS Hoàng Văn Cường- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, từ nay đến cuối năm, áp lực về lạm phát không phải lớn, nhưng lớn nhất là áp lực về kiểm soát tỷ giá. Theo ông Cường, Việt Nam không nên phá vỡ tỷ giá đồng tiền mà phải kiên định giữ tỷ giá, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với thị trường.

“Nếu không ổn định được tỷ giá thì có thể dẫn đến nguy cơ dự trữ ngoại tệ chuyển thành dự trữ của cá nhân doanh nghiệp. Khi đó chúng ta sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ”- ông Cường nêu rõ./.

avatar
Nguyễn Phương Thảo
553 ngày trước
NGÂN HÀNG NỚI BIÊN ĐỘ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ: CÂN BẰNG CUNG - CẦU THỊ TRƯỜNG
Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay từ ±3% lên ±5% có hiệu lực từ ngày 17/10 được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp phù hợp, hoá giải các khó khăn về cung cầu ngoại tệUSD lại vọt tăngGhi nhận của phóng viên vào chiều ngày 17/10,  giá USD trên thị trường tự do được mua vào là 24.420 đồng/USD và bán ra 24.520 đồng. Trong khi đó tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hiện là 23.586 đồng/USD, một số ngân hàng thương mại duy trì tỷ giá/VND 23.920 đồng/USD và bán ra 24.230 đồng…Như vậy ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% vào sáng ngày 17/10 tỷ giá đã có phản ứng.Việc NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay được NHNN phân tích, từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều Ngân hàng trung ương (NHTW) lớn đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT), tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga-Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và trong nước. Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công cụ, giải pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Động thái tăng nới biên độ tỷ giá của NHNN cũng được giới chuyên gia đánh giá cao. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói: “Việc điều chỉnh biên độ giao ngay của NHNN là rất tốt”. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói, trong thời gian vừa qua lạm phát tăng cao. Các quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh lãi suất rất nhiều, tính ra có 209 lượt điều chỉnh lãi suất từ các NHTW các nước. Đặc biệt tại Mỹ đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất đồng USD, và làm cho chỉ số USD index tăng mạnh. Như vậy so với các đồng bạc của Thái Lan, đồng bảng Anh, đồng Euro  … đồng USD đã tăng giá rất cao. Trong điều kiện như thế áp lực mất giá của đồng tiền Việt Nam đáng kể.. Vì vậy, để ổn định tỷ giá hối đoái như thời gian vừa qua thì Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phải nỗ lực rất nhiều để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hiện nay áp lực việc USD tăng giá là quá lớn, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh ủng hộ việc điều chỉnh biên độ giao ngay. Dù mong muốn ổn định tỷ giá nhưng do đồng đô la quá mạnh nên Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh. Trong một thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước phải bán ra một lượng lớn đồng USD kèm với đó thực hiện nhiều giải pháp. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khi điều chỉnh biên độ giao ngay, thì việc đầu tiên là chênh lệch giá USD ở thị trường chính thống và thị trường chợ đen là giảm. Các ngân hàng thương mại có thể bán được USD giá cao, cũng có thể mua được USD giá thấp. Như vậy hoạt động đầu cơ USD được giảm đi. Các hoạt động mua bán USD từ ngân hàng để tuồn ra chợ đen để giao dịch lại sẽ được hạn chế. “Khi NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch, NHNN sẽ có thêm nhiều dư địa để thực hiện các giải pháp tiền tệ khác nữa, để ổn định kinh tế vĩ mô”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.Dữ liệu thống kê cũng cho biết tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ vẫn ở mức ít hơn nhiều so với tỷ lệ mất giá của nhiều ngoại tệ khác. Nếu tính đến 20/9/2022, so với cuối năm 2021, nhiều đồng tiền chủ chốt trong khu vực và trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD. Cụ thể, đồng tiền Đài Loan (TWD giảm 13,5 %; đồng Baht Thái Lan (THB) giảm 11,95%; Yên Nhật Bản (JPY)giảm 25,18%; Won Hàn Quốc (KRW) giảm 17,57%; đồng Peso Philippines (PHP) giảm 13,65%; đồng Kyat của Myanmar (MYR) giảm 9,67%. Đồng Rupiah của Indonesia (INR) cũng giảm giá 7,44%; đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) giảm 10,9%; Đồng tiền chung châu Âu Euro (EUR) giảm 13,49%; đồng Bảng Anh (GBP) giảm 20,02%... Việc các đồng tiền trên thế giới mất giá so với USD chủ yếu do bị tác động bởi động thái tăng lãi suất liên tục của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)Không chủ quan với tỷ giáCòn chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa phân tích, có 2 nguyên nhân khiến cơ quan quản lý điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thứ nhất, USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Fed liên tục tăng lãi suất với cường độ cao. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền là khó tránh. Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như Ngân hàng Nhà nước đã làm, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoán để hạn chế bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.Hơn nữa, biên độ biến động tỷ giá +/-3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.Thứ hai, nguyên nhân nữa khiến Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh biên độ tỷ giá còn có thể là do sức ép từ cán cân vãng lai. Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạn thái yếu .Với các sức ép về tỷ giá lớn như vậy, Ngân hàng Nhà nước buộc phải áp dụng điều chỉnh tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá hối đoái. Rõ ràng, câu chuyện tỷ giá trong bối cảnh hiện nay đang cần sự điều hành của các cơ quan quản lý, để làm sao giải quyết hài hòa giữa kiểm soát lạm phát và chống được suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.GS Hoàng Văn Cường- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, từ nay đến cuối năm, áp lực về lạm phát không phải lớn, nhưng lớn nhất là áp lực về kiểm soát tỷ giá. Theo ông Cường, Việt Nam không nên phá vỡ tỷ giá đồng tiền mà phải kiên định giữ tỷ giá, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với thị trường.“Nếu không ổn định được tỷ giá thì có thể dẫn đến nguy cơ dự trữ ngoại tệ chuyển thành dự trữ của cá nhân doanh nghiệp. Khi đó chúng ta sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ”- ông Cường nêu rõ./.