0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file634fc60c7e0b6-id.jpg.webp

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CẦN LINH HOẠT, CHÚ TRỌNG VIỆC HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN

Tiếp tục chương trình phiên họp 16, ngày 11/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, gồm: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025); kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Theo báo cáo được trình bày tại phiên họp, Chính phủ nêu rõ một số mục tiêu khái quát: tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác, khai thác dư địa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thế giới, trong nước. Duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; kiểm soát các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Thẩm tra đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh ghi nhận, hầu hết mục tiêu, nhiệm vụ đã được thực hiện thắng lợi, toàn diện: vừa tập trung phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, nhất là quý 3 tăng 13,67%. Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương khi có 44/63 tỉnh/thành phố ghi nhận tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP đạt trên 6%. Ước tính cả năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, dự kiến là mức cao của thế giới, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ so với giai đoạn 2020-2021, tạo vị thế và động lực quan trọng cho tăng trưởng các năm tiếp theo của đất nước.

Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề như: tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm, nhất là quý III cao song không nên chủ quan vì nền tăng trưởng cùng kỳ thấp; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội thấp hơn so với mục tiêu; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; các gói hỗ trợ thực hiện còn chậm, gói hỗ trợ lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp. Xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại…

Đáng lưu ý, về những giải pháp kiểm soát lạm phát, Ủy ban Kinh tế yêu cầu Chính phủ bám sát diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước, nhất là giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất. Chính phủ cần phân tích kỹ hơn nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát từ yếu tố tiền tệ để có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt và chú trọng hơn đến việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên nền kinh tế, đồng thời thận trọng với rủi ro lạm phát. Nghiên cứu việc thắt chặt vị thế chính sách tiền tệ và các động lực chính sách giúp kiểm soát lạm phát; việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiện hành như lãi suất, tăng trưởng tín dụng và các biện pháp điều hành thị trường ngoại hối phải nhất quán. Đặc biệt, không nên phá giá đồng tiền Việt Nam để kiểm soát lạm phát, hạn chế rủi ro tài chính.

Ủy ban Kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về thị trường chứng khoán. Tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh và chia sẻ vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với thị trường tiền tệ, song thị trường này đang có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nhưng có giai đoạn tăng nóng; cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối; chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chưa cao; còn hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch. Vừa qua vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các tổ chức, đơn vị có liên quan cùng với những vụ việc khác liên quan đến thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán xảy ra trong năm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với việc phát triển bền vững thị trường vốn, đối với xã hội, gây mất niềm tin của người dân và nhà đầu tư…

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm như: kiên định, kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo dõi chặt diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước, nhất là giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất. Xây dựng kịch bản ứng phó với nguy cơ đình trệ và lạm phát. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị làm rõ hơn việc nới chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 lên 4,5% (năm 2022 là 4%) trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô cần được ưu tiên.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả của đầu tư công; phối hợp linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác với quy mô phù hợp và được chủ động điều chỉnh để phù hợp với tốc độ phục hồi nền kinh tế. Bố trí nguồn lực, điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách Nhà nước, kiểm soát nợ công…

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
796 ngày trước
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CẦN LINH HOẠT, CHÚ TRỌNG VIỆC HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN
Tiếp tục chương trình phiên họp 16, ngày 11/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, gồm: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025); kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023.Theo báo cáo được trình bày tại phiên họp, Chính phủ nêu rõ một số mục tiêu khái quát: tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác, khai thác dư địa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thế giới, trong nước. Duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; kiểm soát các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...Thẩm tra đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh ghi nhận, hầu hết mục tiêu, nhiệm vụ đã được thực hiện thắng lợi, toàn diện: vừa tập trung phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, nhất là quý 3 tăng 13,67%. Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương khi có 44/63 tỉnh/thành phố ghi nhận tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP đạt trên 6%. Ước tính cả năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, dự kiến là mức cao của thế giới, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ so với giai đoạn 2020-2021, tạo vị thế và động lực quan trọng cho tăng trưởng các năm tiếp theo của đất nước.Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề như: tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm, nhất là quý III cao song không nên chủ quan vì nền tăng trưởng cùng kỳ thấp; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội thấp hơn so với mục tiêu; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; các gói hỗ trợ thực hiện còn chậm, gói hỗ trợ lãi suất qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp. Xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại…Đáng lưu ý, về những giải pháp kiểm soát lạm phát, Ủy ban Kinh tế yêu cầu Chính phủ bám sát diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước, nhất là giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất. Chính phủ cần phân tích kỹ hơn nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát từ yếu tố tiền tệ để có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt và chú trọng hơn đến việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên nền kinh tế, đồng thời thận trọng với rủi ro lạm phát. Nghiên cứu việc thắt chặt vị thế chính sách tiền tệ và các động lực chính sách giúp kiểm soát lạm phát; việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiện hành như lãi suất, tăng trưởng tín dụng và các biện pháp điều hành thị trường ngoại hối phải nhất quán. Đặc biệt, không nên phá giá đồng tiền Việt Nam để kiểm soát lạm phát, hạn chế rủi ro tài chính.Ủy ban Kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về thị trường chứng khoán. Tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh và chia sẻ vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với thị trường tiền tệ, song thị trường này đang có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nhưng có giai đoạn tăng nóng; cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối; chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chưa cao; còn hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch. Vừa qua vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các tổ chức, đơn vị có liên quan cùng với những vụ việc khác liên quan đến thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán xảy ra trong năm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với việc phát triển bền vững thị trường vốn, đối với xã hội, gây mất niềm tin của người dân và nhà đầu tư…Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm như: kiên định, kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo dõi chặt diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước, nhất là giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất. Xây dựng kịch bản ứng phó với nguy cơ đình trệ và lạm phát. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị làm rõ hơn việc nới chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 lên 4,5% (năm 2022 là 4%) trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô cần được ưu tiên.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu mở rộng hơn không gian chính sách tài khóa gắn với hiệu quả của đầu tư công; phối hợp linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác với quy mô phù hợp và được chủ động điều chỉnh để phù hợp với tốc độ phục hồi nền kinh tế. Bố trí nguồn lực, điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách Nhà nước, kiểm soát nợ công…