0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file651444f0532fb-1.png

Thủ tục rút tiền ký quỹ 100 triệu

1. Đối tượng nộp hồ sơ rút tiền ký quỹ 100 triệu.

Đối tượng nộp hồ sơ để rút tiền ký quỹ 100 triệu là: 

-  Người lao động không thực hiện công việc tại Hàn Quốc sau khi đặt ký quỹ;

-  Người lao động trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng lao động;

-  Người lao động trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn;

- Người lao động chuyển đổi tư cách lưu trú tại Hàn Quốc;

-  Người lao động bị trục xuất, mất tích hoặc qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2. Thủ tục rút tiền ký quỹ 100 triệu

* Hồ sơ yêu cầu:

a. Đối với trường hợp lao động không thực hiện công việc tại Hàn Quốc sau khi đặt ký quỹ:

- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ và chi phí phái cử (mẫu tải tại đây).

- Bản chính Giấy xác nhận ký quỹ.

- Các bản Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã ký với Trung tâm.

b. Đối với các trường hợp trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:

- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).

- Bản sao công chứng hộ chiếu (bao gồm trang có ảnh và tất cả các trang đóng dấu xuất, nhập cảnh).

- Giấy xác nhận kế hoạch về nước của Cơ quan lao động Hàn Quốc cấp cho người lao động (tên tiếng Hàn: 출국예정사실확인서).

- Đơn đăng ký tìm việc và gia nhập hội lao động hồi hương (mẫu tải tại đây). Theo đề nghị của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD), nhằm phục vụ công tác xử lý khoản bảo hiểm hồi hương và công tác tìm kiếm việc làm của người lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao động về nước, người lao động điền đầy đủ thông tin và nộp “Đơn đăng ký tìm việc và gia nhập hội lao động hồi hương” cùng vào bộ hồ sơ rút tiền ký quỹ.

c. Đối với trường hợp chuyển đổi thị thực cư trú tại Hàn Quốc (Hiện nay Trung tâm mới tiến hành thanh lý Hợp đồng cho người lao động chuyển đổi sang thị thực lưu trú F6; F2, đối với các trường hợp khác sau khi có quy định mới sẽ được hướng dẫn sau):

- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).

- Bản sao công chứng hộ chiếu (bao gồm trang có ảnh và tất cả các trang đóng dấu xuất, nhập cảnh).

- Bản sao công chứng thẻ cư trú theo thị thực mới tại Hàn Quốc.

d. Đối với các trường hợp tử vong, mất tích hoặc bị trục xuất:

- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).

-  Bản sao công chứng Giấy chứng tử (trường hợp tử vong) hoặc Bản sao công chứng Tuyên bố mất tích của tòa án (trường hợp mất tích) hoặc bản sao dịch thuật công chứng Quyết định trục xuất và các giấy tờ liên quan do cơ quan quản lý Hàn Quốc cung cấp (trường hợp trục xuất).

- Giấy ủy quyền có công chứng.

Lưu ý:: Đối với người lao động chuyển đổi sang visa G1, việc hoàn trả tiền ký quỹ chỉ tiến hành sau khi người lao động về nước.

* Nộp hồ sơ:
a. Tại Hàn Quốc:

- Đối với người lao động về nước: Trước khi về nước, người lao động gửi "Phiếu khai báo thông tin" và "Phiếu xác nhận kế hoạch về nước" về Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (qua số fax: 02 – 393 – 6888 hoặc địa chỉ email: hotrolaodong.eps@gmail.com).

- Đối với những người lao động chuyển đổi hình thức lưu trú: Nộp hồ sơ trực tiếp (đồng thời mang theo bản gốc các giấy tờ để đối chiếu) hoặc gửi bản sao đã chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền thông qua dịch vụ bưu điện về Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, địa chỉ: 서울 서대문구 충정로3가 222, 골든브릿지빌딩 8층 베트남EPS근로자 관리사무소. Hồ sơ nộp bao gồm:

+ Phiếu khai báo chuyển đổi tư cách lưu trú (Có thể tải mẫu tại đây).

+ Hộ chiếu, chứng minh thư của người nước ngoài và giấy đăng ký kết hôn của vợ/chồng (đối với các trường hợp chuyển đổi visa F6).

+ Các giấy tờ chứng minh việc chuyển đổi hình thức lưu trú (nếu được yêu cầu) đối với các loại visa khác.

b. Tại Việt Nam:

- Đối với người lao động nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển thông qua Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

- Đối với người lao động tái nhập cảnh (bao gồm lao động CBT và lao động mẫu mực): Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước.

Lưu ý: Đối với các trường hợp chuyển đổi tư cách lưu trú, nếu không thể tự mình đến Ngân hàng chính sách xã hội để hoàn thiện các thủ tục và tất toán tài khoản ký quỹ, người lao động có thể uỷ quyền cho người thân (bố, mẹ, vợ/chồng...) nhận lại tiền ký quỹ theo hướng dẫn của Ngân hàng chính sách xã hội.

3. Một số câu hỏi liên quan 

1. Giấy ủy quyền rút tiền ký quỹ

Trả lời: Giấy uỷ quyền rút tiền ký quỹ phải đảm bảo có những nội dung sau: 

- Nội dung của văn bản ủy quyền phải bao gồm việc ủy quyền thực hiện thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ và nhận tiền ký quỹ, bao gồm cả số tiền gốc và lãi.

- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền phải bao gồm Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người được ủy quyền.

- Thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền trên văn bản ủy quyền phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Thông tin về Giấy tờ chứng minh nhân thân của người ủy quyền, bao gồm địa chỉ trước khi xuất cảnh, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh thư nhân dân hoặc số Thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, và đảm bảo khớp đúng với các thông tin trên hồ sơ ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Thông tin nhân thân của người được ủy quyền, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp.

2. Hồ sơ rút tiền ký quỹ 

Trả lời: Về hồ sơ rút tiền ký quỹ đã được đề cập tại mục 2 của bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi.

3. Những ai được rút tiền ký quỹ 100 triệu?

Trả lời: Về đối tượng rút tiền ký quỹ đã được đề cập tại mục 1 của bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

4. Nộp hồ sơ rút tiền ký quỹ ở đâu?

Trả lời: Hồ sơ rút tiền ký quỹ được nộp tại  Sở Lao động – Thương binh và xã hội

avatar
Trần Thị Ngọc Mai
214 ngày trước
Thủ tục rút tiền ký quỹ 100 triệu
1. Đối tượng nộp hồ sơ rút tiền ký quỹ 100 triệu.Đối tượng nộp hồ sơ để rút tiền ký quỹ 100 triệu là: -  Người lao động không thực hiện công việc tại Hàn Quốc sau khi đặt ký quỹ;-  Người lao động trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng lao động;-  Người lao động trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn;- Người lao động chuyển đổi tư cách lưu trú tại Hàn Quốc;-  Người lao động bị trục xuất, mất tích hoặc qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng.2. Thủ tục rút tiền ký quỹ 100 triệu* Hồ sơ yêu cầu:a. Đối với trường hợp lao động không thực hiện công việc tại Hàn Quốc sau khi đặt ký quỹ:- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ và chi phí phái cử (mẫu tải tại đây).- Bản chính Giấy xác nhận ký quỹ.- Các bản Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã ký với Trung tâm.b. Đối với các trường hợp trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).- Bản sao công chứng hộ chiếu (bao gồm trang có ảnh và tất cả các trang đóng dấu xuất, nhập cảnh).- Giấy xác nhận kế hoạch về nước của Cơ quan lao động Hàn Quốc cấp cho người lao động (tên tiếng Hàn: 출국예정사실확인서).- Đơn đăng ký tìm việc và gia nhập hội lao động hồi hương (mẫu tải tại đây). Theo đề nghị của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD), nhằm phục vụ công tác xử lý khoản bảo hiểm hồi hương và công tác tìm kiếm việc làm của người lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao động về nước, người lao động điền đầy đủ thông tin và nộp “Đơn đăng ký tìm việc và gia nhập hội lao động hồi hương” cùng vào bộ hồ sơ rút tiền ký quỹ.c. Đối với trường hợp chuyển đổi thị thực cư trú tại Hàn Quốc (Hiện nay Trung tâm mới tiến hành thanh lý Hợp đồng cho người lao động chuyển đổi sang thị thực lưu trú F6; F2, đối với các trường hợp khác sau khi có quy định mới sẽ được hướng dẫn sau):- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).- Bản sao công chứng hộ chiếu (bao gồm trang có ảnh và tất cả các trang đóng dấu xuất, nhập cảnh).- Bản sao công chứng thẻ cư trú theo thị thực mới tại Hàn Quốc.d. Đối với các trường hợp tử vong, mất tích hoặc bị trục xuất:- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ (mẫu tải tại đây).-  Bản sao công chứng Giấy chứng tử (trường hợp tử vong) hoặc Bản sao công chứng Tuyên bố mất tích của tòa án (trường hợp mất tích) hoặc bản sao dịch thuật công chứng Quyết định trục xuất và các giấy tờ liên quan do cơ quan quản lý Hàn Quốc cung cấp (trường hợp trục xuất).- Giấy ủy quyền có công chứng.Lưu ý:: Đối với người lao động chuyển đổi sang visa G1, việc hoàn trả tiền ký quỹ chỉ tiến hành sau khi người lao động về nước.* Nộp hồ sơ:a. Tại Hàn Quốc:- Đối với người lao động về nước: Trước khi về nước, người lao động gửi "Phiếu khai báo thông tin" và "Phiếu xác nhận kế hoạch về nước" về Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (qua số fax: 02 – 393 – 6888 hoặc địa chỉ email: hotrolaodong.eps@gmail.com).- Đối với những người lao động chuyển đổi hình thức lưu trú: Nộp hồ sơ trực tiếp (đồng thời mang theo bản gốc các giấy tờ để đối chiếu) hoặc gửi bản sao đã chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền thông qua dịch vụ bưu điện về Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, địa chỉ: 서울 서대문구 충정로3가 222, 골든브릿지빌딩 8층 베트남EPS근로자 관리사무소. Hồ sơ nộp bao gồm:+ Phiếu khai báo chuyển đổi tư cách lưu trú (Có thể tải mẫu tại đây).+ Hộ chiếu, chứng minh thư của người nước ngoài và giấy đăng ký kết hôn của vợ/chồng (đối với các trường hợp chuyển đổi visa F6).+ Các giấy tờ chứng minh việc chuyển đổi hình thức lưu trú (nếu được yêu cầu) đối với các loại visa khác.b. Tại Việt Nam:- Đối với người lao động nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển thông qua Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội.- Đối với người lao động tái nhập cảnh (bao gồm lao động CBT và lao động mẫu mực): Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước.Lưu ý: Đối với các trường hợp chuyển đổi tư cách lưu trú, nếu không thể tự mình đến Ngân hàng chính sách xã hội để hoàn thiện các thủ tục và tất toán tài khoản ký quỹ, người lao động có thể uỷ quyền cho người thân (bố, mẹ, vợ/chồng...) nhận lại tiền ký quỹ theo hướng dẫn của Ngân hàng chính sách xã hội.3. Một số câu hỏi liên quan 1. Giấy ủy quyền rút tiền ký quỹTrả lời: Giấy uỷ quyền rút tiền ký quỹ phải đảm bảo có những nội dung sau: - Nội dung của văn bản ủy quyền phải bao gồm việc ủy quyền thực hiện thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ và nhận tiền ký quỹ, bao gồm cả số tiền gốc và lãi.- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền phải bao gồm Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người được ủy quyền.- Thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền trên văn bản ủy quyền phải đảm bảo yêu cầu sau:- Thông tin về Giấy tờ chứng minh nhân thân của người ủy quyền, bao gồm địa chỉ trước khi xuất cảnh, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh thư nhân dân hoặc số Thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, và đảm bảo khớp đúng với các thông tin trên hồ sơ ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.- Thông tin nhân thân của người được ủy quyền, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp.2. Hồ sơ rút tiền ký quỹ Trả lời: Về hồ sơ rút tiền ký quỹ đã được đề cập tại mục 2 của bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi.3. Những ai được rút tiền ký quỹ 100 triệu?Trả lời: Về đối tượng rút tiền ký quỹ đã được đề cập tại mục 1 của bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi. 4. Nộp hồ sơ rút tiền ký quỹ ở đâu?Trả lời: Hồ sơ rút tiền ký quỹ được nộp tại  Sở Lao động – Thương binh và xã hội