0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file651d9782bf4df-Thêm-tiêu-đề--39-.jpg

Hướng dẫn Hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch

Giấy xác nhận thông tin về hộ tịch là một yêu cầu quan trọng trong một số ngành nghề cụ thể, đòi hỏi người lao động phải có xác nhận hộ tịch mới khi muốn tham gia vào công việc. Vậy pháp luật quy định như nào về hồ sơ xác nhận thông tin hộ tịch? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch cần có những gì?

Theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 và Thông tư 01/2022/TT-BTP (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2023/TT-BTP), hồ sơ đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch điện tử bao gồm:

- Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo mẫu (nếu thực hiện trực tiếp).

- Biểu mẫu điện tử tương tác yêu cầu cấp văn bản xác nhận thông tin hộ tịch (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu thực hiện trực tuyến).

Người yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch thực hiện việc nộp/xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến) các giấy tờ sau:

- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.

- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc xin cấp xác nhận thông tin hộ tịch.

Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không cần chứng thực.

Đồng thời, chuẩn bị các giấy tờ sau để xuất trình khi có yêu cầu:

- Hộ chiếu/CMND/thẻ CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Trường hợp thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không cần xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến).

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

  • Trường hợp thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không cần xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến).
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực của các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Lưu ý:

- Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp:

  • Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
  • Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.
  • Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
  • Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

- Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến:

  • Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng.
  • Nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Trường hợp nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch xuất trình giấy tờ tuỳ thân; nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.
  • Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tiếp hoặc trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này.

2. Nội dung của việc đăng ký hộ tịch bao gồm những gì?

Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, đăng ký hộ tịch bao gồm những nội dung sau:

- Xác nhận vào Sổ hộ tịch những sự kiện hộ tịch cơ bản: Bao gồm khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; và khai tử.

- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân dưới sự tác động của bản án hoặc quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các thay đổi như thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện liên quan đến khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; và khai tử của công dân Việt Nam khi các sự kiện này được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Những thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và xác định danh tính của công dân trong hệ thống hộ tịch.

3. Có thể đăng ký thông tin hộ tịch ở đâu?

Theo Điều 7 của Luật Hộ tịch 2014, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch tại các cơ quan sau đây:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

  - Đăng ký khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.

  - Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.

  - Thực hiện các việc hộ tịch thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con, xác định lại giới tính, nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn, công nhận giám hộ, tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  - Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

  - Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, trong khi người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch:

  - Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài.

  - Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; xác định lại dân tộc.

  - Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014.

  - Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Kết luận 

Pháp luật đã quy định rất cụ thể về hồ sơ xin cấp và mẫu giấy xác nhận thông tin hộ tịch. Theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 và Thông tư 01/2022/TT-BTP (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2023/TT-BTP), người yêu cầu phải chuẩn bị một loạt các giấy tờ và văn bản liên quan, tuân thủ các quy định về việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến. Điều này đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc xác nhận thông tin hộ tịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân. Việc tuân thủ đúng quy định về hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Để biết thêm chi tiết về các quy định và thủ tục pháp luật liên quan đến Giấy xác nhận thông tin hộ tịch, bạn có thể truy cập Thủ tục pháp luật để cập nhật thông tin và hướng dẫn chi tiết.

 

avatar
Nguyễn Phương Thảo
210 ngày trước
Hướng dẫn Hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch
Giấy xác nhận thông tin về hộ tịch là một yêu cầu quan trọng trong một số ngành nghề cụ thể, đòi hỏi người lao động phải có xác nhận hộ tịch mới khi muốn tham gia vào công việc. Vậy pháp luật quy định như nào về hồ sơ xác nhận thông tin hộ tịch? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.1. Hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch cần có những gì?Theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 và Thông tư 01/2022/TT-BTP (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2023/TT-BTP), hồ sơ đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch điện tử bao gồm:- Tờ khai đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo mẫu (nếu thực hiện trực tiếp).- Biểu mẫu điện tử tương tác yêu cầu cấp văn bản xác nhận thông tin hộ tịch (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu thực hiện trực tuyến).Người yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch thực hiện việc nộp/xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến) các giấy tờ sau:- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc xin cấp xác nhận thông tin hộ tịch.Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không cần chứng thực.Đồng thời, chuẩn bị các giấy tờ sau để xuất trình khi có yêu cầu:- Hộ chiếu/CMND/thẻ CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.Trường hợp thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không cần xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến).- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.Trường hợp thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không cần xuất trình (nếu thực hiện trực tiếp) hoặc tải lên (nếu thực hiện trực tuyến).Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực của các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.Lưu ý:- Đối với giấy tờ nộp, xuất trình nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp:Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.- Đối với giấy tờ gửi kèm theo nếu người yêu cầu nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến:Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng.Nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.Trường hợp nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch xuất trình giấy tờ tuỳ thân; nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ cấp xác nhận thông tin hộ tịch trực tiếp hoặc trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này.2. Nội dung của việc đăng ký hộ tịch bao gồm những gì?Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, đăng ký hộ tịch bao gồm những nội dung sau:- Xác nhận vào Sổ hộ tịch những sự kiện hộ tịch cơ bản: Bao gồm khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; và khai tử.- Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân dưới sự tác động của bản án hoặc quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các thay đổi như thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.- Ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện liên quan đến khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; và khai tử của công dân Việt Nam khi các sự kiện này được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.Những thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và xác định danh tính của công dân trong hệ thống hộ tịch.3. Có thể đăng ký thông tin hộ tịch ở đâu?Theo Điều 7 của Luật Hộ tịch 2014, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch tại các cơ quan sau đây:1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:  - Đăng ký khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.  - Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.  - Thực hiện các việc hộ tịch thay đổi quốc tịch, xác định cha, mẹ, con, xác định lại giới tính, nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn, công nhận giám hộ, tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.  - Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.  - Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, trong khi người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch:  - Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài.  - Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; xác định lại dân tộc.  - Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014.  - Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.Kết luận Pháp luật đã quy định rất cụ thể về hồ sơ xin cấp và mẫu giấy xác nhận thông tin hộ tịch. Theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 và Thông tư 01/2022/TT-BTP (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2023/TT-BTP), người yêu cầu phải chuẩn bị một loạt các giấy tờ và văn bản liên quan, tuân thủ các quy định về việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến. Điều này đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc xác nhận thông tin hộ tịch, đồng thời đảm bảo tính bảo mật của thông tin cá nhân. Việc tuân thủ đúng quy định về hồ sơ làm thủ tục xác nhận hộ tịch là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Để biết thêm chi tiết về các quy định và thủ tục pháp luật liên quan đến Giấy xác nhận thông tin hộ tịch, bạn có thể truy cập Thủ tục pháp luật để cập nhật thông tin và hướng dẫn chi tiết.