0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63aa5c0ce09a5-thời-gian-bảo-hộ-quyền-liên-quan.png.webp

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các loại hình của quyền liên quan nêu trên cũng là đối tượng bảo hộ được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy, thời hạn bảo hộ quyền liên quan là bao lâu? Dưới đây Legalzone sẽ giải đáp thắc mắc của vấn đề này.

Quyền liên quan và thời gian bảo hộ quyền liên quan

Quyền liên quan và thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Quyền liên quan là gì?

Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Các quyền liên quan được bảo hộ gồm:

  • Quyền của người biểu diễn
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
  • Quyền của tổ chức phát sóng

Chủ thể được bảo hộ quyền liên quan

Nhóm những người biểu diễn: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;

Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:

Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm, được tính từ năm tiếp theo năm mà cuộc biểu diễn được định hình.

Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu chưa được công bố.

Thời gian bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt.

– Về thời hạn bảo hộ các quyền dành cho người biểu diễn, Công ước Rome đặt ra một thời hạn tối thiểu là 20 năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn được định hình trong các bản ghi âm hoặc từ khi cuộc biểu diễn được tiến hành nếu nó không được định hình trong bản ghi âm. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WPPT đã mở rộng thời hạn này lên mức 50 năm.

Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở mức 50 năm.

Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định: ” Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình “. Như vậy, pháp luật quyền liên quan Việt Nam không phân biệt thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn với thời hạn bảo hộ quyền tài sản cho họ.

– Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Công ước Rome ( Điều 14) và Công ước Geneva ( Điều 4 ) đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được công bố. Hiệp định TRIPS tại Điều 14.5 đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành. Thời hạn bảo hộ trong khuôn khổ EU cũng được xác định tương tự.

Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009) như sau: ”Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố “. Thời hạn này là phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước.

– Các quyền của tổ chức phát sóng được Công ước Rome quy định bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ khi kết thúc năm mà chương trình phát sóng được thực hiện; thời hạn này được nhắc lại trong TRIPS. Tại EU, các quyền của tổ chức phát sóng kéo dài 50 năm tính từ khi kết thúc năm chương trình phát sóng được thực hiện lần đầu tiên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ( Khoản 3 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ ), thời hạn bảo hộ quyền liên quan cho tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền liên quan tại Legalzone

Công ty TNHH Legalzone

Công ty TNHH Legalzone

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:

  • Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
  • Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
  • Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
  • Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
  • Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
  • Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh. Quý khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
726 ngày trước
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các loại hình của quyền liên quan nêu trên cũng là đối tượng bảo hộ được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy, thời hạn bảo hộ quyền liên quan là bao lâu? Dưới đây Legalzone sẽ giải đáp thắc mắc của vấn đề này.Quyền liên quan và thời hạn bảo hộ quyền liên quanQuyền liên quan là gì?Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.Các quyền liên quan được bảo hộ gồm:Quyền của người biểu diễnQuyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hìnhQuyền của tổ chức phát sóngChủ thể được bảo hộ quyền liên quanNhóm những người biểu diễn: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bao gồm:Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.Thời hạn bảo hộ quyền liên quanQuy định cụ thể về thời hạn bảo hộ quyền liên quanThời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm, được tính từ năm tiếp theo năm mà cuộc biểu diễn được định hình.Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu chưa được công bố.Thời gian bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt.– Về thời hạn bảo hộ các quyền dành cho người biểu diễn, Công ước Rome đặt ra một thời hạn tối thiểu là 20 năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn được định hình trong các bản ghi âm hoặc từ khi cuộc biểu diễn được tiến hành nếu nó không được định hình trong bản ghi âm. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WPPT đã mở rộng thời hạn này lên mức 50 năm.Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở mức 50 năm.Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định: ” Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình “. Như vậy, pháp luật quyền liên quan Việt Nam không phân biệt thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn với thời hạn bảo hộ quyền tài sản cho họ.– Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Công ước Rome ( Điều 14) và Công ước Geneva ( Điều 4 ) đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được công bố. Hiệp định TRIPS tại Điều 14.5 đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành. Thời hạn bảo hộ trong khuôn khổ EU cũng được xác định tương tự.Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009) như sau: ”Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố “. Thời hạn này là phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước.– Các quyền của tổ chức phát sóng được Công ước Rome quy định bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ khi kết thúc năm mà chương trình phát sóng được thực hiện; thời hạn này được nhắc lại trong TRIPS. Tại EU, các quyền của tổ chức phát sóng kéo dài 50 năm tính từ khi kết thúc năm chương trình phát sóng được thực hiện lần đầu tiên.Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ( Khoản 3 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ ), thời hạn bảo hộ quyền liên quan cho tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền liên quan tại LegalzoneCông ty TNHH LegalzoneVới kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàngCác hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tếMọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phíCông ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhấtTrên đây là những chia sẻ về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh. Quý khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.