0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63aa5c8090d46-Thời-gian-bảo-hộ-quyền-tác-giả-là-bao-lâu.png.webp

Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ của quyền tác giả, quyền tác giả quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu? Là câu hỏi mà nhiều chủ sở hữu quyền đặt ra. Dưới đây Legalzone sẽ giải đáp thắc mắc này.

Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Nội dung quyền tác giả

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân gắn với bản thân tác giả , không thể chuyển giao (có ngoại lệ) (công bố, cho phép sao chép…). Liên quan đến mối quan hệ của tác giả đối với tác phẩm( danh dự và danh tiếng) hơn là giá trị thương mại của tác phẩm , chỉ các cá nhân có quyền nhân thân và được bảo hộ vô thời hạn kể cả trong trường hợp tài sản được chuyển giao , có thể được thực thi khi tác giả qua đời .

Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

– Quyền nhân thân:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về quyền nhân thân

  1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
  2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
  3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Quyền tài sản

Quyền tài sản không phải là quyền tuyệt đối, quyền tài sản thể hiện ở độc quyền sử dụng có hạn chế tác phẩm dưới hình thức khác nhau, có thể chuyển giao, các quyền năng cụ thể phụ thuộc vào đặc thù của từng loại hình tác phẩm

– Quyền tài sản:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về Quyền tài sản

  1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
  2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
  3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
  4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
  5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
  6. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Lưu ý:

Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) thì Vô thời hạn

– Đối với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

-Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong  thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.

– Các loại hình tác phẩm còn lại ( văn học – nghệ thuật): Thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

– Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

 Dịch vụ đăng ký quyền tác giả tại công ty Legalzone

Công ty TNHH Legalzone

Công ty TNHH Legalzone

Dịch vụ Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ Legalzone tin tưởng sẽ mạng lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.

+ Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký

+ Được chúng tôi tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT trọng tâm trên cơ sở tối đa nhất về quyền cho chủ sở hữu nhưng lại tối thiểu nhất về chi phí đăng ký

+ Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

+ Đảm bảo tiến độ công việc trong thời gian sớm

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
726 ngày trước
Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ của quyền tác giả, quyền tác giả quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu? Là câu hỏi mà nhiều chủ sở hữu quyền đặt ra. Dưới đây Legalzone sẽ giải đáp thắc mắc này.Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?Nội dung quyền tác giảQuyền nhân thânQuyền nhân thân gắn với bản thân tác giả , không thể chuyển giao (có ngoại lệ) (công bố, cho phép sao chép…). Liên quan đến mối quan hệ của tác giả đối với tác phẩm( danh dự và danh tiếng) hơn là giá trị thương mại của tác phẩm , chỉ các cá nhân có quyền nhân thân và được bảo hộ vô thời hạn kể cả trong trường hợp tài sản được chuyển giao , có thể được thực thi khi tác giả qua đời .Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:– Quyền nhân thân:+ Đặt tên cho tác phẩm;+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về quyền nhân thânQuyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.Quyền tài sảnQuyền tài sản không phải là quyền tuyệt đối, quyền tài sản thể hiện ở độc quyền sử dụng có hạn chế tác phẩm dưới hình thức khác nhau, có thể chuyển giao, các quyền năng cụ thể phụ thuộc vào đặc thù của từng loại hình tác phẩm– Quyền tài sản:+ Làm tác phẩm phái sinh;+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;+ Sao chép tác phẩm;+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về Quyền tài sảnQuyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.Lưu ý:Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) thì Vô thời hạn– Đối với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:-Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong  thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.– Các loại hình tác phẩm còn lại ( văn học – nghệ thuật): Thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.– Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Dịch vụ đăng ký quyền tác giả tại công ty LegalzoneCông ty TNHH LegalzoneDịch vụ Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ Legalzone tin tưởng sẽ mạng lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.+ Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký+ Được chúng tôi tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT trọng tâm trên cơ sở tối đa nhất về quyền cho chủ sở hữu nhưng lại tối thiểu nhất về chi phí đăng ký+ Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất+ Đảm bảo tiến độ công việc trong thời gian sớm