0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63abec456d815-Điều-kiện-bảo-hộ-đối-với-thiết-kế-bố-trí-mạch-tích-hợp-bán-dẫn.png.webp

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Bạn đang tìm hiểu các nội dung về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Hiểu đơn giản, những chiếc điện thoại di động hay máy tính là một thành tựu đạt được trong ngành công nghiệp bán dẫn thuộc phạm trù của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí). Vậy, Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được luật quy định như thế nào? Dưới đây Legalzone sẽ nói rõ về vấn đề này.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019)

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí

Căn cứ theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Điều 68. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính nguyên gốc;
  2. Có tính mới thương mại.”

Theo Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí, cụ thể:

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

– Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;

– Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Tiếp theo, Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tính nguyên gốc của thiết kế bố trí như sau:

– Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;

+ Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.

– Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy định tính mới thương mại của thiết kế bố trí như sau

Quy định tính mới thương mại của thiết kế bố trí như sau

Cuối cùng, Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tính mới thương mại của thiết kế bố trí như sau:

– Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

– Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

– Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

Hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí

Tiểu mục 28 Mục 3 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí như sau:

“28. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí

28.1 Đơn đăng ký thiết kế bố trí (đơn) phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại điểm 7 và điểm 10 của Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại điểm này.

28.2 Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện thiết kế bố trí quy định tại điểm 7.1.a (ii) của Thông tư này bao gồm:

  1. a) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí, gồm 04 bộ;
  2. b) Mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, gồm 04 mẫu, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;
  3. c) Bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, bao gồm các thông tin nhằm làm rõ bản chất của thiết kế bố trí.

28.3 Đơn phải đảm bảo tính thống nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là chỉ yêu cầu bảo hộ duy nhất một thiết kế bố trí của một mạch tích hợp bán dẫn.

28.4 Trường hợp có cơ sở (thông tin, chứng cứ) để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn, trong thời hạn 01 tháng, phải nộp các tài liệu xác minh các thông tin đó, đặc biệt là tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);

28.5 Yêu cầu đối với tờ khai

Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 02-TKBT quy định tại Phụ lục A của Thông tư này.

28.6 Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố trí

  1. a) Yêu cầu chung: Bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải thể hiện đầy đủ cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn sao cho căn cứ vào bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ đó có thể và chỉ có thể xác định được một thiết kế bố trí duy nhất.

Nhằm mục đích nêu trên, bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 28.6.b, c và d dưới đây.

  1. b) Loại tài liệu:

Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm ít nhất một trong ba loại tài liệu sau đây:

(i) Bản vẽ bằng máy thiết kế bố trí đối với từng lớp mạch tích hợp;

(ii) Bản vẽ hoặc ảnh chụp mặt nạ quang khắc để sản xuất từng lớp mạch tích hợp;

(iii) Ảnh chụp từng lớp thiết kế bố trí được thể hiện trong mạch tích hợp;

  1. c) Dạng tài liệu: Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải được nộp dưới dạng giấy và có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí đó.
  2. d) Hình thức của tài liệu

(i) Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm các (tập hợp) ảnh chụp/bản vẽ tách biệt đối với mỗi lớp thiết kế bố trí, kèm theo ký hiệu mỗi lớp, kích thước mạch tích hợp và độ phóng đại;

(ii) Tất cả các ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải theo cùng một tỉ lệ. Đối với tài liệu dạng giấy: mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải là bản phóng đại tối thiểu 20 lần kích thước trong mạch tích hợp sao cho mắt thường nhìn thấy được thiết kế mạch cơ bản;

(iii) Mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí có thể được trình bày trên giấy khổ A4 hoặc khổ giấy lớn hơn với điều kiện phải gấp thành khổ A4;

(iv) Ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải rõ ràng, sắc nét.

28.7 Yêu cầu đối với mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí

  1. a) Mẫu được nộp phải là toàn bộ hoặc một phần mạch tích hợp tương ứng hoàn toàn với thiết kế bố trí nêu trong đơn. Nếu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí là một phần không thể tách rời của một sản phẩm khác thì kèm theo sản phẩm được nộp phải có tài liệu chỉ ra một cách chính xác phần mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.
  2. b) Nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại tại bất cứ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn, người nộp đơn phải nộp mẫu đã được khai thác thương mại đầu tiên đó.

28.8 Yêu cầu đối với bản mô tả mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí

Bản mô tả phải bao gồm các thông tin chi tiết sau đây về mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí yêu cầu được bảo hộ:

  1. a) Tên gọi/ký hiệu: là tập hợp các chữ cái và/hoặc chữ số được sử dụng để phân biệt mạch tích hợp này với các mạch tích hợp khác khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
  2. b) Mô tả các chức năng cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: chức năng nhớ hoặc logic hoặc chức năng khác);
  3. c) Mô tả cấu trúc cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: cấu trúc lưỡng cực hoặc MOS, hoặc Bi-MOS hoặc quang – điện tử hoặc cấu trúc khác);
  4. d) Mô tả công nghệ để sản xuất mạch tích hợp (ví dụ: công nghệ TTL hoặc DTL hoặc ECL hoặc ITL hoặc CMOS hoặc NMOS hoặc PMOS hoặc công nghệ khác);
  5. e) Mô tả các đặc điểm chính phân biệt với các mạch tích hợp bán dẫn khác trên thị trường vào thời điểm nộp đơn hoặc thời điểm khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới, tuỳ theo thời điểm nào sớm hơn.”

Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ tại công ty Legalzone

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ Legalzone tin tưởng sẽ mạng lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.

+ Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký

+ Được chúng tôi tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT trọng tâm trên cơ sở tối đa nhất về quyền cho chủ sở hữu nhưng lại tối thiểu nhất về chi phí đăng ký

+ Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

+ Đảm bảo tiến độ công việc trong thời gian sớm

Việc không đăng ký bảo hộ các quyền SHTT tại Việt Nam sẽ không được pháp luật bảo vệ khi sản phẩm, hàng hóa của mình bị xâm phạm. Khi đó, việc xuất hiện hàng giả, hàng kém chất lượng… làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Dẫn đến lợi nhuận giảm sút, mất dần lượng khách hàng tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm. hính vì vậy, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên đặt vấn đề bảo hộ cho sản phẩm, hàng hóa của mình lên hàng đầu, từ đó mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các chủ thể.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT TNHH LEGALZONE

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
484 ngày trước
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫnBạn đang tìm hiểu các nội dung về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Hiểu đơn giản, những chiếc điện thoại di động hay máy tính là một thành tựu đạt được trong ngành công nghiệp bán dẫn thuộc phạm trù của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí). Vậy, Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được luật quy định như thế nào? Dưới đây Legalzone sẽ nói rõ về vấn đề này.Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫnThiết kế bố trí là gì?Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019)– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố tríCăn cứ theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:“Điều 68. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộThiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:Có tính nguyên gốc;Có tính mới thương mại.”Theo Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí, cụ thể:Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:– Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;– Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.Tiếp theo, Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tính nguyên gốc của thiết kế bố trí như sau:– Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:+ Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;+ Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.– Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định tại khoản 1 Điều này.Quy định tính mới thương mại của thiết kế bố trí như sauCuối cùng, Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định tính mới thương mại của thiết kế bố trí như sau:– Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.– Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.– Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.Hồ sơ đăng ký thiết kế bố tríTiểu mục 28 Mục 3 Chương I Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí như sau:“28. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí28.1 Đơn đăng ký thiết kế bố trí (đơn) phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại điểm 7 và điểm 10 của Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại điểm này.28.2 Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện thiết kế bố trí quy định tại điểm 7.1.a (ii) của Thông tư này bao gồm:a) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí, gồm 04 bộ;b) Mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, gồm 04 mẫu, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;c) Bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, bao gồm các thông tin nhằm làm rõ bản chất của thiết kế bố trí.28.3 Đơn phải đảm bảo tính thống nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là chỉ yêu cầu bảo hộ duy nhất một thiết kế bố trí của một mạch tích hợp bán dẫn.28.4 Trường hợp có cơ sở (thông tin, chứng cứ) để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn, trong thời hạn 01 tháng, phải nộp các tài liệu xác minh các thông tin đó, đặc biệt là tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);28.5 Yêu cầu đối với tờ khaiNgười nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 02-TKBT quy định tại Phụ lục A của Thông tư này.28.6 Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố tría) Yêu cầu chung: Bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải thể hiện đầy đủ cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn sao cho căn cứ vào bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ đó có thể và chỉ có thể xác định được một thiết kế bố trí duy nhất.Nhằm mục đích nêu trên, bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 28.6.b, c và d dưới đây.b) Loại tài liệu:Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm ít nhất một trong ba loại tài liệu sau đây:(i) Bản vẽ bằng máy thiết kế bố trí đối với từng lớp mạch tích hợp;(ii) Bản vẽ hoặc ảnh chụp mặt nạ quang khắc để sản xuất từng lớp mạch tích hợp;(iii) Ảnh chụp từng lớp thiết kế bố trí được thể hiện trong mạch tích hợp;c) Dạng tài liệu: Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải được nộp dưới dạng giấy và có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí đó.d) Hình thức của tài liệu(i) Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm các (tập hợp) ảnh chụp/bản vẽ tách biệt đối với mỗi lớp thiết kế bố trí, kèm theo ký hiệu mỗi lớp, kích thước mạch tích hợp và độ phóng đại;(ii) Tất cả các ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải theo cùng một tỉ lệ. Đối với tài liệu dạng giấy: mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải là bản phóng đại tối thiểu 20 lần kích thước trong mạch tích hợp sao cho mắt thường nhìn thấy được thiết kế mạch cơ bản;(iii) Mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí có thể được trình bày trên giấy khổ A4 hoặc khổ giấy lớn hơn với điều kiện phải gấp thành khổ A4;(iv) Ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải rõ ràng, sắc nét.28.7 Yêu cầu đối với mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố tría) Mẫu được nộp phải là toàn bộ hoặc một phần mạch tích hợp tương ứng hoàn toàn với thiết kế bố trí nêu trong đơn. Nếu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí là một phần không thể tách rời của một sản phẩm khác thì kèm theo sản phẩm được nộp phải có tài liệu chỉ ra một cách chính xác phần mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.b) Nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại tại bất cứ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn, người nộp đơn phải nộp mẫu đã được khai thác thương mại đầu tiên đó.28.8 Yêu cầu đối với bản mô tả mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố tríBản mô tả phải bao gồm các thông tin chi tiết sau đây về mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí yêu cầu được bảo hộ:a) Tên gọi/ký hiệu: là tập hợp các chữ cái và/hoặc chữ số được sử dụng để phân biệt mạch tích hợp này với các mạch tích hợp khác khi đưa ra lưu thông trên thị trường;b) Mô tả các chức năng cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: chức năng nhớ hoặc logic hoặc chức năng khác);c) Mô tả cấu trúc cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: cấu trúc lưỡng cực hoặc MOS, hoặc Bi-MOS hoặc quang – điện tử hoặc cấu trúc khác);d) Mô tả công nghệ để sản xuất mạch tích hợp (ví dụ: công nghệ TTL hoặc DTL hoặc ECL hoặc ITL hoặc CMOS hoặc NMOS hoặc PMOS hoặc công nghệ khác);e) Mô tả các đặc điểm chính phân biệt với các mạch tích hợp bán dẫn khác trên thị trường vào thời điểm nộp đơn hoặc thời điểm khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới, tuỳ theo thời điểm nào sớm hơn.”Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ tại công ty LegalzoneThủ tục đăng ký sở hữu trí tuệVới 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký sở hữu trí tuệ Legalzone tin tưởng sẽ mạng lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.+ Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký+ Được chúng tôi tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký SHTT trọng tâm trên cơ sở tối đa nhất về quyền cho chủ sở hữu nhưng lại tối thiểu nhất về chi phí đăng ký+ Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất+ Đảm bảo tiến độ công việc trong thời gian sớmViệc không đăng ký bảo hộ các quyền SHTT tại Việt Nam sẽ không được pháp luật bảo vệ khi sản phẩm, hàng hóa của mình bị xâm phạm. Khi đó, việc xuất hiện hàng giả, hàng kém chất lượng… làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Dẫn đến lợi nhuận giảm sút, mất dần lượng khách hàng tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm. hính vì vậy, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên đặt vấn đề bảo hộ cho sản phẩm, hàng hóa của mình lên hàng đầu, từ đó mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các chủ thể.Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôiCÔNG TY LUẬT TNHH LEGALZONE