0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6523c1429fb17-Thông-báo-chấm-dứt-cho-vay-của-ngân-hàng-phải-có-những-nội-dung-gì.png

Thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng phải có những nội dung gì?

Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, thỏa thuận cho vay là một phần quan trọng của quá trình tài trợ tiền vay cho khách hàng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, cần phải tuân thủ một số quy tắc và thủ tục cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu về các yếu tố cần có trong thỏa thuận cho vay, và đặc biệt, sẽ tập trung vào trường hợp chấm dứt cho vay và các quy định xung quanh việc này, dựa trên khoản 1 Điều 21 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

I. Thỏa thuận cho vay có bắt buộc phải có các trường hợp chấm dứt cho vay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về thỏa thuận cho vay như sau:

Thỏa thuận cho vay

1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

c) Mục đích sử dụng vốn vay;

d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

đ) Phương thức cho vay;

e) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

g) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

h) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

i) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;

l) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

m) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;

n) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

o) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Thỏa thuận cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.”

Theo đó, thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung được quy định cụ thể trên, trong đó có nội dung về “các trường hợp chấm dứt cho vay”. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, nội dung về các trường hợp chấm dứt cho vay là 1 trong các nội dung bắt buộc của thỏa thuận cho vay.

II. Ngân hàng có quyền chấm dứt cho vay trong trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 giải thích thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về chấm dứt cho vay như sau:

Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí

1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.

…”

Theo quy định nêu trên, ngân hàng được quyền chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp phát hiện rằng khách hàng cung cấp thông tin không trung thực hoặc vi phạm các quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Khi tiến hành việc chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, ngân hàng phải bắt buộc thông báo cho khách hàng về quyết định chấm dứt cho vay và việc thu hồi nợ trước hạn.

III. Thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng phải có những nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về chấm dứt cho vay như sau:

“Điều 21. Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí

 

1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.”

Theo đó, nội dung thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

- Thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;

- Thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.

Kết luận

Pháp luật điều chỉnh rất cụ thể về thỏa thuận cho vay và các quy định xung quanh việc chấm dứt cho vay. Việc tuân thủ các quy định này là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình tài trợ tiền vay. Khách hàng cũng cần hiểu rằng vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận cho vay có thể dẫn đến chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn, điều này cần được xem xét một cách cẩn thận khi tham gia vào các thỏa thuận tài chính.

avatar
Nguyễn Diễm Quỳnh
334 ngày trước
Thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng phải có những nội dung gì?
Trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, thỏa thuận cho vay là một phần quan trọng của quá trình tài trợ tiền vay cho khách hàng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, cần phải tuân thủ một số quy tắc và thủ tục cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu về các yếu tố cần có trong thỏa thuận cho vay, và đặc biệt, sẽ tập trung vào trường hợp chấm dứt cho vay và các quy định xung quanh việc này, dựa trên khoản 1 Điều 21 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.I. Thỏa thuận cho vay có bắt buộc phải có các trường hợp chấm dứt cho vay không?Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về thỏa thuận cho vay như sau:“Thỏa thuận cho vay1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;c) Mục đích sử dụng vốn vay;d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;đ) Phương thức cho vay;e) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;g) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;h) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;i) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;l) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;m) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;n) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;o) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.3. Thỏa thuận cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.”Theo đó, thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung được quy định cụ thể trên, trong đó có nội dung về “các trường hợp chấm dứt cho vay”. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, nội dung về các trường hợp chấm dứt cho vay là 1 trong các nội dung bắt buộc của thỏa thuận cho vay.II. Ngân hàng có quyền chấm dứt cho vay trong trường hợp nào?Theo khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 giải thích thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về chấm dứt cho vay như sau:“Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.…”Theo quy định nêu trên, ngân hàng được quyền chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp phát hiện rằng khách hàng cung cấp thông tin không trung thực hoặc vi phạm các quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.Khi tiến hành việc chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, ngân hàng phải bắt buộc thông báo cho khách hàng về quyết định chấm dứt cho vay và việc thu hồi nợ trước hạn.III. Thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng phải có những nội dung gì?Theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về chấm dứt cho vay như sau:“Điều 21. Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí 1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.”Theo đó, nội dung thông báo chấm dứt cho vay của ngân hàng tối thiểu bao gồm các nội dung sau:- Thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;- Thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.Kết luậnPháp luật điều chỉnh rất cụ thể về thỏa thuận cho vay và các quy định xung quanh việc chấm dứt cho vay. Việc tuân thủ các quy định này là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình tài trợ tiền vay. Khách hàng cũng cần hiểu rằng vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận cho vay có thể dẫn đến chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn, điều này cần được xem xét một cách cẩn thận khi tham gia vào các thỏa thuận tài chính.