0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file647f02d49e495-katie-harp-AX3xCBBTAik-unsplash.jpg.webp

KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

 

Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền con người cơ bản, được ghi nhận và tôn trọng toàn cầu. Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, quyền tham gia ngân sách nhà nước của người dân còn được thiết kế để trở thành một công cụ quản trị công hiệu quả, nó thúc đẩy và cải thiện phát triển toàn diện, thay đổi và sắp xếp lại mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và đặc biệt khiến quá trình phân bổ nguồn lực công trở nên công bằng và hiệu quả hơn. 

Từ thực tiễn của Việt Nam, qua nỗ lực nghiên cứu, Luận án đã nhận thấy rằng, từ sau Đổi Mới, quyền tham gia của người dân dù mang những đặc trưng khác biệt, ngay cả tên gọi cũng chưa có sự tương thích so với pháp luật quốc tế, thế nhưng, dưới các hình thức và khẩu hiệu về dân chủ và dân chủ cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã cho thấy quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, với một số thay đổi mang tính đột phá về việc quy định quyền tham gia quản  lý nhà nước và xã hội của người dân, tách một số quyền con người với quyền công dân, tạo điều kiện cho môi trường tham gia hiệu quả khi bắt buộc công khai thông tin là trách nhiệm của nhà nước đã tạo đà cho Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi nhận quyền tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng. 

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Tại sao pháp luật đã được quy định khá đầy đủ về mặt hình thức nhưng các giá trị mà sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam? Bối cảnh hiện nay cho thấy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; người dân với chính quyền địa phương chưa có kết nối thực sự, quản lý ngân sách không hiệu quả dẫn đến tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các hoạt động đầu tư công chưa cao, quá trình giải vốn đầu tư công gần như không thể thực hiện được….  

Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, cùng với nỗ lực nghiên cứu nội dung của tác giả Luận án, Luận án này đưa ra các nhận định sau đây: 

Thứ nhất, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam từ Đổi Mới (1986) cho đến nay có đặc trưng riêng, được định danh dưới hình thức dân chủ XHCN. Theo đó, người dân tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước hầu hết thông qua cơ chế đại diện, dưới hình thức tập thể, thông qua các tổ chức của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Trong khi đó, quy trình ngân sách gồm nhiều giai đoạn cùng với nhiều nội dung khác biệt nhưng chỉ áp dụng chung một cơ chế tham gia đại diện. 

Thứ hai, thông qua nội dung của các văn kiện chính trị của Đảng về quyền tham gia của người dân cho thấy rằng, nhận thức về vai trò quan trọng của người dân trong cấu trúc quyền lực cũng như quản trị công của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng và thậm chí luôn có một khoảng cách lớn về việc định hướng trao cho người dân mức độ tham gia cao hơn vào quy trình ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng này chưa được tuân thủ triệt để dẫn đến quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở mức độ tương đối thấp, gồm được biết thông tin về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách của cộng đồng. Cùng với thiết kế quy trình, nội dung và hình thức tham gia không phù hợp, kết hợp với các chủ thể có quyền đại diện chủ trì hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của người dân không đủ thẩm quyền độc lập khiến khả năng gây ảnh hưởng tới quy trình ngân sách nhà nước là không đáng kể dẫn đến hoạt động tham gia của người dân vào quy trình ngân sách tại Việt Nam vẫn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả. 

Thứ ba, việc hoàn thiện và thúc đẩy phát triển quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân Việt Nam cần phải đảm bảo dựa vào các nhân tố căn bản, đó là, cần linh hoạt áp dụng phù hợp cả hai cơ chế tham giav  đại diện và cơ chế tham gia trực tiếp. Đây chính là khả năng nhận thức lại về quan điểm áp dụng các hình thức dân chủ tại Việt Nam. Từ nền tảng này, môi trường thể chế tại Việt Nam cũng cần được xem xét cẩn trọng, đó là trao quyền cho địa phương theo các mô hình quản trị mới nhưng đồng thời phải thiết kế các hình thức tham gia thay thế, ví dụ như mô hình chính quyền đô thị một cấp tại TP.HCM. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cần được xây dựng đảm bảo tính phù hợp giữa các yếu tố mang tính kỹ thuật như hình thức tham gia phải phù hợp nội dung mà người tham gia được tiếp cận, các nội dung công khai cần phù hợp với các hình thức công khai để người dân có thể sử dụng nguồn lực thông tin đảm bảo quá trình tham gia hiệu quả. 

Tóm lại, với những nhận định này, Luận án đã giải quyết đầy đủ các giả thuyết nghiên cứu của Luận án đưa ra, đồng thời đã lý giải câu hỏi nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được quy định và thực thi như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Từ quá trình giải quyết câu hỏi này, Luận án cho thấy rõ vai trò cần thiết áp dụng quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân trước bối cảnh hội nhập sâu sắc cùng với công cuộc cải cách quản trị công đang diễn ra ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ ở Việt Nam.

avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền con người cơ bản, được ghi nhận và tôn trọng toàn cầu. Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, quyền tham gia ngân sách nhà nước của người dân còn được thiết kế để trở thành một công cụ quản trị công hiệu quả, nó thúc đẩy và cải thiện phát triển toàn diện, thay đổi và sắp xếp lại mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và đặc biệt khiến quá trình phân bổ nguồn lực công trở nên công bằng và hiệu quả hơn. Từ thực tiễn của Việt Nam, qua nỗ lực nghiên cứu, Luận án đã nhận thấy rằng, từ sau Đổi Mới, quyền tham gia của người dân dù mang những đặc trưng khác biệt, ngay cả tên gọi cũng chưa có sự tương thích so với pháp luật quốc tế, thế nhưng, dưới các hình thức và khẩu hiệu về dân chủ và dân chủ cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã cho thấy quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, với một số thay đổi mang tính đột phá về việc quy định quyền tham gia quản  lý nhà nước và xã hội của người dân, tách một số quyền con người với quyền công dân, tạo điều kiện cho môi trường tham gia hiệu quả khi bắt buộc công khai thông tin là trách nhiệm của nhà nước đã tạo đà cho Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi nhận quyền tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Tại sao pháp luật đã được quy định khá đầy đủ về mặt hình thức nhưng các giá trị mà sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam? Bối cảnh hiện nay cho thấy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; người dân với chính quyền địa phương chưa có kết nối thực sự, quản lý ngân sách không hiệu quả dẫn đến tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các hoạt động đầu tư công chưa cao, quá trình giải vốn đầu tư công gần như không thể thực hiện được….  Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, cùng với nỗ lực nghiên cứu nội dung của tác giả Luận án, Luận án này đưa ra các nhận định sau đây: Thứ nhất, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam từ Đổi Mới (1986) cho đến nay có đặc trưng riêng, được định danh dưới hình thức dân chủ XHCN. Theo đó, người dân tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước hầu hết thông qua cơ chế đại diện, dưới hình thức tập thể, thông qua các tổ chức của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Trong khi đó, quy trình ngân sách gồm nhiều giai đoạn cùng với nhiều nội dung khác biệt nhưng chỉ áp dụng chung một cơ chế tham gia đại diện. Thứ hai, thông qua nội dung của các văn kiện chính trị của Đảng về quyền tham gia của người dân cho thấy rằng, nhận thức về vai trò quan trọng của người dân trong cấu trúc quyền lực cũng như quản trị công của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng và thậm chí luôn có một khoảng cách lớn về việc định hướng trao cho người dân mức độ tham gia cao hơn vào quy trình ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng này chưa được tuân thủ triệt để dẫn đến quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở mức độ tương đối thấp, gồm được biết thông tin về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách của cộng đồng. Cùng với thiết kế quy trình, nội dung và hình thức tham gia không phù hợp, kết hợp với các chủ thể có quyền đại diện chủ trì hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của người dân không đủ thẩm quyền độc lập khiến khả năng gây ảnh hưởng tới quy trình ngân sách nhà nước là không đáng kể dẫn đến hoạt động tham gia của người dân vào quy trình ngân sách tại Việt Nam vẫn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả. Thứ ba, việc hoàn thiện và thúc đẩy phát triển quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân Việt Nam cần phải đảm bảo dựa vào các nhân tố căn bản, đó là, cần linh hoạt áp dụng phù hợp cả hai cơ chế tham giav  đại diện và cơ chế tham gia trực tiếp. Đây chính là khả năng nhận thức lại về quan điểm áp dụng các hình thức dân chủ tại Việt Nam. Từ nền tảng này, môi trường thể chế tại Việt Nam cũng cần được xem xét cẩn trọng, đó là trao quyền cho địa phương theo các mô hình quản trị mới nhưng đồng thời phải thiết kế các hình thức tham gia thay thế, ví dụ như mô hình chính quyền đô thị một cấp tại TP.HCM. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cần được xây dựng đảm bảo tính phù hợp giữa các yếu tố mang tính kỹ thuật như hình thức tham gia phải phù hợp nội dung mà người tham gia được tiếp cận, các nội dung công khai cần phù hợp với các hình thức công khai để người dân có thể sử dụng nguồn lực thông tin đảm bảo quá trình tham gia hiệu quả. Tóm lại, với những nhận định này, Luận án đã giải quyết đầy đủ các giả thuyết nghiên cứu của Luận án đưa ra, đồng thời đã lý giải câu hỏi nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được quy định và thực thi như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Từ quá trình giải quyết câu hỏi này, Luận án cho thấy rõ vai trò cần thiết áp dụng quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân trước bối cảnh hội nhập sâu sắc cùng với công cuộc cải cách quản trị công đang diễn ra ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ ở Việt Nam.