0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
banner
avatar

Vương Diệu Hồng

Điểm thưởng: 200
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

0 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

0 người
Xem tất cả
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động Pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật lao động của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và ngày càng được hoàn thiện. Mặc dù vậy, Toà án vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định khi giải quyết các vụ việc lao động. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết VALĐ là khách quan, cần thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết VALĐ phải hướng tới các định hướng sau: Thứ nhất, phải đáp ứng định hướng phát triển thị trường lao động, phù hợp với sự phát triển của QHLĐ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng hội nhập quốc tế cũng như điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; …nâng cao tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Quyết định 1983/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 5/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội xác định một trong các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch là “phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập..., xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ”.   Việt Nam tham gia nhiều, sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), như Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Xu thế hội nhập đòi hỏi pháp luật lao động Việt Nam cần tiếp cận rộng hơn nữa, phải tiếp tục thể chế hoá các nội dung cho phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các hiệp định quốc tế theo hướng không nên bó hẹp trong các Công ước Việt Nam đã phê chuẩn của ILO mà còn phải dựa trên cả những Công ước chưa phê chuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản như loại bỏ lao động cưỡng bức, đảm bảo việc làm đầy đủ và nhân văn, tự do liên kết và thương lượng tập thể, chống phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản của NLĐ tại nơi làm việc. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, QHLĐ có nhiều biến đổi. Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã thúc đẩy sự xuất hiện của các nền tảng trực tuyến phù hợp với cung cầu hàng hoá và dịch vụ. Các hoạt động thương mại và phi thương mại được phối hợp thông qua các nền tảng kinh tế hợp tác (The collaborative economy). Trong nền kinh tế này, hình thức việc làm mới đã được lan rộng ở một số ngành nghề như vận tải, thiết kế, công nghệ thông tin… Công việc nền tảng (Platform work) sử dụng nền tảng trực tuyến cho phép các tổ chức, cá nhân truy cập vào các tổ chức, cá nhân khác để giải quyết vấn đề cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ cụ thể nhằm đổi lấy thanh toán. Sự dịch chuyển từ lao động chân tay sang lao động tri thức và gia tăng việc làm ngành dịch vụ. QHLĐ đã có sự thay đổi, không còn là QHLĐ truyền thống giống như trước đây nữa mà đã hình thành QHLĐ hiện đại. Yếu tố nhận diện QHLĐ vì vậy cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Đây cũng là xu thế chung mà các quốc gia đều phải đối mặt trong xu thế hội nhập. Bởi vậy, Toà án trong quá trình giải quyết các TCLĐ cũng cần phải nhìn nhận để nhận diện QHLĐ.     Các TCLĐ tập thể cũng thay đổi theo chiều hướng phức tạp hơn. Tỷ lệ TCLĐ về lợi ích sẽ tiếp tục gia tăng nhanh nếu thương lượng tập thể không trở nên phổ biến và thực chất hơn. Sẽ có những cuộc đình công đúng luật hoặc không đúng luật nhưng tính chất sẽ phức tạp hơn do yêu sách của NLĐ cao hơn và được tổ chức tốt hơn. Sự phát triển của mạng xã hội có thể dẫn tới sự liên kết ảo, hình thành các “tổ chức ảo” của NLĐ và có thể làm thay đổi các xu hướng TCLĐ tập thể. Trong bối cảnh đó, những quy định pháp luật nói chung cũng như thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCLĐ nói riêng cần phải tương thích với hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập và đem lại những lợi ích cho quốc gia song phải luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững hệ thống chính trị và phù hợp với văn hóa, con người Việt Nam. Thứ hai, khắc phục những điểm bất hợp lý, đảm bảo tính khả thi và đồng bộ trong quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án khi giải quyết vụ việc lao động.  Mặc dù BLLĐ năm 2019 đã được sửa đổi bổ sung và mới có hiệu lực từ năm 2021 song đã bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn. Nhiều quy định vướng mắc, khó thực thi trên thực tế. Việc áp dụng còn chưa có sự thống nhất hoặc xây dựng theo hướng định tính trong khi lại chưa có hướng dẫn hoặc án lệ khiến việc phán quyết của Toà án còn gặp nhiều khó khăn. Điều này đã gây ảnh hưởng và cản trở không nhỏ đến thẩm quyền của Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc lao động. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật lao động là phải khắc phục được những bất cập tồn tại trong quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trên cả phương diện luật nội dung và luật hình thức, để từ đó Toà án có thể ra phán quyết một cách chuẩn xác nhất.  Pháp luật lao động là pháp luật về nội dung, pháp luật tố tụng dân sự là pháp luật về hình thức. Cả pháp luật lao động và pháp luật tố tụng dân sự đều có quy định về thẩm quyền của Toà án. Bởi vậy, về nguyên tắc phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa pháp luật lao động và pháp luật tố tụng dân sự. Thứ ba, phải đáp ứng định hướng cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.  Mục tiêu cụ thể mà Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định tập trung xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, khả thi, dễ tiếp cận, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc. Đến năm 2030 hoàn thành cơ bản nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tổ chức, cá nhân. Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ và giải pháp mà Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là “bảo đảm tố tụng tư pháp công bằng, pháp quyền, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp, xác định thẩm quyền của Toà án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp”. Do vậy trong việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động cần phải đáp ứng với những mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ tư, phải gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành, thực hiện pháp luật. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc mà Đảng và Nhà nước xác định trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Bất kỳ một quy định nào mà không được thực thi hoặc thực thi thiếu hiệu quả trong thực tiễn sẽ là các “chính sách bàn giấy” với giá trị hạn chế thậm chí là vô giá trị. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật là phải gắn với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi. Khi xây dựng các quy định nội dung thì cần thiết kế cả cơ chế thực thi cho quy định đó, tránh tình trạng xây dựng quy định lửng lơ, nửa vời. Có những quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ việc lao động chưa đáp ứng thực tế, thiếu rõ  ràng và còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Liệu có cơ chế nào để tạo thuận lợi cho các bên được tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận tiện. Một số vấn đề phát sinh mới chưa được bổ sung, hướng dẫn kịp thời, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là những quy định liên quan đến quyền hạn xét xử của Tòa án. Trong bối cảnh hiện nay, khi NSDLĐ sẵn sàng “sa thải mềm” đối với NLĐ có tuổi, những phán quyết của Tòa án liệu có đủ “răn đe”, “hạn chế” được tình trạng chấm dứt HĐLĐ, sa thải NLĐ một cách trái pháp luật hoặc cố tình lợi dụng quy định để chấm dứt QHLĐ không? Và liệu quy định pháp luật có dành khoảng trống, hành lang pháp lý rộng cho Thẩm phán được tùy biến ra phán quyết không? Công tác tổ chức thực hiện quy định pháp luật tố tụng của các ngành, các cấp, cơ quan và tổ chức chưa được quan tâm đúng mức, công tác phối hợp còn hạn chế. Trình độ, năng lực những người tiến hành tố tụng, nhất là Thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu, hiểu không đúng, không cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật nhất là khi vụ việc lao động chỉ tập trung xảy ra ở những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển. Đội ngũ Thẩm phán có kinh nghiệm chưa nhiều, ít được “va chạm” giải quyết vụ việc lao động nên ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ việc lao động trên thực tế. 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xem xét giải quyết của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động Cần quy định giá trị pháp lý có tính ràng buộc đối với quyết định của Ban trọng tài lao động Như chương 2 đã đề cập, theo quy định pháp luật hiện hành, quyết định của Ban trọng tài lao động nếu không được các bên tự nguyện thi hành thì cũng không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên TCLĐ. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên TCLĐ lại phải khởi kiện tại Toà án. Cơ chế giải quyết TCLĐ như vậy là không hiệu quả, tốn kém thời gian, công sức, chi phí cho việc tham gia tố tụng, làm giảm uy tín và có thể khiến thủ tục này trở nên hình thức đối với việc giải quyết tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Trong khi đó, pháp luật lao động Việt Nam luôn coi trọng nguyên tắc giải quyết TCLĐ thông qua hòa giải, trọng tài phù hợp với mục tiêu của việc giải quyết tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 xác định nhiệm vụ và giải pháp là phải kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp. Vì vậy, cần thiết phải quy định tính ràng buộc giá trị pháp lý đối với  quyết định của Ban trọng tài lao động khi giải quyết TCLĐ. Cụ thể, bổ sung vào Khoản 5 Điều 185 BLLĐ năm 2019 quy định “Quyết định của Ban trọng tài lao động là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời, sửa đổi bổ sung vào Điều 33 BLTTDS năm 2015 thêm một việc lao động. Cụ thể đó là việc “Yêu cầu liên quan đến việc Ban trọng tài lao động giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật lao động”. Quy định hướng dẫn cụ thể hơn các dấu hiệu nhận diện quan hệ lao động để Toà án có thể dễ dàng xác định các vụ án lao động.  Đối với Toà án, việc nhận diện QHLĐ hay quan hệ quan hệ dân sự có yếu tố lao động rất quan trọng bởi điều đó sẽ giúp Toà án xác định đó là vụ việc lao động hay đó là vụ việc dân sự hay vụ việc kinh doanh – thương mại và từ đó lựa chọn luật nào để áp dụng giải quyết (Luật Lao động hay Luật Dân sự). Nếu xác định sai quan hệ sẽ dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền xem xét giải quyết đối với vụ việc lao động, từ đó áp dụng sai các quy định của pháp luật và hậu quả pháp lý mà cụ thể là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ có tranh chấp. Bên cạnh đó, do sự tác động của khoa học công nghệ, nền kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều việc làm mới chưa có trên thị trường lao động và chưa được điều chỉnh trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ bởi rõ ràng lao động thuộc khu vực phi chính  thức không được đảm bảo như lao động thuộc khu vực chính thức và họ sẽ không thể tiếp cận được với các thủ tục giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho mình vì họ không có HĐLĐ chính thức. ILO cho rằng việc cố tình che dấu QHLĐ sẽ tạo ra mối nguy hiểm đặc biệt. NLĐ sẽ bị tước bỏ những bảo vệ mà đáng ra họ được hưởng, lòng tin đối với hệ thống pháp luật cũng sẽ bị giảm sút. Điều 13 BLLĐ năm 2019 tuy có đưa ra 3 dấu hiệu để nhận HĐLĐ (cũng là nhận diện QHLĐ) song lại chưa đưa ra tiêu chí để xác định các yếu tố này, đặc biệt là tiêu chí quản lý điều hành, giám sát vốn được coi là đặc trưng riêng biệt của QHLĐ. Thực tế cho thấy trong quan hệ dân sự vẫn có thể có sự quản lý, điều hành giám sát dẫn đến việc nhận diện các quan hệ này cũng hết sức khó khăn. Về vấn đề này, Việt Nam có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, bắt nguồn từ án lệ Dynamex, các Toà án đưa ra “phép thử ABC”, quy định rằng người làm việc mặc nhiên được xem là NLĐ trừ khi người thuê mướn chứng minh được đồng thời ba điều kiện: (i) Trong quá trình thực hiện công việc, người làm việc hoàn toàn không phụ thuộc vào sự kiểm soát cũng như chỉ đạo từ người thuê mướn, xét trên cả hợp đồng lẫn quá trình làm việc thực tế, (ii) Người làm việc thực hiện công việc nằm ngoài quy trình thông thường trong hoạt động kinh doanh của người thuê mướn. Người làm việc theo hợp đồng cung cấp những công việc, dịch vụ có vai trò tương đương với NLĐ hiện hữu sẽ được xem là đang làm việc theo quy trình thông thường trong hoạt động kinh doanh của người thuê mướn và (iii) Người làm việc thường xuyên tham gia vào hoạt động thương mại được xác định độc lập, nghề nghiệp hoặc công việc kinh doanh có cùng bản chất với công việc mà họ đang thực hiện. Người thuê mướn phải chứng minh hoạt động kinh doanh độc lập của người làm việc đang tồn tại vào thời điểm công việc được thực hiện. Nếu hoạt động kinh doanh chỉ được hình thành trong tương lai thì sẽ không thoả mãn tiêu chí này.  Như vậy, vận dụng bài học kinh nghiệm của Mỹ, chúng ta có thể sử dụng “phép thử ABC” để nhận diện dấu hiệu quản lý trong QHLĐ. Đó là (1) người thuê mướn có trách nhiệm chứng minh người làm việc không phải là NLĐ, chứng minh họ không kiểm soát người làm việc xét trên cả hợp đồng lẫn quá trình làm việc thực tế và (2) Xác định sự quản lý giám sát chỉ là ở mức tối thiểu đối với công việc mà người làm việc đảm nhận. -  Sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 32 BLTTDS năm 2015 theo hướng mở rộng hơn thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động và bổ sung thêm loại việc tranh chấp về hợp đồng làm việc. Như chương 2 đã phân tích, thực tiễn xét xử thời gian qua đã cho thấy cùng với việc ký HĐLĐ, NSDLĐ có xu hướng ngày càng có nhiều thoả thuận thêm hoặc khác với NLĐ để ràng buộc các quyền, nghĩa vụ của NLĐ liên quan đến HĐLĐ. Vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến các thoả thuận này, Toà án gặp nhiều vướng mắc trong xác định thẩm quyền theo loại việc và áp dụng pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp (thẩm quyền quyết định). Trong khi đó, Khoản 3 Điều 32 BLTTDS năm 2015 quy định những tranh chấp liên quan đến lao động chỉ giới hạn bởi bốn (04) loại tranh chấp. Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới đều xác định tất cả những thoả thuận giữa các bên của HĐLĐ có liên quan đến việc giao kết, thực hiện hoặc chấm dứt HĐLĐ khi phát sinh tranh chấp được xác định là VALĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Vì thế, luận án đề xuất sửa đổi quy định về tranh chấp liên quan đến QHLĐ và bổ sung thêm một số loại tranh chấp vào Điều 32 BLTTDS năm 2015 như sau: “Điều 32. Những tranh chấp về lao động, tranh chấp liên quan đến lao động và tranh chấp về hợp đồng làm việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: Tranh chấp về học nghề, tập nghề; Tranh chấp về cho thuê lại lao động; Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Tranh chấp về hợp đồng làm việc”. Cần cho phép Toà án được quyền công nhận biên bản hoà giải thành của Hội đồng hoà giải cơ sở.  Như chương 2 đã phân tích, TCLĐ được hoà giải thành tại Hoà giải viên lao động nhưng nếu một bên không thực hiện thiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì bên kia chỉ có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, việc hoà giải tại Hoà giải viên lao động là không hữu ích, khiến việc giải quyết TCLĐ bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Biên bản hoà giải thành tại Hoà giải viên lao động không ràng buộc được nghĩa vụ của các bên. Dù có hoà giải thành tại Hoà giải viên lao động thì khả năng phải khởi kiện tiếp tại Toà án cũng khá cao. Trong khi đó, Điều 416 BLTTDS năm 2015 có quy định về việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án: “Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải”. Do đó, thiết nghĩ pháp luật nên cho phép các bên được quyền gửi đơn ra Toà án để yêu cầu Toà án công nhận biên bản hoà giải thành của hội đồng Hoà giải cơ sở theo thủ tục việc lao động. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành mà còn thực hiện được các nhiệm vụ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam có nền tư pháp dễ tiếp cận, bảo đảm được quyền tiếp cận công lý của các chủ thể, thực hiện được việc kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với tố tụng tư pháp. Hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm cần đảm bảo thực hiện theo cơ chế ba bên. Cơ chế ba bên là cơ chế đặc trưng của QHLĐ. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), cơ chế ba bên là sự tương tác của Nhà nước, bên sử dụng lao động và bên lao động với tư cách là những đối tác bình đẳng và độc lập để tìm kiến giải pháp cho những vấn đề họ cùng quan tâm. Cơ chế ba bên này đã được thể hiện trong một số quy định của pháp luật như cơ cấu về Hội đồng tiền lương quốc gia, cơ cấu Hội đồng trọng tài lao động218. Điều 63 BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định: Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trường hợp  đặc biệt thì có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên đối với VALĐ thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động. Tuy nhiên, để tăng cường cơ chế ba bên trong QHLĐ, thiết nghĩ hội đồng xét xử sơ thẩm VALĐ nên đảm bảo quy định của cơ chế ba bên. Hai hội thẩm của hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ là đại diện của hai bên trong QHLĐ.  3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền quyết định của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động Như chương 2 đề cập, vướng mắc lớn nhất khi thực hiện thẩm quyền quyết định của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động là do pháp luật lao động còn có nhiều quy định mang tính định tính, chưa cụ thể. Các quy định đó đã ảnh hưởng, tác động mạnh đến thẩm quyền quyết định của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động. Vì vậy, hoàn thiện những quy định này sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và tính công bằng trong thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án, giúp Toà án có sự thống nhất trong việc ra các quyết định giải quyết vụ việc lao động.. Cần mở rộng phạm vi đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ trong lĩnh vực lao động tạo sự thống nhất trong việc xét xử các vụ việc lao động.  Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử nói chung, nâng cao chất lượng thực hiện thẩm quyền của Toà án nói riêng chính là cần phải ban hành án  lệ. Pháp luật nội dung không thể dự liệu được hết tất cả các tình huống sẽ phát sinh trong thực tiễn và trong điều kiện quy định pháp luật nội dung còn mang tính chất định tính thì án lệ chính là giải pháp hữu hiệu để thống nhất áp dụng trong hoạt động xét xử, đảm bảo quyền được xét xử công bằng của Toà án. Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 63 án lệ được công bố để Toà án áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động mới chỉ có 01 án lệ (Án lệ số 20) được áp dụng để xác định QHLĐ sau khi các bên ký hợp đồng thử việc. Trong khi đó, thực tiễn xét xử các vụ việc lao động chỉ ra rằng có nhiều quy định pháp luật cần phải có sự áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử. Chẳng hạn như quy định về hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của NSDLĐ để xử lý kỷ luật sa thải, quy định về mức phạt, bồi thường thời hạn tối đa phải làm việc cho NSDLĐ khi NLĐ vi phạm cam kết đào tạo. Hiện nay, trừ trường hợp Thẩm phán TAND tối cao, Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đề xuất, các tổ chức và cá nhân khác muốn đề xuất thì án lệ chỉ được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Mặc dù bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án có thể là bản án phúc thẩm hoặc bản án sơ thẩm nhưng trên thực tế nội dung đề xuất phát triển án lệ lại có thể xuất phát từ bản án sơ thẩm. Nếu bản án phúc thẩm có quyết định giải quyết nội dung vụ án khác với bản án sơ thẩm thì trong trường hợp đó đề xuất phát triển án lệ từ bản án sơ thẩm không được chấp nhận vì đó không phải là đề xuất từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Kinh nghiệm của các quốc gia khác cho thấy, án lệ được phát triển không nhất thiết phải từ bản án phúc thẩm mà có thể từ các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Bên  cạnh đó, khi xây dựng án lệ, Việt Nam hiện nay mới đang tập trung vào việc đảm bảo chất lượng đầu ra của án lệ, tức là chú trọng vào việc lựa chọn bản án, quyết định công bố làm án lệ mà chưa chú trọng vào nâng cao chất lượng đầu vào của án lệ. Do đó, cần mở rộng phạm vi bản án, quyết định có nội dung đề xuất phát triển thành án lệ theo hướng bỏ cụm từ “đã có hiệu lực pháp luật của Toà án” tại Điều 3 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Đồng thời, để các bản án, quyết định có thể đề xuất phát triển thành án lệ thì những lập luận, phân tích trong bản án, quyết định phải mang tính khái quát có giá trị áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự; phải phân tích, làm rõ những căn cứ pháp lý để Tòa án ra phán quyết. Trong lĩnh vực lao động thì đây là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc số lượng án lệ được công bố trong thời gian qua chưa nhiều bởi các Thẩm phán ở Việt Nam không thường xuyên được tiếp xúc, giải quyết các vụ việc lao động. Như vậy, cần phải nâng cao chất lượng soạn thảo bản án, quyết định và mở rộng phạm vi đề xuất bản án, quyết định phát triển án lệ mới có cơ hội để có thể nhanh chóng, phát triển bổ sung được án lệ trong lĩnh vực lao động. - Bổ sung quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh để tạo cơ sở pháp lý cho Toà án ra phán quyết. Như trên đã phân tích, pháp luật lao động Việt Nam chưa có quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh (NDA) mà mới chỉ có các quy định về tiết lộ bí mật kinh doanh. Bởi vậy khi tranh chấp phát sinh, Toà án đã có quan điểm khác nhau ở những vụ việc tương tự. Điều này rõ ràng thể hiện sự không thống nhất trong việc xác định loại tranh chấp cũng như hướng giải quyết. Bởi vậy, pháp luật lao động Việt Nam cần phải có quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh làm cơ sở pháp lý cho Toà án giải quyết các vụ việc, cụ thể nên quy định theo hướng: Thứ nhất, quy định về khái niệm thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động, theo hướng “là thoả thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc NLĐ không đứng ra tự mình thành lập hoặc không tham gia vào QHLĐ với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện hoạt động cạnh tranh với NSDLĐ, trong thời gian thực hiện HĐLĐ hoặc sau khi hết thời hạn của HĐLĐ trong một khoảng thời gian nhất định và hậu quả pháp lí trong trường hợp có vi phạm”. Thứ hai, quy định về chủ thể và mục đích của thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh hướng đến việc bảo vệ bí mật thông tin, bí mật kinh doanh của NSDLĐ nhưng lại hạn chế “quyền việc làm” của NLĐ. Vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể về chủ thể và mục đích của thoả thuận hạn chế cạnh tranh như những vấn đề liên quan đến bí mật thương mại; lợi thế thương mại; kết nối thương mại với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp; thông tin kĩ thuật-công nghệ; sự ổn định của lực lượng lao động và thông tin mật.  Thứ ba, cần quy định các giới hạn của thoả thuận hạn chế cạnh tranh gồm phạm vi công việc bị hạn chế và thời gian không được làm việc của NLĐ cho NSDLĐ là đối thủ cạnh tranh. Về thời gian không được làm việc của NLĐ cho NSDLĐ là đối thủ cạnh tranh nên theo kinh nghiệm pháp luật của một số nước (như Anh, Hoa Kỳ, Đức) quy định là 12 tháng. Thứ tư, quy định khoản tiền hỗ trợ cho NLĐ khi ký thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh, NLĐ cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong một thời gian nhất định nên trong khoảng thời gian này, NLĐ có thể không có việc làm nên không có thu nhập. Bởi vậy, trong thời gian thực hiện thoả thuận, NSDLĐ phải có trách nhiệm bù đắp khoản thu nhập đó để đảm bảo cho NLĐ duy trì cuộc sống. Theo kinh nghiệm của các nước (Mỹ, Anh, Đức), NSDLĐ có trách nhiệm hỗ trợ cho NLĐ mức tối thiểu bằng 50% tiền lương bình quân của 12 tháng liền trước của NLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ; trường hợp mức 50% này thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng thì mức hỗ trợ bằng tiền lương tối thiểu vùng223. Thứ năm, quy định chế tài xử lí hành vi vi phạm thoả thuận hạn chế cạnh tranh để ràng buộc trách nhiệm của NLĐ. NSDLĐ và NLĐ có quyền thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong trường hợp NLĐ có hành vi vi phạm  nghĩa vụ của thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp này thuộc về NSDLĐ nhưng mức bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm cần được giới hạn ở mức độ nhất định bởi việc buộc NLĐ phải bồi thường số tiền lớn so với khả năng tài chính của họ có thể gây khó khăn nghiêm trọng đến đời sống của NLĐ. - Bổ sung hướng dẫn chi tiết hoặc thông qua án lệ hướng dẫn xét xử về lý do “dịch bệnh nguy hiểm... mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”; về cách xác định hành vi và thiệt hại làm căn cứ xử lý kỷ luật sa thải NLĐ. Như đã phân tích, BLLĐ năm 2019 cho phép NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ vì lý do “dịch bệnh nguy hiểm... mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”. Tuy nhiên thế nào là tìm mọi biện pháp khắc phục thì hiện nay chưa có sự giải thích. Đợt dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lấy lý do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 để đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ. Một số vụ án đã được Toà án thụ lý giải quyết và tuyên là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Tuy nhiên, các phán quyết này vẫn còn có sự tranh luận khác nhau. Bởi vậy, để thuận tiện cho NSDLĐ thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và cũng là để thuận lợi cho Toà án trong việc ra phán quyết, cần phải có hướng dẫn chi tiết hoặc thông qua án lệ hướng dẫn xét xử về vấn đề này. Thiết nghĩ, ít nhất NSDLĐ phải chứng minh được tình trạng khó khăn về nguyên vật liệu, thị trường; doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút, còn đang nợ thuế, nợ BHXH, NSDLĐ đã có đơn xin hỗ trợ khó khăn do đại dịch covid…. Bên cạnh đó, cách xác định hành vi và thiệt hại làm căn cứ xử lý kỷ luật sa thải NLĐ tại khoản 2 Điều 125 BLLĐ năm 2019 cũng là vướng mắc rất lớn. Sau nhiều lần sửa đổi của pháp luật lao động, vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ. Thực tế pháp luật lao động hiện hành quy định rất chung chung nên khi áp dụng NSDLĐ thường hiểu sai về hành vi gây thiệt hại, đe doạ gây thiệt hại hoặc xác định  sai cách tính thiệt hại. NSDLĐ luôn xác định bất cứ hành vi nào của NLĐ mà gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đều là hành vi vi phạm KLLĐ mà không cần biết đó có phải là hành vi vi phạm KLLĐ hay không. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy có sự không thống nhất trong xét xử về nội dung này. Vì vậy, để tạo thuận lợi trong áp dụng và thống nhất trong hoạt động xét xử, luận án đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 125 BLLĐ năm 2019 như sau: “2. NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. Mức thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong nội quy lao động của NSDLĐ. Việc xác định thiệt hại về tài sản, lợi ích của NSDLĐ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự”. - Bổ sung quy định về thanh toán thay thế cho thời hạn báo trước. Theo quy định, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thực hiện nghĩa vụ báo trước. Thời hạn báo trước đối với từng trường hợp được xác định theo loại HĐLĐ: (i) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; (ii) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 đến 36 tháng; (iii) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn mà bị ốm đau hay tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục hoặc 120 ngày đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù 229. Đối với NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuy không cần phải nêu lý  do nhưng cũng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước 45 ngày, 30 ngày, 3 ngày tuỳ theo loại hợp đồng230. Trường hợp các bên NSDLĐ hay NLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước đều có trách nhiệm phải bồi thường cho phía bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trên thời gian vi phạm. Mục đích của thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ đối với NLĐ chính là để có thời gian cho NLĐ tìm kiếm công việc mới và khoản tiền bồi thường nếu vi phạm chính là để bù đắp hỗ trợ thu nhập trong thời gian tìm kiếm việc làm mới này.  Việc cho phép thanh toán thay thế cho thông báo sẽ vừa trao cho NSDLĐ sự linh hoạt, chủ động trong quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ thời vẫn đảm bảo cho NLĐ có thu nhập ổn định trong thời gian không đi làm. NLĐ được nghỉ làm sớm sẽ có thời gian để tìm kiếm một công việc mới. Bên cạnh đó, việc thay thế này còn làm giảm sự khó xử, bối rối phải “chạm mặt” nhau của NSDLĐ và NLĐ khi phải tiếp tục làm việc cùng nhau trước khi chấm dứt HĐLĐ khi mối quan hệ giữa hai bên đã có những rạn nứt nhất định. Thậm chí còn tránh được tình trạng NLĐ biết mình khi bị chấm dứt HĐLĐ sẽ không hợp tác, thiếu thiện chí và thực hiện những hành vi dẫn đến ảnh hưởng cũng như gây thiệt hại cho NSDLĐ.  Pháp luật của nhiều quốc gia đã thừa nhận và quy định vấn đề này. Theo một nghiên cứu gần đây về pháp luật lao động của 62 quốc gia, khoảng 70?́c quốc gia được phân tích, NLĐ được hưởng một khoảng thời gian báo trước. Ở hầu hết các quốc gia này, thời hạn thông báo có thể được thay thế bằng khoản bồi thường một lần thay cho thời gian báo trước (thường tương đương với khoản thù lao mà NLĐ sẽ nhận được trong thời gian thông báo), hoặc được trả lương đều đặn cho đến khi hết thời hạn báo trước231. Vì vậy, thiết nghĩ pháp luật lao động Việt Nam cũng  229 Khoản 2 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và QHLĐ. 230 Khoản 1 Điều 35 BLLĐ năm 2019. 231 https://www2.deloitte.com/gu/en/pages/legal/articles/international-employment-lawguide.html   nên cho phép NSDLĐ có thể trả một khoản tiền cho NLĐ thay cho thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nghiên cứu sinh đề xuất bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ năm 2019 cho phép NSDLĐ trả cho NLĐ khoản tiền thay thế thời hạn báo trước nếu NSDLĐ mong muốn NLĐ không tiếp tục làm việc trong thời hạn báo trước đó, cụ thể: “Trường hợp NSDLĐ không muốn NLĐ tiếp tục đến chỗ làm việc trong thời hạn báo trước thì có thể trả cho NLĐ một khoản tiền thay thế tương ứng với thời hạn báo trước để yêu cầu NLĐ nghỉ làm trước khi kết thúc thời hạn báo trước”. Tương tự, NLĐ nếu muốn cũng có thể thanh toán cho NSDLĐ một khoản tiền thay thế cho nghĩa vụ báo trước.  Bổ sung quy định về thoả thuận bằng văn bản của NSDLĐ với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi kỷ luật sa thải đối với NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở vào trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ. Thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều vụ việc NSDLĐ không nắm bắt được quy định bắt buộc phải thoả thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi sa thải NLĐ là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn. Vì vậy, để thuận tiện cho áp dụng pháp luật đồng thời tránh được những sai sót, vi phạm khi áp dụng trách nhiệm KLLĐ, nghiên cứu sinh đề xuất sửa đổi, bổ sung thêm quy định này trong Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP theo hướng như sau: “4. Trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, trước khi tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, NSDLĐ phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Nếu không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo, NSDLĐ mới có quyền quyết định”. Sửa đổi, bổ sung quy định về thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ bị sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.  Điều 41 BLLĐ năm 2019 quy định trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 BLLĐ, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ. Khi xét xử, Toà án chỉ tuyên ở mức tối thiểu là 2 tháng lương theo hợp đồng trong khi thời gian còn lại của hợp đồng là khác nhau giữa những NLĐ. Thiết nghĩ, trường hợp này về bản chất cũng là NLĐ bị mất việc làm nên có thể áp dụng mức bồi thường tương tự như mức trợ cấp mất việc làm nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Do đó cần sửa quy định tại khoản 3 Điều 41 theo hướng NSDLĐ phải bồi thường thêm cho NLĐ mỗi năm làm việc còn lại trong HĐLĐ là 01 tháng lương theo HĐLĐ nhưng ít nhất là 02 tháng lương. Bổ sung thêm trường hợp HĐLĐ mất hiệu lực pháp luật. Việt Nam hiện nay mới chỉ có quy định về HĐLĐ vô hiệu gồm HĐLĐ vô hiệu từng phần và HĐLĐ vô hiệu toàn bộ. Về hậu quả pháp lý, bên cạnh việc HĐLĐ bị tuyên vô hiệu, một số trường hợp khác khi NSDLĐ vi phạm các quy định về giao kết HĐLĐ như giao kết thiếu nội dung HĐLĐ, giao kết sai loại HĐLĐ, hoặc giao kết sai hình thức HĐLĐ sẽ dẫn đến việc NSDLĐ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính. Pháp luật của một số nước như Pháp thì cho rằng một hợp đồng được giao kết hợp lệ với đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực nhưng lại thiếu đi một hoặc một số các yếu tố thiết yếu của hợp đồng thì hợp đồng đó có thể không bị vô hiệu nhưng sẽ bị coi là mất hiệu lực. Việc mất đi các yếu tố cần thiết của hợp đồng có thể kể đến việc hợp đồng được giao kết không đầy đủ nội dung hay loại hợp đồng không phù hợp…khiến cho các hợp đồng đó không được đảm bảo phù hợp để giao kết. Sự mất hiệu lực khiến hợp đồng đó chấm dứt và có thể dẫn đến sự bồi hoàn trong một số trường hợp đủ điều kiện. Hợp đồng vô hiệu và hợp đồng mất hiệu lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đủ điều kiện để có hiệu lực; còn hợp đồng mất hiệu lực là hợp đồng đã thoả mãn các điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng này lại thiếu đi một trong các nội dung cần thiết của hợp đồng. Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm của các nước để bổ sung quy định về HĐLĐ mất hiệu lực sẽ đầy đủ và sâu sắc hơn.  Bổ sung quy định về chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công làm cơ sở để Toà án phân định đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.  Theo quy định của BLLĐ năm 2019, một trong những căn cứ để xác định đình công hợp pháp hay bất hợp pháp là về chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công. Chủ thể có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công là tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên TCLĐ tập thể có quyền đình công. Theo Điều 170 BLLĐ năm 2019, tổ chức đại diện NLĐ bao gồm: Công đoàn và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Cả hai tổ chức này đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ. Cũng theo quy định của pháp luật, tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt được các điều kiện là phải đạt được tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số NLĐ trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về tỷ lệ thành viên tối thiểu này. Bởi vậy, pháp luật cần có hướng dẫn về vấn đề này. Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có hướng dẫn về việc thành lập cũng như tổ chức hoạt động của tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp. Pháp luật cũng chưa có quy định về số lượng thành viên tối thiểu để thành lập tổ chức đại diện NLĐ. Vì vậy, cần có sớm có sự hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động của tổ chức này. Có như vậy thì quyền thương lượng tập thể của NLĐ mới phát huy tác dụng và có cơ sở để xác định về tính hợp pháp của đình công. Tiếp tục sửa đổi thủ tục xét tính hợp pháp của đình công theo hướng đơn giản hoá để Toà án có thể thụ lý việc xét tính hợp pháp của đình công.  Như trên đã phân tích, thực tế cho thấy thông thường NSDLĐ là bên nộp đơn không ghi hoặc ghi nhưng không chứng minh được những ai là người lãnh đạo cuộc đình công; không có các tài liệu chứng minh về cuộc đình công (như Quyết định đình công, Bản yêu cầu của tập thể lao động) nên đều bị trả lại đơn hoặc nếu đã thụ lý rồi thì bị đình chỉ giải quyết. Tuy nhiên có thể thấy rằng một số tài liệu như quyết định đình công, bản yêu cầu của tập thể lao động là những tài liệu để xem xét về tính hợp pháp của cuộc đình công. NSDLĐ khi gửi đơn yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của đình công thiết nghĩ không bắt buộc phải cung cấp được các tài liệu này. Bởi vậy cần đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện để NSDLĐ có thể yêu cầu Toà án xét tính hợp pháp của đình công, qua đó sẽ hạn chế được các cuộc đình công bất hợp pháp của NLĐ. Bên cạnh đó cần có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ do đình công bất hợp pháp gây ra ở các khía cạnh: chủ thể bồi thường, về xác định thiệt hại để bồi thường, về thủ tục đòi bồi thường… Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành mà còn thực hiện được các nhiệm vụ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam vì một nền tư pháp công bằng, pháp quyền, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, thực hiện được đúng đắn quyền tư pháp. 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động Nâng cao năng lực cho đội ngũ Thẩm phán xét xử vụ việc lao động. Toà án không thể tự mình thực hiện thẩm quyền của mình mà phải thông qua Thẩm phán. Việc thực hiện, áp dụng đúng hay trái pháp luật là do đội ngũ Thẩm phán quyết định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án thì điều quan trọng, trước tiên là phải nâng cao năng lực xét xử VALĐ của đội ngũ Thẩm phán như tăng cường số lượng Thẩm phán, xây dựng cơ chế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả tính độc lập của Thẩm phán trong xét xử, tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra xét xử và xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi chuyên môn, kiến thức pháp luật lao động và tinh thông kỹ năng xét xử các VALĐ. Giải pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo mời các chuyên gia, giảng viên pháp luật lao động để tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới hoặc cử người của mình tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị khác. Và điều quan trọng, hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng năm chứ không phải là làm một lần là xong. Ngoài ra, Toà án cũng có thể xây dựng các tình huống điển hình, tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm về xét xử. Bên cạnh đó, ngành Toà án cũng cần siết chặt kỷ luật cán bộ, xem xét kỷ luật về đảng những cán bộ Toà án không chấp hành nhiệm vụ được giao, có thái độ phục vụ người dân không đúng mực, có biểu hiện tham nhũng, thoái hóa về mặt tư tưởng đạo đức. Bên cạnh kỷ luật, cần có chế độ khen thưởng kịp thời cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết án để động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ Toà án. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho NLĐ và NSDLĐ nhằm hạn chế tranh chấp lao động phát sinh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là bước đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi xử sự của các công dân nói chung và chủ thể trong QHLĐ nói riêng. Vì vậy, mà công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, TAND trên địa bàn cần chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến quy định của BLTTDS năm 2015, BLLĐ năm 2019 và quy định về giải quyết TCLĐ để mọi chủ thể hiểu được vị trí, tầm quan trọng và các nội dung quy định pháp luật nhằm thực hiện tốt cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Qua đó cũng giúp cho ý thức pháp luật của NLĐ, NSDLĐ được nâng cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật phải được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, thông qua những biện pháp thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao, chẳng hạn như thông qua việc phát “tờ rơi”;“tờ gấp”; trao đổi qua các buổi sinh hoạt của cơ quan, đoàn thể, họp tổ hoặc qua các trang mạng xã hội, ...nhất là khi có các văn bản pháp luật mới được ban hành. Mặt khác cũng cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, phát động sự tham gia tích cực của NLĐ và NSDLĐ góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật lao động nói chung và các quy định giải quyết tranh chấp lao động nói riêng đến NLĐ. Đồng thời, cần định kỳ tổ chức hướng dẫn, đối thoại chính sách pháp luật lao động cho các cán bộ doanh nghiệp, NLĐ, đại diện các hiệp hội, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tập đoàn kinh tế, đại diện cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương tập trung đông lao động như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc ... và trả lời các câu hỏi vướng mắc, áp dụng tình huống thực tế thông qua các Hội nghị đối thoại pháp luật lao động với doanh nghiệp. Cần xây dựng môi trường làm việc theo pháp luật trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể về nội dung, hình thức, thời gian tuyên truyền. Chủ động đề nghị với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp cung cấp các văn bản, tài liệu về pháp luật lao động. Cử cán bộ của doanh nghiệp tham gia đầy đủ, nghiêm túc và đúng thành phần các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Nội quy lao động tại doanh nghiệp phải chi tiết, rõ ràng và đầy đủ các nội dung, phải chú ý nghiên cứu những phong tục tập quán riêng có của người Việt Nam để quy định cho phù hợp; phải tham khảo ý kiến NLĐ trước khi ban hành; phải được tuyền truyền, phổ biến rộng rãi cho NLĐ. Phải nghiên cứu kỹ và tôn trọng pháp luật Việt Nam để xây dựng những quy định cho phù hợp, tránh những trường hợp vi phạm những quy định của pháp luật. Thực hiện tốt chính sách động viên khuyến khích để NLĐ yên tâm làm việc và cống hiến như: (i) Trả lương cho NLĐ xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, đặc biệt là lao động trực tiếp. Các khoản phụ cấp ngoài lương phải thể hiện rõ là chính sách khuyến khích động viên, chứ không phải là biện pháp quản lý NLĐ bằng kinh tế và thủ thuật hạ thấp mức đóng (BHXH), (ii) cần xem xét xây dựng nhà ở, hoặc phải có chính sách hỗ trợ tiền nhà thỏa đáng cho công nhân, (iii) xem xét ký hợp đồng lao động dài hạn đối với NLĐ để họ yên tâm làm việc lâu dài ở DN… Tăng cường đối thoại tại nơi làm việc xây dựng các cơ chế trao đổi thông tin trong doanh nghiệp để có sự thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau, tránh những bức xúc, hiểu lầm hay tranh chấp không được giải tỏa kịp thời đã làm cho quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ hay căng thẳng và thiếu sự gắn bó. Đối với tổ chức đại diện cho NLĐ (công đoàn): cần tổ chức đào tạo chuyên nghiệp cho người làm công đoàn về kỹ năng đàm phán, thương lượng, phát triển hài hoà quan hệ lao động tại nơi làm việc… Xây dựng khung năng lực cán bộ công đoàn làm căn cứ rà soát, sắp xếp lại đội ngũ và làm cơ sở để phát triển nguồn cán bộ công đoàn. Đối với NSDLĐ/chủ doanh nghiệp/tổ chức đại diện cho NSDLĐ: các chủ doanh nghiệp cần được đào tạo, thực hành các kỹ năng liên quan đến quản lý xung đột, giải quyết xung đột bằng các chiến lược, kỹ năng kích thích xung đột bằng các chính sách (điều khoản) có liên quan đến việc đàm phán hợp đồng; chấp nhận xung đột như mong muốn trong những thời điểm nhất định;... Các tổ chức đại diện cho NSDLĐ cần thực hiện xúc tiến thương mại và đầu tư song song với việc đối thoại, thương lượng với đại diện NLĐ để tham vấn, ký kết thoả ước lao động tập thể, hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển quan hệ lao động thông qua việc xây dựng đủ đội ngũ nhân sự, chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu về quan hệ lao động.Kết luận chương Trên cơ sở những nội dung được trình bày ở chương 3, luận án rút ra một số kết luận như sau: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động cho thấy yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa một số quy định pháp luật. Việc hoàn thiện phải đảm bảo, đáp ứng định hướng phát triển thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng hội nhập quốc tế cũng như điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam; phải khắc phục những điểm bất hợp lý, đảm bảo tính khả thi và đồng bộ trong quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các vụ việc lao động; đáp ứng định hướng cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và phải gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành, thực hiện pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật không chỉ ở những quy định pháp luật lao động mà còn phải quan tâm đến quy định pháp luật tố tụng để đảm bảo tính tương thích, thống nhất của hệ thống pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động. Tăng cường ban hành án lệ trong lĩnh vực lao động là giải pháp cấp bách trong điều kiện hiện nay nhằm đảm bảo tính công bằng trong xét xử. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động cũng cần phải chú ý đến những giải pháp năng lực xét xử, năng lực nhận thức kiến thức pháp luật lao động cho NLĐ và NSDLĐ, xây dựng cơ chế 3 bên hiệu quả và tạo dựng môi trường làm việc theo pháp luật trong doanh nghiệp.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 
2.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết vụ án lao động và thực tiễn thực hiện 2.1.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền xem xét giải quyết vụ án lao động của Tòa án và thực tiễn thực hiện 2.1.1.1. Thẩm quyền theo loại việc  Như chương 1 đã phân tích, VALĐ là các TCLĐ được Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định đối với đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để có cơ sở cho việc Toà án xác định là VALĐ, BLLĐ năm 2019 đã đưa ra khái niệm TCLĐ. Theo đó TCLĐ là“tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt QHLĐ, tranh chấp giữa các tổ chức đại diện NLĐ với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến QHLĐ”. So với BLLĐ năm 2012, khái niệm về TCLĐ theo BLLĐ năm 2019 đã được mở rộng, bao quát và quy định cụ thể rõ ràng hơn. TCLĐ ở đây được xác định phát sinh trên ba quan hệ chính. Đó là QHLĐ, quan hệ giữa các tổ chức đại diện với nhau và quan hệ có liên quan đến QHLĐ. BLLĐ năm 2019 đã xác định rõ tranh chấp phát sinh từ QHLĐ bao gồm cả tranh chấp phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ. Quy định này đã tạo nên sự thống nhất trong chính nội hàm của pháp luật lao động đồng thời góp phần giải quyết hiệu quả, nhanh chóng và linh hoạt các mâu thuẫn, xung đột trong QHLĐ, duy trì sự phát triển bền vững của thị trường sức lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong QHLĐ. BLLĐ năm 2019 cũng đã xác định TCLĐ bao gồm cả những tranh chấp phát sinh từ  quan hệ có liên quan đến QHLĐ, tức là tranh chấp có thể phát sinh giữa các chủ thể không phải là chủ thể của QHLĐ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thừa nhận các TCLĐ trên thực tế, giúp các thẩm phán nhận diện rõ hơn về VALĐ.  Theo BLLĐ năm 2019, các TCLĐ được giải quyết theo mô hình sau:  Hình 1: Mô hình tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ Với mô hình trên, cơ chế giải quyết TCLĐ trong BLLĐ năm 2019 đã kết hợp hai loại thủ tục tố tụng, tố tụng ngoài Toà án (được tiến hành bởi Hội đồng trọng tài lao động) và tố tụng dân sự tại Toà án với 03 chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Cơ chế này tạo thuận lợi cho các bên linh hoạt thực hiện quyền lựa chọn chủ thể giải quyết tranh chấp, bảo đảm tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Hòa giải về cơ bản là bước khởi đầu trong toàn bộ thủ tục tố tụng giải quyết TCLĐ và Tòa án là nơi kết thúc việc giải quyết tranh chấp. Điểm mới của BLLĐ năm 2019 là bổ sung thêm Hội đồng Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết TCLĐ.  Theo quy định tại Điều 32 BLTTDS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung bởi BLLĐ năm 2019, Toà án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động, được chia thành các nhóm tranh chấp: TCLĐ cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ không phải qua hoà giải hoặc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định (05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu) mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải. Trường hợp hai bên TCLĐ cá nhân thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập (07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu) hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp (30 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập) hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động104 thì Toà án có thẩm quyền giải quyết. TCLĐ tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên TCLĐ tập thể về quyền thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì Toà án có thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp liên quan đến lao động gồm 04 loại: (1) tranh chấp về học nghề,  tập nghề; (2) tranh chấp về cho thuê lại lao động; (3) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; (4) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định, các TCLĐ trước hết phải được giải quyết tại Hòa giải viên lao động sau đó mới được giải quyết tại Tòa án trừ một số loại tranh chấp như trên đã đề cập. Những TCLĐ không phải qua thủ tục hoà giải là những tranh chấp có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ (như sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ) nên cần phải giải quyết nhanh chóng. Hoặc do tính chất phức tạp của tranh chấp, nếu có giải quyết tại Hòa giải viên cũng khó thành công nên để Tòa án giải quyết luôn tránh tình trạng kéo dài thời gian giải quyết, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của các bên tranh chấp khi bị xâm phạm, đặc biệt là NLĐ - chủ thể vốn có vị trí yếu thế hơn trong QHLĐ. Trong các loại tranh chấp nêu trên, đối với tranh chấp về hoàn trả chi phí đào tạo, BLLĐ năm 1994 xác định tranh chấp này là tranh chấp về bồi thường thiệt hại nên NSDLĐ có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án mà không cần thiết phải qua hòa giải tại Hòa giải viên lao động. Nhưng đến BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019 thì xác định đây là hoàn trả chi phí đào tạo, không phải bồi thường nên tranh chấp này lại bắt buộc phải hòa giải tại Hòa giải viên lao động rồi mới ra Tòa án giải quyết. So với BLLĐ năm 2012, đối với các TCLĐ có thể khởi kiện luôn ra Toà án, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm loại tranh chấp giữa NLĐ thuê lại với NSDLĐ thuê lại. Đối với TCLĐ cá nhân, dù Ban trọng tài lao động có quyết định giải quyết tranh chấp nhưng nếu các bên không thực hiện, thi hành quyết định thì Toà án lại phải giải quyết lại tranh chấp khi có yêu cầu.  Cần lưu ý rằng khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì không có lý do không có  điều luật để áp dụng106. Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng thì Tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng107. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật thì Chánh án Tòa án có văn bản kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái pháp luật108. Tòa án cũng có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự109. Thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy số lượng các vụ việc lao động mà Toà án thụ lý giải quyết cũng tương đối dù ít hơn rất nhiều so với các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh - thương mại. Trên cơ sở số liệu thống kê của Vụ Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao và Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành Toà án, chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch này. Cụ thể:  2017110 2018 2019111 2020112 2021 2022113 Vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 372.134  415.763  452.621 444.402 Vụ việc lao động thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 4.810 3.710 3.648 3.674 2.802 2.884  Điều 4 BLTTDS năm 2015. Điều 43, 44, 45 BLTTDS năm 2015. Điều 221 BLTTDS năm 2015. Điều 34 BLTTDS năm 2015. Báo cáo tổng kết năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các Toà án của Toà án nhân dân tối cao. Báo cáo số 01/BC-TA ngày 9/01/2020 của Toà án nhân dân tối cao tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các Toà án, tr. 3 - 4. Báo cáo số 01/BC-TA ngày 9/01/2020 của Toà án nhân dân tối cao tổng kết công tác năm 2019  và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các Toà án, tr. 4. Báo cáo tóm tắt ngày 22/12/2022 của Toà án nhân dân tối cao tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các Toà án, tr. 1 Thực tiễn giải quyết VALĐ tại Toà án trong những năm vừa qua cho thấy một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất, TCLĐ chủ yếu và phổ biến là TCLĐ cá nhân, ngày càng có chiều hướng gia tăng nhưng không đồng đều giữa các địa bàn lãnh thổ và khu vực kinh tế. TCLĐ xảy ra chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...Vì thế, Toà án tại các tỉnh, thành phố này giải quyết các vụ việc lao động nhiều hơn các Toà án tại các địa phương khác. Thứ hai, loại việc tranh chấp mà các Tòa án thụ lý giải quyết chủ yếu là các tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ; tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương; tranh chấp về BHXH, BHYT, BHTN. Từ năm 2020 trở lại đây, do dịch bệnh Covid -19 ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất kinh doanh nên những TCLĐ về chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu hoặc vì lý do kinh tế, dịch bệnh, về BHXH, về tiền lương tăng nhiều. Thứ ba, đại đa số người khởi kiện trong các VALĐ là NLĐ. Cùng với sự phát triển hoàn thiện pháp luật, việc xác định tranh chấp nào là TCLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án được dễ dàng hơn. Song bên cạnh đó, vẫn còn có những vướng mắc phát sinh trong xác định loại việc thuộc thẩm quyền của Toà án. i) Đối với các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động TCLĐ chỉ có thể được xác định khi có sự tồn tại QHLĐ thông qua HĐLĐ.  Tuy nhiên, vì các lý do và mục đích khác nhau, NSDLĐ đã không giao kết HĐLĐ mà sử dụng hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyên gia, hợp đồng tư vấn kỹ thuật, hợp đồng đại lý hoặc hợp đồng đào tạo, hợp đồng học việc thay cho HĐLĐ nhằm trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khi phát sinh tranh chấp rất khó xác định về bản chất có phải HĐLĐ không, nhất là các hợp đồng trong nền kinh tế chia sẻ như tranh chấp giữa người lái xe Grab với công ty kinh doanh dịch vụ Grab, hoặc những trường hợp đòi bồi thường tai nạn của những NLĐ trong các khu mỏ đá, xưởng dệt may, xưởng nhuộm mà giữa các bên không giao kết bằng hợp đồng. So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã có điểm mới rất đáng quan tâm về nhận diện HĐLĐ. Theo đó, trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ. Với quy định này, mọi hợp đồng hoặc giao kết bất kể tên gọi là gì đều được xác định là HĐLĐ nếu có đủ 3 dấu hiệu: (1) làm việc trên cơ sở thỏa thuận; (2) có trả lương, trả công và (3) Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. Trong đó, dấu hiệu về sự quản lý, điều hành và giám sát của một bên là rất quan trọng để phân biệt HĐLĐ với các loại hợp đồng khác. Không riêng Việt Nam, Hoa Kỳ trong Đạo luật Tiêu chuẩn lao động công bằng (Fair Labor Standards Act – FLSA) giải thích đặc trưng của QHLĐ là sự phụ thuộc của NLĐ vào công việc kinh doanh của NSDLĐ. Đây là điểm mới rất quan trọng, mang tính đột phá giúp Toà án nhanh chóng xác định được VALĐ, thoát được tâm lý lo ngại sai sót khi áp dụng pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh không phải địa phương nào, Tòa án nào cũng đã được tiếp cận, giải quyết TCLĐ để có kinh nghiệm xét xử vụ việc lao động. Tuy nhiên, không phải dễ dàng có được chứng cứ để đánh giá theo 03 dấu hiệu nhận diện trên bởi thực tế hiện nay cho thấy có những quan hệ mà ranh giới giữa lao động và dân sự hoặc kinh doanh thương mại là rất “mong manh”. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ, sự tác động của đại dịch covid, sự phụ thuộc của NLĐ vào sự quản lý, điều hành và giám sát của NSDLĐ đã có sự thay đổi không còn giống như mô hình QHLĐ truyền thống trước đây. Và việc xác định sự quản lý, điều hành, giám sát là rất phức tạp. Người ta gọi đây là “vùng xám”. Toà án cần phải làm rõ những dấu hiệu đặc trưng, thu thập các chứng cứ chứng minh có việc quản lý công việc, điều hành và giám sát thực hiện công việc, quy trình thực hiện trong mối quan hệ giữa các bên tranh chấp để từ đó xác định được bản chất của loại tranh chấp. Bởi vậy, trong những vụ kiện về loại  tranh chấp này, việc xác định quan hệ đó có phải là QHLĐ hay không phụ thuộc vào việc chứng minh, lập luận của đương sự và sự nhìn nhận đánh giá của các thẩm phán. Tòa án có quyền ra các quyết định của mình mà không cần phụ thuộc vào ý kiến của các chủ thể khác, thậm chí kể các cơ quan của nhà nước. Liệu quan hệ giữa những lái xe Grap với công ty Grap có phải là QHLĐ hay không? Hầu hết đều cho rằng quan hệ này chỉ là quan hệ dân sự bởi công ty Grap là công ty dịch vụ cung cấp các thông tin công nghệ mà không tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải, người lái xe không chịu sự quản lý của công ty, họ có toàn quyền quyết định việc nhận các đơn đặt hàng, thời gian làm việc của mình cũng như tự mua phương tiện vận tải. Tuy nhiên, gần đây đã có một số bản án của Tòa án một số nước (Toá án Công Lý Châu Âu, Tòa án của Pháp, Tòa án Bắc Kinh Trung Quốc đã thừa nhận quan hệ giữa các lái xe Grap với công ty Grap là QHLĐ. Các Tòa án đều có chung quan điểm rằng công ty Grap không phải là công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin mà là công ty tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải. Các thẩm phán của Toà án Bắc Kinh trong vụ kiện giữa anh Li và công ty TNHH Công nghệ TongchenBiying còn nhận định rằng có yếu tố quản lý của công ty Grap với người lái xe. Thể hiện ở việc công ty quản lý và giám sát quá trình phục vụ của các tài xế và yêu cầu họ cung cấp dịch vụ theo quy định và quy tắc của công ty. Lao động được cung cấp bởi người lái xe là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đứng ở một đơn đặt hàng thì người lái xe có quyền từ chối nhận đơn hàng đó nhưng nếu đứng ở góc độ của toàn bộ quá trình thương mại thì có thể thấy người lái xe không có quyền từ chối bởi để có được khoản thu nhập ổn định hàng tháng, người lái xe sẽ bắt buộc phải nhận một số lượng đơn đặt hàng nhất định, bởi vậy họ sẽ không có quyền từ chối.  Ở Việt Nam, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước thì cho rằng không có sự quản lý, giám sát, điều hành của các công ty đối với tài xế vì họ có quyền chủ động trọng việc bật tắt ứng dụng, từ chối nhận và huỷ các cuốc xe. Việc ban hành, giám sát thực thi các quy tắc ứng xử bắt nguồn từ sự thoả thuận của các bên bởi vậy quan hệ của tài xế công nghệ không do luật lao động điều chỉnh. Tuy nhiên, Toà án lại có quan điểm khác. Trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa công ty Ánh Dương (Vinasun) và công ty Grap, Toà án ở cả hai cấp xét xử đã quyết định rằng Grap là công ty tham gia vào quá trình kinh doanh vận tải vì “Grap là công ty kinh doanh vận tải và trực tiếp quản lý, điều hành tài xế thực hiện công việc vận tải” và “Grap đang trực tiếp thực hiện các hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh vận tải như: lưu trữ, quản lý thông tin của tài xế, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, điều động xe, quyết định hành trình của xe, quyết định giá cước….Qua đó chứng minh rằng bị đơn đã sử dụng phần mềm mà khiến cho các đối tác sử dụng phần mềm phải lệ thuộc vào mình”. Như vậy có thể thấy Toà án đã rất độc lập trong việc đưa ra những nhận định đánh giá của mình. Điều này thể hiện quyền quyết định của Toà án trong giải quyết các vụ án nói chung, án lao động nói riêng.  Bên cạnh đó, còn có loại vụ việc được Toà án xác định là VALĐ nhưng không phải phát sinh từ QHLĐ mà lại xuất phát từ quan hệ hợp đồng làm việc. Điều 30 Luật Viên chức năm 2010 (được sửa đổi bổ sung năm 2019) có quy định: “Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động”. Điều này có nghĩa Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng làm việc của đối tượng viên chức. Nhưng thực tiễn xét xử lại cho thấy có Toà án lại không xác định tranh chấp liên quan đến hợp đồng làm việc là TCLĐ. Chẳng hạn trong vụ việc về xử lý kỷ luật và chấm dứt hợp đồng làm việc giữa ông Võ Hiếu N và Trung tâm H1, Toà án hai cấp của tỉnh Vĩnh Long đã xác định vụ án này không phải là VALĐ nên đã  đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó, TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định giám đốc thẩm huỷ các quyết định của Toà án hai cấp tỉnh Vĩnh Long vì xác định là VALĐ. Và dù thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhưng vẫn có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến xác định tranh chấp liên quan đến hợp đồng làm việc là tranh chấp khác về lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 32 BLTTDS năm 2015. Có ý kiến cho rằng tranh chấp liên quan đến hợp đồng làm việc không phải là tranh chấp khác về lao động mà thực chất đây là loại việc giao cho Toà án để thụ lý giải quyết theo VALĐ. Nghiên cứu sinh đồng nhất với ý kiến này bởi lẽ tranh chấp hợp đồng làm việc là loại tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viên chức. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng làm việc phải dựa trên cơ sở pháp luật về viên chức, không phải trên cơ sở pháp luật lao động. Tuy nhiên, giữa quan hệ hợp đồng làm việc và QHLĐ có tính chất tương đồng nên việc Toà án giải quyết, xác định là VALĐ sẽ thuận lợi hơn, chính xác hơn. ii) Trong các quan hệ liên quan đến quan hệ HĐLĐ Khoản 3 Điều 32 BLTTDS năm 2015 xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động chỉ gồm 04 loại tranh chấp như trên đã đề cập. Nhưng trên thực tế, để quản lý điều hành, NSDLĐ thường có thêm những thoả thuận khác liên quan đến QHLĐ và từ đó đã phát sinh một số tranh chấp liên quan đến QHLĐ. Các quan hệ liên quan này có thể hình thành trước khi giao kết HĐLĐ hoặc cũng có thể hình thành sau khi HĐLĐ đã chấm dứt. Có trường hợp các doanh nghiệp còn cho mượn lao động nhất là trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, dịch vụ chuyên gia. Do pháp luật lao động chưa có sự quy định rõ ràng nên vì thế khi các bên phát sinh tranh chấp, khởi kiện đến Toà án đã hình thành những quan điểm khác nhau trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp (loại kiện) dẫn đến thẩm quyền giải quyết của Tòa án cũng khác nhau. Đối với quan hệ liên quan hình thành trước khi giao kết HĐLĐ, như về hợp đồng thử việc hoặc về khoản hỗ trợ, tiền lót tay. Khoản tiền này được các bên thoả  thuận với mục đích để đảm bảo sẽ giao kết HĐLĐ. Đối với các tranh chấp về hợp đồng thử việc thì Toà án vẫn xác định là TCLĐ nhưng là tranh chấp liên quan đến QHLĐ hay tranh chấp khác về lao động thì vẫn có các quan điểm khác nhau. Nhưng đối với tranh chấp về khoản tiền hỗ trợ thì đây là tranh chấp dân sự hay tranh chấp lao động vẫn còn có ý khác nhau. Vụ việc sau đây là ví dụ: Tháng 10/2017, bà Lưu Ngọc D đang làm việc tại Ngân hàng CIMB V thì được công ty M chào mời sang làm việc từ tháng 01/2018. Bà D mong muốn được làm việc tại công ty M với HĐLĐ không xác định thời hạn và phải sau ngày 31/03/2018 để bà còn được nhận tiền năng suất sau 01 năm làm việc tại ngân hàng, tương ứng với 02 tháng lương là 242 triệu đồng. Công ty M đồng ý chi trả khoản hỗ trợ tiền này cho bà D nếu bà D đồng ý chuyển sang làm việc cho công ty M vào tháng 02/2018. Ngày 26/2/2018, bà D bắt đầu thử việc tại công ty M và có ký Thoả thuận tuyển dụng với Công ty M với nội dung bà D vào làm việc cho công ty ở vị trí giám đốc, trưởng bộ phận vận hành và chuyển đổi. Thoả thuận tuyển dụng có điều khoản quy định “Để nhận được khoản hỗ trợ, Chị phải đang là nhận viên của công ty tại thời điểm thanh toán khoản tiền này. Nếu Chị tự ý thôi việc hoặc Công ty chấm dứt thoả thuận tuyển dụng/HĐLĐ với Chị trong vòng 24 tháng đầu tiên, Chị phải hoàn trả cho Công ty toàn bộ khoản hỗ trợ nói trên”. Ngày 18/5/2018, công ty M chi trả khoản hỗ trợ 242 triệu đồng cho bà D. Hết thời gian thử việc, bà D được công ty M yêu cầu ký HĐLĐ chính thức. Thấy thời hạn HĐLĐ chỉ có 01 năm nên bà D không ký và đã làm đơn xin thôi việc, chấm dứt HĐLĐ kể từ ngày 31/10/2018. Do bà D vi phạm thoả thuận tuyển dụng nên Công ty M đã làm đơn khởi kiện bà D ra TAND thành phố Thủ Đức với yêu cầu bà D phải hoàn trả cho công ty khoản hỗ trợ đã nhận là 242 triệu đồng. TAND thành phố Thủ Đức đã thụ lý vụ án trên, xác định là VALĐ và đã chấp nhận yêu cầu của công ty M buộc bà D phải trả lại khoản tiền hỗ trợ này. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là tranh chấp dân sự bởi vì yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không phải về QHLĐ mà chỉ là khoản tiền đảm bảo để giao kết HĐLĐ. Tại thời điểm thoả thuận đó, giữa các bên chưa hình  thành QHLĐ. Nghiên cứu sinh đồng ý với việc xác định đây là VALĐ vì nội dung tranh chấp này liên quan trực tiếp đến QHLĐ. Đối với quan hệ liên quan hình thành sau khi chấm dứt HĐLĐ, đó là tranh chấp về việc bồi thường không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh (gọi tắt là tranh chấp NDA). Nếu như ở các nước tiên tiến, NDA không phải là vấn đề mới mẻ thì ở Việt Nam, NDA vẫn là một vấn đề mới phát sinh. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường ký các NDA với NLĐ với lý do sợ NLĐ sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh khi làm việc cho đối thủ cạnh tranh nên từ đó bắt đầu phát sinh tranh chấp liên quan đến NDA mà Tòa án phải giải quyết. Đánh giá về tính hợp pháp của thỏa thuận NDA này, có nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận trái chiều. Thậm chí, bản án ở các Tòa án khác nhau cũng có quan điểm giải quyết vụ việc khác nhau, không thống nhất. Vụ việc sau đây là ví dụ điển hình: Ngày 10/10/2015, bà Đỗ Mai T ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với công ty X, vị trí công việc là Trưởng bộ phận tuyển dụng. Ngày 21/10/2015, hai bên ký Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (viết tắt là NDA). Khoản 1 Điều 3 NDA có quy định “Trong quá trình cá nhân được tuyển dụng hoặc làm việc với công ty X và trong thời gian 12 tháng dương lịch sau khi chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc làm việc với công ty X, không xét đến nguyên nhân chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc làm việc, cá nhân đồng ý không, trực tiếp hoặc gián tiếp và trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ, thực hiện công việc tương tự công việc hoặc về bản chất tương tự công việc vào bất kỳ công việc kinh doanh nào cạnh tranh với Lazada.vn (…) đang hoặc trong tương lai sẽ cạnh tranh với công việc kinh doanh của Lazada.vn, Recess và/hoặc các đơn vị liên kết và các đối tác của công ty X. Trường hợp vi phạm, bà T sẽ phải bồi thường 03 tháng tiền lương liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ”. Ngày 01/11/2016, hai bên tiếp tục ký HĐLĐ có thời hạn là 12 tháng. Ngày 18/11/2016, bà T chấm dứt HĐLĐ với công ty X. Ngày 02/10/2017, thấy bà T đang làm việc cho một doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, công ty X đã khởi kiện  bà T tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và yêu cầu bà T bồi thường 03 tháng tiền lương do vi phạm NDA. Ngày 19/02/2018, Hội đồng trọng tài thuộc VIAC đã có Phán quyết trọng tài số 75/17 HCM chấp nhận toàn bộ yêu cầu của công ty X. Ngày 22/3/2018, bà T đã nộp đơn yêu cầu đến TAND Thành phố Hồ Chí Minh với yêu cầu hủy toàn bộ nội dung phán quyết số 75/17HCM. Ngày 12/6/2018, Toà Kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 755/2018/QĐ-PQTT không chấp nhận yêu cầu của bà T. Về loại tranh chấp này, có 02 quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng thỏa thuận NDA mà công ty ký với NLĐ là hợp pháp vì đó là thoả thuận dân sự, hợp đồng dân sự, hoàn toàn độc lập với HĐLĐ mà các bên đã ký kết. Các bên được quyền ký các thỏa thuận mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 4 BLDS năm 2005 (nay là khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015). Khi tranh chấp phát sinh thì đó là tranh chấp dân sự. Thống nhất với quan điểm này, Tòa kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ việc 01 đã xác định thỏa thuận NDA là thỏa thuận dân sự và hợp pháp với lập luận bà T là người có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật, không bị ép buộc, lừa dối hay áp đặt ý chí để phải chấp nhận ký NDA. Hai bên đều tự nguyện xác lập thỏa thuận NDA. NLĐ có quyền tự do lao động nhưng chính NLĐ đã từ bỏ quyền của mình bằng thỏa thuận trên thì NLĐ phải có nghĩa vụ tuân theo thỏa thuận. Quan điểm thứ hai cho rằng thỏa thuận xuất phát từ QHLĐ nên tranh chấp là TCLĐ và thỏa thuận NDA là vô hiệu vì đã hạn chế quyền là việc của NLĐ, vi phạm Hiến pháp, vi phạm điều cấm của pháp luật lao động được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 10 BLLĐ năm 2012; khoản 6 Điều 9131 Luật Việc làm.  Cùng với quan điểm này, trong vụ việc tương tự giữa công ty R và bà Lương Đức Thị Trúc H, TAND tỉnh Đồng Nai đã nhận định thỏa thuận tại Điều 3.2 của HĐLĐ quy định “nếu bà H nghỉ việc tại công ty thì trong vòng 6 tháng kể từ ngày nghỉ làm, bà H không được làm việc cho bất cứ công ty nào liên quan đến ngành nghề của công ty R, giới hạn không được làm việc trong khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh” đã vi phạm Điều 10 BLLĐ là không phù hợp quy định pháp luật. Trong tranh chấp giữa công ty U và ông Phan Thanh B, TAND Thành phố Hồ Chí Minh lại đồng quan điểm với TAND tỉnh Đồng Nai, xác định là TCLĐ và cũng căn cứ vào các quy định nêu trên để ra phán quyết thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa công ty và ông B là không hợp pháp. Gần đây nhất, trong vụ việc công ty cổ phần Công nghệ TT khởi kiện ông Nguyễn Đình D vi phạm thoả thuận NDA, TAND huyện Nghi Sơn đã xác định thoả thuận NDA là hợp pháp và chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của công ty buộc ông D phải bồi thường 251.800.000 đồng. Tuy nhiên, TAND tỉnh Thanh Hoá khi xử phúc thẩm đã xác định thoả thuận NDA là bất hợp pháp, không chấp nhận yêu cầu bồi thường của công ty. Nghiên cứu sinh đồng ý với quan điểm thứ hai bởi vì thỏa thuận NDA không phải là một thỏa thuận dân sự, độc lập với HĐLĐ mà liên quan mật thiết đến HĐLĐ. Thỏa thuận NDA là thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ có liên quan trực tiếp đến quan hệ HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ, thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ136. Trong mối quan hệ giữa HĐLĐ và thỏa thuận NDA mà NSDLĐ ký với NLĐ, thỏa thuận NDA hoàn toàn phụ thuộc vào HĐLĐ. Vì thế, tranh chấp về thỏa thuận NDA được xem là TCLĐ. Tuy nhiên đó là loại tranh chấp gì, tranh chấp về HĐLĐ hay tranh chấp liên quan đến QHLĐ thì các Toà án lại chưa xác định cụ thể. Pháp luật  lao động hiện hành không có quy định cụ thể điều chỉnh riêng về thỏa thuận NDA. Tuy nhiên, pháp luật có quy định các cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền của mình gây thiệt hại cho người khác hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trường hợp không tuân thủ quy định này thì Tòa án căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ137. Quyết định của TAND Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ việc nêu trên đã mặc nhiên công nhận tính hợp pháp của thỏa thuận khi buộc NLĐ không được làm bất cứ việc gì. Trong khi pháp luật Việt Nam cho phép NLĐ được ký HĐLĐ với nhiều NSDLĐ miễn là các bên phải tuân thủ quy định pháp luật lao động.  2.1.1.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp Hệ thống Toà án Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc kết hợp giữa quản lý hành chính và lãnh thổ tại địa phương. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014, TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các TCLĐ. Do đó, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xác định xem đối với TCLĐ đó thì TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Căn cứ vào Luật Tổ chức TAND năm 2014 và BLTTDS năm 2015, hệ thống tổ chức Toà án được thể hiện qua mô hình sau đây:    Từ mô hình, căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS năm 2015, chúng ta thấy thẩm quyền của Toà án cấp huyện và cấp tỉnh được quy định như sau: TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các TCLĐ quy định tại Điều 32 BLTTDS. Toà án cấp huyện là cấp xét xử thấp nhất. Cơ bản, các TCLĐ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Toà án cấp huyện. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐ thuộc các trường hợp sau: Trừ những TCLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện. Trường hợp TCLĐ có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. BLTTDS năm 2015 chưa có hướng dẫn quy định thế nào là đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hay cần phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Những nội dung này đã được hướng dẫn cụ thể trong BLTTDS năm 2012. Theo đó, đương sự ở nước ngoài được hiểu: + Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. + Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.  + Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. + Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. + Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. Như vậy, việc xác định đương sự ở nước ngoài không phụ thuộc vào việc cá nhân đó (NLĐ) có quốc tịch nước ngoài hay không, doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp nước ngoài hay không mà phụ thuộc vào tại thời điểm thụ lý, đương sự có mặt ở Việt Nam hay không. Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của BLDS ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều vụ án, nếu NLĐ là người nước ngoài thì TAND cấp tỉnh thường giải quyết sơ thẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án. Trường hợp TAND cấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi thì TAND cấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.  c) Trường hợp tự mình lấy lên để giải quyết các TCLĐ khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện. Ngoài ra, Điều 29 Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao, theo đó, TAND cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Đồng thời, Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng quy định thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị. Thực tiễn xét xử cho thấy các VALĐ chủ yếu được giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng sơ thẩm tại Toà án cấp huyện. Số lượng VALĐ hàng năm được Toà án cấp tỉnh thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là rất ít. Có thể thấy rõ điều đó từ việc tổng hợp số liệu thống kê xét xử của ngành Toà án. Năm Số thụ lý Số giải quyết 2022 72/2884 (2,5%) 52/2508 (2,07%) 2021 62/2802 (2,2%) 46/1881 (2,45%) 2020 66/3.674 (1,2%) 60/3418 (1,6%) 2019 81/3648 (2,2%) 61/2515 (2,4%) 2018 58/3.710 (1,6%) 18/2161 (0,8%) (Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Tổng hợp, TANDTC. Chi tiết tại Phụ lục)  Có thể thấy, thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử đối với các vụ việc lao động đã được quy định một cách cụ thể, rõ ràng, góp phần hạn chế tình trạng chồng chéo, vượt cấp, trái thẩm quyền, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. 2.1.1.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Việc phân định thẩm quyền của TAND theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm VALĐ giữa các Tòa án cùng cấp với nhau. Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn làm việc hoặc nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. BLTTDS năm 2015 cũng cho phép các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những TCLĐ. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi kiện trong một số trường hợp nhất định, BLTTDS năm 2015 cho phép người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết vụ việc như Toà án nơi NLĐ làm việc, nơi thực hiện HĐLĐ, nơi cư trú của NLĐ. Khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, Toà án bao giờ cũng xác định xem giữa các bên có thoả thuận hợp pháp về Toà án giải quyết không. Nếu có thì Toà án đó có thẩm quyền giải quyết. Nếu không có thoả thuận hoặc thoả thuận là không hợp pháp thì Toà án có thẩm quyền giải quyết được xác định là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc Toà án theo sự lựa chọn nguyên đơn. Thực tiễn xét xử cho thấy gần như không có thoả thuận về Toà án có thẩm quyền giải quyết trong các TCLĐ. Có thể thấy việc quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ đã tạo điều kiện cho các bên QHLĐ dễ dàng tiếp cận công lý, tránh sự lúng túng về việc xác định thẩm quyền của các Tòa án cùng cấp đối với một số vụ TCLĐ cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia tố tụng nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định. Nơi thực hiện HĐLĐ và nơi  làm việc của NLĐ có khi trùng nhau nhưng cũng có khi khác nhau. HĐLĐ luôn có mục địa điểm làm việc của NLĐ. Thực tế, không phải NLĐ nào cũng chỉ làm việc tại địa điểm được ghi trong HĐLĐ mà có nhiều trường hợp NLĐ phải thường xuyên di chuyển. Pháp luật lao động đã có quy định cụ thể về nơi làm việc. Nếu xác định Toà án nơi làm việc của NLĐ như theo quy định của pháp luật lao động thì sẽ có rất nhiều Toà án khác nhau có thẩm quyền giải quyết nên thực tế NLĐ thường lựa chọn Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp có thể có sự thay đổi về trụ sở làm việc. Bởi vậy có những trường hợp, doanh nghiệp đăng ký trụ sở ở một nơi nhưng sau đó doanh nghiệp lại chuyển trụ sở làm việc sang một nơi khác nhưng không làm thủ tục đăng ký lại. Do đó khi TCLĐ xảy ra việc xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết cũng là vấn đề đặt ra: là Tòa án nơi có trụ trở của doanh nghiệp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay Tòa án nơi có trụ sở thực tế của doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy cũng đã có Tòa án xác định không đúng thẩm quyền của mình trong trường hợp này. Vụ tranh chấp giữa bà Trần Thị Đoan Trang và công ty cổ phần Bao bì Việt Nam (VPC) là một ví dụ. Bà Trang làm việc tại VPC từ năm 2005. Công ty có trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại 31 Hàng Thùng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và văn phòng tại 1283 đường Giải phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Năm 2018, tòa nhà của công ty ở 31 Hàng Thùng đã chuyển cho công ty khác. Theo HĐLĐ ký với công ty, địa điểm làm việc của bà Trang tại văn phòng công ty số 1283 đường Giải phóng, quận Hoàng Mai. Do bị sa thải trái pháp luật nên bà Trang làm đơn khởi kiện công ty đến TAND quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, TAND quận Hoàng Mai đã trả lại đơn kiện vì lý do công ty có trụ sở tại 31 Hàng Thùng, quận Hoàn Kiếm nên không thuộc thẩm quyền của TAND quận Hoàng Mai. Ở vụ việc này có thể thấy tuy trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty có ghi trụ sở tại tại 31 Hàng Thùng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng thực tế công ty không còn trụ sở ở đó. Công ty chỉ còn  trụ sở giao dịch tại 1283 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, cũng là nơi bà Trang làm việc. Bởi vậy việc bà Trang khởi kiện ra TAND quận Hoàng Mai là đúng quy định của BLTTDS năm 2015. Việc TAND quận Hoàng Mai trả lại đơn kiện là vì lý do không thuộc thẩm quyền của TAND quận Hoàng Mai là không có cơ sở.  Như vậy, có thể thấy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết TCLĐ phải được xem xét trên nhiều phương diện, phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định Tòa án giải quyết một cách chính xác, thống nhất. Để tránh tình trạng NLĐ và NSDLĐ nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án không đúng thẩm quyền, BLTTDS năm 2015 đã có quy định về trường hợp chuyển sang Tòa án khác khi Tòa án thụ lý phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền. Điều này góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, hạn chế việc giải quyết sai thẩm quyền của Tòa án đối với các TCLĐ cá nhân xảy ra. 2.1.2. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền quyết định của Tòa án trong giải quyết vụ án lao động và thực tiễn thực hiện 2.1.2.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền quyết định của Toà án trong giải quyết vụ án lao động. Như chương 1 đề cập, thẩm quyền của Tòa án không chỉ là thẩm quyền giải quyết vụ việc mà còn là thẩm quyền quyết định, tức là quyền ban hành các phán quyết, quyết định về giải quyết VALĐ. Trong các VALĐ, Toà án chủ yếu tập trung giải quyết các yêu cầu khởi kiện ở một số nội dung sau: -Yêu cầu hủy quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc quyết định xử lý kỷ luật sa thải trái pháp luật của NSDLĐ. Cùng với yêu cầu chính này, NLĐ còn có các yêu cầu bổ sung như bồi thường tiền lương trong thời gian không được làm việc, bồi thường do vi phạm nghĩa vụ báo trước, bồi thường do chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, trợ cấp thôi việc, mất việc, trả tiền nghỉ phép, yêu cầu nhận NLĐ trở lại làm việc, đóng BHXH ...  Yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo: Đây là yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ yêu cầu NLĐ hoàn trả lại chi phí đào tạo cho mình do vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu này có thể có yêu cầu tính lãi, phạt ... Yêu cầu khác như bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, tiền lương, tiền BHXH… Để giải quyết các yêu cầu này (chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hay không chấp nhận), tùy theo yêu cầu cụ thể của đương sự mà Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ và các quy định cụ thể của pháp luật để ra quyết định. Khác với tranh chấp dân sự, kinh doanh - thương mại, Toà án khi giải quyết các vụ việc lao động không những phải giải quyết, quyết định về những yêu cầu khởi kiện chính của tranh chấp (như đơn phương chấm dứt HĐLĐ, sa thải..) mà còn phải quyết định về những yêu cầu bổ sung, gắn liền với QHLĐ như các yêu cầu về tiền lương do việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay sa thải trái pháp luật, về tiền thưởng, tiền nghỉ lễ, nghỉ phép, yêu cầu về nhận trở lại làm việc, yêu cầu về đóng các khoản chế độ BHXH, BHYT, BHTN v.v. Để ra phán quyết này, Tòa án cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật về nội dung của BLLĐ năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và QHLĐ, Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam…Chẳng hạn như đối với vụ án về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, Tòa án cần phải xem xét, quyết định việc chấm dứt đó là đúng hay sai? (căn cứ vào Điều 34, 35, 36, 42, 43…BLLĐ năm 2019). Nếu là chấm dứt sai thì hậu quả pháp lý (trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ như thế nào? (Điều 40, 41 BLLĐ năm 2019, Điều 7, 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). Tương tự đối với vụ án về sa thải, Tòa án cũng cần phải xem xét và quyết định việc sa thải đó là đúng hay sai và trên cơ sở đó giải quyết yêu cầu (quyền lợi) cho NLĐ. Các điều luật mà Tòa án căn cứ vào để áp dụng để giải quyết vụ án về kỷ luật sa thải là các Điều 123, 125, 41 …BLLĐ năm 2019, Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐCP. Điều luật cơ bản làm căn cứ để giải quyết yêu cầu về hoàn trả phí đào tạo là Điều 62 BLLĐ năm 2019. Các yêu cầu về tiền lương, tiền nghỉ phép, tiền BHXH…cũng sẽ được Tòa án căn cứ vào các điều luật cụ thể tương thích trong BLLĐ để giải quyết. Về cơ bản có thể thấy các quy định của pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh việc giải quyết yêu cầu khởi kiện được quy định khá cụ thể, theo xu hướng “định lượng”. Điều này đã tạo điều kiện cho Tòa án có thể ra những phán quyết chính xác và cụ thể trong giải quyết các VALĐ. Toà án đã thực hiện tốt quyền hạn của mình trong các quyết định giải quyết nội dung VALĐ. Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, nhiều VALĐ vẫn bị huỷ và sửa. Cụ thể, Năm Cấp xét xử Số giải quyết Y án Sửa và huỷ án Do cấp sơ thẩm sai & Lý do khác Do cấp sơ thẩm sai  2022 PT 232 116 (50%) 94/232 (40,52%) 37/232 (16%) GĐT,TT 11  9/11 (81,81%)  2021 PT 244 139 (56,97%) 85/244 (34,83%) 34/244 (13,95%) GĐT,TT 27  10/27 (37,04%)  2020 PT 355 162 (45,63%) 157/355 (44,23%) 49/355 (13,8%) GĐT,TT 16  14/16  (87,5%)  2019 PT 332 144 (43,37%) 136/332 (40,96%) 81/332 (24,47%) GĐT,TT 12  7/12  (58,33%)  2018 PT 329 120 (36,47%) 175/329 (53,2%) 77/329 (23,4%) GĐT,TT 7  7/7 (100%) Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy, tỷ lệ các VALĐ bị sửa và huỷ án còn cao dù có chiều hướng giảm hàng năm. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện quyền quyết định của Toà án còn nhiều khó khăn, vướng mắc. 2.1.2.2. Những vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền quyết định của Toà án và nguyên nhân Pháp luật lao động trong thời gian vừa qua ngày càng được hoàn thiện theo hướng cụ thể, rõ ràng và dễ áp dụng. Vì vậy, phán quyết của Toà án khi giải quyết yêu cầu trong VALĐ đã phần nào đảm bảo được tính minh bạch, công bằng thống nhất trong xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện thẩm quyền quyết định của Toà án vẫn còn nhiều vướng mắc trong những trường hợp dưới đây.   *Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ Điều 36 BLLĐ năm 2019 quy định về các trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ tương đối rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, có hai căn cứ chấm dứt mà khi áp dụng có thể có những đánh giá khác nhau. Đó là căn cứ: (i) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc và (ii) NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ. Ở căn cứ thứ nhất, NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải cứ có căn cứ này là NSDLĐ có thể chấm dứt được HĐLĐ. NSDLĐ muốn chấm dứt được HĐLĐ đối với NLĐ còn phải chứng minh là họ đã “tìm mọi biện pháp khắc phục” mà vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Yếu tố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vấn đề dễ xác định. Tuy nhiên, yếu tố tìm mọi biện pháp khắc phục cần được hiểu và đánh giá như thế nào mới là vấn đề cần phải đặt ra. Tòa án trong trường hợp này có quyền đánh giá và quyết định là trong vụ việc đó, NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục hay chưa để xác định việc chấm dứt HĐLĐ này của NSDLĐ là hợp pháp hay trái pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất của vụ việc, các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án mà Tòa án xem xét, đánh giá căn cứ này theo các khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như vụ tranh chấp giữa bà Bùi Thanh Th và công ty TNHH Castec V. Bà Th làm việc tại công ty theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 15/10/2019 đến 30/9/2020, công việc là nhân viên sản xuất, mức lương 13 triệu đồng/tháng. Ngày 27/4/2020, bà Th nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty vì lý do dịch bệnh Covid -19. Cho rằng công ty chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bà Th đã khởi kiện ra Tòa án. Trong vụ việc này, Tòa án đã nhận định rằng: tuy công ty trình bày là dịch bệnh Covid có ảnh hưởng lớn đến kinh tế của công ty, làm công ty rơi vào tình trạng khó khăn, doanh thu giảm, không có tiền lương trả cho công nhân. Công ty đã tìm cách khắc phục bằng việc tìm kiếm đối tác nước ngoài nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, công ty lại không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho việc này. Bên cạnh đó về trình tự, thủ tục cho thôi việc, Tòa án cũng cho rằng tuy công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ với bà Th là đúng quy định (báo trước 30 ngày). Tuy nhiên trước khi cho bà Th cùng nhiều NLĐ khác thôi việc, công ty đã không tạm thời chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với HĐLĐ, cũng không thỏa thuận với nguyên đơn về việc tạm hoãn HĐLĐ, không xây dựng phương án sử dụng lao động là không đúng quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc chấm dứt HĐLĐ của công ty đối với bà Th là trái pháp luật. Trong vụ kiện này khi xem xét về thủ tục chấm dứt HĐLĐ vì lý do dịch bệnh để chứng minh việc NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục, Tòa án còn xem xét cả việc NSDLĐ đã thực hiện việc điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác hay chưa, đã tạm hoãn HĐLĐ hay chưa, đã xây dựng phương án sử dụng lao động hay chưa? Tuy nhiên, ở vụ kiện khác, Tòa án khác lại không xem xét vấn đề này, không coi đây là căn cứ chứng minh việc NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục mà lại xem xét ở khía cạnh khác. Trong vụ tranh chấp giữa bà Trương Thị Cẩm M và công ty T, Tòa án cho rằng lý do chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh Covid -19 mà công ty  đưa ra chưa được thỏa đáng (đặc biệt là yếu tố đã tìm mọi biện pháp khắc phục mà vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc). Bởi lẽ công ty cho rằng vì lý do dịch bệnh covid nên công ty phải cắt giảm nhân sự nhưng trong khi mới lên phương án sử dụng lao động, khi quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ chưa có hiệu lực thì công ty lại đăng tin tuyển dụng trên nhiều trang tìm kiếm việc làm. Với vị trí việc làm hiện tại của bà M hoàn toàn có thể chuyển sang vị trí việc làm mới mà công ty đang tuyển dụng nên việc công ty cho bà M nghỉ việc và đăng tin tuyển mới là bất hợp lý. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh covid, Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong trường hợp này, công ty vẫn còn nhiều biện pháp khác để hỗ trợ NLĐ mà không nhất thiết phải cho NLĐ thôi việc. Việc công ty cố tình cho NLĐ thôi việc vì lý do covid là trái với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho NLĐ bị ảnh hưởng bới dịch bệnh Covid -19. Bởi vậy, Tòa án đã cho rằng việc công ty chấm dứt HĐLĐ đối với bà M là không có căn cứ.  Từ những vụ việc cụ thể trên có thể thấy việc xem xét, đánh giá của Tòa án đối với vụ việc là hết sức quan trọng. Đối với những quy định mang tính định tính của pháp luật, Tòa án không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà còn phải xem xét đến tính hợp lý của vấn đề. Quyết định của Tòa án trong các vụ việc này sẽ là định hướng cho việc áp dụng giải quyết các vụ việc tương tự, tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Ở căn cứ thứ hai, NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định  khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ cũng là trường hợp khi áp dụng có những quan điểm, cách giải thích khác nhau nên khi có tranh chấp phát sinh cũng sẽ phụ thuộc vào quyền quyết định của Tòa án. Những thông tin đòi hỏi NLĐ phải cung cấp khi tuyển dụng lao động là họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ. Tuy nhiên, không phải NLĐ cứ cung cấp thông tin nêu trên không trung thực là NSDLĐ có thể chấm dứt HĐLĐ đối  với họ. NSDLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này phải chứng minh được việc cung cấp thông tin không trung thực này ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ. Nhưng như thế nào thì được coi là thông tin đó có ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ thì hiện nay pháp luật không có sự giải thích. Bởi vậy, khi tranh chấp xảy ra, việc đánh giá này sẽ phụ thuộc vào sự nhìn nhận, đánh giá của các Toà án trong từng vụ việc cụ thể để quyết định những thông tin này có ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động hay không. *Trường hợp NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải Cùng với đơn phương chấm dứt HĐLĐ, sa thải là loại tranh chấp hay được NLĐ khởi kiện tại Toà án. Đối với vụ kiện về sa thải, Toà án cần phải xem xét quyết định sa thải là đúng hay sai, hợp pháp hay không hợp pháp để trên cơ sở đó giải quyết quyền lợi cho NLĐ.  Đối với sa thải, pháp luật quy định căn cứ rất rõ ràng tại Điều 125 BLLĐ năm 2019. Cơ bản, các hành vi bị sa thải trong BLLĐ năm 2019 vẫn dựa trên cơ sở các hành vi bị sa thải được quy định tại Điều 126 BLLĐ năm 2012, chỉ bổ sung hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong khi đa số các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động như trộm cắp, tham ô, cố ý gây thương tích, tự ý bỏ việc đều dễ dàng xác định hành vi và hậu quả thì trường hợp sa thải do NLĐ có hành vi vi phạm ở căn cứ NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc lại không dễ xác định trong thực tiễn áp dụng, nhất là đối với hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ. Mặc dù vừa ban hành mới, thay thế BLLĐ cũ nhưng đến nay, pháp luật lao động vẫn không quy định cụ thể hành vi nào là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ mà trao cho NSDLĐ quy định cụ thể trong NQLĐ nhằm mở rộng, đảm bảo quyền tự chủ trong quản lý, điều hành lao động của NSDLĐ. Pháp luật lao động cũng không có quy định thiệt hại được xác định như thế nào, chỉ là thiệt hại trực tiếp, thực tế hay gồm cả thiệt hại gián tiếp? Mức thiệt hại như thế nào thì được xác định là nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng? Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị sử dụng lao động mà NSDLĐ sẽ quy định cụ thể trong NQLĐ của mình mức thiệt hại được coi là nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, không phải NSDLĐ nào cũng quy định cụ thể mức độ thiệt hại trong NQLĐ. Hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật nào xác định lợi ích của NSDLĐ là gì. Chính khoảng trống pháp luật này dẫn đến tình trạng Toà án có thẩm quyền “rất lớn” khi xét xử. Nhiều phán quyết của Toà án chưa đủ sức thuyết phục, chưa đảm bảo tính hợp lý. Các vụ việc sau đây là những minh chứng điển hình: Vụ việc 01: “Bà Huỳnh H là nhân viên của Công ty TNHH nước giải khát CCCL Việt Nam (sau đây gọi tắt là công ty) theo HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 15/8/2012 và là uỷ viên BCHCĐ của công ty. NQLĐ của công ty đã được đăng ký hợp pháp có quy định “người nào có hành vi vu khống lãnh đạo, nhân viên công ty sẽ bị sa thải”. Năm 2016 và 2017, nhóm 8 nhân viên (gồm bà H) làm sai quy trình thông báo khuyến mãi nên công ty kết luận các nhân viên làm sai quy trình phải rời công ty. Ngày 10/7/2018, nghe tin phải rời khỏi công ty nên bà H đã gửi email cho Ủy ban Đạo đức và tuân thủ tập đoàn, Tổng Giám đốc công ty phản ánh về việc mình bị buộc nghỉ việc và đề nghị nếu buộc bà nghỉ việc thì công ty cũng phải cho thôi việc đối với nhiều người khác như bà Tr (giám đốc nhân sự) và bà L (giám đốc pháp lý). Ngày 7/8/2018, công ty tổ chức cuộc họp thông báo cho bà H và Ban Chấp hành công đoàn công ty kết quả điều tra về việc vi phạm liên quan đến bà H. Sau cuộc họp, bà H tiếp tục có các email gửi đến lãnh đạo tập đoàn công ty đề nghị lãnh đạo tập đoàn, lãnh đạo công ty phải xử lý đối với bà L, bà Tr. Ngày 30/8/2018, Ủy ban Đạo đức và tuân thủ của tập đoàn gửi email cho bà H xác định không xem xét thêm yêu cầu của bà H. Tuy nhiên, bà H vẫn liên tục gửi đơn cho các lãnh đạo tập đoàn.  Ngày 15 và 31/10/2018, công ty đã mở cuộc họp với nhiều thành phần liên quan tham gia (có mặt bà H) để giải quyết những phản ánh của bà H. Tại cuộc họp, bà L và bà Tr cho rằng các email phản ánh của bà H lên tập đoàn đã xâm phạm đến uy tín, danh dự của họ và bày tỏ ý chí không muốn làm việc tại công ty. Ngày 10/01/2019, công ty ra quyết định cho bà H thôi việc theo hình thức sa thải với lý do bà H có hành vi vu khống lãnh đạo và nhân viên công ty, đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nếu các nhân sự cao cấp của công ty nghỉ việc. Ngày 30/6/2019 công ty có quyết định chấm dứt HĐLĐ với bà L theo thoả thuận giữa công ty và bà L. Ngày 13/8/2019 công ty ký HĐLĐ đối với bà Mai để thay thế cho bà L. Công ty đã chi trả phí dịch vụ tuyển nhân sự mới là 199.452.000 đồng. Bà H đã làm đơn khởi kiện đến Toà án với yêu cầu hủy quyết định xử lý kỷ luật sa thải. TAND thành phố Thủ Đức khi giải quyết sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà H hủy quyết định xử lý kỷ luật nhưng sau đó TAND Thành phố Hồ Chí Minh khi xét xử phúc thẩm đã không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà H, xác định quyết định xử lý kỷ luật lao động của công ty là đúng pháp luật vì bà H đã có hành vi đe doạ gậy thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ.  Vấn đề đặt ra trong vụ án này là hành vi của bà H có phải là hành vi vi phạm KLLĐ không? Có phải là hành vi vu khống không? Nếu nội dung thông tin mà bà H phản ánh là vu khống đối với lãnh đạo và nhân viên công ty, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự thì những người bị vu khống đó (như bà L, bà Tr) có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ căn cứ hoặc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS.  Về xác định thiệt hại, trong vụ việc này có hai quan điểm trái ngược. Quan điểm thứ nhất, Toà án cấp phúc thẩm xác định số tiền 199.452.000 đồng mà công ty đã trả phí dịch vụ tuyển chọn nhân sự mới thay thế vị trí của bà L là thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho công ty do hành vi của bà H gây ra. Quan điểm thứ hai cho rằng việc xác định thiệt hại là nghiêm trọng như bản án phúc thẩm xác định là  không chính xác. Ngày 10/01/2019, công ty đã sa thải bà H. Ngày 30/6/2019, bà L nghỉ việc theo quyết định thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với công ty. Ngày 13/8/2019, công ty ký HĐLĐ tuyển nhân sự mới với bà Mai để thay thế cho vị trí của bà L. Như vậy, phải hơn 6 tháng sau khi đã sa thải bà H thì công ty mới chấm dứt HĐLĐ với bà L và tuyển nhân sự mới. Nếu như bà L không nghỉ việc, công ty không tuyển dụng nhân sự mới thay thế vị trí của bà L thì liệu công ty có “thiệt hại” xảy ra không? Và khi đó quyết định sa thải của công ty đối với bà H đã ban hành rồi hợp pháp không? Rõ ràng việc chấm dứt HĐLĐ của bà L không liên quan đến bà H. Nếu hành vi vu khống của bà H mà ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình thì bà L hoàn toàn có quyền khởi kiện bà H trong quan hệ tranh chấp dân sự khác. Và không thể xác định phí dịch vụ tuyển chọn nhân sự mới lại là thiệt hại do hành vi vu khống của bà H gây ra cho công ty theo quy định pháp luật và giữa hành vi vu khống của bà H và khoản tiền phí dịch vụ tuyển chọn nhân sự mới của công ty hoàn toàn không có mối quan hệ liên quan đến nhau. Vụ việc 02: Ông Trương Đức Kiên là NLĐ của công ty HEPS theo HĐLĐ không xác định thời hạn với công việc là Biên tập viên. Điều 15 NQLĐ công ty quy định “Nghiêm cấm CBCNV lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác hoặc uy tín của công ty để sách nhiễu, móc ngoặc, nhận hối lộ, tư túi cá nhân, tham nhũng, gây phiền hà cho các địa phương, các đơn vị có quan hệ hợp tác với công ty và các khách hàng khác, gây mất uy tín và làm thiệt hại kinh tế cho công ty dưới bất kỳ hình thức nào”. Điều 17 NQLĐ quy định nếu có hành vi vi phạm ở Điều 15 NQLĐ mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bị sa thải. NQLĐ của công ty không quy định thế nào là hậu quả nghiêm trọng. Từ năm 2018, khi bắt đầu làm bộ sách giáo khoa mới thì phát sinh mâu thuẫn giữa ông Kiên và một số người trong Ban Biên tập cùng lãnh đạo công ty. Ông Kiên đã viết nhiều bài nói xấu người khác trên facebook cá nhân của mình. Trong các bài  viết, ông Kiên không chỉ đích danh tên người nào trong công ty hoặc chỉ đích danh tên công ty HEPS trong các bài viết mà sử dụng lối nói ẩn dụ. Vì vậy, công ty có Quyết định số 52/QĐ-HEPS ngày 7/5/2020 về việc sa thải ông Kiên do có hành vi “lợi dụng vị trí công tác tại Ban biên tập sách Sinh học thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp trên mạng xã hội Facebook, làm mất uy tín của công ty và đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty” theo Điều 15, Điều 17 NQLĐ của công ty HEPS. Đánh giá việc xử lý kỷ luật sa thải của công ty HEPS đối với ông Kiên là đúng pháp luật, Toà án hai cấp thành phố Hà Nội nhận định “mặc dù sử dụng tên riêng thay đổi nhưng có hình ảnh của ông, sách của công ty nên người bình luận nhận biết thông tin liên quan đến Công ty cổ phần xuất bản giáo dục Hà Nội, gây ra mất đoàn kết tập thể trong Ban và Công ty, ảnh hưởng kết quả kinh doanh của Công ty, là vi phạm Điều 15, điểm e Điều 17 Nội quy lao động” và xác định thiệt hại do hành vi vi phạm của ông Kiên đe doạ gây ra cho công ty là: (1) Hành vi đăng bài viết facebook của ông Kiên làm một số NLĐ trong công ty có nguy cơ bức xúc xin nghỉ việc -> (2) Không có người làm việc nên ảnh hưởng đến công việc biên tập sách -> (3) Không có sách phát hành -> (4) Ảnh hưởng, gây thiệt hại về doanh thu từ các cuốn sách này riêng trong năm 2020 ước tính là hơn 3,7 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là liệu rằng hành vi viết bài đăng facebook cá nhân nói xấu NLĐ khác trong công ty có phải là hành vi vi phạm KLLĐ không? Trường hợp NSDLĐ tự quy định căn cứ “gây hậu quả nghiêm trọng” thay vì căn cứ “gây thiệt hại nghiêm trọng” được quy định trong BLLĐ là có hợp pháp? Việc xác định thiệt hại gián tiếp giống như trong vụ việc 01 đã được Toà án chấp thuận có đúng? Bên cạnh quy định pháp luật về căn cứ sa thải không rõ ràng nêu trên, còn có trường hợp mà Toà án có những quyết định rất trái ngược về thế nào là có sự thoả thuận bằng văn bản trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trong trường hợp sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ là ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Pháp luật quy định nghĩa vụ của NSDLĐ phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc kỷ luật sa thải đối với NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Thế nào là có sự thoả thuận bằng văn bản. Sự thỏa thuận đó được thể hiện bằng văn bản gì? Diễn ra trước, trong hay sau khi tiến hành họp xử lý kỷ luật thì pháp luật lao động hiện hành chưa có quy định mà thực tiễn xét xử cho thấy Toà án có các quyết định khác nhau. Trong vụ việc 01 nêu trên, Toà án cấp sơ thẩm cho rằng việc sa thải của công ty là trái pháp luật vì chưa có sự thỏa thuận bằng văn bản của công ty với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Ngược lại, Toà án cấp phúc thẩm155 lại cho rằng đã có sự thoả thuận bằng văn bản vì cuộc họp xử lý kỷ luật có các thành viên Ban Chấp hành công đoàn công ty tham gia, có lập biên bản họp xử lý kỷ luật. Ý kiến của các thành viên Ban Chấp hành công đoàn trình bày tại cuộc họp là không đồng ý kỷ luật sa thải bà H, đã được ghi trong biên bản, được lập thành văn bản thì đương nhiên thoả thuận giữa công ty và Ban Chấp hành công đoàn cũng được lập thành văn bản. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thiểu số phục tùng đa số. Nghị quyết của công đoàn được thông qua theo đa số. Như vậy, để xác định có văn bản thoả thuận hoặc không thoả thuận được với Ban Chấp hành công đoàn thì Ban Chấp hành công đoàn phải tổ chức họp, biểu quyết thống nhất về việc xử lý KLLĐ của NSDLĐ đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách của mình và phải thể hiện bằng hình thức nghị quyết. Trong vụ việc trên, mặc dù cuộc họp xử lý kỷ luật có sự tham gia của 04 thành viên Ban Chấp hành công đoàn: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực và bản thân NLĐ là bà H nhưng không có nghĩa đó là ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở của công ty mà đó chỉ là ý kiến của thành viên Hội đồng xử lý KLLĐ. Do đó, không thể coi ý kiến của thành viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại cuộc họp xử lý KLLĐ  là đã có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý kỷ luật NLĐ, biên bản họp xử lý KLLĐ thể hiện ý kiến của các thành viên hội đồng là sự thoả thuận bằng văn bản của NSDLĐ với Ban Chấp hành công đoàn. Thực tiễn xét xử đối với vấn đề này, các Tòa án khác đều yêu cầu bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận riêng và do không có nên Tòa án đã xác định là vi phạm trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải nên đã hủy quyết định xử lý KLLĐ sa thải của công ty. Như vậy, cùng một quy định pháp luật nhưng các Tòa án, các cấp Tòa án áp dụng lại rất khác nhau. Quyết định xử lý KLLĐ của NSDLĐ vì thế có khi được xác định là đúng pháp luật, có khi lại bị xác định trái pháp luật. * Trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo Theo quy định BLLĐ, trường hợp NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thì NLĐ và NSDLĐ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung về thời gian NLĐ cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ. Tuy nhiên, không phải lúc nào NSDLĐ và NLĐ cũng ký hợp đồng đào tạo và không phải cứ có hợp đồng đào tạo nghề là đồng nghĩa với việc NLĐ được NSDLĐ đào tạo. Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp, mặc dù giữa NSDLĐ và NLĐ có hợp đồng đào tạo nghề nhưng đó chỉ là hình thức còn thực chất là không có sự đào tạo. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp về hoàn trả chi phí đào tạo, trên cơ sở các chứng cứ thu thập được, tình tiết sự kiện có trong vụ việc mà Toà án quyết định là có hay không có sự đào tạo của NSDLĐ đối với NLĐ, từ đó mới quyết định yêu cầu đòi hoàn trả chi phí đào tạo của NSDLĐ. Bên cạnh các chi phí về đào tạo nghề, vì e ngại sau khi được đào tạo nâng cao trình độ thì NLĐ sẽ không tiếp tục gắn bó lâu dài với NSDLĐ nên để ràng buộc NLĐ thì NSDLĐ thường đặt ra một số điều khoản về thời hạn cam kết, bồi thường hoặc phạt vi phạm hợp đồng. Pháp luật lao động không có quy định cụ thể về thời hạn cam kết phải làm việc sau khi NLĐ được đào tạo. Có những trường hợp thời  gian đào tạo 3 tháng nhưng thời gian cam kết làm việc sau đào tạo là 2 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Thực tế xét xử cho thấy Toà án luôn chấp nhận yêu cầu NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo khi xác định được NLĐ đã vi phạm cam kết thời gian làm việc cho NSDLĐ sau khi đào tạo mà không phụ thuộc vào thời gian cam kết là bao lâu, có hợp lý hay không hợp lý. Ngoài ra, nhiều hợp đồng đào tạo còn quy định mức bồi thường hoặc phạt vi phạm có thể cao gấp nhiều lần so với chi phí đào tạo mà NSDLĐ đã bỏ ra. Vậy trong những trường hợp này, Toà án quyết định như thế nào? Vụ việc sau đây là ví dụ điển hình: Ông Tô Văn Tuyến là nhân viên phòng mài nữ trang của công ty N. Nhằm đáp ứng được tay nghề lao động tại Nhật Bản, từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2017, công ty N đã cử người hướng dẫn đào tạo nghề thêm cho ông N để có thể làm được các công đoạn cơ bản của sản phẩm nữ trang. Ngày 2/10/2017, ông Tuyến ký hợp đồng đào tạo và cho vay với công ty N. Theo hợp đồng, công ty N cho ông Tuyến vay số tiền 99.010.000 đồng để chi phí đào tạo và chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh đi Nhật Bản. Khoản 1 Điều 3 hợp đồng có quy định: “Sau khi đi học tập và làm việc bên Nhật 2 năm, ông Tuyến sẽ quay lại làm việc cho công ty N tối thiểu 7 năm. Nếu vi phạm, ông Tuyến sẽ bị phạt số tiền bằng 3 lần số tiền công ty N cho ông Tuyến vay (là 297.030.000 đồng). Số tiền chi phí thực tế mà công ty N bỏ ra để mua nguyên liệu cho ông Tuyến thực tập thêm và chi phí thủ tục để đi sang Nhật Bản là 97.173.000 đồng. Sau khi ký hợp đồng đào tạo, công ty N đã làm thủ tục và ông Tuyến được sang Nhật Bản lao động, học tập tại công ty KOYANAGHI từ ngày 17/10/2017 đến 17/10/2019. Sau khi về nước, ông Tuyến tiếp tục làm việc tại công ty N đến ngày 9/12/2019 thì nộp đơn xin nghỉ việc. Công ty N đồng ý cho ông Tuyến nghỉ việc,  đồng thời yêu cầu ông Tuyến phải thanh toán khoản tiền mà công ty N cho vay và nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 291.519.000 đồng (gồm 97.173.000 đồng là khoản tiền chi phí thực tế và 194.346.000 đồng tiền phạt hợp đồng). Ông Tuyến cho rằng việc mình đi sang Nhật Bản theo diện lao động có tay nghề, làm việc được lĩnh lương hàng tháng chứ không phải là được đào tạo nên không thanh toán. Công ty N khởi kiện ông Tuyến ra Toà án với yêu cầu buộc ông Tuyến phải thanh toán cho công ty số tiền nêu trên. Toà án có thẩm quyền giải quyết đã chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của công ty N.  Có thể nói, pháp luật lao động đã quy định rất cụ thể, rõ ràng và chi tiết những khoản chi phí đào tạo mà NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ phải hoàn trả. Do đó, Toà án rất dễ dàng trong việc quyết định những khoản tiền chi phí đào tạo mà NLĐ phải hoàn trả cho NSDLĐ. Vấn đề đặt ra là liệu những thỏa thuận về mức thiệt hại phải đền bù ngoài chi phí đào tạo hay thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng đào tạo có phù hợp với pháp luật và được Toà án chấp nhận hay không? Về vấn đề này, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng Toà án có thể quyết định buộc NLĐ phải bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm hợp đồng ngoài khoản chi phí đào tạo. Quan điểm này dựa vào lập luận hợp đồng đào tạo nghề là một thỏa thuận độc lập với HĐLĐ. Theo nguyên tắc chung của BLDS năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và không trái quy định của pháp luật. BLLĐ chỉ quy định về các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng đào tạo nghề. Như vậy có nghĩa là ngoài các nội dung chủ yếu này, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận các vấn đề khác trong hợp đồng đào tạo nghề (như bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm hợp đồng) miễn là các thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật. BLLĐ không có quy định nào hạn chế hoặc ngăn cấm các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng đào tạo nghề.   Trong vụ việc nêu trên, Toà án đã nhận định rằng Hợp đồng đào tạo và cho vay được ký giữa công ty N và ông Tuyến được lồng ghép hai mối quan hệ vừa là QHLĐ (giữa NSDLĐ và NLĐ) vừa là quan hệ dân sự (giữa người cho vay, người vay). Việc công ty hỗ trợ cho NLĐ vay tiền để hoàn thiện các thủ tục đi Nhật Bản đào tạo nâng cao tay nghề là một thoả thuận độc lập nằm ngoài QHLĐ. Do vậy cần áp dụng cả BLLĐ và BLDS để giải quyết vụ án. Thoả thuận của các bên là phù hợp với Điều 463 BLDS năm 2015 và Điều 62 BLLĐ nên là hợp pháp. Đối với yêu cầu của công ty N buộc ông Tuyến phải thanh toán khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, Toà án đã nhận định BLLĐ không có quy định về mức phạt vi phạm do vậy các bên căn cứ khoản 2 Điều 418 BLDS để thoả thuận về mức phạt là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mức phạt cần căn cứ vào lỗi. Toà án đã xác định công ty N có lỗi 20% đối với số tiền phạt vi phạm vì khi ông Tuyến đi đào tạo nâng cao tay nghề trở về công ty không kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực, trình độ, chuyên môn của ông Tuyến để kịp thời bố trí công việc, mức lương phù hợp dẫn đến ông Tuyến nghỉ việc. Ông Tuyến chịu 80% lỗi đối với số tiền phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng. Quan điểm thứ hai cho rằng hợp đồng đào tạo nghề là hợp đồng đặc thù, được quy định riêng trong BLLĐ. Hợp đồng đào tạo nghề không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ thì mức hoàn trả cũng không được vượt quá các khoản chi phí đào tạo được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ năm 2019. Điều 62 BLLĐ năm 2019 chỉ quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ mà không có quy định về chế tài phạt vi phạm đối với NLĐ cũng như bồi thường nên không có căn cứ để các bên thỏa thuận về bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm đối với NLĐ trong hợp đồng đào tạo nghề. Nghiên cứu sinh đồng ý với quan điểm này. * Trường hợp giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, sa thải trái pháp luật Theo quy định pháp luật, trường hợp NSĐLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý KLLĐ theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì NSĐLĐ có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019. Khi đó, Toà án sẽ quyết định NSDLĐ phải gánh chịu trách nhiệm hậu quả pháp lý về các quyết định trái pháp luật của NSDLĐ. Hậu quả đó là: Huỷ quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý KLLĐ trái pháp luật và phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết nếu vẫn còn thời hạn hợp đồng. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ. Buộc NSDLĐ thanh toán tiền lương cho NLĐ trong những ngày NLĐ không được làm việc từ khi NLĐ bị sa thải đến khi nhận NLĐ trở lại làm việc, ngày xét xử sơ thẩm hoặc đến ngày hết hạn HĐLĐ theo từng trường hợp cụ thể. Buộc NSDLĐ trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày NLĐ không được báo trước nếu vi phạm thời hạn báo trước. Buộc NSDLĐ trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ do việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý KLLĐ sa thải trái pháp luật. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, chế tài này chỉ phát sinh khi tính đến ngày xét xử sơ thẩm, HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ vẫn còn thời hạn. Buộc NSDLĐ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ trong những ngày NLĐ không được làm việc cho cơ quan BHXH. Ngoài ra, NSDLĐ có thể phải thanh toán một số khoản tiền khác như trả trợ cấp thôi việc, tiền lãi chậm thanh toán. Nhìn vào quy định pháp luật về hậu quả pháp lý mà NSDLĐ phải gánh chịu khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ có thể thấy khá rõ ràng, cụ thể. Tuy  nhiên, thực tiễn xét xử lại cho thấy có việc áp dụng không thống nhất khi Toà án thực hiện thẩm quyền quyết định của mình, thậm chí có trường hợp tuyên trái quy định pháp luật khi cho NLĐ được hưởng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN. + Thứ nhất, trường hợp pháp luật lao động chỉ quy định bồi thường ở mức tối thiểu. Đó là NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ do chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và thoả thuận bồi thường thêm một khoản tiền cho NLĐ ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại và NLĐ đồng ý. Để Toà án quyết định khoản tiền này, đòi hỏi NLĐ phải có các yêu cầu khi khởi kiện. Nếu không có yêu cầu thì Toà án không được giải quyết vì vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, việc hiểu, áp dụng quy định này trong thực tiễn xét xử cũng có nhiều ý kiến khác nhau nhất là về khoản tiền bồi thường để chấm dứt HĐLĐ. Điều kiện để buộc NSDLĐ phải bồi thường khoản tiền để thoả thuận chấm dứt HĐLĐ thì tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm, HĐLĐ phải còn thời hạn bởi nếu đã hết thời hạn HĐLĐ thì không thể buộc NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc được. Quan điểm thứ nhất cho rằng, để Toà án có thể quyết định cho NLĐ được hưởng khoản tiền bồi thường để chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ phải có mong muốn được quay trở lại làm việc cho NSDLĐ khi khởi kiện. Chỉ khi nào NSDLĐ bày tỏ ý chí không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc hoặc không thể bố trí được công việc mới cho NLĐ thì khi đó mới buộc NSDLĐ phải bồi thường khoản tiền cho việc chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, nếu ngay trong đơn khởi kiện mà NLĐ đã bày tỏ ý chí là không muốn quay lại làm việc cho NSDLĐ, chỉ yêu cầu đòi bồi thường khoản tiền này thì Toà án không chấp nhận yêu cầu của NLĐ. Quan điểm thứ hai ngược lại cho rằng, trong mọi trường hợp nếu NLĐ có yêu cầu thì Toà án sẽ chấp nhận yêu cầu buộc NSDLĐ phải bồi thường cho việc chấm dứt HĐLĐ. Vụ việc dưới đây là ví dụ điển hình.  Ngày 01/3/2019, ông Lâm Văn A được công ty A1 ký HĐLĐ thời hạn 01 năm. Ngày 18/6/2019, ông A nhận được Quyết định 02/QĐ về việc chấm dứt HĐLĐ. Ông A đã khởi kiện công ty A1 ra TAND thành phố Hà Nội với yêu cầu: (1) Buộc công ty phải trả 08 tháng tiền lương còn lại của HĐLĐ, tiền BHXH, BHYT, BHTN của 8 tháng còn lại của HĐLĐ là 1,72 tháng lương, (2) Buộc công ty phải bồi thường 04 tháng tiền lương vì đột ngột chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, (3) Buộc công ty phải nhận ông A trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký. Trường hợp không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ thì công ty phải bồi thường 4 tháng tiền lương, (4) Bồi thường 01 tháng tiền lương do vi phạm thời gian báo trước và (5) Công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho ông A là 1,25 tháng lương. TAND thành phố Hà Nội đã bác yêu cầu khởi kiện của ông A. Bản án lao động phúc thẩm số 03/2021/LĐ-PT ngày 23/6/2021 của TAND cấp cao tại Hà Nội xác định rằng công ty A1 đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và công ty phải nhận ông A trở lại làm việc. Căn cứ HĐLĐ thì thời gian lao động của ông A đến ngày 28/02/2020 là hết hạn, thời gian ông A bị chấm dứt HĐLĐ không được làm việc là 8 tháng. Tại phiên toà phúc thẩm ông A có nguyện vọng trở lại làm việc nhưng do thời hạn lao động theo hợp đồng đã hết nên ông nhất trí không trở lại làm việc mà ông chỉ yêu cầu được bồi thường theo quy định. Do đó, căn cứ vào Điều 42 BLLĐ năm 2012 (nay là Đ 41 BLLĐ 2019), cần buộc công ty phải bồi thường cho ông A 14,72 tháng tiền lương gồm: 8 tháng tiền lương do không được làm việc, cùng tiền BHXH, BHYT, BHTN; 02 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, 01 tháng tiền lương do vi phạm nghĩa vụ báo trước và 02 tháng tiền lương do công ty không nhận ông A trở lại làm việc. Trong vụ việc này, thời hạn HĐLĐ của ông A đã kết thúc từ ngày 28/02/2020 nhưng Toà án cấp phúc thẩm vẫn buộc công ty A1 phải bồi thường 02 tháng tiền lương do không nhận ông A trở lại làm việc. Trong khi tương tự như vậy, nhiều Toà án khác đã không buộc NSDLĐ phải bồi thường khoản tiền này do thời hạn HĐLĐ đã kết thúc.  Một vấn đề nữa đặt ra là pháp luật chỉ quy đinh mức bồi thường tối thiểu ít nhất 02 tháng lương cho cả trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và để chấm dứt HĐLĐ. Vậy, Tòa án có thể quyết định ở mức cao hơn hay không? Việc pháp luật quy định NSDLĐ trả thêm cho NLĐ 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ thực chất là khoản bồi thường của NSDLĐ đối với NLĐ do hành vi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của họ. Thực tế cho thấy ảnh hưởng của việc chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ đối với NLĐ trong mọi trường hợp không hẳn là giống nhau. Nhiều NLĐ sau khi bị chấm dứt HĐLĐ có thể tìm ngay được việc làm mới, cuộc sống của họ và gia đình không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng cũng có trường hợp việc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NLĐ cả về vật chất lẫn tinh thần. Về nguyên tắc, nếu đương sự có yêu cầu, Tòa án hoàn toàn có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, tính chất nghiêm trọng của từng vụ việc để ra phán quyết buộc NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ ở mức cao hơn. Thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều trường hợp, dù NLĐ đã làm việc lâu năm hay ít năm cho NSDLĐ, thời hạn HĐLĐ còn dài hay ngắn, yêu cầu đòi bồi thường của NLĐ dù có cao hơn 02 tháng thì Toà án vẫn chỉ tuyên buộc NSDLĐ bồi thường cho NLĐ 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ (như vụ việc của ông A nêu trên). Sẽ là không công bằng khi NLĐ đã làm việc nhiều năm cho NSDLĐ, thời hạn HĐLĐ còn dài cũng chỉ được nhận khoản tiền bồi thường 02 tháng tiền lương như NLĐ mới có ít năm làm việc và thời hạn HĐLĐ còn ít. + Thứ hai, về thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc, những ngày vi phạm nghĩa vụ báo trước và mức tiền lương làm căn cứ để giải quyết chế độ thanh toán, bồi thường chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Những ngày NLĐ không được làm việc ở đây được xác định như thế nào? Ngày bắt đầu để tính thời gian để trả khoản này rất dễ xác định bởi đó là ngày NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, không được làm việc. Nhưng ngày cuối cùng để tính khoảng thời gian này sẽ là ngày nào. Trường hợp thời hạn HĐLĐ kết thúc trước ngày Toà án xét xử sơ thẩm thì ngày cuối cùng được xác định là ngày kết thúc thời hạn của HĐLĐ. Trường hợp là HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc thời hạn của HĐLĐ kết thúc sau ngày xét xử sơ thẩm thì Toà án sẽ tính đến ngày xét xử sơ thẩm. Đúng ra, Toà án sẽ phải tính đến ngày NLĐ được NSDLĐ nhận trở lại làm việc. Tuy nhiên, nếu tính đến ngày NLĐ chính thức trở lại làm việc thì sẽ rất khó cho việc tính án phí và thi hành án bởi không biết chính xác ngày nào NSDLĐ sẽ chính thức nhận trở lại làm việc. Phán quyết của Toà án trong trường hợp này cũng sẽ không rõ ràng bởi không xác định được cụ thể thời gian không được làm việc của NLĐ. Theo quy định pháp luật, thời hạn chuẩn bị xét xử để giải quyết VALĐ là 02 tháng, trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm 01 tháng kể từ ngày thụ lý. Song thực tiễn xét xử cho thấy, gần như ít có VALĐ nào được Toà án xét xử sơ thẩm trong thời hạn 02 tháng. Có những VALĐ mới chỉ được giải quyết ở cấp sơ thẩm đã bị kéo dài hàng năm, thậm chí 02 năm (như vụ án của ông Trương Đức Kiên nêu trên). Bởi vậy nếu bắt NSDLĐ bồi thường toàn bộ thời gian đó sẽ là không hợp lý khi việc kéo dài này không xuất phát từ lỗi của  NSDLĐ. Khi NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước bị xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật168. NSDLĐ phải có trách nhiệm bồi thường tiền lương cho NLĐ trong thời gian không được làm việc và bồi thường thêm khoản tiền do vi phạm nghĩa vụ báo trước. Khoảng thời gian không được làm việc thực chất đã trùng với khoảng thời gian NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước. Thực tiễn xét xử, các Toà án vẫn tuyên buộc NSDLĐ phải thanh toán cho NLĐ cả hai khoản tiền này nếu như NLĐ có yêu cầu khởi kiện. Như vậy, quyết định của Toà án có phải là buộc NSDLĐ phải bồi thường 2 lần cho một khoảng thời gian vi phạm không?  Bên cạnh đó, mức tiền lương làm căn cứ để bồi thường trong những trường hợp này cũng là vấn đề đặt ra. Theo quy định pháp luật, mức tiền lương làm căn cứ để NSDLĐ phải thanh toán tiền lương cho NLĐ trong thời gian không được làm việc, cho thời gian vi phạm nghĩa vụ báo trước, bồi thường do việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay sa thải trái pháp luật và bồi thường để chấm dứt HĐLĐ là tiền  lương theo HĐLĐ tại thời điểm chấm dứt QHLĐ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiền lương được ghi theo HĐLĐ thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực tế mà NSDLĐ trả cho NLĐ. Khi xét xử, Toà án thường căn cứ vào mức lương mà NSDLĐ đóng cho cơ quan bảo hiểm để xác định là mức tiền lương làm căn cứ tính bồi thường. Nhưng cũng có trường hợp, Toà án lại căn cứ vào tiền lương thực tế để xác định bồi thường. Chẳng hạn, trong VALĐ giữa anh Tô Văn S và công ty TNHH Q, Toà án xác định công ty TNHH Q đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với anh S nên buộc công ty TNHH Q phải đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cho anh S theo mức lương của anh S trong bảng lương của công ty là 4.200.000 đồng/tháng nhưng lại buộc công ty TNHH Q phải trả một khoản tiền do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật tương ứng với 02 tháng lương và khoản tiền tương ứng với những ngày anh S không được báo trước (30 ngày) theo mức lương thực tế mà anh S được hưởng là 13 triệu đồng/tháng. Tương tự, trong VALĐ giữa ông Q và công ty cổ phần R, mức lương tháng theo HĐLĐ mà công ty cổ phần R trả cho ông Q là 5 triệu đồng/tháng, lương hiệu quả công việc là 30.170.000 đồng/tháng, phụ cấp tiền cơm là 730.000 đồng/tháng, tổng cộng là 35.900.000 đồng/tháng. Toà án cấp sơ thẩm xác định mức tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là tiền lương thực tế của ông Q là 35.900.000 đồng/tháng. Toà án cấp phúc thẩm xác định mức tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là 35.170.000 đồng/tháng (không bao gồm phụ cấp tiền cơm).  Tóm lại, pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết VALĐ được Toà án thực hiện cơ bản là tốt. Các VALĐ được Toà án thụ lý giải quyết, các quyết định của Toà án phán quyết về nội dung vụ việc theo yêu cầu đã đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ góp phần xây dựng được môi trường lao động hài hoà, ổn định trật tự và công bằng. Bên cạnh đó, vẫn còn có  nhiều vụ án, quyết định của Toà án chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất trong cách hiểu, áp dụng pháp luật. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Nguyên nhân khách quan là do có những quan hệ pháp luật mới phát sinh mà pháp luật lao động chưa kịp điều chỉnh hoặc do bản thân các quy định pháp luật lao động hiện hành nội tại vẫn còn đó nhiều quy định chưa được cụ thể, mang tính chất định tính, thậm chí còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến quyết định giải quyết, phân xử tranh chấp không thống nhất giữa các Toà án, cấp Toà án thậm chí ngay trong cùng một Toà án. Nguyên nhân chủ quan là về phía Toà án. Do năng lực trình độ kinh nghiệm của các thẩm phán khác nhau nên việc áp dụng pháp luật lao động chưa thực sự được thống nhất. Ở các tỉnh, thành phố (như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội….) do có nhiều khu công nghiệp, TCLĐ phát sinh nhiều, các thẩm phán thường xuyên giải quyết án lao động nên việc áp dụng pháp luật lao động cũng sẽ nhuần nhuyễn hơn. Ở một số tỉnh, do số lượng án lao động ít (cả năm chỉ có vài vụ) nên việc giải quyết vụ án lao động sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, về khối lượng công việc của các thẩm phán có chiều hướng ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2022, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022, các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc (tăng 29.944 vụ so với năm 2021). Số lượng Thẩm phán trong toàn ngành Toà án nhân dân hiện nay là 6.434 người, chiếm 48,23% tổng số biên chế Tòa án nhân dân các cấp (có 13.341 người), trong đó có 4.129 Thẩm phán sơ cấp và 1.420 Thẩm phán trung cấp. Tính trung bình năm 2022, số lượng vụ việc mà một người Thẩm phán phải giải quyết là 88 vụ, tương ứng với 7,4 vụ việc/tháng. Như vậy, Thẩm phán phải chịu áp lực khối lượng xét xử là khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng thời gian vật chất cần thiết để có thể nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, xác định được các tình tiết, sự kiện đánh giá chính xác yêu cầu khởi kiện theo quy định pháp luật. Đến hết năm 2026, tổng biên chế của các Tòa án nhân dân là  15.237 người, được tăng 1.896 biên chế, tuy nhiên số lượng Thẩm phán lại không được tăng. Trong khi đó, theo thống kê, số lượng vụ việc Tòa án phải giải quyết hằng năm tăng trung bình 8%, số lượng Thẩm phán, cán bộ công chức ngành Toà án nghỉ việc có chiều hướng gia tăng. Năm 2022 có 1.000 cán bộ, công chức Tòa án nghỉ việc càng đè nặng gánh nặng lên vai Thẩm phán. 2.2. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết việc lao động và thực tiễn thực hiện 2.2.1. Về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu Theo quy định, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu. Khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, Toà án sẽ căn cứ vào mức độ vô hiệu của từng hợp đồng để tuyên HĐLĐ vô hiệu từng phần và HĐLĐ vô hiệu toàn bộ. Toà án sẽ tuyên HĐLĐ vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp: (i) Toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật; (ii) Người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều 15 của BLLĐ năm 2019 và (iii) Công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm. Thứ nhất, toàn bộ nội dung hợp đồng vi phạm pháp luật.  Nội dung HĐLĐ là những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng. Nội dung của HĐLĐ bao gồm các điều khoản cơ bản (là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng) và điều khoản bổ sung do hai bên thoả thuận. HĐLĐ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Thông tin của NSDLĐ; (ii) Thông tin của NLĐ; (iii) Công việc và địa điểm làm việc; (iv) Thời hạn của HĐLĐ; (v) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; (vi)  Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương; (vii) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (vii) Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ; (ix) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; (x) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của NLĐ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây là những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng và những nội dung này phải phù hợp với quy định của pháp luật, không được trái pháp luật. Trường hợp toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể, HĐLĐ sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ.  Thứ hai, người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền. HĐLĐ phải do người có thẩm quyền ký kết. HĐLĐ do người không đúng thẩm quyền ký kết sẽ bị tuyên là vô hiệu toàn bộ. NSDLĐ có thẩm quyền giao kết HĐLĐ là i) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; ii) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; iii) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; iv) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. Người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết HĐLĐ. NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên tự mình giao kết HĐLĐ. NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó, NLĐ được những NLĐ trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết HĐLĐ. Thứ ba, HĐLĐ vô hiệu do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng.  Khi giao kết HĐLĐ, các bên phải tuân theo các nguyên tắc của việc giao kết HĐLĐ như tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã  hội. Nếu các bên không tuân thủ nguyên tắc này thì HĐLĐ sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ như trường hợp NLĐ mượn hồ sơ của người khác để giao kết HĐLĐ. Thứ tư, công việc giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Để HĐLĐ có hiệu lực, công việc mà hai bên giao kết phải là công việc hợp pháp, không bị pháp luật cấm. Những HĐLĐ ký kết để thực hiện một công việc bị cấm đều bị coi là vô hiệu. Công việc bị pháp luật cấm là công việc gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, làm hủy hoại tài nguyên, tàn phá môi trường....  HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng như HĐLĐ có thoả thuận tiền lương của NLĐ thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng. Trong trường hợp đó, HĐLĐ bị coi là vô hiệu từng phần mà cụ thể là vô hiệu điều khoản về tiền lương. Các điều khoản khác vẫn có hiệu lực pháp luật và ràng buộc đối với các bên. Cùng với việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, Toà án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật (Điều 51 BLLĐ và Mục 3 Chương III của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020) để xử lý hậu quả pháp lý của HĐLĐ vô hiệu. Cụ thể:  Đối với HĐLĐ vô hiệu từng phần: hai bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần bị tuyên bố vô hiệu trong HĐLĐ sao cho phù hợp với thoả ước lao động tập thể, hoặc pháp luật lao động (trong trường hợp không có thoả ước lao động tập thể). Như vậy, nếu các bên có thể tự thoả thuận bổ sung, hoàn chỉnh HĐLĐ hoặc có thể áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật hay của thoả ước lao động tập thể, HĐLĐ đó sẽ không bị tuyên bố vô hiệu. Việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ phải được hai bên thoả thuận, thống nhất bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.183 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vì phụ lục HĐLĐ không được sửa đổi thời hạn  của HĐLĐ nên trong trường hợp HĐLĐ bị vi phạm về thời hạn thì hai bên không thể chỉnh sửa HĐLĐ bằng cách ký kết thêm phụ lục HĐLĐ mà phải huỷ bỏ hoặc cùng chấm dứt HĐLĐ hiện tại và ký kết một HĐLĐ mới. Đối với HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ: trong trường hợp này, lý do đẫn đến việc HĐLĐ bị vô hiệu toàn phần là do chủ thể ký HĐLĐ hoặc việc giao kết HĐLĐ không đúng với nguyên tắc giao kết còn nội dung HĐLĐ không bị ảnh hưởng và vẫn phù hợp với pháp luật. Do vậy, với trường hợp này, hai bên chỉ cần ký lại HĐLĐ để đảm bảo yếu tố về chủ thể và nguyên tắc giao kết HĐLĐ được tuân thủ mà không cần phải giao kết HĐLĐ mới hoàn toàn.  Đối với HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết bị pháp luật cấm: trong trường hợp này, lý do dẫn đến việc HĐLĐ bị vô hiệu toàn phần liên quan đến phần nội dung của HĐLĐ. Do vậy, để HĐLĐ có hiệu lực thì hai bên cần phải chỉnh sửa lại phần nội dung sao cho phù hợp với quy định pháp luật và giao kết một HĐLĐ mới với nội dung hợp lệ theo đúng quy định. Trường hợp không giao kết lại hợp đồng thì chấm chấm dứt HĐLĐ.  Trong cả ba trường hợp nêu trên, nếu hai bên không sửa đổi, ký lại HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới nhằm giữ mối QHLĐ thì hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ. Khi đó, NSDLĐ sẽ phải giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong trường hợp xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần hoặc xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ. Trong trường hợp xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm, NSDLĐ thậm chí có thể phải trả thêm cho NLĐ "một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng  theo tháng áp dụng đối với địa bàn NLĐ làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu" bên cạnh khoản trợ cấp thôi việc. Yêu cầu tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là việc dân sự, chỉ được Tòa án xem xét, quyết định khi đơn có yêu cầu. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 và Điều 39 BLTTDS năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là Toà án cấp huyện nơi giao kết hoặc nơi thực hiện HĐLĐ. Vì nhiều lý do khác nhau, các bên thường muốn duy trì mối QHLĐ nên số lượng HĐLĐ bị Tòa án tuyên vô hiệu với số lượng HĐLĐ bị coi là vô hiệu trên thực tế có sự chênh lệnh tương đối lớn. Số lượng HĐLĐ chứa đựng các yếu tố vô hiệu khá nhiều nhưng số lượng HĐLĐ bị Tòa án xem xét và tuyên bố vô hiệu lại rất ít. Các trường hợp yêu cầu Toà án tuyên bố HĐLĐ vô hiệu liên quan chủ yếu đến việc NLĐ mượn hồ sơ giấy tờ cá nhân của người khác để được tuyển dụng, thời hạn trong HĐLĐ dài hơn thời hạn trong giấy phép lao động đối với NLĐ là người nước ngoài và lại thường phát sinh trong quá trình giải quyết các TCLĐ. Từ năm 2020 đến tháng 6/2021, số lượng quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Tòa án chỉ giao động từ 1 - 2% tổng số quyết định, bản án về các nội dung khác trong lĩnh vực lao động. Vấn đề đặt ra là có trường hợp HĐLĐ tuy được hình thành hợp lệ nhưng lại thiếu một trong các yếu tố cần thiết của HĐLĐ thì HĐLĐ đó được xác định như thế nào. Pháp luật một số nước (như Pháp) sẽ coi đây là trường hợp HĐLĐ mất hiệu lực. Ví dụ: một HĐLĐ có thể bị coi là mất hiệu lực khi hợp đồng đó thỏa mãn ba yêu cầu để hợp đồng có hiệu lực. Cụ thể (i) có sự cho phép của các bên, (ii) các bên có khả năng giao kết hợp đồng và (iii) hợp đồng được thỏa thuận sẽ xoay quanh việc thực hiện một công việc xác định, NLĐ được trả lương với một mức tiền rõ ràng, các nội dung trong hợp đồng đều hợp pháp và phù hợp với pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng đó không có điều khoản về thời hạn của hợp đồng hoặc không có điều khoản về địa điểm làm việc.   2.2.2. Về tuyên bố thoả ước lao động tập thể vô hiệu  Tuyên bố TULĐTT vô hiệu cũng là một trong những thẩm quyền của Toà án trong giải quyết việc dân sự và Toà án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố TULĐTT vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 và Điều 39 BLTTDS năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố TULĐTT vô hiệu là Toà án cấp huyện nơi giao kết hoặc nơi thực hiện TULĐTT. Căn cứ vào Điều 86 BLLĐ năm 2019, Toà án tuyên TULĐTT vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung của thoả ước vi phạm pháp luật (như nội dung về thời gian làm việc cao hơn quy định của pháp luật tới 9 giờ/ngày). Toà án sẽ tuyên TULĐTT vô hiệu toàn bộ trong những trường hợp sau:  Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật. Nội dung của TULĐTT là những thoả thuận mà các bên đạt được thông qua thương lượng tập thể. Theo quy định, nội dung để các bên lựa chọn thương lượng tập thể là: (1)Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác; (2) Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; (3) Bảo đảm việc làm đối với NLĐ; (4) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động; (5) Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ; mối quan hệ giữa NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ; (6) Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; (7) Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc; (8) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm. Tuỳ thuộc vào kết quả của quá trình thương lượng tập thể mà nội dung của thoả ước sẽ là toàn bộ hoặc một số nội dung nêu trên. Tuy nhiên nếu tất cả các nội dung của thoả ước vi phạm pháp luật thì thoả ước đó sẽ bị tuyên là vô hiệu toàn bộ.  Người ký kết không đúng thẩm quyền.  Chỉ những chủ thể được pháp luật quy định mới có thẩm quyền ký kết thoả ước. Nếu các chủ thể ký kết TULĐTT không đúng thẩm quyền, Toà án sẽ tuyên thoả ước đó bị vô hiệu toàn bộ. Theo quy định, chủ thể ký kết thoả ước là đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Tuỳ theo các cấp thương lượng tập thể mà chủ thể thương lượng tập thể là khác nhau. Ở cấp doanh nghiệp, chủ thể thương lượng tập thể phía NLĐ sẽ là tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số NLĐ trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 68 BLLĐ năm 2019 thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện NLĐ có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định. Chủ thể ký kết thoả ước bên phía NLĐ là người đại diện hợp pháp của tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể. Về phía NSDLĐ ở cấp doanh nghiệp, chủ thể thương lượng tập thể sẽ là NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ.  Trường hợp TULĐTT có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Đối với TƯLĐTT ngành, chủ thể đại diện cho bên phía NLĐ là tổ chức công đoàn ngành. Còn phía NSDLĐ sẽ là một hoặc nhiều tổ chức đại diện của NSDLĐ. Tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NSDLĐ bao gồm: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh hợp tác xã Việt Nam (VCA), Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ (VINASME). Hiện chưa có tổ chức nào mang tính đại diện chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.   - Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Một trong những trường hợp Toà án tuyên TULĐTT vô hiệu toàn bộ, đó là TULĐTT không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết. Thoả ước tuy không phải là văn bản do quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng lại có giá trị pháp lý và hiệu lực như “luật” của các doanh nghiệp nên bắt buộc phải tuân theo những trình tự thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Bởi vậy, nếu không đảm bảo về trình tự thủ tục thì thoả ước đó bị coi là vô hiệu toàn bộ. Theo Điều 70 và Điều 76 BLLĐ năm 2019, trình tự ký kết thoả ước được tiến hành theo các bước như sau: + Đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể: Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở hoặc NSDLĐ đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể. Bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng. NSDLĐ có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể. Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng. + Chuẩn bị thương lượng tập thể: Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện NLĐ thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của NSDLĐ. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến NLĐ về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể. + Tiến hành thương lượng tập thể: Việc thương lượng tập thể được thực hiện thông qua phiên họp thương lượng tập thể. Phiên họp này do NSDLĐ chịu trách nhiệm tổ chức và bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ NLĐ. Nếu các bên thống nhất được với nhau ở một số nội dung thì các bên có thể tiến hành  thủ tục lấy ý kiến của NLĐ để ký kết thoả ước lao động tập thể. + Lấy ý kiến về thỏa ước lao động tập thể: Đối với TULĐTT doanh nghiệp, dự thảo TULĐTT phải được lấy ý kiến của toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp. TULĐTT doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% NLĐ của doanh nghiệp biểu quyết tán thành. Đối với TULĐTT ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện NLĐ tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. TULĐTT ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành. Đối với TULĐTT có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ NLĐ tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện NLĐ tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết TULĐTT có nhiều doanh nghiệp. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo TULĐTT do tổ chức đại diện NLĐ quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. NSDLĐ không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện NLĐ lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước. + Ký kết thoả ước lao động tập thể: Nếu việc lấy ý kiến của tập thể lao động đạt được tỷ lệ theo quy định, đại diện hợp pháp của các bên (NLĐ và NSDLĐ) sẽ tiến hành ký kết thoả ước.  Như vậy, khi nhận được yêu cầu của đương sự về việc tuyên bố thoả ước vô hiệu, Toà án sẽ xem xét, nếu thấy thoả ước thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì Toà án sẽ tuyên bố TULĐTT vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Cùng với việc tuyên bố thoả ước vô hiệu, Toà án cũng sẽ đưa ra hướng xử lý cho thoả ước vô hiệu. Toà án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật và thoả thuận hợp pháp của  các bên trong HĐLĐ để giải quyết quyền lợi cho các bên theo nguyên tắc: “quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong TULĐTT tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong HĐLĐ”  Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết năm 2020, 53% doanh nghiệp FDI đã thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Các doanh nghiệp của Nhật Bản và Đài Loan có tỷ lệ cao nhất đạt 74%, tiếp đến là Trung Quốc đạt 56%, Hàn Quốc đạt 33%. Trong số các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thì có 71% ký TƯLĐTT. Doanh nghiệp của Nhật Bản và Đài Loan có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 88,2% và 78,6%, tiếp đến là Hàn Quốc 69,2%, Singapore 33,3%. Hầu hết các doanh nghiệp đều rất miễn cưỡng trong việc thực hiện xây dựng và ký kết TƯLĐTT. Họ chỉ xây dựng và ký kết TƯLĐTT khi có yêu cầu từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 100?́c TƯLĐTT là do NSDLĐ xây dựng, sau đó chuyển cho công đoàn tổ chức lấy ý kiến của người lao NLĐ. Đến hết năm 2018 đã có 28.876 bản TULĐTT cấp doanh nghiệp, 02 TULĐTT ngành trung ương, 02 TULĐTT ngành địa phương, 04 TULĐTT nhóm doanh nghiệp được ký kết. Thực tế cho thấy số lượng các việc về yêu cầu Toà án tuyên bố TULĐTT không nhiều. Cũng đã có trường hợp gửi đơn ra Toà án để yêu cầu tuyên bố TULĐTT vô hiệu như Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh B đã yêu cầu tuyên bố TULĐTT ký ngày 01/6/2017 giữa Công ty TNHH H với tập thể NLĐ vô hiệu. TAND huyện Tân Thành đã nhận định TULĐTT ký ngày 01/6/2017 giữa Công ty TNHH H với tập thể NLĐ đã được xác lập bởi người có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 83 BLLĐ nhưng TULĐTT nêu trên có một phần nội dung thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 2 của Bản Thỏa ước có ghi “Nếu quá ba tháng, kể từ ngày Thỏa ước tập thể hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả thì Thỏa ước tập thể đương nhiên hết hiệu lực” là trái với quy định BLLĐ. Toà án đã tuyên bố phần nội dung nêu trên là vô hiệu. Quyền, nghĩa vụ  và lợi ích của các bên ghi trong Thoả ước tương ứng với phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.  2.2.3. Tuyên bố về tính hợp pháp của đình công Đình công là một trong các quyền cơ bản của NLĐ. Quyền này được thực hiện thông qua hành vi của tập thể lao động. Điều 98 BLLĐ năm 2019 quy định “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của NLĐ nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”. Khi tiến hành đình công, NLĐ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về chủ thể được quyền đình công, tổ chức lãnh đạo đình công, trình tự, thủ tục đình công, phạm vi đình công. Nếu cuộc đình công không đảm bảo các điều kiện luật định thì đình công sẽ bị coi là bất hợp pháp. NLĐ thông qua tổ chức đại diện của mình có thể yêu cầu Toà án tuyên đình công của họ là hợp pháp. Theo khoản 4 Điều 35 và Điều 39 BLTTDS năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là Toà án cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công. NSDLĐ có thể yêu cầu Toà án tuyên đình công là bất hợp pháp. Tuỳ theo cuộc đình công mà Toà án có thẩm quyền tuyên bố đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Theó Điều 204 BLLĐ năm 2019, Toà án tuyên đình công bất hợp pháp trong trường hợp:  Không thuộc trường hợp được đình công theo quy định Đình công là quyền của NLĐ được thực hiện thông qua hành vi của tập thể. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng có quyền đình công. Theo quy định đình công chỉ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo hình thức HĐLĐ và bị giới hạn trong những doanh nghiệp nhất định. NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động ảnh hưởng lớn đến những vấn đề thiết yếu của đời sống, trật tự xã hội, an ninh công cộng… không được đình công như các doanh nghiệp hoạt động  trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện; cung cấp hạ tầng thông tin và truyền thông; các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường … Bên cạnh đó, không phải bất cứ lúc nào NLĐ cũng có thể tiến hành đình công. Đình công được xem là biện pháp,“vũ khí cuối cùng” khi TCLĐ tập thể về lợi ích đã được giải quyết bằng các biện pháp khác mà không có kết quả. Khi TCLĐTT về lợi ích xảy ra, NLĐ không có quyền đình công, tổ chức đại diện NLĐ cũng không được quyền tổ chức đình công luôn mà phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết mà không được hoặc đã quá thời hạn giải quyết mà không tiến hành giải quyết thì khi đó NLĐ mới được quyền đình công. Theo Điều 199 BLLĐ năm 2019, tổ chức đại diện NLĐ là bên TCLĐ tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định để đình công trong trường hợp sau đây: (i) Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; (ii) Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc NSDLĐ là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động. Không do tổ chức đại diện NLĐ có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.      Quyền tổ chức và lãnh đạo đình công thuộc về tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên TCLĐ tập thể. Nếu cuộc đình công không do tổ chức này lãnh đạo cuộc đình công đó sẽ là bất hợp pháp.  Trước đây, pháp luật quy định tổ chức công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nhưng nay pháp luật quy định tổ chức đại diện NLĐ bao gồm tổ chức công đoàn và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Tức là song song với tổ chức công đoàn còn có tổ chức khác (không thuộc hệ thống công đoàn) cũng có vai trò đại diện cho NLĐ. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức này đều có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công mà tổ chức có quyền lãnh đạo và tổ chức đình công phải là tổ chức đại diện NLĐ có quyền thương lượng tập thể là một  bên TCLĐ tập thể. Bởi vậy để xác định tổ chức có quyền lãnh đạo đình công cần phải xem tổ chức đó có quyền thương lượng tập thể hay không, có phải là một bên của TCLĐ tập thể hay không. Chỉ có chủ thể đó mới có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công khi phát sinh tranh chấp.  Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.  Theo quy định, đình công được tiến hành theo 3 bước: i) Lấy ý kiến về đình công, ii) Ra quyết định đình công và thông báo đình công, iii) Tiến hành đình công. Bước 1: Lấy ý kiến về đình công Đây là thủ tục đầu tiên và quan trọng trong tiến trình tổ chức đình công do tổ chức đại diện NLĐ thực hiện. Đối tượng được lấy ý kiến là toàn thể NLĐ hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức NLĐ của các tổ chức đại diện NLĐ tham gia thương lượng. Nội dung lấy ý kiến bao gồm đồng ý hay không đồng ý đình công và phương án của tổ chức đại diện NLĐ về nội dung như thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, phạm vi tiến hành đình công, yêu cầu của NLĐ. Hình thức lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Tổ chức đại diện NLĐ phải thông báo việc lấy ý kiến để đình công cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày.  Bước 2:  Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công Quyết định đình công: Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện NLĐ phải ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công. Điều kiện để tổ chức đại diện NLĐ ra quyết định đình công là phải có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công. Quyết định đình công phải được ban hành bằng văn bản, trong đó bao gồm các nội dung như: Kết quả lấy ý kiến đình công; Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của NLĐ; Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.   Thông báo thời điểm bắt đầu đình công: Để tránh tình trạng đình công bất ngờ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra, cần phải có việc thông báo thời điểm đình công sẽ diễn ra. Việc thông báo này là để các chủ thể liên quan có thời gian chuẩn bị, không bị động về cuộc đình công và cũng là để phía tập thể lao động cân nhắc lại một lần nữa xem có đình công hay không. Theo quy định, ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện NLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho NSDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.  Bước 3:  Tiến hành đình công Đến thời điểm dự kiến đình công, nếu NSDLĐ vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì tập thể lao động dưới sự tổ chức và lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ có thể tiến hành đình công. BLLĐ năm 2019 chỉ quy định thời gian, điều kiện để NLĐ tiến hành đình công khi đã thực hiện đầy đủ các quy định về chuẩn bị đình công, chứ không quy định những trình tự, thủ tục mà tập thể lao động phải tuân theo khi diễn ra đình công. Vì vậy về nguyên tắc, tập thể lao động có thể tiến hành đình công theo những cách thức không nằm trong phạm vi cấm của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, việc đình công của tập thể lao động được tiến hành theo những cách thức như đình công chiếm xưởng, đình công luân phiên nhưng phổ biến nhất là đình công ngồi tại nơi làm việc và đình công đứng tập trung ngoài cổng doanh nghiệp. - Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Đình công xuất phát từ TCLĐ tập thể về lợi ích. Khi có tranh chấp tập thể xảy ra, tập thể lao động không có quyền đình công luôn mà chỉ khi tranh chấp đó được giải quyết không thành, tập thể lao động mới có quyền đình công. Bởi vậy, khi TCLĐ tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo  quy định thì tập thể lao động không được đình công. Nếu tập thể lao động vẫn tiến hành đình công thì đình công đó là bất hợp pháp. Theo quy định TCLĐ tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động.Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà Hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết: i)Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định; ii) Tổ chức đại diện NLĐ có quyền tiến hành thủ tục quy định để đình công. Bởi vậy nếu TCLĐ tập thể về lợi ích đang được Hoà giải viên lao động hoặc Trọng tài lao động giải quyết thì tập thể lao động không được đình công. Nếu tập thể lao động vẫn đình công thì Toà án có quyền tuyên cuộc đình công đó là đình công bất hợp pháp. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công  Pháp luật có quy định nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì sẽ không được phép đình công. Theo phụ lục số 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh  vực sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện; thăm dò, khai thác, sản xuất, cung cấp dầu khí; bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; cung cấp hạ tầng thông tin và truyền thông; các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường trực tiếp phục vụ cho các thành phố trực thuộc trung ương; trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Nếu tập thể lao động lại đình công ở những đơn vị này thì Toà án có thể tuyên đình công đó là bất hợp pháp. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền. Hoãn đình công là việc ra quyết định chuyển thời điểm bắt đầu thực hiện cuộc đình công đã được dự kiến sang một thời điểm khác áp dụng đối với các cuộc đình công dự kiến. Ngừng đình công là việc ra quyết định chấm dứt cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền mà cuộc đình công vẫn diễn ra thì cuộc đình công đó là đình công bất hợp pháp. Việc hoãn hoặc ngừng đình công sẽ do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Hàng năm số lượng các cuộc đình công diễn ra tương đối nhiều. Riêng trong năm 2021, cả nước xảy ra 105 cuộc ngừng việc tập thể, giảm 20 cuộc so với năm 2020, chủ yếu diễn ra vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Trong 6 tuần đầu năm 2022, cả nước xảy ra 28 cuộc ngừng việc tập thể. Các cuộc đình công có một số đặc điểm như sau: Chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), sử dụng nhiều lao động trong các ngành may mặc, điện tử. Số cuộc đình công ở khu vực dân doanh chỉ chiếm 22,14%, còn ở khu vực FDI là 77,86%. Nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan vẫn tiếp tục là khu vực có nhiều đình công.  Các cuộc đình công tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô, với diễn biến ngày càng phức tạp. Số lao động tham gia đình công ngày càng tăng. Tỷ lệ NLĐ tham gia đình công ở mỗi doanh nghiệp trung bình là 64,29%, bình quân có 685 người tham gia.  Tính chất, quy mô các cuộc đình công ngày càng phức tạp. Trong các cuộc đình công, thường có một nhóm lao động quá khích kích động, hăm dọa, cản trở những người không tham gia đến doanh nghiệp làm việc, thậm chí có trường hợp phá hoại tài sản của doanh nghiệp. Đình công có tính chất dây chuyền giữa các công ty nhánh ở những địa điểm cách xa nhau, có sự hỗ trợ của mạng xã hội. Xuất hiện việc NLĐ tự chọn đại diện cho mình. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có 48,3% NLĐ chọn công đoàn là người đại  diện, trong khi có tới 51,7% NLĐ tự chọn người đại diện cho mình (bao gồm đại diện tập thể NLĐ, cán bộ nhân sự, đại diện tổ sản xuất/chuyền sản xuất,…) đứng ra thương lượng với chủ doanh nghiệp. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS) trong đình công và giải quyết đình công là hết sức mờ nhạt. Thời gian vừa qua không có cuộc đình công nào do TCCĐCS đứng ra lãnh đạo tổ chức, thậm chí còn không hề biết được thời điểm NLĐ tổ chức đình công. Trước khi xảy ra đình công cũng không có liên hệ nào của NLĐ với TCCĐCS. TCCĐCS thường chỉ đóng vai trò là phương tiện truyền đạt ý kiến của NSDLĐ đến NLĐ và ngược lại. Trong các cuộc cuộc đình công vừa qua, NLĐ thường đưa ra nhiều yêu sách, như: yêu cầu tăng lương; trả thêm tiền lương làm thêm giờ; cải thiện bữa ăn ca; cải thiện điều kiện làm hoặc có khi là do sự lôi kéo công nhân của doanh nghiệp khác, hoặc về phân biệt đối xử, nói năng thiếu chuẩn mực chửi bới, văng tục, gây bức xúc cho công nhân trực tiếp lao động. Có thể nói, để tiến hành cuộc đình công hợp pháp đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước tiến hành nêu trên. Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của NLĐ nên chưa có một cuộc đình công nào theo đúng quy định pháp luật. Tất cả các cuộc đình công xảy ra đều không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thực chất là không do công đoàn lãnh đạo và bỏ qua tất cả các quy trình thủ tục theo quy định của pháp luật. Thay vào đó, các cuộc đình công đều được xem như “tự phát". Đến nay chưa có một đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công nào được TAND thụ lý. Theo thống kê từ Báo cáo tham luận về tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc lao động của Toà Lao động – Toà án nhân dân tối cao qua các năm, có khoảng 14 đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được gửi đến Toà án. Cụ thể năm 2007, TAND Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 01 đơn yêu cầu; năm 2008, có thêm 10 đơn yêu cầu được gửi đến Toà án; năm 2009 là 03  đơn. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp đều không đủ điều kiện thụ lý nên Toà án đã trả lại đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc. Lý do là bởi đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công là vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong QHLĐ. Việc giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là loại việc mới. Quy định pháp luật hiện hành về đình công còn đang trong quá trình hoàn thiện nên khi nhận được đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, các Tòa án luôn xem xét một cách rất thận trọng. Mặt khác do tất cả các đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công đều không đủ nội dung như quy định của pháp luật như không có tên, địa chỉ của những người lãnh đạo cuộc đình công (thông thường NSDLĐ là bên nộp đơn không ghi hoặc ghi nhưng không chứng minh được những người nêu trên là người lãnh đạo cuộc đình công); không có các tài liệu chứng minh về cuộc đình công (như Quyết định đình công, Bản yêu cầu của tập thể lao động) nên đều bị trả lại đơn hoặc nếu đã thụ lý rồi thì bị đình chỉ giải quyết. Điển hình như trường hợp của công ty TNHH Sài Gòn-KCX Linh Trung đã nộp đơn yêu cầu TAND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công nhưng Toà án không thụ lý giải quyết với lý do công ty không nêu được người lãnh đạo đình công. Ở Đồng Nai đã có một số chủ doanh nghiệp thuê luật sư khởi kiện yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công nhưng do không chứng minh được Công đoàn cơ sở hoặc đại diện NLĐ lãnh đạo đình công nên Toà án không thụ lý các đơn này.  Trên thực tế, vấn đề giải quyết đình công ở nước ta hiện nay thường gắn liền với công tác giải quyết TCLĐ tập thể của các cơ quan, ban ngành và được sử dụng như một “phương pháp tình thế”. Khi đình công xảy ra, Đoàn công tác liên ngành hoặc Tổ giải quyết đình công (gồm các cán bộ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, cùng với Công đoàn địa phương và đôi khi có cả cán bộ Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan công an, đoàn thể  khác...) đến để điều tra giải quyết đình công. Ưu tiên hàng đầu của đoàn công tác liên ngành là thuyết phục NLĐ quay về làm việc, đảm bảo ổn định xã hội, trật tự trong khu vực, tránh tình trạng đình công lan ra các doanh nghiệp khác. Đoàn công tác liên ngành tổ chức họp với NLĐ để nghe và tập hợp những yêu cầu của tập thể lao động. Sau đó, các cuộc đàm phán giữa NSDLĐ và đoàn công tác liên ngành được tiến hành kín nhằm giải quyết yêu cầu, kiến nghị của NLĐ. Đối với các vụ đình công được giải quyết bằng phương pháp trên, hầu hết các yêu sách của NLĐ đều được doanh nghiệp đáp ứng khá nhanh chóng. Như vậy, có thể khẳng định rằng phương pháp giải quyết tình thế của đoàn công tác liên ngành nhìn chung đã thành công trong việc giải quyết TCLĐ tập thể.  Tuy nhiên, việc giải quyết bằng biện pháp tình thế mà không yêu cầu Toà án giải quyết  lại tạo cho NLĐ động lực lớn để đình công tự phát. Bên cạnh đó, quá trình hòa giải “tình thế” có thể tạo ra những tín hiệu không tốt đối với Công đoàn cơ sở và đối với thương lượng tập thể tại doanh nghiệp vì đình công tự phát và việc hòa giải tình thế đã gần như bỏ qua vai trò của Công đoàn cơ sở và các quy định pháp luật hiện hành về quy trình đình công. Đặc biệt, việc các cuộc đình công không bị tuyên bố bất hợp pháp theo thủ tục tại Toà án còn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của NSDLĐ khi có thiệt hại xảy ra. Điều 217 BLLĐ năm 2019 có quy định: “Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Do đó, chỉ khi Toà án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp thì NSDLĐ mới có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu tổ chức đại diện cho NLĐ bồi thường thiệt hại cho mình do đình công bất hợp pháp. Khoản 4 Điều 32 BLTTDS năm 2015 cũng quy định, Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Tuy nhiên cho đến nay, việc bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ trong trường hợp đình công bất hợp pháp mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận chủ thể bồi thường cho NSDLĐ là tổ chức đại diện NLĐ tổ chức lãnh đạo đình công mà chưa có quy định về cách xác định thiệt hại để bồi thường, thủ tục đòi bồi thường, nguồn kinh phí bồi thường… Trong thời gian qua, thiệt hại và các hậu quả khác do đình công bất hợp pháp gây ra cho các doanh nghiệp vẫn là điều đáng lo ngại. Ở một số cuộc đình công, Nhà nước phải đứng ra hỗ trợ thiệt hại cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ, ưu đãi về thuế, BHXH. Chẳng hạn, khi xảy ra cuộc đình công ngày 13/5/2014, có tới 30% số doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị thiệt hại (khoảng 600 doanh nghiệp). UBND tỉnh Bình Dương đã phải hỗ trợ bước đầu là miễn giảm tiền thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng với tổng số tiền hơn 6,87 tỷ đồng. Về thuế, Cục thuế tỉnh Bình Dương thống kê có 453 doanh nghiệp kê khai bị thiệt hại, có nhu cầu hỗ trợ với tổng giá trị thiệt hại là 3.625 tỷ đồng. Điều này cũng dẫn đến hơn 25.000 NLĐ mất việc làm và yêu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra cần có chính sách và quy định cho phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. 2.2.4. Về việc lao động khác Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS, Toà án ngoài việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, TULĐTT vô hiệu còn có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Bản án lao động của nước ngoài là bản án của Toà án nước ngoài về các vấn đề lao động. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài hoặc trong lãnh thổ Việt Nam. Trọng tài nước ngoài này do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là việc thừa nhận và cho  phép thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về lao động của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định. Tòa án xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là thủ tục tiến hành kiểm tra, đối chiếu về thẩm quyền xét xử của Toà án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước toà. Tòa án Việt Nam sẽ không xét xử lại hay xem xét lại nội dung, tính đúng đắn của bản án, quyết định. Tòa án Việt Nam chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp: i) Bản án, quyết định của Tòa án nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đầ này; ii) Bản án, quyết định được pháp luật Việt Nam công nhận và cho thi hành. Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.Kết luận chương 2 Trên cơ sở những nội dung được trình bày ở chương 2, luận án rút ra một số kết luận như sau: So với BLTTDS năm 2015, quy định về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động trong BLLĐ năm 2019 đã có những sửa đổi, bổ sung thêm loại việc, cơ chế giải quyết TCLĐ, nhận diện QHLĐ, tạo nên sự không tương thích của pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động. Thực tiễn xét xử các VALĐ thời gian vừa qua cho thấy, tuy số lượng các vụ việc lao động mà Toà án thụ lý giải quyết không lớn nhưng việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết và thẩm quyền quyết định của Toà án còn gặp những khó khăn nhất định. Do sự phát triển của nền kinh tế, xuất hiện những nội dung thoả thuận mới liên quan đến QHLĐ nên việc nhận diện loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, pháp luật lao động hiện hành còn có nhiều quy định mang tính chất định tính hoặc chưa rõ ràng nên vì thế các quyết định của Toà án chưa đảm bảo tính thống nhất, công bằng và hợp lý trong áp dụng pháp luật. So với giai đoạn trước, BLLĐ năm 2019 đã có sự thay đổi về chất trong các quy định điều chỉnh về HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể và đình công. Pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết việc lao động trong BLTTDS năm 2015 và BLLĐ năm 2019 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ, hài hoà hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Tuy vậy, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập nên vì thế chưa phát huy được tính hiệu quả trong thực thi pháp luật.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG
 1.1. Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vụ việc lao động Khái niệm vụ việc lao động thường xuyên được sử dụng trong thực tế nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về vụ việc lao động, mà thường được hiểu thống nhất gồm VALĐ và việc lao động. Bởi vậy, nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của vụ việc lao động chính là nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của VALĐ và khái niệm, đặc điểm của việc lao động.  1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vụ án lao động - Khái niệm vụ án lao động Theo Từ điển Luật học, vụ án là “một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra toà án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết”. Theo tác giả Lê Thị Hà, vụ án dân sự là “vụ có tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Khi một tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, được đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ trở thành vụ án dân sự”. Tác giả Liễu Thị Hạnh có đưa ra khái niệm: “Vụ án dân sự là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, được đưa ra Tòa án giải quyết theo quy định của  pháp luật tố tụng dân sự”. Tác giả Nguyễn Thị Hương cũng đưa ra khái niệm tương tự: “Vụ án dân sự là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được đưa ra Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Như vậy, đa số các quan điểm đều cho rằng vụ án dân sự nói chung về bản chất đều phải là các tranh chấp và các tranh chấp này phải được giải quyết bởi Tòa án. VALĐ thuộc vụ án dân sự theo nghĩa rộng nên trước hết cũng phải là TCLĐ và được đưa ra Tòa án giải quyết. Vậy TCLĐ là gì?  Tranh chấp theo nghĩa chung nhất được hiểu là mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về một vấn đề mà các bên quan tâm. QHLĐ về bản chất được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nhưng khi tham gia QHLĐ, các bên đều có những mục đích, mong muốn riêng nên những mâu thuẫn về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ trong QHLĐ là điều khó tránh khỏi. Song, mâu thuẫn mới chỉ biểu hiện một mặt nào đó của TCLĐ, là những phản ứng tức thời, tuy có ý thức nhưng chưa thể hiện rõ nét mục đích của chủ thể. Mâu thuẫn cũng có thể tự mất đi. Chỉ khi mâu thuẫn, xung đột đạt đến mức độ nhất định và một trong các bên thể hiện sự bất đồng với bên kia bằng hành vi xử sự cụ thể như phản đối, bằng yêu cầu đối với bên kia, bằng việc khiếu nại hoặc yêu cầu chủ thể thứ ba hỗ trợ, can thiệp vào để giải quyết bất đồng thì khi đó mới phát sinh tranh chấp. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tranh chấp trong QHLĐ được hiểu là: “Mâu thuẫn giữa lao động và quản lý lao động phát sinh khi các bên không có khả năng giải quyết những bất đồng. Tranh chấp trong QHLĐ có thể dẫn đến những hậu quả như đình công. Đối tượng của tranh chấp trong QHLĐ có thể quyết định liệu tranh chấp nằm trong phạm vi pháp luật lao động và quyền tài phán của một  bên thứ ba nào (ví dụ: Tòa trọng tài lao động) được trao để hỗ trợ các bên giải quyết các vấn đề thông qua thương lượng, hòa giải hoặc/và trọng tài”.  Ở Anh định nghĩa đầu tiên về TCLĐ được đề cập trong Đạo luật Tranh chấp Thương mại năm 1906 và sau này được đưa vào Đạo luật Công nghiệp năm 1919 với nghĩa là bất kỳ tranh chấp nào “giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc giữa NLĐ với nhau - liên quan đến việc được tuyển dụng hay không được tuyển dụng hoặc điều khoản tuyển dụng hoặc các điều kiện lao động của bất kỳ người nào”. Đây là định nghĩa được nhiều nước từng là thuộc địa của Anh đưa vào trong pháp luật quốc gia.  Ở Hoa Kỳ, khái niệm TCLĐ được đề cập trong Đạo luật Noris –La Guardia năm 1932, sau này được đưa vào Đạo luật Quan hệ Quản lý - Lao động năm 1947. Theo đó, TCLĐ được hiểu là “bất kỳ vụ tranh chấp nào liên quan đến các điều khoản, thời hạn hoặc điều kiện tuyển dụng hoặc liên quan đến tổ chức hoặc đại diện của những cá nhân trong thương lượng, tổ chức, duy trì, thay đổi hoặc cố gắng thỏa thuận các điều khoản hoặc điều kiện tuyển dụng, bất kể là người tranh cãi có quan hệ gắn với NSDLĐ và NLĐ. Tại Úc, TCLĐ được Uỷ ban QHLĐ xác định là “bất đồng giữa NSDLĐ và NLĐ. Các vấn đề TCLĐ thường gặp là tiền lương, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, sa thải bất công hoặc các vấn đề môi trường”. Ở Trung Quốc, TCLĐ được hiểu theo nghĩa rộng “gồm bất kỳ tranh chấp nào giữa NLĐ và NSDLĐ phát sinh theo HĐLĐ, hoặc bất kỳ tranh chấp nào trong trường hợp tồn tại QHLĐ giữa hai bên, hoặc những tranh chấp liên quan đến các vấn đề lợi ích như BHYT, BHXH”. TCLĐ có nhiều loại. Theo Trung tâm Đào tạo quốc tế của ILO, TCLĐ gồm: “Tranh chấp cá nhân là bất đồng giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ của mình, thường là về những quyền lợi hiện có. Tranh chấp tập thể là bất đồng giữa một nhóm NLĐ  thường là, nhưng không nhất thiết được công đoàn đại diện, và một NSDLĐ hoặc nhóm NSDLĐ về những quyền lợi hiện có hoặc những lợi ích trong tương lai. Tranh chấp về quyền là bất đồng giữa một NLĐ hoặc nhiều NLĐ với NSDLĐ của họ liên quan đến sự vi phạm một quyền lợi hiện có được quy định bởi pháp luật, thoả ước lao động tập thể hoặc HĐLĐ. Tranh chấp về quyền mang tính chất cá nhân hoặc tập thể. Tranh chấp về lợi ích là bất đồng giữa NLĐ và NSDLĐ của họ liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong tương lai theo HĐLĐ. Hầu hết các tranh chấp về lợi ích đều do quá trình thương lượng thất bại khi các bên không đạt được thoả thuận về các điều khoản và điều kiện việc làm sẽ áp dụng trong tương lai. Tranh chấp về lợi ích thường mang tính chất tập thể”. TCLĐ chỉ được phát sinh giữa các chủ thể của QHLĐ và quan hệ liên quan đến QHLĐ về các quyền và lợi ích mà các bên được hưởng từ các quan hệ đó. Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về TCLĐ như sau: “TCLĐ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt QHLĐ, giữa các tổ chức đại diện NLĐ với nhau và giữa tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hay tổ chức của NSDLĐ; giữa các bên trong quan hệ có liên quan đến QHLĐ”. TCLĐ gồm nhiều loại, có thể là TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể hoặc TCLĐ về quyền và TCLĐ về lợi ích. TCLĐ cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ của mình về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hiện có phát sinh giữa các bên trong QHLĐ hoặc quan hệ có liên quan đến QHLĐ. Tranh chấp này cũng có thể bao gồm các tình huống mà một số NLĐ không đồng ý với NSDLĐ của họ về cùng một vấn đề nhưng mỗi NLĐ lại hành động riêng rẽ. Điểm đặc biệt của TCLĐ cá nhân so với các tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh doanh - thương mại là trong TCLĐ cá nhân có thể phát sinh một hoặc nhiều quan hệ tranh chấp bởi vì QHLĐ bao gồm nhiều quan hệ liên quan khác đến HĐLĐ. Chẳng hạn, trong tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể phát sinh thêm tranh chấp về hoàn trả chi phí đào tạo, tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng... TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa một  nhóm NLĐ và một NSDLĐ hoặc một nhóm NSDLĐ về những quyền lợi hiện có hoặc những lợi ích trong tương lai. TCLĐ về quyền là tranh chấp giữa một NLĐ hoặc nhiều NLĐ và NSDLĐ của họ liên quan đến sự vi phạm một quyền lợi hiện có được quy định bởi pháp luật, TULĐTT hoặc HĐLĐ. TCLĐ về quyền có thể mang tính cá nhân hoặc tập thể. TCLĐ về lợi ích là tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ của họ liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong tương lai theo HĐLĐ. Các TCLĐ về lợi ích đều do quá trình thương lượng thất bại, các bên không đạt được sự thoả thuận về các điều khoản, điều kiện làm việc sẽ áp dụng trong tương lai.  Giữa TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể có những điểm khác biệt nhất định: Về chủ thể, TCLĐ cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân NLĐ hoặc một số NLĐ với NSDLĐ. TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ. Nếu trong một vụ TCLĐ có nhiều NLĐ tham gia mà mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình thì đó là TCLĐ cá nhân còn nếu tất cả mọi người tham gia vụ tranh chấp đó quan tâm đến quyền lợi của nhau thì đó là TCLĐ tập thể. Về pháp lý, các bên tranh chấp là bình đẳng nhưng thực tế NLĐ luôn là bên yếu thế, không tương xứng về lợi thế trong các TCLĐ. Việc xác định đúng loại TCLĐ, nhận diện được vị thế tố tụng của các bên tranh chấp có ý nghĩa quan trọng giúp cho Toà án áp dụng đúng pháp luật về thẩm quyền và ra phán quyết hợp tình, hợp lý. Về nội dung, bản chất của QHLĐ là quan hệ mua bán sức lao động nên nội dung của TCLĐ cá nhân chỉ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của NLĐ, một nhóm NLĐ hoặc NSDLĐ, nảy sinh trên cơ sở của HĐLĐ hoặc quan hệ liên quan đến HĐLĐ. Còn TCLĐ tập thể nội dung của tranh chấp sẽ liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tập thể lao động. Bởi vậy TCLĐ tập thể thường phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể, về thoả ước lao động tập thể. Về tính chất, TCLĐ cá nhân là tranh chấp chỉ phát sinh giữa một NLĐ và NSDLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của một cá nhân NLĐ. Sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ở mức độ hạn chế. TCLĐ cá nhân không có tính tổ chức, quy mô, phức tạp, mang tính chất đơn lẻ cá nhân. TCLĐ tập thể bao giờ cũng mang tính tập thể, có sự tham gia liên kết của nhiều người, cùng thể hiện ý chí chung. Về sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể NLĐ, trong TCLĐ cá nhân, tổ chức này chỉ tham gia với tư cách là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đề nghị NSDLĐ xem xét những yêu cầu của NLĐ, không tham gia với tư cách là một bên tranh chấp, trực tiếp yêu cầu NSDLĐ giải quyết quyền lợi cho tập thể lao động như trong TCLĐ tập thể. VALĐ xuất phát từ TCLĐ nhưng không phải cứ phát sinh TCLĐ thì được xem là VALĐ. Về vấn đề này có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất (như các tác giả Lê Thị Hà, Liễu Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hương định nghĩa về vụ án dân sự của nêu ở trên) cho rằng khi nào tranh chấp được đưa ra Toà án thì khi đó hình thành vụ án. Quan điểm thứ hai xác định chỉ khi nào Toà án thụ lý vụ án thì khi đó mới hình thành vụ án dân sự. Tác giả Nguyễn Hồng Nam xác định “Chỉ khi các đương sự nộp đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện và thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc diện được miễn nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án) và Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì như vậy mới phát sinh nghĩa vụ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án”. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác định “Vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn tới Tòa án có thẩm quyền đề nghị Tòa án giải quyết các vấn đề tranh chấp, các yêu cầu không có tranh chấp, phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”.  Nghiên cứu sinh cho rằng các quan điểm nêu trên chưa hoàn toàn chính xác. TCLĐ có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như thương  lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết, người khởi kiện phải có đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét thụ lý VALĐ song không phải cứ có đơn khởi kiện ra Tòa án đã là VALĐ. TCLĐ chỉ được xác định là VALĐ chỉ khi tranh chấp đó đáp ứng các điều kiện thụ lý và được Tòa án thụ lý, vào sổ thụ lý vụ án thì khi đó mới được xác định là VALĐ. Trong giai đoạn khởi kiện, Tòa án đang xem xét các điều kiện thụ lý thì chưa thể xác định đó là VALĐ bởi tranh chấp đó không biết có đủ điều kiện để Tòa án thụ lý hay Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Cũng có trường hợp Toà án đã có thông báo thụ lý vụ án nhưng sau đó phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, chuyển vụ việc cho Toà án có thẩm quyền. Khi đó, Toà án có thẩm quyền mới xem xét và thụ lý lại. Chỉ khi nào việc khởi kiện của người khởi kiện được Toà án có thẩm quyền thụ lý thì khi đó mới hình thành VALĐ. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm về VALĐ như sau: “VALĐ là các TCLĐ được Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định đối với đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. - Đặc điểm (dấu hiệu) của vụ án lao động Nhận diện đặc điểm hay dấu hiệu của vụ án là công việc rất quan trọng đối với Toà án, bởi xác định sai vụ án là dân sự, kinh doanh - thương mại, hành chính hay lao động thì sẽ sai về thẩm quyền, áp dụng sai quy định pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án, nhất là khi các quan hệ luôn có sự giao thoa, đan xen và khó có thể tách bạch rõ ràng. Để nhận diện thế nào là VALĐ và phân biệt VALĐ với các vụ án khác, người ta thường dựa vào một số đặc điểm, dấu hiệu sau đây: Thứ nhất, về dấu hiệu nhận diện hình thức của vụ án lao động. Để phân biệt các vụ án khác nhau (là dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động hay hành chính) dù ở bất cứ quốc gia nào, Toà án thường có quy định về cách thức xác định các loại án này. Mục đích của việc quy định này là để nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động xét xử, thống kê. Vì thế, chúng ta có thể nhận diện là VALĐ thông qua ký hiệu được thể hiện trong các văn bản tố tụng mà Toà án ban hành trong quá trình xét xử. Ở Việt Nam, VALĐ được ký hiệu tắt trong các văn bản tố tụng do Toà án ban hành là LĐ, kinh doanh thương mại ký hiệu tắt là KDTM, dân sự ký hiệu tắt là DS. Nhìn vào thông báo thụ lý, quyết định đưa vụ án ra xét xử hay bản án của Toà án, chúng ta dễ dàng nhận diện đó là VALĐ hay vụ án khác. Các bên tranh chấp của VALĐ được gọi là đương sự. Khi Toà án thụ lý VALĐ, người khởi kiện trở thành nguyên đơn, người bị kiện là bị đơn. Bên cạnh đó, kết quả giải quyết vụ án của Toà án về nội dung luôn được thể hiện bằng các bản án hoặc quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt VALĐ với việc lao động. Thứ hai, về bản chất của vụ án lao động Như trên đã phân tích, VALĐ phát sinh từ TCLĐ. Để nhận diện bản chất vụ án có phải là VALĐ hay không, người ta phải nhận diện, đánh giá xem tranh chấp giữa các bên có phải là TCLĐ không? TCLĐ sẽ được nhận diện, xác định thông qua các dấu hiệu, đặc điểm sau đây. + Một là, về chủ thể của tranh chấp lao động. Chủ thể là dấu hiệu quan trọng, đầu tiên khi nhận diện VALĐ. Chủ thể của TCLĐ thông thường là chủ thể của QHLĐ và trong một số trường hợp là các chủ thể trong quan hệ có liên quan đến QHLĐ. Bởi TCLĐ là tranh chấp phát sinh từ các mâu thuẫn xung đột giữa các chủ thể của QHLĐ và các quan hệ có liên quan đến QHLĐ. TCLĐ gồm hai loại TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. Do đó tùy theo từng loại tranh chấp mà chủ thể tranh chấp ở đây có thể là giữa NLĐ với NSDLĐ, giữa tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ. Ngoài ra trong một số trường hợp chủ thể của TCLĐ còn thể xảy ra giữa một số chủ thể không phải là chủ thể của QHLĐ như giữa tổ chức đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với NLĐ, giữa DN thuê lại lao động với NLĐ thuê lại… + Hai là, về nội dung tranh chấp lao động. Không phải tất cả mọi tranh chấp giữa các chủ thể trong QHLĐ đều là TCLĐ và từ đó phát sinh VALĐ. Tranh chấp giữa các chủ thể của QHLĐ chỉ được xác định là TCLĐ nếu nội dung của nó liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong QHLĐ như về việc làm, tiền lương, BHXH, quyền lợi của các bên khi chấm dứt HĐLĐ, trợ cấp thôi việc... Những tranh chấp nếu xảy ra giữa các chủ thể của QHLĐ nhưng không liên quan đến nội dung của QHLĐ thì cũng không được xác định là TCLĐ. Chẳng hạn như NLĐ vay tiền NSDLĐ. Khi phát sinh tranh chấp giữa các bên về việc vay tiền này thì đó là tranh chấp dân sự, không phải là TCLĐ. + Ba là, về quan hệ phát sinh tranh chấp lao động. TCLĐ phát sinh từ QHLĐ hoặc quan hệ liên quan đến QHLĐ. QHLĐ bao gồm QHLĐ cá nhân, QHLĐ tập thể. TCLĐ bao gồm TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. TCLĐ cá nhân thường gắn với HĐLĐ. TCLĐ tập thể thường gắn với thương lượng tập thể, TULĐTT. Để xác định tranh chấp giữa các bên có phải là TCLĐ cá nhân hay không, Toà án thường yêu cầu các bên tranh chấp phải cung cấp bản HĐLĐ. Trường hợp không có HĐLĐ bằng văn bản thì Toà án sẽ căn cứ vào các tình tiết, sự kiện trong hồ sơ vụ án để xác định, đánh giá xem giữa các bên có tồn tại QHLĐ trước khi tranh chấp được khởi kiện tại Toà án không thông qua các dấu hiệu mà các bên đã thoả thuận về công việc phải làm, tiền công và đặc biệt là yếu tố phụ thuộc về quản lý, điều hành của bên thực hiện công việc đối với bên trả tiền.  Tuy nhiên đối với TCLĐ tập thể, không phải TCLĐ tập thể nào cũng được đưa ra Tòa án giải quyết. Tòa án chỉ tiến hành giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, không giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích. Bởi TCLĐ tập thể về quyền là tranh chấp trong trường hợp có vi phạm pháp luật, một bên tranh chấp cho rằng bên kia đã hiểu sai hoặc thực hiện không đúng pháp luật hoặc cam kết thỏa thuận giữa các bên nên có căn cứ, cơ sở để Tòa án giải quyết, ra phán quyết. Khác với TCLĐ tập thể về quyền, TCLĐ tập thể về lợi ích là tranh chấp phát sinh trong trường hợp không có vi phạm pháp luật, thường là trong quá trình các bên thương lương tập thể, tập thể lao động muốn có được lợi ích cao hơn. Bởi vậy không thể đưa ra Tòa án giải quyết để đưa ra phán quyết mà chỉ có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và nếu không giải quyết được thì tập thể lao động tiến hành đình công để gây sức ép với NSDLĐ.  1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của việc lao động Khái niệm việc lao động Việc dân sự là việc không có tranh chấp về quyền và lợi ích nhưng có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý mà phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức này. Giáo trình Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh định nghĩa “Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động”. Việc lao động phát sinh trong trường hợp không có tranh chấp về quyền và lợi ích nhưng các bên trong QHLĐ đề nghị Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý có liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Yêu cầu của các bên về lao động được gửi đến Tòa án có thể kể đến như yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong trường hợp này giữa các bên không có sự tranh chấp về quyền và lợi ích mà các bên chỉ muốn Tòa án tuyên bố về tính pháp lý của chúng. Sự tuyên bố của Tòa án về tính pháp lý về HĐLĐ vô hiệu hay TƯLĐTT vô hiệu có thể sẽ liên quan, ảnh hưởng tác động đến quyền và lợi ích của các bên. Quyền và lợi ích của các bên có thể sẽ có những thay đổi khi có kết luận của Tòa án.  Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về việc lao động như sau: Việc lao động là yêu cầu về lao động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của việc lao động Thứ nhất, về dấu hiệu nhận diện hình thức của việc lao động. Cũng giống như VALĐ, việc lao động cũng được quy định và ký hiệu tắt trong các văn bản tố tụng do Toà án ban hành, ở Việt Nam được ký hiệu là VLĐ. Trong việc lao động không có đương sự mà chỉ có người yêu cầu. Bên cạnh đó, nếu kết quả giải quyết vụ án của Toà án về nội dung được thể hiện bằng các bản án hoặc quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thì kết quả giải quyết việc lao động chỉ được thể hiện thông qua quyết định giải quyết việc lao động. Thứ hai, về bản chất việc lao động. Như trên đã phân tích, trong việc lao động không có tranh chấp mà chỉ có yêu cầu. Để nhận diện bản chất có phải là việc lao động hay không, người ta phải nhận diện, đánh giá thông qua các dấu hiệu, đặc điểm sau đây. Một là, việc lao động phát sinh từ yêu cầu về lao động. Khác với VALĐ là phải bắt đầu từ mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên về quyền và lợi ích trong QHLĐ hoặc quan hệ liên quan đến QHLĐ, việc lao động không có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên về quyền và lợi ích. Việc lao động thường liên quan đến việc yêu cầu Tòa án công nhận về tính pháp lý, giá trị pháp lý của một văn bản như HĐLĐ hoặc TƯLĐTT. Bởi vậy, nếu như trong VALĐ có nguyên đơn, bị đơn thì việc lao động không có bên đi kiện và bên bị kiện. Mặt khác nếu như ở VALĐ, nguyên đơn phải viết đơn khởi kiện thì trong việc lao động bên yêu cầu chỉ viết đơn yêu cầu. Hai là, việc lao động chỉ được xác định khi yêu cầu về lao động được gửi đến Tòa án có thẩm quyền và được Tòa án xem xét giải quyết. Việc lao động xuất phát từ yêu cầu về lao động của các chủ thể trong QHLĐ. Có thể từ phía NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ hoặc từ phía NSDLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ. Các chủ thể này gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Nếu không có yêu cầu của các chủ thể, Tòa án không xem xét giải quyết. Điều này đảm bảo tính tự định đoạt của đương sự phù hợp với bản chất của quan hệ dân sự nói chung, QHLĐ nói riêng là quan hệ tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi yêu cầu về lao động gửi ra Tòa án đều được xác định là việc lao động. Các yêu cầu về lao động gửi ra Tòa án chỉ được xác định là việc lao động nếu những yêu cầu đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và được Tòa án xem xét và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa vụ việc lao động là vụ việc được Toà án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định đối các tranh chấp và yêu cầu về lao động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vụ việc lao động bao gồm VALĐ và việc lao động. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động 1.1.2.1. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Thẩm quyền của Toà án là khái niệm bắt nguồn từ quyền xét xử của Toà án. Trong luật Urnammu (2.100 năm TCN) và Bộ luật Hammurabi (1.700 năm TCN), quyền xét xử là thẩm quyền phán xử một vụ kiện và đưa ra phán quyết do các pháp quan và Thẩm phán thực hiện. Quan điểm này đã được lịch sử khẳng định qua tư tưởng của nhiều triết gia. Montesquieu trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” (xuất bản lần đầu vào năm 1748) đã giải thích quyền xét xử là quyền “trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân”40. Từ điển luật học Black’s Law Dictionary của Hoa Kỳ đã định nghĩa quyền xét xử (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho tòa án và các thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy”41. Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ việc. Thông qua việc thực hiện quyền xét xử, pháp luật được áp dụng, tôn  trọng và chấp hành bởi các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Ở Việt Nam, Toà án được Hiến pháp quy định là chủ thể duy nhất được thực hiện quyền tư pháp. Nội hàm khái niệm quyền tư pháp bao gồm nhiều nội dung trong đó quyền phân định đúng - sai đối với các tranh chấp trong xã hội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật chứa đựng những đặc trưng khác biệt, buộc các bên phải thi hành và quyền phán quyết, công nhận hoặc không công nhận các sự kiện pháp lý liên quan đến quyền con người hoặc có ý nghĩa làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Thẩm quyền, theo Từ điển tiếng Việt được hiểu là “xem xét để kết luận và định đoạn một vấn đề theo pháp luật”. Theo Từ điển Luật học, thẩm quyền được hiểu “là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định”. Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp định nghĩa “thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền xét xử của Toà án là quyền xem xét và quyết định trong hoạt động xét xử của Toà án theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo các khái niệm này, thẩm quyền được gắn với khả năng của cơ quan công quyền khi thực hiện việc xem xét, giải quyết một vấn đề nào đó. Và theo nghĩa chung nhất, khái niệm thẩm quyền có nội hàm là quyền hành động và quyền quyết định. Quyền hành động là quyền được làm những công việc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải quyết công việc đó trong phạm vi pháp luật cho phép. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Trường đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định”. Mỗi cơ quan, tổ chức khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ  của mình đều hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, được giải quyết, quyết định trong khuôn khổ phạm vi theo quy định của pháp luật.  Tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng “thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho một tổ chức hoặc một cán bộ, công chức nhà nước được thực hiện công việc trong các lĩnh vực và phạm vi nhất định”. Tác giả Phạm Thị Thu Phương cho rằng thuật ngữ “thẩm quyền được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: (i) Đây là khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyền hoặc cơ quan tài phán thực hiện công việc nhất định hoặc xét xử một vụ kiện; (ii) Đây là một khả năng cơ bản và tối thiểu để cơ quan công quyền xem xét và giải quyết một việc gì theo pháp luật hoặc (iii) Đây là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”. Tác giả Ngô Thị Hương xác định “Thẩm quyền được hiểu là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề”.  Dù ở góc độ nào, khái niệm về thẩm quyền đều có điểm chung là thuật ngữ dùng để chỉ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một cá nhân, tổ chức trong việc xem xét, giải quyết một sự việc theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền bao hàm hai nội dung cơ bản, đó là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó. Từ những phân tích đó, nghiên cứu sinh cho rằng: Thẩm quyền là quyền hạn được thực hiện, giải quyết công việc trong phạm vi theo quy định của pháp luật. Khi xem xét, giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình, cơ quan, tổ chức có quyền ban hành các quyết định về giải quyết công việc đó.  Ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, xét xử là hoạt động đặc quyền của Toà án và cũng là hoạt động đặc thù riêng có của việc thực hiện quyền tư pháp, được tiến hành theo một thủ tục đặc biệt nhất mà không cơ quan nào của Nhà nước  có được. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 Việt Nam quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 của Việt Nam cũng quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hình chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thẩm quyền của Toà án trong hoạt động xét xử được hiểu như thế nào? Dưới góc độ pháp lý, tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng thẩm quyền của tòa án là sự “tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho tòa án được xét xử những vụ án cụ thể và quyết định đối với các vấn đề về nội dung vụ án hoặc đảm bảo cho việc xét xử trong giới hạn hoặc phạm vi nhất định”. Theo tác giả Lê Thị Hà, thẩm quyền của Tòa án là "toàn bộ những quyền do pháp luật quy định theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật”53. Cùng với quan điểm này, tác giả Nguyễn Thị Hương cũng cho rằng “Thẩm quyền của Tòa án là quyền năng pháp lý của Tòa án (quyền lực tư pháp, quyền tài phán của quốc gia) được xác định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế có quyền xem xét thụ lý, giải quyết các vụ việc bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng”. Tiếp cận trực tiếp dưới góc độ về thẩm quyền, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học về Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân được hiểu là thẩm quyền của tòa án trong việc xem xét, giải quyết các việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Thẩm quyền dân sự của tòa án là  quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án”.  Như vậy có thể thấy, nội hàm của thuật ngữ "thẩm quyền của Tòa án" là khái niệm có nội dung rất rộng, nhìn chung được hiểu trên hai phương diện là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép (còn được hiểu là thẩm quyền xét xử, gọi tắt là thẩm quyền xem xét giải quyết của Toà án) và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết vụ việc đó (còn được hiểu là quyền hạn của Toà án, gọi tắt là thẩm quyền quyết định của Toà án). Việc thực hiện các quyền này của Toà án phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục tố tụng nhất định. Tuy nhiên, các định nghĩa trên chưa thể hiện được đặc quyền xét xử của Toà án là áp dụng pháp luật để phân định sự đúng, sai đối với yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động như sau: “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động là quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động và ra quyết định phân xử tính đúng đắn, hợp pháp khi xem xét, giải quyết vụ việc đó thông qua việc áp dụng pháp luật theo thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.  Thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động bao gồm: thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động và thẩm quyền quyết định của Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc đó. Thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động là tổng hợp các loại vụ việc lao động mà Toà án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng. Thẩm quyền quyết định của Toà án là quyền quyết định, phân xử tính đúng đắn, hợp pháp đối với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập khi Toà án xem xét giải quyết vụ việc lao động. Quyền quyết định gồm quyết định về những vấn đề tố tụng (như thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc lao động...) và quyết định giải quyết nội dung vụ việc (xác định việc xử lý kỷ luật sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là đúng hay trái pháp luật, chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện ...). Trong luận án này, về quyền quyết định để hướng đúng mã ngành, nghiên cứu sinh chỉ nghiên cứu về quyền quyết định giải quyết nội dung vụ việc lao động, không nghiên cứu quyền quyết định về tố tụng của Toà án.  1.1.2.2. Đặc điểm thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Từ khái niệm trên, thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động có những đặc điểm sau đây. Thứ nhất, căn cứ phát sinh thẩm quyền của Toà án là dựa trên đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu. Thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động là nội dung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Toà án. Tuy nhiên, Toà án không tự mình thực hiện được mà phải dựa trên cơ sở đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu được gửi đến Toa án. Khi đó, Toà án mới thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Thứ hai, thẩm quyền xem xét giải quyết và thẩm quyền quyết định khi giải quyết vụ việc lao động của Toà án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động của Toà án sẽ phân định những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án với các cơ quan, chủ thể khác có thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động cũng như phân định giữa Toà án này với Toà án khác khi giải quyết vụ việc. Khi giải quyết vụ việc lao động, Toà án (thông qua Thẩm phán và Hội đồng xét xử) sẽ xác định thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động trước rồi sau đó mới tiến hành thẩm quyền quyết định. Thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động là điều kiện tiền đề của thẩm quyền quyết định. Nếu Toà án không có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc lao động thì cũng không có thẩm quyền quyết định giải quyết vụ việc lao động đó. Khi xác định thẩm quyền xem xét giải quyết, Toà án phải căn cứ vào pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung lao động nhưng với thẩm quyền quyết định, Toà án chỉ căn cứ vào quy định pháp luật lao động để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện.  Thứ ba, thẩm quyền của Toà án trong giải quyết VALĐ là thẩm quyền có điều kiện. Khác với các vụ án dân sự, vụ án kinh doanh – thương mại, về cơ bản (chỉ trừ một số vụ án), các VALĐ trước khi được Toà án giải quyết phải qua hoà giải cơ sở. Nếu chưa qua thủ tục hoà giải cơ sở thì Toà án không có thẩm quyền giải quyết. Điều này xuất phát từ chỗ QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Mục tiêu của việc giải quyết TCLĐ duy trì mối QHLĐ hài hoà ổn định, giảm thiểu được chi phí tố tụng, thời hạn giải quyết để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ cũng như ổn định công việc, thu nhập, đời sống của NLĐ. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu này, hoà giải sẽ là phương thức tốt nhất, tạo ra sự đồng thuận giữa các bên, rút ngắn được quá trình tố tụng, hạn chế việc tái xung đột và tranh chấp tiếp theo trong QHLĐ. Vì vậy, trước khi yêu cầu Toà án giải quyết, TCLĐ phải được hoà giải trước.  Thứ tư, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật lao động. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc lao động, song thẩm quyền này không phải là vô hạn mà nó được giới hạn bởi các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật lao động. Ở góc độ thứ nhất, thẩm quyền xem xét giải quyết cần phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng để xác định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, theo cấp xét xử hay theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Dựa trên bản chất quan hệ mà các bên tranh chấp đã xác lập trước đó và yêu cầu khởi kiện, Toà án sẽ xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên là loại quan hệ gì, yêu cầu gì. Từ đó, trên cơ sở tình tiết, sự kiện, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc được cung cấp, căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng cũng như thoả thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các bên mà Toà án sẽ xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án không, nếu có thì của Tòa án nào, cấp nào.  Trên phương diện nội dung, Tòa án cần phải căn cứ vào pháp luật lao động để giải quyết yêu cầu của vụ việc. VALĐ phát sinh từ TCLĐ, các yêu cầu về lao động cũng là các vấn đề được đề cập trong pháp luật lao động. Bởi vậy, khi giải quyết VALĐ về mặt nội dung cũng như các yêu cầu về lao động, trên cơ sở các tình tiết, sự kiện, chứng cứ mà các bên cung cấp và yêu cầu khởi kiện, Tòa án căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động để quyết định chấp nhận, chấp nhận một phần hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Khác với các vụ án dân sự và vụ án kinh doanh - thương mại là phán quyết của Toà án chỉ quyết định những nội dung liên quan đến quyền lợi của các bên tranh chấp thì trong VALĐ, Toà án còn quyết định những nội dung về việc thực hiện pháp luật lao động như buộc NSDLĐ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho Nhà nước. Thứ năm, thẩm quyền của Tòa án luôn bị giới hạn bởi yêu cầu của đương sự. Tòa án không được quyền ra quyết định vượt quá yêu cầu của đương sự. Đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, vụ việc lao động nói riêng so với vụ án hình sự. Ở vụ án hình sự, cơ quan điều tra tiến hành khởi tố do có dấu hiệu của tội phạm. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với VALĐ, tranh chấp được phát sinh trên cơ sở của QHLĐ và các quan hệ có liên quan. QHLĐ về bản chất được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên. NLĐ và NSDLĐ tự nguyện ký kết hợp đồng, tự thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng, bởi vậy khi tranh chấp xảy ra các bên phải được quyền tự quyết định những yêu cầu cần phải giải quyết. Bởi vậy, Tòa án cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Tòa án sẽ chỉ giải quyết và quyết định những nội dung trong phạm vi yêu cầu của các bên. Những nội dung vượt quá yêu cầu của đương sự Tòa án sẽ không giải quyết.  Thứ sáu, bản án và quyết định của Tòa án được đảm bảo cưỡng chế thi hành. Bản án, quyết định của Toà án là hình thức thể hiện ra bên ngoài thẩm quyền của Toà án, trong đó chứa đựng quyết định phân xử về tính đúng, sai của vụ việc. Ở các phương thức thương lượng, hòa giải và trọng tài, việc thực thi biên bản hòa giải thành, quyết định của hội đồng trọng tài hoàn toàn trên cơ sở sự tự nguyện của các bên. Trường hợp các bên không thực hiện cũng khó được đảm bảo cưỡng chế thi hành. Ngược lại, phán quyết của Tòa án bao giờ cũng được đảm bảo cưỡng chế thi hành bởi Tòa án thực hiện quyền tư pháp, nhân danh Nhà nước xét xử các vụ việc lao động trên cơ sở pháp luật. 1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, xác định đúng Toà án có thẩm quyền giải quyết là điều kiện quan trọng, tiên quyết và tiền đề bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu lao động được thực hiện đúng thủ tục tố tụng. Căn cứ vào thẩm quyền, Toà án sẽ áp dụng thủ tục tố tụng tương ứng cho vụ án hay việc lao động. Việc xác định thẩm quyền của Toà án không chỉ có ý nghĩa đối với nhà nước mà còn có ý nghĩa với các bên đương sự và các đối tượng có liên quan. Xác định đúng thẩm theo loại việc của Tòa án về giải quyết vụ việc lao động sẽ giúp đương sự nhanh chóng thực hiện được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn kiện ra Tòa án không có thẩm quyền gây mất thời gian và chi phí không đáng có. Đây đồng thời cũng là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.  Thứ hai, việc xác định đúng, khoa học, hợp lý thẩm quyền theo cấp Toà án và giữa các Tòa án tạo ra một cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết vụ việc lao động, tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án, giảm bớt chi phí, khó khăn cho đương sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động theo lãnh thổ giữa các Tòa án một cách khoa học, hợp lý còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính chuyên sâu và thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Tòa án và các điều kiện khảc, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.  Hệ thống Tòa án không thể hoạt động có hiệu quả nếu không xác định rõ thẩm quyền theo loại việc, theo lãnh thổ và thẩm quyền của các cấp Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc lao động. Hoạt động của bộ máy Tòa án sẽ rối loạn, chồng chéo nếu không xác định thẩm quyền của các Tòa án một cách hợp lý. Vì vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, lao động nói riêng một cách chính xác, khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan, tổ chức khác, giữa các Tòa án với nhau, giữa các tòa trong một Tòa án, đồng thời góp phần làm cho các Tòa án giải quyết đúng đắn, có hiệu quả các vụ việc lao động. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các bên đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tiết kiệm được thời gian, công sức, các chi phí cho đương sự và cho cả Tòa án. Việc xác định thẩm quyền Tòa án trong giải quyết các vụ việc lao động một cách hợp lý, khoa học còn tạo điều kiện cho các Thẩm phán tích lũy kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực mà Thẩm phán đảm nhận, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc dân sự. Thứ ba, việc xác định đúng quyền hạn của Tòa án trong việc đưa ra các phán quyết trong giải quyết các vụ việc lao động có ý nghĩa mang tính quyết định đến quyền và lợi ích của các đương sự. Trong quá trình giải quyết các VALĐ, Tòa án được quyền quyết định những vấn đề gì, quyết định đến đâu, quyết định ở mức độ nào sẽ là những ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các đương sự. Các quyết định của Tòa án được thể hiện trong bản án hoặc quyết định góp phần giải quyết dứt điểm TCLĐ, góp phần bảo vệ NLĐ, NSDLĐ và quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi các tranh chấp xảy ra, bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, giải quyết quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật, ổn định sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Khi bản án, quyết định về lao động được tuyên thì lợi ích hợp pháp của các bên được thi hành một cách triệt để nhất, các bên phải tuyệt đối tuân thủ bởi Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử, nhân danh Nhà nước. Những mâu thuẫn trong QHLĐ được giải quyết dứt điểm, kịp thời, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa các bên sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của quan hệ lao động trong xã hội. Thứ tư, các quyết định của Toà án không chỉ có tác dụng giúp các bên tranh chấp, bên yêu cầu hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình mà còn giúp các tổ chức, cá nhân khác có ý thức hơn trong việc thực hiện pháp luật lao động, từ đó góp phần hạn chế những TCLĐ xảy ra trong tương lai, bảo đảm tính pháp chế. Ngoài ra, việc thực hiện thẩm quyền của Toà án thông qua các quyết định là cơ sở để đánh giá cơ chế giải quyết TCLĐ thông qua hai trong ba tiêu chí (gồm hiệu quả, công bằng và tiếng nói của các bên). Các tiêu chí này hỗ trợ việc đánh giá khả năng tuân thủ các Công ước ILO có liên quan bao gồm Công ước 87 và Công ước 98. Cơ chế hiệu quả là cơ chế đảm bảo tiết kiệm các nguồn lực hạn chế như thời gian và tiền bạc vừa thúc đẩy hiệu quả công việc. Cơ chế công bằng là một cơ chế không thiên vị và đạt được sự đồng thuận cao, do đó nó đáng tin cậy. Một thiết chế công bằng bao gồm các biện pháp chống lại việc ra các quyết định tuỳ tiện và không nhất quán, tránh bị trả thù từ việc xảy ra tranh chấp hợp pháp. 1.2. Điều chỉnh pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động 1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Pháp luật được hiểu là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Trong xã hội hiện đại, pháp luật được hiểu là tập hợp các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người được áp dụng cho tất cả các thành viên trong cộng đồng xã hội và được thực thi bởi cơ quan chính quyền thông qua việc áp dụng chế tài cho các chủ thể vi phạm.  TCLĐ là hiện tượng mang lại khá nhiều hệ lụy phiền toái cho NLĐ, NSDLD. Vì vậy, việc giải quyết TCLĐ mang ý nghĩa quan trọng đối với các bên tranh chấp cũng như toàn xã hội. Giải quyết VALĐ cũng như các việc lao động tại Tòa án là việc Tòa án thụ lý và tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân NLĐ, nhóm người NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong QHLĐ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xóa bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, duy trì và củng cố QHLĐ, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết TCLĐ như thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong các phương thức này, phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án được xem là phương thức mà các đương sự thường hay sử dụng đến bởi thông qua Tòa án, TCLĐ giữa các bên sẽ được giải quyết một cách triệt để, dứt khoát. Các quyết định của Tòa án được đảm bảo cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, một vấn đề cần được đặt ra là Tòa án có thẩm quyền đến đâu, có quyền hạn như thế nào cả về phương diện tố tụng và phương diện nội dung trong việc thụ lý và giải quyết tranh chấp. Pháp luật cần phải quy định và xác định rõ vấn đề này để tạo khung pháp lý cho Tòa án trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng cũng như thẩm quyền của mình, tránh tình trạng vụ việc được đưa ra nhưng Tòa án từ chối giải quyết hoặc Tòa án lạm quyền. Bởi vậy, pháp luật cần phải điều chỉnh vấn đề này, cần có những quy định để xác định cũng như giới hạn thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc lao động, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.  Qua đó, có thể hiểu pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm quy định về thẩm quyền của Tòa án trong xem xét, giải quyết các vụ việc lao động cũng như ra các quyết định khi xem xét, giải quyết vụ việc đó. 1.2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Là một nội dung của tố tụng dân sự nên pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các vụ việc lao động chịu sự điều chỉnh của một số nguyên tắc cơ bản sau đây: Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự và phải đảm bảo nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, độc lập. Xét về tính chất của vụ việc, thẩm quyền của Tòa án được chia ra làm ba dạng chính: thẩm quyền giải quyết các vụ việc hình sự, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Do tính chất của các loại vụ việc hình sự, hành chính, dân sự khác nhau, có những đặc điểm đặc thù riêng biệt khác nhau nên mỗi loại vụ việc được giải quyết bằng thủ tục tố tụng khác nhau. Các vụ việc lao động được xếp vào vụ việc dân sự theo nghĩa rộng bởi QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thương lượng thỏa thuận giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ. Quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư nên được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.  Luật tố tụng dân sự là lĩnh vực pháp luật thủ tục bao gồm tập hợp các quy định về quy trình thực thi một quyền, nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật dân sự tại Toà án; các quyền và nghĩa vụ dân sự này được quy định bởi luật nội dung. Pháp luật tố tụng dân sự là công cụ cơ bản để hiện thực hoá các quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự, thiết lập cơ chế và trình tự giải quyết tranh chấp dân sự giữa các tổ chức, cá nhân tại Toà án. Theo trình tự tố tụng dân sự quy định, các bên trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền khởi kiện người khác có hành vi xâm phạm về quyền dân sự của mình nhằm yêu cầu Toà án áp dụng các chế tài, các biện pháp khắc phục để ngăn chặn hành vi xâm phạm, khôi phục quyền lợi cho họ. Với ý nghĩa đó, luật tố tụng dân sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và việc xây dựng, thực thi các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đòi hỏi bảo đảm nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng. Trong một xã hội dân chủ, các quốc gia đều hướng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, mục đích quan trọng nhất của tố tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Toà án một cách không hạn chế và được xét xử công bằng. Đây cũng được coi là một trong những nguyên tắc bản chất của quyền tư pháp và cũng là một đặc trưng cơ bản bảo đảm quyền con người bằng Toà án. Quyền tiếp cận công lý là khả năng tiếp cận công lý của con người được xác lập trên cơ sở các quy tắc xã hội, trong đó các quy tắc pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng, nó bị chi phối không chỉ pháp luật vật chất, mà cả pháp luật thủ tục (tố tụng). Quyền tiếp cận công lý vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển, là sự bảo đảm tự do, dân chủ của Nhà nước pháp quyền. Mục tiêu cuối cùng của tiếp cận công lý là bảo đảm quyền được xét xử công bằng, được khôi phục lại quyền lợi bị xâm hại bởi các chủ thể khác. Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) quy định rằng “mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan”. Quyền tiếp cận công lý đòi hỏi một số nguyên lý cơ bản trong đó có nguyên lý thượng tôn pháp luật và tư pháp công bằng, độc lập. Thượng tôn pháp luật có nghĩa pháp luật được coi là nền tảng cho mọi quan hệ xã hội, là thước đo đánh giá và điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội. Tư pháp công bằng, độc lập thể hiện thông qua thực tế là các toà án và thẩm phán phải là hệ thống cầm cân nảy mực, thực sự công bằng, vô tư, chuyên nghiệp, hoạt động chỉ tuân theo pháp luật mà không chịu áp lực của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Pháp luật tố tụng dân sự là công cụ cơ bản để bảo vệ quyền dân sự, quyền con người, thiết lập cơ chế và trình tự giải quyết tranh chấp dân sự giữa các tổ chức, cá nhân tại Toà án. Vì vậy, việc xây dựng và thực thi quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng (due process of law). Thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình tố tụng cơ bản là mô hình TTDS của châu Âu lục địa và mô hình TTDS Anh-Mỹ. Điểm tương đồng cơ bản giữa hai mô hình này đều được thiết kế dựa trên những nguyên tắc căn bản trình tự pháp luật  công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật. Các chủ thể khi tham gia quan hệ TTDS hoàn toàn bình đẳng về việc được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ, địa vị pháp lý dù họ có là ai, ở địa vị xã hội nào. Trình tự pháp luật công bằng gồm hai khía cạnh: trình tự công bằng thủ tục (procedural due process) và trình tự công bằng nội dung (substantive due process). Hai yếu tố cốt lõi của trình tự công bằng thủ tục trong tố tụng dân sự là chủ thể có quyền được thông báo và quyền được lắng nghe bởi một toà án vô tư, không thiên vị trước khi chủ thể đó bị tước đoạt tự do hoặc tài sản. Tại Hoa Kỳ, dựa trên nền tảng của mô hình tranh tụng với đặc trưng là các bên đương sự đóng vai trò chủ động, thẩm phán ở vị trí bị động, trung lập, lắng nghe các bên trình bày, nội hàm quyền thủ tục công bằng tạo nên một hệ thống các giá trị cơ bản hay các bảo đảm về tố tụng (procedural safeguards) gồm 6 quyền như quyền được thông báo, quyền được lắng nghe, quyền được xét xử bởi một toà án vô tư, không thiên vị, quyền chất vấn và thẩm tra chéo nhân chứng, quyền được xét xử chỉ căn cứ trên hồ sơ, chứng cứ của vụ án, quyền có luật sư. Theo nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, toà án mỗi bang chỉ có thẩm quyền xét xử đối với con người và tài sản nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình và không bang nào có thẩm quyền trực tiếp đối với người hay tài sản ở ngoài lãnh thổ của bang đó. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, Toà án Tối cao Hoa Kì đã đưa ra tiêu chí mới để xác định thẩm quyền dựa trên tính chất của mối liên hệ giữa cá nhân, pháp nhân với một bang nào đó.  Ở Châu Âu, thuật ngữ trình tự công bằng được thay bằng thuật ngữ quyền được xét xử công bằng (right to a fair trial), được ghi nhận tại Điều 6 Công ước Châu Âu về nhân quyền và Điều 47 Hiến chương Châu Âu về các quyền cơ bản. Quyền được xét xử công bằng gồm 9 quyền: quyền tiếp cận toà án, quyền được hưởng quy trình tố tụng tranh tụng, quyền bình đẳng giữa các đương sự, quyền tham dự phiên toà/quyền được xét xử bằng lời, quyền được luật sư bảo vệ, quyền  được tống đạt một cách hữu hiệu, quyền được cung cấp lí do đầy đủ cho phán quyết của toà án, quyền được thi hành án một cách nhanh chóng và quyền không bị xem xét lại bản án chung thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, Toà án phải đảm bảo các quyết định của mình phải được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc độc lập xét xử. Độc lập xét xử là chuẩn mực chung được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới và là nguyên tắc căn bản, quan trọng nhất đối với hoạt động xét xử của Toà án dù mô hình tố tụng là tranh tụng, thẩm vấn hay kết hợp. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Sự độc lập này được thể hiện giữa các cấp Toà án trong xét xử và Thẩm phán khi xét xử không phải chịu bất cứ áp lực, chi phối hoặc ý chí nào đó đến từ tổ chức, cá nhân hoặc bị chi phối bởi lợi ích, ý chí của đương sự trong vụ việc. Không có độc lập xét xử, sẽ không có những phán quyết của Toà án đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Nguyên tắc độc lập của thẩm phán không phải được sinh ra vì lợi ích của cá nhân thẩm phán mà được tạo ra để bảo vệ con người khỏi sự lạm dụng quyền lực. Nó xuất phát từ nhận thức rằng thẩm phán không được hành động một cách tuỳ tiện mà giải quyết vụ việc theo ý chi chủ quan của mình mà trách nhiệm của họ là và mãi mãi là áp dụng pháp luật. Thứ ba, Tòa án phải tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong QHLĐ. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của QHLĐ. QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thương lượng thỏa thuận giữa các bên NLĐ và NSDLĐ. Trong quan hệ này quyền và nghĩa vụ của các bên là do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật và khả năng thực tế của mỗi bên bởi vậy khi giải quyết các vụ việc lao động Tòa án cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt cũng như tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên. Tôn trọng quyền tự định đoạt ở đây được hiểu là tôn trọng sự  lựa chọn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết và yêu cầu giải quyết cái gì thì Tòa án chỉ xem xét giải quyết trên cơ sở yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ ghi nhận và trên cơ sở đó công nhận sự thỏa thuận của các bên. Mục đích trực tiếp của luật TTDS là bảo vệ lợi ích tư của các bên tranh chấp nên một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTDS là trao quyền tự quyết định và định đoạt cho đương sự, chủ thể của lợi ích. Toà án, người tiến hành tố tụng chỉ thực hiện các nhiệm vụ làm sáng tỏ vụ việc để giải quyết trên cơ sở pháp luật chứ không thay mặt cho đương sự quyết định những lợi ích của họ. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật TTDS về thẩm quyền của Toà án phải dựa trên nguyên tắc này. Tòa án phải có trách nhiệm tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, trừ trường hợp quyền quyết định và tự định đoạt đó là trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tôn trọng quyết quyết định và tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện trong phạm vi xem xét, giải quyết của Tòa án được giới hạn bởi yêu cầu của đương sự khi giải quyết các vụ việc lao động. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc lao động, song không có nghĩa Tòa án có quyền giải quyết và quyết định mọi vấn đề. Khi xem xét, giải quyết các vụ việc lao động, Tòa án cần phải dựa vào yêu cầu của đương sự. Hay nói cách khác, phạm vi xem xét và giải quyết của Tòa án trong giải quyết các vụ việc lao động phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự và Tòa án chỉ giải quyết trên cơ sở yêu cầu của đương sự dù yêu cầu đó ít hơn những gì mà pháp luật quy định. Những vấn đề mà đương sự không yêu cầu, Tòa án cũng không tự mình giải quyết. Bởi vậy, có thể hiểu rằng giới hạn hay hay phạm vi xét xử của Tòa án không phải là vô hạn, không phải do Tòa án tự quyết định mà nó được giới hạn ở các yêu cầu của đương sự. Một vấn đề đặt ra ở đây là Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên. Vấn đề đặt ra ở đây thế nào là thỏa thuận hợp pháp? Trong quan hệ dân sự “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Theo quy định này, thỏa thuận của các bên chỉ bị giới hạn bởi điều cấm của luật. Song trong QHLĐ, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lại được ghi nhận theo hướng “Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”. Quy định này cho thấy rằng quyền tự do giao kết hợp đồng không chỉ bị giới hạn bởi quy định của văn bản luật mà còn có thể bị giới hạn bởi văn bản dưới luật và thoả ước lao động tập thể. Bởi vậy, thỏa thuận hợp pháp trong lao động thường được xác định đó là những thỏa thuận không trái quy định của pháp luật và thỏa thuận đó có lợi hơn cho NLĐ sẽ được thừa nhận là hợp pháp. Điều này xuất phát từ vị thế của NLĐ trong QHLĐ. NLĐ ở vị trí thế yếu, thường bị “phụ thuộc” vào NSDLĐ nên với xu hướng bảo vệ cho NLĐ thì những thỏa thuận trái luật, bất lợi cho NLĐ sẽ không được coi là hợp pháp. Hơn nữa trong lĩnh vực lao động, Nhà nước tuy không can thiệp trực tiếp vào QHLĐ nhưng vẫn có sự quản lý ở những mức độ nhất định. Những hành vi vi phạm pháp luật tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vậy dù các bên có thỏa thuận nhưng không đúng quy định (pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể..) thì thỏa thuận đó cũng vẫn sẽ không được thừa nhận là hợp pháp.  Thứ tư, việc xây dựng các quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án dựa trên nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm. Trong QHLĐ, các quyền và lợi ích này có thể là các quyền việc làm, quyền lao động, tiền lương, quyền tài sản hoặc quyền được xử lý kỷ luật. Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là vấn đề nhân quyền luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm và được ghi nhận trong đạo luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu pháp luật chỉ công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là chưa đầy đủ mà điều quan trọng và cơ bản nhất là cần phải thiết lập cơ chế, phương thức thực hiện và bảo vệ chúng trong trường hợp bị xâm phạm. Trong QHLĐ, các quyền và lợi ích  của NLĐ có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định pháp luật lao động thì luôn được ghi nhận, bảo vệ. Trong các phương thức bảo vệ, phương thức đưa tranh chấp, yêu cầu ra Tòa án bảo vệ là phương thức hữu hiệu nhất. Điều 8 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 có ghi "Mọi người đều có quyền được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phương tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã được Hiến pháp và pháp luật công nhận". Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người, quyền khởi kiện luôn gắn với trách nhiệm của Tòa án. Văn kiện Đại hội 13 của Đảng đã xác định phải "xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân". Thứ năm, việc xây dựng các quy định về thẩm quyền phải dựa trên cơ sở bảo đảm cho Tòa án giải quyết vụ việc một cách có hiệu quả nhất. Pháp luật TTDS của mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về những quy định bảo đảm việc khởi kiện được thực hiện một cách hiệu quả thông qua nhiều cơ chế bảo đảm. Tại mỗi đạo luật, các cơ chế bảo đảm việc khởi kiện có những đặc trưng khác nhau. Việc pháp luật TTDS các nước quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết. Đối với những nước theo truyền thống tố tụng án lệ, hệ thống pháp luật không phân chia thành công pháp và tư pháp nên các vụ việc đều được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục TTDS tại Tòa án tư pháp. Do đó, khi có tranh chấp dân sự đương sự đều có quyền khởi kiện đến Tòa án để giải quyết. Đối với những nước theo truyền thống pháp luật dân sự, hệ thống pháp luật phân chia thành công pháp và tư pháp nên các tranh chấp có tính chất khác nhau được giải quyết theo các thủ tục tố tụng khác nhau ở Tòa án như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình  sự. Đối với những nước này thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được phân chia theo các thủ tục tố tụng khác nhau. Việc quy định Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý vụ việc phải căn cứ vào Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc một cách tốt nhất xét dưới góc độ về cơ sở vật chất của Tòa án, trình độ của đội ngũ cán bộ Tòa án, sự thuận lợi cho người dân, hiệu quả tố tụng, tiết kiệm chi phí.  1.2.2. Nội dung pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống tư pháp và pháp luật mà các quốc gia có sự quy định khác nhau về việc giải quyết TCLĐ tại Toà án. Nhìn chung pháp luật các quốc gia đều quy định các nội dung cơ bản như hệ thống Toà án giải quyết; nguyên tắc và trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc lao động. Sự khác biệt đáng kể nhất trong việc pháp luật điều chỉnh về giải quyết TCLĐ tại Toà án giữa các quốc gia là hình thức tổ chức, thẩm quyền của Toà án cũng như pháp luật tố tụng điều chỉnh thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp. Về hình thức tổ chức cũng như pháp luật tố tụng của Toà án trong giải quyết TCLĐ có hai xu hướng chủ đạo sau: Xu hướng thứ nhất là thành lập Toà Lao động hoạt động riêng biệt và độc lập với Toà Dân sự, đồng thời tiến hành xét xử theo một thủ tục tố tụng lao động riêng được quy định trong luật. Tiêu biểu cho hình thức tổ chức như vậy là ở Đức. Từ năm 1926, một đạo luật được Nghị viện Đức thông qua làm cơ sở cho các “Toà án Lao động”. Các Hội đồng xét xử có cơ cấu với một đại diện của NSDLĐ, một đại diện của NLĐ và một chủ toạ trung lập là một luật sư. Đại diện của các bên do các hiệp hội giới chủ và công đoàn đề cử và do Bộ trưởng Bộ Lao động cử cho nhiệm kỳ 04 năm. Các Toà Lao động tồn tại ở cấp địa phương, ở cấp vùng có các toà phúc thẩm lao động, ở cấp liên bang có Toà án Lao động liên bang và các Toà án Lao động ở 3 cấp độc lập so với các Toà án thông thường. Rõ ràng việc có một hệ thống tài phán lao động riêng được coi là hữu ích bởi các Toà án sẽ có khả năng đạt được thoả hiệp giữa các bên trong đa số các trường hợp, và do hai bên đều có đại diện trong Hội đồng xét xử nên các phán quyết dễ được bên thua kiện chấp nhận hơn. Thêm vào đó, các thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về pháp luật lao động và kinh nghiệm đặc biệt trong QHLĐ. Các hội thẩm có cơ hội đóng góp những kinh nghiệm liên hệ thực tiễn và kiến thức cơ bản về pháp luật lao động vào việc tranh tụng tại toà. Thủ tục tố tụng được xây dựng riêng cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ QHLĐ, nên sẽ phù hợp với những đặc trưng của QHLĐ và đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời của các TCLĐ. Xu hướng thứ hai là các quốc gia thành lập Toà Lao động nằm trong hệ thống Toà Dân sự chung và hoạt động xét xử theo những quy tắc tố tụng trong tố tụng dân sự. Toà Lao động được thành lập theo hình thức này tương đối phổ biến trên thế giới. Các quốc gia quy định Toà án Lao động nằm trong hệ thống Toà án Dân sự hoặc Toà Tư pháp có thể kể đến như Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản… Ví dụ, tại Thái Lan, hệ thống Toà án Thái Lan bao gồm: Toà Hiến pháp, Toà Tư pháp, Toà Hành chính và Toà Quân đội (Hiến pháp 1997). Toà Lao động thuộc về Toà Tư pháp, theo đó Toà Tư pháp gồm hai bộ phận: Hành chính và xét xử. Các Toà Tư pháp được phân thành ba cấp: Toà sơ thẩm, Toà phúc thẩm và Toà tối cao. Toà sơ thẩm gồm Toà xét xử chung và Toà chuyên biệt. Hiện nay ở Thái Lan có năm Toà chuyên biệt: Toà Gia đình và Vị thành niên, Toà Lao động, Toà Thuế, Toà Sở hữu trí tuệ và Thương mại quốc tế, Toà phá sản. Việc thành lập Toà chuyên biệt nhằm bảo đảm các vụ kiện thuộc từng lĩnh vực được giải quyết bởi các thẩm phán phù hợp. Thẩm phán tại toà chuyên biệt phải là người có kiến thức chuyên môn phù hợp với lĩnh vực xét xử của toà đó. 1.2.2.1. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ án lao động Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội mà các quốc gia có sự quy định khác nhau về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc lao động. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia về cơ bản đều quy định thẩm quyền của Tòa án ở 2 phương diện: thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết VALĐ và thẩm quyền của Tòa án trong việc đưa ra các quyết định về giải quyết nội dung của vụ án.  - Thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án lao động của Tòa án. Thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét giải quyết VALĐ bao gồm: thẩm quyền chung (hoặc còn gọi là thẩm quyền theo loại việc), thẩm quyền theo cấp của Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ (hoặc còn gọi là thẩm quyền theo địa hạt). a) Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án được hiểu là việc xác định điều kiện và các trường hợp mà một TCLĐ được giải quyết tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Toà án có thể được quy định theo hướng liệt kê hoặc quy định về nguyên tắc dựa trên bản chất quan hệ tranh chấp hay giá trị tranh chấp. Đặc biệt ở một số quốc gia các TCLĐ vừa có thể được giải quyết tại Tòa án lao động lại vừa có thể giải quyết tại tòa án Dân sự. Chẳng hạn như ở Anh, Tòa án lao động và Tòa án Dân sự đều có thẩm quyền giải quyết TCLĐ. Theo quy định, Tòa án lao động (Employment Tribunals) ở Anh có thẩm quyền giải quyết  các tranh chấp: Tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; về phân biệt đối xử trong công việc; Tranh chấp về vi phạm hợp đồng có giá trị dưới 25.000 Bảng; Tranh chấp về kiện đòi lương tối thiểu; khấu trừ lương trái pháp luật; không cung cấp các tài liệu chính xác; kiện đòi các khoản thanh toán do NSDLĐ mất khả năng chi trả. Tòa án Lao Động sẽ tham gia vào giải quyết tranh chấp sau khi một trong các bên nộp yêu cầu khởi kiện cùng với việc xuất trình Chứng chỉ Hòa Giải giai đoạn đầu (cho việc hòa giải không thành hoặc không đồng ý tham gia hòa giải). Việc tiếp cận các Tòa án lao động cũng khá dễ dàng về mặt địa lý khi các bên trong tranh chấp có nhu cầu, với 28 trụ sở trên toàn Vương Quốc Anh và tập trung chủ yếu tại các vùng đô thị. Thủ tục nộp đơn khiếu kiện được thực hiện trên một biểu mẫu theo dạng câu hỏi (Mẫu ET1), có thể được nộp qua thư điện thử hoặc thủ tục hành chính thông thường. Hệ thống Tòa án lao động tại Anh được coi trọng bởi tính công bằng và vô tư trong xét xử, nhận được sự tín nhiệm cao từ những người tham gia khiếu kiện. Theo  một khảo sát từ Chính phủ Anh cho biết: 77% trên tổng số 1988 nguyên đơn cảm thấy quá trình khiếu kiện xứng đáng. Đối với những người không thành công trong việc khiếu kiện, mức độ hài lòng vẫn đạt mức 65%; kể cả trong trường hợp yêu cầu bị bãi bỏ, tỉ lệ này vẫn đạt 57%. Đặc biệt, 88%  những người đã thực hiện hòa giải qua ACAS và tiếp tục khiếu kiện tại Tòa án lao động hài lòng với kết quả đạt được. Điều này cũng được lý giải bởi những bản án, phán quyết của Tòa án lao động sẽ có hiệu lực pháp lý tương đương với bản án, phán quyết của Tòa án dân sự. Không tuân thủ bản án, phán quyết là hành vi dẫn đến thủ tục cưỡng chế thực thi, đảm bảo cho các nội dung của bản án, phán quyết phải được các bên tranh chấp nghiêm túc thực hiện. Tòa án dân sự (Civil Courts): Tồn tại song song cùng với hệ thống Tòa án lao động chuyên biệt, Tòa án dân sự cũng có thẩm quyền trong việc giải quyết TCLĐ cá nhân. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm tranh chấp về vi phạm hợp đồng (bao gồm các tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng trái pháp luật); về bồi thường thiện hại; về các vi phạm an toàn và sức khỏe. Hiện nay, giải quyết thông qua thủ tục tại Tòa án dân sự không phải là lựa chọn được ưa chuộng như tại Tòa án lao động bởi hai lý do: thủ tục phức tạp hơn và khả năng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về chi phí khi yêu cầu không được chấp nhận. Tuy nhiên, giải quyết TCLĐ tại Tòa án dân sự cũng có những lợi thế sau: Thứ nhất, Tòa án dân sự có thể giải quyết các QHLĐ vẫn đang tiếp diễn. Thẩm quyền giới hạn và toàn vẹn của Tòa án lao động chủ yếu là các tranh chấp về chấm dứt QHLĐ và sa thải. Tuy nhiên, Tòa án dân sự được trao thẩm quyền giải quyết các vụ án, không phụ thuộc vào việc QHLĐ đang tồn tại hay đã chấm dứt. Thứ hai, Tòa án dân sự có thể ra phán quyết đối với các khoản nghĩa vụ thanh toán có giá trị lớn. Đối với Tòa án lao động, giá trị lớn nhất của phán quyết cho việc vi phạm HĐLĐ là 25.000 Bảng. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến  yêu cầu bồi thường do vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm yêu cầu thanh toán, hoặc yêu cầu thực thi quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng, Tòa án dân sự có thể ra phán quyết bắt buộc thanh toán toàn bộ số tiền tương ứng với nghĩa vụ bị vi phạm. Đối với Tòa án cấp cao, không có giới hạn cho nghĩa vụ thanh toán. Thứ ba, Tòa án dân sự có thể giải quyết các vụ việc quá thời hiệu giải quyết của Tòa án lao động. Theo đó, các TCLĐ có thời hạn giải quyết tại Tòa án lao động là 03 tháng. Tuy nhiên, các tòa án dân sự tuân thủ theo thời hiệu quy chuẩn áp dụng cho hợp đồng là 6 năm. Ngoài ra, đối với những vụ việc khi yêu cầu của nguyên đơn có khả năng được chấp nhận cao, nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án dân sự để tránh được nghĩa vụ về chi phí tố tụng do nguyên tắc bên thua kiện phải thanh toán toàn bộ chi phí này. Nhật Bản hiện nay tồn tại song song hai hệ thống tư pháp và hành chính để giải quyết TCLĐ. Trong đó, hệ thống tư pháp bao gồm các cơ quan tòa án dân sự (ordinary courts) thực hiện theo thủ tục của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (Code of Civil Procedure) và cơ quan tòa án lao động (Labor tribunals) thực hiện theo thủ tục của Luật Tòa án Lao Động (Labour Tribunal Act). Với việc tiến hành vụ kiện dân sự để giải quyết TCLĐ cá nhân, các quy định của BLTTDS Nhật Bản sẽ được áp dụng. Thủ tục tố tụng dân sự Nhật Bản gồm ba cấp. Cấp xét xử thứ nhất được tiến hành bởi toà án cấp quận, huyện. Cấp xét xử thứ hai (koso-appeal) và cấp xét xử thứ ba (Jokoku appeal) cho trường hợp cấp xét xử thứ hai bị kiện bởi ít nhất một bên đương sự. Theo phương thức này, chi phí khởi kiện không được xác định trước và thời gian tố tụng kéo dài nên ít khi được lựa chọn trừ phi để giải quyết các TCLĐ phức tạp như tranh chấp về tai nạn lao động. Nếu không muốn thủ tục tố tụng kéo dài, có thể lựa chọn phương thức giải quyết bằng một vụ kiện tại toà án lao động. Các TCLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm: tranh chấp về tiền lương, tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại từ các loại hợp đồng trong  lao động và việc làm, tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại nói chung, tranh chấp liên quan đến sa thải trái pháp luật, phân biệt đối xử. Tòa án dân sự (Civil Courts): Giải quyết TCLĐ bằng Tòa án dân sự là thủ tục bao gồm các phiên xét xử công khai với kết quả là phán quyết cuối cùng của Tòa án căn cứ theo quy định của pháp luật và chứng cứ do các bên cung cấp. Quy định giải quyết áp dụng cho Tòa án dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật Tố Tụng dân sự. Trong quá trình xét xử, các bên không bắt buộc phải tìm người đại diện tranh tụng. Phán quyết, bản án thường được công khai và được thực thi bằng các biện pháp thi hành án bắt buộc khi các bên không tự nguyện tuân thủ.  Thủ tục sơ thẩm được thực hiện tại tất cả văn phòng chính và chi nhánh của Tòa cấp quận. Ngoài ra, khi phát sinh nhu cầu kháng cáo, các bên có thể thực hiện yêu cầu Tòa án phúc thẩm (Appellate Courts) xem xét lại vụ việc hoặc cấp cao hơn là Tòa án Tối Cao (the Supreme Court) trong một số trường hợp giới hạn. Tại Nhật Bản, Tòa án dân sự giành được sự tin cậy từ việc giải quyết TCLĐ nói riêng và các tranh chấp dân sự khác nói chung. Do Nhật Bản không có hệ thống hội thẩm đoàn tham gia vào giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, các thẩm phán sẽ là người lắng nghe và giải quyết các vụ việc. Thẩm phán của Tòa án dân sự thường không có chuyên môn đặc biệt về lao động và việc làm. Tuy nhiên, đáng lưu ý là tại một số tòa án quận của các thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, các đơn vị này có các nhánh đặc biệt chuyên xử lý các VALĐ và việc làm. Tòa án lao động (Labor Tribunals): Năm 2004, Luật tòa án lao động (Labor Tribunal Act) đã giới thiệu một hệ thống tòa án mới xét xử các TCLĐ. Sự ra đời của hệ thống này nhằm đáp ứng việc giải quyết số lượng tăng dần của TCLĐ và nhu cầu về một phương thức hiệu quả hơn. Hệ thống này được thành lập dựa trên sự hỗ trợ từ các bên như các tổ chức, hiệp hội thương mại quốc gia, các hiệp hội của NSDLĐ, các luật sư đầu ngành về lĩnh vực lao động, việc làm và các thẩm phán dày dặn kinh nghiệm. Luật tòa án lao động không xây dựng một hệ thống tòa án về lao động chuyên biệt. Thay vào đó, các tòa án cấp huyện bổ nhiệm thành viên và hội đồng thẩm phán tòa án lao động và trao thẩm quyền của tòa án cho hội đồng này khi có khiếu kiện liên quan đến TCLĐ cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Hội đồng thẩm phán bao gồm 01 thẩm phán và 02 hội thẩm bán chuyên trách có kinh nghiệm và chuyên môn về QHLĐ và việc làm (01 người từ lĩnh vực quản lý và 01 người từ lĩnh vực lao động). b) Thẩm quyền theo cấp của Tòa án. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo các cấp về giải quyết VALĐ là thẩm quyền của Tòa án xem xét giải quyết VALĐ căn cứ vào tính chất phức tạp, hệ thống tổ chức Tòa án, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Đây cũng chính là đặc điểm đặc trưng phân biệt với thẩm quyền Tòa án theo loại việc và thẩm quyền Tòa án lãnh thổ. Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động theo cấp của Tòa án là xác định thẩm quyền cụ thể của tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện trong việc xem xét giải quyết VALĐ. Đối với những nước tổ chức hệ thổng Toà án theo thẩm quyền xét xử (chẳng hạn như Mỹ) thì sẽ không đặt ra vấn đề thẩm quyền theo cấp, bởi chỉ có Toà án cấp sơ thẩm mới có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VALĐ. Đối với những nước tổ chức Toà án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ (như Việt Nam), theo đó cả TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VALĐ thì cần thiết phải phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm VALĐ của TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm VALĐ của TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện nhằm đảm bảo được sự công bằng, thuận lợi và phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, cơ sơ vật chất của các cấp Tòa án. Ngoài ra sự  phân định hợp lý, khoa học thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án còn đảm bảo cho việc giải quyết TCLĐ được chính xác, đúng pháp luật.  Việc xác định VALĐ thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp nào còn căn cứ vào khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tòa án đó trong phạm vi thẩm quyền xét xử và năng lực thực tế của Tòa án này. Vì vậy, việc xây dựng các quy định về thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo cấp phải căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, năng lực thực tế của mỗi cấp Tòa án và điều kiện bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết các tranh chấp để có những quy định phù hợp. Đặc biệt là cần phải có sự phối hợp ưu và hạn chế ở mỗi cấp tòa án để xây dựng các quy định nhằm phân định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa các cấp tòa án một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng và Tòa án có điều kiện tốt nhất giải quyết TCLĐ thì hầu hết các TCLĐ đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp dưới (như Việt Nam là ở cấp huyện), trừ một số trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp trên (cấp tỉnh). Có thể thấy rằng đa số các VALĐ đều được giao cho Tòa án cấp huyện có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như cán bộ Tòa án trong việc xác định, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp ở địa phương… thuận tiện hơn cho việc tham gia tố tụng của đương sự. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.  Ở Nhật Bản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm VALĐ là Tòa án cấp sơ khởi (Summary Courts) hoặc Tòa án cấp huyện (District Courts). Cụ thể Tòa án cấp sơ khởi sẽ giải quyết các vụ án có giá trị dưới 1.4 triệu yên và không phải là vụ án hành chính. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án có giá trị trên 1.4 triệu yên và/hoặc là vụ án hành chính. Ở Anh, hệ thống Tòa án dân sự  được phân thành 2 cấp là Tòa án địa hạt (County Courts) và Tòa án cấp cao (High Courts). Các Tòa án này đều có thẩm quyền giải quyết các TCLĐ. c) Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ là việc xác định thẩm quyền giải quyết các TCLĐ giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Việc phân định này xuất phát từ cách tổ chức hệ thống tòa án theo địa giới hành chính. Về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết TCLĐ của tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Bên cạnh đó còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia vào quá trình tố tụng cũng như cung cấp chứng cứ, đi lại, có mặt khi được tòa án triệu tập. Như vậy có thể thấy việc xét xử được thuận lợi, tiết kiệm công sức, tiên bạc, thời gian của người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ còn phải đảm bảo quyết định tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường hợp pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết vụ việc.  - Thẩm quyền quyết định về việc giải quyết nội dung vụ án lao động của Tòa án Thẩm quyền quyết định của Tòa án về việc giải quyết các VALĐ được hiểu là thẩm quyền ra các phán quyết của Tòa án về giải quyết nội dung của vụ tranh chấp. Để ra các quyết định này, Tòa án cần căn cứ vào các quy định của luật nội dung. Các TCLĐ thường xoay quanh một số nội dung chính như tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tranh chấp về kỷ luật sa thải, tranh chấp về tiền lương, tiền BHXH, tranh chấp về hoàn trả phí đào tạo…Trên cơ sở nội dung của vụ tranh chấp và dựa vào các quy định của pháp luật Tòa án sẽ phải ra quyết  định việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay sa thải NLĐ là đúng pháp luật hay trái pháp luật, NSDLĐ có vi phạm các nghĩa vụ trả lương, BHXH…hay không, từ đó đưa ra quyết định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên.  Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, quan điểm xây dựng pháp luật mà các quốc gia có cách xây dựng quy phạm pháp luật hoặc định tính hoặc định lượng. Ở những nước theo hệ thống thông luật (Common Law) như Anh, Mỹ; Hàn Quốc, Nhật Bản... pháp luật lao động thường quy định rất mở, chỉ quy định chung chung mang tính định tính. Bởi vậy, cùng với hệ thống pháp luật sẽ có hệ thống các án lệ. Thẩm quyền quyết định của Toà án sẽ rất lớn, bởi Toà án sẽ được quyền ban hành các án lệ để hướng dẫn cho việc áp dụng và thực hiện. Đối với những nước theo luật thành văn (Civil Law), các quy định của pháp luật thường được quy định tương đối cụ thể. Cơ quan thực thi pháp luật và xét xử bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc pháp lý định sẵn, nên các quy phạm pháp luật thường được thiết kế theo hướng mang tính định lượng. Việt Nam là một trong các quốc gia cùng với các nước như Cộng hoà Liên bang Nga, Trung Quốc; Lào…theo hệ thống luật này.  Đối với việc chấm dứt HĐLĐ theo ILO thì không có tồn tại quy định đặc biệt nào về chấm dứt HĐLĐ. Việc chấm dứt HĐLĐ (sa thải NLĐ) cần phải có lý do chính đáng. Năm 1963 hội nghị lao động quốc tế lần thứ 47 về Khuyến nghị chấm dứt việc làm (“Termination of Employment Recommendation”, (Công ước số 119)) chỉ có 2 tiêu chí để có thể chấm dứt HĐLĐ (sa thải NLĐ) đó là NLĐ không đủ năng lực làm việc, hành động không đúng và do kinh tế của doanh nghiệp. Khuyến nghị này trở thành động cơ hạn chế để sa thải NLĐ trong luật ở các nước như Italy, Anh, Pháp… Bên cạnh đó, ILO cũng thừa nhận quy chế sa thải NLĐ vì lý do kinh tế. Năm 1963, Khuyến nghị số 119 (Điều 12) quy định xử lý tránh sa thải (mỗi bên để tránh việc giảm nhân lực lao động thì phải nỗ lực điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả).  Tùy hệ thống luật pháp mỗi nước mà quy định trong luật (như Anh, Pháp) hoặc án lệ như ở Nhật Bản, Đức trong án lệ có quy định, tính cần thiết của cắt giảm nhân sự, nỗ lực né tránh sa thải, tính công bằng trong lựa chọn đối tượng sa thải, trình tự thỏa đáng thích hợp là những tiêu chuẩn để đánh giá tính hợp lý và chính đáng khi sa thải vì lý do kinh tế. Ở Pháp sa thải với lý do kinh tế thì được áp dụng theo quy định trong Luật đặc biệt. Với lý do kinh tế để sa thải thì NSDLĐ phải thông báo lên Tòa án số lượng NLĐ sẽ bị sa thải cùng lý do, vì kĩ thuật mới hoặc do khả năng cạnh tranh nên doanh nghiệp trở nên khó khăn, phải nhìn thấy được nỗ lực né tránh việc sa thải. Tòa án sẽ căn cứ vào việc chấm dứt HĐLĐ (hoặc sa thải) hợp pháp hay bất hợp pháp mà ra phán quyết về trách nhiệm pháp lý của các bên. Tùy theo điều kiện, kinh tế xã hội mà mỗi quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề này. Điều 180 Luật lao động Liên bang Nga năm 2001 quy định NSDLĐ khi giải thể doanh nghiệp, cắt giảm lao động sẽ đền bù cho NLĐ căn cứ vào mức lương trung bình tính theo tỷ lệ thời gian còn lại so với quy định về thời gian báo trước về chấm dứt HĐLĐ, ngoài ra NSDLĐ còn phải đền bù cho người lãnh đạo, người cấp phó và kế toán trưởng khi doanh nghiệp thay đổi quyền sở hữu số tiền không ít hơn ba tháng tiền lương trung bình của họ. Ở Pháp, đối với NLĐ đã làm việc liên tục trên 1 năm mà NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ thì phải chi trả tiền bồi thường chấm dứt HĐLĐ. Tiền bồi thường thông thường được tính như sau: đối với NLĐ làm việc dưới 10 năm thì tiền bồi thường bằng tiền lương 1 năm nhân 1/5 nhân với số năm đã làm việc; còn đối với NLĐ làm việc trên 10 năm thì tiền bồi thường bằng tiền lương 1 năm nhân với 1/3 nhân với số năm làm việc79. Khi chấm dứt QHLĐ ở Đức cũng giống như các nước khác phải đưa ra giấy tờ xác nhận lao động và các văn bản giấy tờ này không được phép đánh máy. Trường hợp thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ có thể nhận được tiền bồi thường khi nghỉ việc. Tiền bồi thường này mỗi 1 năm làm việc sẽ nhận được nửa tháng tiền lương trước thuế.  Đối với trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, pháp luật các nước hầu hết đều quy định NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền theo luật định. Luật HĐLĐ Trung Quốc  năm 2007 tại Điều 48 có quy định: “Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp sẽ phải nhận lại NLĐ vào doanh nghiệp và phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng. Mức bồi thường sẽ bằng 02 lần mức trợ cấp thất nghiệp quy định tại điều 47 Luật này”. Ở Đức, nếu phát hiện NSDLĐ nói dối để chấm dứt HĐLĐ thì có thể hủy bỏ quyết định đó. Ngoài ra, nếu đối phương vi phạm các quy định trong HĐLĐ dẫn đến phải chấm dứt HĐLĐ thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, hoặc căn cứ vào lý do kinh tế mà sa thải NLĐ (vi phạm trình tự sa thải), hoặc trường hợp phân biệt đối xử,... tất cả đều căn cứ theo đánh giá của Tòa án mà NLĐ có thể yêu cầu NSDLĐ bồi thường thiệt hại.  Ở Pháp, nếu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì đều phải bồi thường cho NLĐ từ 6 tháng tiền lương trở lên (trường hợp nếu không thể phục chức cho NLĐ) và NLĐ có thể yêu cầu NSDLĐ bồi thường thiệt hại. Ngoài ra trường hợp vi phạm trình tự chấm dứt HĐLĐ thì tùy theo quy định trước đó NLĐ cũng có thể yêu cầu NSDLĐ bồi thường với số tiền sẽ do Tòa án đưa ra.    Ở Anh, NSDLĐ vi phạm quy định về chấm dứt HĐLĐ thì QHLĐ có thể vẫn sẽ được tiếp tục duy trì còn nếu không HĐLĐ sẽ chấm dứt và NLĐ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Với việc NSDLĐ thỏa thuận yêu cầu NLĐ nộp đơn thôi việc, NLĐ từ chối và NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì trường hợp này sẽ được xem là sa thải bất công. Ngoài ra trường hợp NSDLĐ uy hiếp NLĐ phải chấm dứt HĐLĐ thì được xem là vô hiệu và xử lý theo sa thải bất công87. NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì thông qua Tòa án NLĐ sẽ được phục chức và được yêu cầu  bồi thường thiệt hại. Đối với sa thải bất công có thể khởi tố lên tòa án và yêu cầu bồi thường.   Ở Nhật Bản, đối với HĐLĐ có thời hạn, trước khi hết thời hạn mà đơn phương chấm dứt HĐLĐ trừ trường hợp bất đắc dĩ ra thì đều phải bồi thường cho đối phương. Nếu NSDLĐ cưỡng ép hoặc lừa đảo khiến NLĐ phải nộp đơn xin thôi việc thì việc chấm dứt HĐLĐ đó bị xem là vô hiệu. Trường hợp NSDLĐ sa thải NLĐ bất công thì NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ. Nếu NSDLĐ lạm dụng quyền lợi sa thải NLĐ thì quyết định sa thải đó sẽ bị xem là vô hiệu.93 Căn cứ vào quy định của pháp luật và sự thoả thuận của các bên, Tòa án sẽ ra phán quyết để giải quyết quyền lợi cho các bên. Liên quan đến việc bồi thường (như bồi thường của NSDLĐ trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật), pháp luật không quy định một cách cụ thể mà chỉ quy định ở mức tối thiểu và cũng không giới hạn ở mức tối đa. Trong những trường hợp đó quyền quyết định của Tòa án trong giải quyết VALĐ sẽ rất quan trọng. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Để ra phán quyết trong những trường hợp này, Tòa án ngoài việc căn cứ vào các quy định của pháp luật còn căn cứ vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng và nội dung, diễn biến của vụ việc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong những trường hợp đó, thẩm quyền của Tòa án có bị giới hạn không và giới hạn đến đâu. Các phán quyết của Tòa án trong trường hợp này không chỉ xem xét trên cơ sở tính hợp pháp mà còn căn cứ vào tính hợp lý của những thoả thuận và tính hợp lý của vụ việc. Học thuyết về tính bất hợp lý thường được Toà án nhiều nước vận dụng và xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự. Tại Mỹ, vào đầu thế kỷ 19, các Tòa án đã vận dụng học thuyết về tính bất hợp lý để giải quyết một số vụ án. Đến những năm 1950, học thuyết này được ghi nhận trong Bộ luật Thương mại §2-302(1): “Nếu Tòa  án xét thấy hợp đồng hoặc bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng là bất hợp lý vào thời điểm nó được đưa ra, Tòa án có thể từ chối thực thi hợp đồng hoặc có thể thi hành phần còn lại của hợp đồng mà không có điều khoản bất hợp lý, hoặc hạn chế việc áp dụng điều khoản bất hợp lý để tránh bất kỳ kết quả bất hợp lý nào”. Ở Đức, học thuyết về tính bất hợp lý cũng được ứng dụng trong việc xây dựng các quy định của luật thành văn và là cơ sở lý luận để các Tòa án giải quyết các tranh chấp. Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự Đức đã quy định: “Một giao dịch hợp pháp bị vô hiệu khi một người, bằng cách khai thác tình trạng khó khăn, thiếu kinh nghiệm, phán đoán không đúng đắn hoặc sự yếu kém đáng kể về ý chí của người khác, khiến cho bản thân hoặc bên thứ ba, để đổi lấy việc thực hiện nghĩa vụ, được hứa hoặc được một khoản lợi về tiền bạc mà không tương xứng với việc thực hiện nghĩa vụ của họ”.  1.2.2.2. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết việc lao động Cùng với việc giải quyết các VALĐ, Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết các việc lao động. Các việc lao động được đưa ra Tòa án giải quyết thường là tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. - Thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội mà các quốc gia có sự quy định khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều quy định Tòa án có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu. HĐLĐ vô hiệu thường được chia làm 2 trường hợp: HĐLĐ vô hiệu từng phần và HĐLĐ vô hiệu toàn bộ. HĐLĐ bị coi là vô hiệu từng phần là hợp đồng có một hoặc một số điều khoản trái với quy định của pháp luật. Còn HĐLĐ vô  hiệu toàn bộ sẽ do pháp luật quy định cụ thể các trường hợp nhưng thường là các trường hợp vi phạm về chủ thể giao kết, nội dung giao kết hoặc phạm vào điều cấm của pháp luật.  Ở Nhật Bản, theo Luật HĐLĐ (số 56, ngày 10.8.2012) trường hợp nếu điều kiện lao động trong HĐLĐ thấp hơn tiêu chuẩn trong NQLĐ thì phần nội dung đó sẽ bị xem là vô hiệu và phải sửa đổi theo tiêu chuẩn của NQLĐ. Ở Đức vấn đề HĐLĐ được quy định ở nhiều luật khác nhau. Điều 138 luật dân sự của Đức (Bürgerliches Gesetzbuch) quy định nếu nội dung HĐLĐ có điều khoản nào trái với tiêu chuẩn đạo đức xã hội thì quy định đó sẽ bị xem là vô hiệu. Ngoài ra, trong luật đào tạo lao động (Berufsbildungsgesetz) thì sau khi chấm dứt đào tạo huấn luyện NLĐ có quy định nội dung hợp đồng là trong một thời gian nhất định không giao cho NLĐ công việc để làm thì nội dung đó bị xem là vô hiệu (Điều 12). Luật bình đẳng (Allgemeines Gleichbehandlungsgesetz) có quy định về việc nếu vi phạm quy định phân biệt đối xử trong HĐLĐ thì nội dung đó sẽ bị xem là vô hiệu (Điều 7). Điều 11 Luật giới hạn thời gian làm việc và thời gian làm việc ngắn (Gesetz über Teilzeitarbeit und befristete Arbeitsverträge) thì quy định trường hợp nếu chuyển đổi NLĐ làm việc toàn thời gian (Full time) sang làm việc theo ca (Part time) mà không có sự đồng ý của NLĐ thì nội dung đó sẽ bị xem là vô hiệu.  Ở Pháp theo Luật lao động L.1221-1 HĐLĐ được tuân theo nguyên tắc của Luật dân sự (L.1221-1, Le contrat de travail est soumis aux règles du droit commun), Theo điều 1108 Luật dân sự tính hiệu lực của HĐLĐ được xác định khi trình bày đầy đủ rõ ràng 4 điều kiện sau: sự thỏa thuận giữa hai bên, năng lực giao kết HĐLĐ của hai bên, mục đích của nội dung hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ. Nếu thiếu hay vi phạm một trong 4 điều kiện này thì HĐLĐ được xem là vô hiệu. Ở Anh trong Luật quyền lợi tuyển dụng (EMPLOYMENT RIGHTS ACT 2013) Điều 5 Khoản 2 có quy định mặc dù HĐLĐ là thỏa thuận giữa 2 bên nhưng nội dung đó từ 2 phía có cách hiểu khác nhau, có mâu thuẫn với nhau thì nội  dung đó cũng bị xem là vô hiệu. Theo Điều 27 nếu trong nội dung HĐLĐ có điều khoản NLĐ từ bỏ ngày phép của mình thì điều khoản đó cũng được xem là vô hiệu. Có thể thấy ở Đức, Nhật Bản, Pháp có hệ thống pháp luật thành văn nên mọi quy định đều được trình bày rõ ràng chi tiết thành văn bản luật, khác với hệ thống pháp luật Anh (theo hệ thống pháp luật mở, chỉ quy định chung chung còn lại tuân theo các án lệ để thực hiện).  - Thẩm quyền tuyên bố Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu TULĐTT cũng được xem là một trong những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án. TULĐTT được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động (thông qua tổ chức đại diện của mình) với NSDLĐ về các vấn đề trong QHLĐ. TULĐTT được coi là “luật” của các doanh nghiệp nên có ý nghĩa rất lớn đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHLĐ. Đặc biệt là khi TULĐTT bị tuyên vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ có sự thay đổi, bởi khi đó quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong HĐLĐ (nếu có). Chính bởi vậy các bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố TƯLĐTT vô hiệu. Thông thường việc tuyên bố TULĐTT vô hiệu được trao cho Tòa án. Pháp luật của nhiều quốc gia như Thuỵ Điển, Pháp, Bỉ,... pháp luật Việt Nam đều quy định Toà án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố TULĐTT vô hiệu. Tình trạng vô hiệu của TƯLĐTT gồm hai loại: Vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ. TƯLĐTT bị Tòa án tuyên là vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số điều khoản của thỏa ước trái với quy định của pháp luật. Đối với thỏa ước vô hiệu toàn bộ, pháp luật các quốc gia quy định những căn cứ khác nhau để xác định thoả ước vô hiệu toàn bộ. Chẳng hạn, ở Thuỵ Điển, thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung của thoả ước lao động tập thể trái với quy định của pháp luật hoặc cổ thể một nội dung trọng tâm trái pháp luật, ví dụ nội dung về việc làm. Về cơ bản pháp luật các nước đều quy định  TƯLĐTT bị tuyên là vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung của TƯLĐTT trái quy định của pháp luật, người ký kết không đúng thẩm quyền, hay vi phạm về trình tự, thủ tục ký kết.  - Thẩm quyền xét tính hợp pháp của đình công Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc về Toà án. Bởi Toà án là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành hoạt động xét xử; đội ngũ Thẩm phán và các cán bộ ở Toà án là những người am hiểu pháp luật lao động nói chung và pháp luật về đình công nói riêng nên có thể tiến hành hoạt động giải quyết đình công một cách nhanh chóng kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp bách của cuộc đình công. Phán quyết của Toà án cũng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và được đảm bảo cưỡng chế thi hành thông qua cơ quan khác. Vì vậy chỉ có Toà án mới có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tuyên bố về tính hợp pháp của cuộc đình công.  Tuy nhiên, ở một số nước có quan niệm về giải quyết đình công theo nghĩa rộng (Na Uy, Pêru, Romania, Ai Cập) thì bên cạnh Toà án, Trọng tài lao động cũng là một thiết chế có quyền giải quyết đình công. Ở các nước này, khi giải quyết, trọng tài lao động không đặt ra vấn đề tính hợp pháp của cuộc đình công mà chỉ giải quyết nội dung của cuộc đình công và giải quyết quyền lợi của các bên, chủ yếu là dựa vào sự thương lượng và thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc giải quyết này mang tính chất của giải quyết một TCLĐ tập thể hơn là giải quyết một cuộc đình công. Việc xác định các cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp ở các quốc gia cũng không giống nhau. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và quan niệm của từng quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các quốc gia thường xác định các cuộc đình công là bất hợp pháp trong các trường hợp: vi phạm về: đối tượng được quyền đình công, thời điểm được quyền đình công, trình tự thủ tục đình công, hoãn ngừng đình công. Riêng đối với trường hợp cuộc đình công vi phạm về trình tự thủ tục và vi phạm về chủ thể lãnh đạo thì có nước quy định là bất hợp pháp  nhưng cũng có nước không quy định trường hợp này. Tổ chức lao động quốc tế không đưa ra các hướng dẫn về thủ tục đình công. Một số quốc gia (như Pháp, Đức) thủ tục này được tiến hành theo tập quán hoặc theo điều lệ công đoàn nên cũng không quy định trong văn bản pháp luật. Bởi vậy ở nhiều nước, trình tự, thủ tục đình công không phải là tiêu chí để xác định tính bất hợp pháp của đình công. Bên cạnh đó ở một số nước tiêu chí tổ chức lãnh đạo đình công và trình tự thủ tục đình công lại được xem là tiêu chí để xác định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của đình công.  Thẩm quyền giải quyết việc lao động khác Ngoài việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, TƯLĐTT vô hiệu, tuyên bố về tính hợp pháp của đình công, Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết các việc dân sự khác như: Yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại nước sở tại hoặc yêu cầu công nhận và cho thi hành  phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài. 1.3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động của Tòa án Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động của Toà án có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp, có yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Trong các yếu tố đó, nghiên cứu sinh cho rằng những yếu tố sau tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động của Toà án. Điều kiện về chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Để áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao thì bản thân pháp luật về tố tụng cũng như pháp luật về nội dung phải có chất lượng cao, phải sát với thực tế và theo kịp đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật TTDS và các văn bản hướng dẫn phải có tính đồng bộ, thống nhất về nội dung văn bản, không mâu thuẫn, chồng chéo. Quy định pháp luật càng rõ ràng, cụ thể, minh bạch thì hiệu quả thực hiện càng cao. Các văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp giữa nội dung và hình thức, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao và đảm bảo ổn định tương đối, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Mặt khác, việc hướng dẫn, thi hành các văn bản pháp luật cần được tập huấn, thường xuyên và cập nhật liên tục. Nếu hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo chất lượng tốt, thiếu tính chính xác, không khả thi sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì thế chất lượng của hệ thống pháp luật tốt thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực cao, theo sát với thực tiễn và đi vào cuộc sống. Năng lực xét xử của Thẩm phán Pháp luật về thẩm quyền của Toà án tuy đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả thực hiện các hoạt động tố tụng nhưng nếu tách riêng với những chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán thì hiệu quả sẽ không đạt được. Năng lực xét xử của Thẩm phán được thể hiện ở những yếu tố như khối lượng công việc mà họ phải đảm nhiệm và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của người Thẩm phán.  Các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động dù có đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, khoa học nhưng nếu nó không được người tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm chỉnh thì các quy định đó cũng trở nên vô nghĩa. Chức năng xét xử, ra phán quyết của Toà án được thực hiện thông qua Thẩm phán. Do đó, Thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động. Nếu Thẩm phán được phân công nhiệm vụ giải quyết vụ việc lao động có đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng, kinh nghiệm sẽ bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của đương sự sẽ được xem xét, thụ lý giải quyết theo đúng quy định pháp luật và ngược lại sẽ có những sai lầm khi áp dụng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp và tính nghiêm minh của pháp luật, sự đảm bảo công lý của Toà án. Do vậy, để bảo đảm việc thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án, đòi hỏi Thẩm phán phải là người được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, thường xuyên cả về mặt lý thuyết và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, kịp thời cập nhật thông tin, tri thức để áp dụng vào thực tiễn xem xét, giải quyết các vụ việc lao động nhất là khi đây là loại án đặc thù không phải địa phương nào, Toà án nào cũng có vụ việc thường xuyên để giải quyết. Tính độc lập của Thẩm phán khi giải quyết vụ việc lao động Độc lập là nguyên tắc quan trọng và cơ bản của Thẩm phán khi xét xử. Tính độc lập của Thẩm phán được hiểu là tự mình đưa ra phán quyết dựa trên căn cứ pháp luật mà không phụ thuộc vào từ bất kỳ một định chế hay bất cứ một chủ thể nào khác. Thẩm phán xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc lao động của Toà án án phù hợp với sự đánh giá khách quan của mình, các tình tiết, sự kiện của vụ án và sự hiểu biết của mình về pháp luật mà không có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp bởi bất kỳ từ phía nào, không bị ảnh hưởng, tác động của bất kỳ tổ chức nào, cá nhân nào và vì bất cứ lý do gì. Việc duy trì tính độc lập của Thẩm phán là cần thiết để đạt được mục đích của việc xét xử và thực hiện chức năng của nó trong xã hội có tự do và tuân thủ các quy định của pháp luật. Sự độc lập này cần được bảo đảm của Nhà nước và phải được quy định trong hiến pháp hoặc pháp luật. Trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động Khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc lao động, sự thiếu hiểu biết pháp luật sẽ gây khó khăn cho chính đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Nếu có khả năng nhận thức rõ được vấn đề pháp lý thì Toà án sẽ dễ dàng thực hiện được thẩm quyền của mình nhất là quyền quyết định nội dung vụ việc lao động cần giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các vụ việc lao động, điều này là rất khó khăn nhất là đối với NLĐ bởi khả năng nhận thức, hiểu biết về pháp luật lao động của họ là khá hạn chế. Kết luận Chương 1 Qua sự nghiên cứu, phân tích nêu trên, luận án rút ra một số kết luận sau đây: Cùng với sự phát triển của thị trường lao động, các tranh chấp và yêu cầu của các bên trong QHLĐ phát sinh phong phú, đa dạng. Không phải cứ có tranh chấp, yêu cầu là có vụ việc lao động. Chỉ khi nào các tranh chấp, yêu cầu này được đưa đến Toà án và được Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết thì khi đó mới làm phát sinh vụ việc lao động. Vụ việc lao động (gồm VALĐ và việc lao động) có những dấu hiệu, đặc điểm nhận diện riêng có của mình. Thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động không chỉ được hiểu bó hẹp trong phạm vi quyền xem xét, giải quyết các vụ việc lao động (thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ) mà còn phải được hiểu ở quyền quyết định khi xem xét, giải quyết các vụ việc đó. Trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình, Toà án phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định không thể tuỳ tiện ban hành phán quyết. Pháp luật của các quốc gia khác nhau điều chỉnh thẩm quyền của Toà án là khác nhau, tuỳ thuộc vào mô hình tố tụng và pháp luật lao động của từng nước. Thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trực tiếp và mạnh mẽ nhất chính là chất lượng hệ thống văn bản pháp luật, năng lực xét xử của Toà án, tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán và sự hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của các đương sự. Việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vụ việc lao động, thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các vụ việc lao động có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành các khái niệm, nhận diện những dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc lao động của Tòa án, làm cơ sở để kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của tòa án khi giải quyết các vụ việc lao động.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG Với mong muốn phát triển thị trường lao động Việt Nam cạnh tranh lành mạnh đồng bộ, hiện đại và hội nhập, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ và được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động. Thay thế BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) được đánh giá giúp Việt Nam tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế đã hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nên lợi ích của các bên về cơ bản là thống nhất nhưng cũng luôn tồn tại các mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời sẽ làm phát sinh TCLĐ. Kinh tế phát triển nên TCLĐ có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, có khi xuất phát từ HĐLĐ hoặc có khi liên quan đến QHLĐ. Bên cạnh đó, trong quá trình lao động còn có thể phát sinh các vấn đề như một bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước vô hiệu hay tuyên bố về tính hợp pháp của cuộc đình công. Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết TCLĐ như thương lượng, hòa giải, trọng tài và Toà án. Ở Việt Nam, dù trước đó có lựa chọn phương thức nào nhưng cuối cùng các bên TCLĐ vẫn thường yêu cầu Toà án giải quyết bởi phương thức này không chỉ giúp các bên khôi phục lại các các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giúp các bên giải quyết dứt điểm vụ việc. Thẩm quyền của Toà án là nội dung quan trọng trong giải quyết các vụ việc lao động. Trong thời gian vừa qua, hệ thống pháp luật về tố tụng tư pháp nói chung, quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Quyền tiếp cận công lý của các bên trong TCLĐ được đảm bảo, dễ dàng thực hiện.  Các bản án, quyết định của Toà án đã đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đồng thời góp phần ổn định xã hội. Song bên cạnh đó, nhiều quyết định của Toà án chưa đảm bảo được tính công bằng, hợp lý và có những vướng mắc, bất cập khi xác định loại vụ việc lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Nhiều hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Có sự không thống nhất trong xét xử giữa các Toà án với nhau, thậm chí là trong cùng một Toà án khi áp dụng pháp luật lao động về cùng một nội dung, quy định trong pháp luật lao động. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án bị huỷ, bị sửa còn cao. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, dễ tiếp cận và hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết cũng đặt ra giải pháp và nhiệm vụ là bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, pháp quyền, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xác định thẩm quyền của Toà án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp. Để đạt được mục tiêu cũng như thực hiện được giải pháp và nhiệm vụ nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn để từ đó có kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án  3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết đề cập tới vấn đề cải cách tư pháp và trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân”. Vấn đề này tiếp tục được đề cập đến tại Báo cáo Chính trị của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ta. Là cơ quan thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp trong đó có các vụ án về tranh chấp HĐTD ngân hàng, nên hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục xét xử tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án trong giai đoạn hiện nay cũng phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng về lĩnh vực này. Đó là các quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng trong các văn kiện, Nghị quyết các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc (lần thứ IX, X, XI, XII). Thực hiện đúng đắn và đầy đủ các quy định về thủ tục trong quá trình xét xử các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp HĐTD ngân hàng là cơ sở để góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp, nhằm “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Do đó, cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay: Thứ nhất: Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thứ hai: Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính. Đồng thời phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Thứ ba: Cải cách tư pháp được tiến hành khẩn tưởng, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc. Ngày 02/06/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49/NQ – TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân theo hướng: Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử độc lập, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, TAND Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc,tái thẩm.Việc thành lậpTòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp của Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức TAND theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật có kinh nghiệm trong ngành. Thứ tư: Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Những quan điểm trên của Đảng cộng sản Việt Nam chính là cơ sở lý luận, là định hướng cho hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng của Tòa án nhân dân nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 3.1.2. Quan điểm cụ thể về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của ngành Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng Trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng ta đã nêu ở mục 3.1.1 của Luận văn, có thể thấy rằng các quan điểm cơ bản đảm bảo việc áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng nói riêng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là: Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Đảng lãnh đạo trên ba phương diện: Tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Thường xuyên giám sát hoạt động của Tòa án, đánh giá đạo đức phẩm chất, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong ngành Tòa án, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở phương diện chỉ đạo Tòa án theo đường lối xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật, tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan Tòa án nói riêng và sự lãnh đạo của Đảng nói chung. Thứ hai: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng phải quan tâm chú trọng hơn nữa đến vấn đề hòa giải, xuất phát từ các quan hệ trong xã hội, các tranh chấp HĐTD ngân hàng thường xảy ra khi các bên tham gia hợp đồng không thống nhất được vấn đề mà các bên cần giải quyết. Vì vậy khi các bên cần đến sự can thiệp của Tòa án, thì Tòa án chính là cơ quan phân định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của các đương sự. Việc giải quyết được mẫu thuẫn giữa các bên tham gia bằng công tác hòa giải sẽ giúp giảm được thời gian và chi phí cho Tòa án cũng như các bên tham gia tranh chấp. Vì vậy công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng cần phải được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng khi ra quyết định xét xử phải quan tâm đến tính khả thi, khả năng thực hiện trong thực tiễn để đảm bảo được quyền và lợi lích của các bên tham gia hợp đồng. Thứ ba: Tăng cường tranh tụng tại phiên tòa là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải các tư pháp hiện nay. Việc mở rộng tranh tụng tại Tòa án sẽ giúp cho các bên tham gia bảo vệ được quyền và lợi ích của minh và giúp cho việc xét xử của Tòa án các cấp nâng cao chất lượng khi ra ban hành bản án và quyết định tranh gây sai sót trong hoạt động tố tụng. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng nói riêng là quyền tự quyết và tự định đoạt thuộc về các đương sự. Việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng không chỉ Tòa có quyền chỉ định áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các tranh chấp mà ở đây còn thể hiện sự bình đẳng của các bên tham gia quan hệ pháp luật. Thứ tư: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đáp ứng được nghiệp vụ, chuyên môn về pháp luật để xử lý các vụ án về tranh chấp HĐTD ngân hàng đủ về số lượng và chất lượng. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án 3.2.1. Giải pháp về pháp luật nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng Thứ nhất: Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về cách tính lãi suất chậm trả trong hợp đồng tín dụng ngân hàng - Khoản 5, Điều 466, BLDS năm 2015 quy định: “a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. - Điều 468, BLDS năm 2015 quy định: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”. Theo quy định Luật các TCTD năm 2010 thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật” ( Điều 91, Khoản 2). Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn. Mặt khác, theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: “Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”. Như vậy có nhiều căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật. Nên quy định rõ lãi suất đối với khoản nợ quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn trong HĐTD, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, các TCTD sẽ không bị thiệt thòi khi có tranh chấp, vì Tòa án sẽ có cơ sở để không áp dụng lãi suất cơ bản trong tính lãi suất nợ quá hạn. Sở dĩ cần như vậy vì đây là quan hệ dân sự đặc thù có luật chuyên ngành điều chỉnh sẽ sâu sát hơn với thực tế BLDS. Mặt khác trên thực tế áp dụng thông tư 39/2016/TT-NHNN để tính lãi suất quá hạn, và chỉ có những hợp đồng bị tranh chấp mới phát sinh lãi suất nợ quá hạn còn những hợp đồng khác với khách hàng vẫn áp dụng cách tính lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Nghĩa là quy định BLDS chỉ có thể điều chỉnh một bộ phận trong số lượng lớn các hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng, chưa thực sự có sức ảnh hưởng và hiệu quả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặt khác, BLDS năm 2015 và Luật thương mại 2005 quy định cách tính tiền phạt chậm trả không giống nhau. Theo Khoản 2, Điều 357, BLDS năm 2015 quy định: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá mức lãi suất được quy định tại Khoản 1 Điều 468; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 bộ luật này”. Trong đó, Điều 306 Luật thương mại năm 2005 lại quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo quy định BLDS, Luật thương mại năm 2005 thì có hai cách tính tiền lãi phạt chậm trả, theo đó các bên tự do thỏa thuận nhưng không vượt quá trần 20%/năm, bởi lẽ nếu căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường như quy định Luật thương mại năm 2005 thì các bên lại phải trải qua giai đoạn xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình, sẽ tốn thời gian, cơ quan tài phán cũng gặp khó khăn hơn khi giải quyết vụ việc nếu có tranh chấp xảy ra. Ý nghĩa của việc phạt trả chậm nhằm hạn chế chủ thể có nghĩa vụ của mình. mặt khác, đó là hình thức chế tài buộc người vi phạm nghĩa vụ chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Việc quy định chỉ có một cách thức tính tiền phạt sẽ hạn chế quyền của bên bị vi phạm hơn so với dựa trên cơ sở lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Thực tế đã có vụ tranh chấp bị tuyên hủy do ngân hàng yêu cầu phần phạt vi phạm vì lý do không có quy định nào cho phép phạt lãi nhiều lần về cùng một vi phạm trong HĐTD. Vì thế, pháp luật vẫn quy định nhiều cách thức phạt trả chậm, nhưng khi áp dụng các bên chỉ được lựa chọn một cách thức phạt đối với các khoản nợ chậm trả để đảm bảo lợi ích của bên vi phạm nghĩa vụ và hiện tại vẫn chưa quy định về khái niệm các loại lãi suất, cách tính lãi suất để tránh các TCTD lách luật nghĩ ra các khỏan phí, phụ phí khác để thu từ khách hàng khi thực hiện nghĩa vụ HĐTD quá hạn. Ngoài ra, việc xử lý hậu quả của HĐTD vi phạm quy định về lãi suất, đối với một số hợp đồng vay tiền đã có hiệu lực và việc thỏa thuận lãi suất vượt quá quy định cho phép của nhà nước của bên cho vay thì không nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này, để bảo về quyền lợi cho các bên Tòa án nên áp dụng và quy định lại lãi suất chuẩn và hợp lí tại thời điểm bây giờ trong hợp đồng vay tiền và hợp đồng cho vay tiền này tiếp tục có hiệu lực. Thứ hai: Các quy định pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo cần phải chặt chẽ và có tính thống nhất Khi cho vay, TCTD dựa vào giá trị của tài sản bảo đảm thanh toán để xác định hạn mức cho vay. Các quy định về định giá tài sản thế chấp luôn được sửa đổi để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các TCTD và khách hàng vay nhưng vẫn khó thực hiện trên thực tế. Cái khó trong việc xác định tài sản thế chấp là phải xác định tài sản thế chấp sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo thu hồi đủ nợ cho tổ chức tín dụng một khi tài sản thế chấp được đem ra xử  lý. Vì vậy, quy định về tài sản bảo đảm là rất quan trọng đối với HĐTD, nó có ý nghĩa bảo đảm an toàn cho TCTD một khi khách hàng không thể trả thì TCTD sẽ tiến hành xử lý khối tài sản bảo đảm đó để thu hồi nợ. Tuy nhiên, thực tiễn quy định về bảo đảm tài sản và xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia vào HĐTD từ đó dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp lại xảy ra. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ, quy định về nội dung cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và cũng không có cơ sở để yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cưỡng chế thu hồi tài sản bảo đảm trong trường hợp bên thế chấp không tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng để xử lý. Cụ thể tại mục 19 Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung Khoản 3 và Khoản 4, Điều 68, Nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau: “3. Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này khi xử lý quyền sử dụng đất của chủ sở hữu thì xử lý như thế nào nếu bên vay vốn ngân hàng chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất là nhà ở không được ghi nhận trong Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi lập đồng thế chấp cũng không được cơ quan công chứng nhà nước ghi nhận...thì xử lý tài sản thế nào, trong khi pháp luật lại quy định bên xử lý tài sản thế chấp được phép xử lý tài sản gắn liền với đất. Mặt khác các quy định về việc xử lý tài sản thế chấp hiện nay chưa có sự thống nhất với nhau. Khi ký kết HĐTD ngân hàng có tài sản bảo đảm là bất động sản, các ngân hàng thương mại và bên đi vay có thỏa thuận trong HĐTD là bên vay hoặc bên bảo lãnh sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản đảm bảo nếu bên vay không trả được nợ cho ngân hàng. Nhưng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng lại không thể phát mại được vì thủ tục chuyển nhượng sang tên trước bạ đòi hỏi phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp khách hàng không đồng ý ký tên để chuyển đổi quyền sở hữu thì ngân hàng không thể thực hiện được thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Khi đó, ngân hàng cần có sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật với một trình tự thủ tục rườm rà, thời gian xử lý kéo dài gây ảnh hưởng đến lợi ích của các NHTM. Không còn cách nào khác các NHTM phải làm đơn khởi kiện gửi đơn đến toà án để giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng. Nhưng thủ tục tố tụng hiện nay quá rườm rà, phức tạp và kéo dài trong nhiều năm, từ việc có đơn khởi kiện, ra bản án/Quyết định, có đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án, thời gian tự nguyện thi hành, quyết định cưỡng chế, tiến hành thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành bán đấu giá... Có nhiều trường hợp khi hoàn thành xong thủ tục tố tụng theo đúng quy định của pháp luật thì khách hàng không còn khả năng thi hành. Để khắc phục tình trạng trên thì pháp luật nên quy định khi xử lý tài sản bảo đảm mà bên vay không chịu giao tài sản cho các NHTM để xử lý, thì các NHTM có quyền đưa đơn lên toà án đề nghị phê chuẩn quyết định xử lý tài sản bảo đảm mà không bắt buộc phải tiến hành thông qua thủ tục tố tụng như quy định hiện nay. Căn cứ vào quyết định đó, cơ quan thi hành án có thể tiến hành thi hành án, yêu cầu, cưỡng chế bên vay giao tài sản bảo đảm cho các NHTM để xử lý. Thứ ba: Các quy định về chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản cần phải xác định rõ ràng. Để việc tham gia giao dịch thế chấp tài sản nhất là thế chấp giá trị quyền sử dụng đất có hiệu quả, phát huy hết tác dụng của việc đảm bảo nghĩa vụ thì pháp luật đất đai và pháp luật dân sự cần có những điều chỉnh phù hợp liên quan đến chủ thể thế chấp khi tham gia hợp đồng thế chấp nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân khi thế chấp Quyền sử dụng đất. Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản. Do đó, pháp luật cần quy định điều kiện đối với hộ gia đình khi thế chấp Quyền sử dụng đất, cụ thể: Bộ luật dân sự cần xác định các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý của hộ gia đình xác lập các quyền về tài sản cho hộ gia đình đó. Tiêu chí nào để xác định đại diện chủ hộ và tiêu chí nào để xác định các thành viên trong hộ gia đình. Đối với Luật đất đai cần xác định tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp nào thì xác định là chung của cả hộ gia đình và riêng cho một thành viên trong hộ gia đình. Bên cạnh đó pháp luật cần bổ sung các quy định về quản lý đăng ký thành viên hộ gia đình (đăng ký lần đầu, thay đổi, chấm dứt) nhằm xác định tư cách thành viên hộ gia đình, qua đó tạo thuận lợi cho hộ gia đình khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đây là còn ghi là hộ gia đình nên quy định rõ trong trường hợp thế chấp này thì chỉ cần chủ hộ gia đình ký vào hợp đồng thế chấp và phải có sự đồng ý của những người trong hộ gia đình đó.Thứ tƣ: Quy định về nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ nhân viên tín dụng của tổ chức tín dụng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có một phần do trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm đạo đức của nhân viên tín dụng. Vì vậy, việc đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng thì việc bồi dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp của các nhân viên này là một vấn đề rất đáng quan tâm. Đồng thời TCTD cũng phải xây dựng một quy trình thủ tục cho vay một chặt chẽ và chính xác trước khi ký quyết định cho vay. Hoạt động của TCTD thực sự đạt hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế nhiều nhất có thể. 3.2.2. Giải pháp về quy định pháp luật tố tụng liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án Thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nảy sinh nhiều bất cập cần sửa đổi và hoàn thiện. Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng là việc làm cần thiết, nhằm thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng giữa các chủ thể được thuận tiện hơn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường tín dụng phát triển. Thứ nhất: Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Với việc ban hành BLTTDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 thì thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện đã được mở rộng căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 35. Việc quy định không hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng. Điều này thể hiện khá rõ trong pháp luật thực định ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng và các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung cho tòa án nhân dân cấp quận/huyện đang gây nhiều áp lực cho tòa án cấp quận/huyện trong những năm gần đây. Hiện nay, ở tòa án cấp quận/huyện, thẩm phán đang một lúc gánh nhiều việc trên vai: từ việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình đến các vụ án kinh tế, kinh doanh thương mại…Chính vì thế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên sâu của thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Cùng với thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD như hiện nay là quá tải đối với TAND cấp huyện nhất là đối với những huyện có hoạt động kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn tín dụng phát triển kinh doanh tăng lên đồng nghĩa với việc tranh chấp phát sinh từ HĐTD tăng cao và phức tạp. Do vậy, khi việc TAND cấp huyện tăng thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì cần tăng thêm về số lượng và chất lượng: Thẩm phán, thư ký, cơ sở vật chất của TAND cấp huyện nhằm đảm bảo công tác giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp HĐTD nói riêng của TAND cấp huyện được đúng theo quy định của BLTTDS năm 2015. Thứ hai: Cần có hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, ban hành các quy định thủ tục rút gọn vụ về án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo Điều 317 BLTTDS năm 2015.  Tại BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định từ Điều 316 đến Điều 324. Việc ban hành thủ tục rút gọn đã giúp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong xã hội mà vẫn bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giảm nhẹ thời gian, chi phí tố tụng của Tòa án và thời gian, chi phí của các đương sự cho việc tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, do là quy định mới nên thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập. Về điều kiện  áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn theo điểm a, khoản 1, Điều 317, BBTTDS năm 2015 quy định: “Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ”. Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về cách hiểu thế nào là “Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ”. Do vậy, TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, phải có cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự tố tụng này để đảm bảo quyền lợi cho bên vay, vì khi xảy ra tranh chấp HĐTD thì các TCTD (bên cho vay) là bên mong muốn được áp dụng giải quyết theo trình tự tố tụng rút gọn nhất để nhanh chóng thu hồi vốn và giải quyết nợ xấu do hoạt động tín dụng gây ra. Bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn về xử án theo thủ tục rút gọn của BLTTDS nhằm đảm bảo tính chính xác khi áp dụng các vụ án theo thủ tục này. Bổ sung quy định cho phép Tòa án có thẩm quyền chuyển từ thủ tục tố tụng thông thường sang giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp  mà xét thấy vụ án thỏa mãn các điều kiện để áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn. 3.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Thứ nhất: Đảm bảo quá trình tố tụng của toà án trong các vụ án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Cần tăng cường vai trò giám sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động tố tụng. Làm tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đảm bảo quá trình tố tụng được tiến hành đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật và giảm đáng kể số lượng án xử oan, sai, án bị hủy. Công tác vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật… Ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật. Điều này cho thấy có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật mới đạt chất lượng cao. Thứ hai: tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức ngành Tòa án. Trong một vụ án được xét xử tại Tòa án, Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong việc cho ra một bản án có giá trị pháp lý cao. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán phải có năng lực, luôn cập nhật những kiến thức mới và có kinh nghiệm dày dặn thì mới nắm bắt, giải quyết được các vấn đề một cách tốt nhất. Do đội ngũ thẩm phán ở Toà án các cấp còn hạn chế trong việc bồi dưỡng kiến thức mới nên việc giải quyết các vụ án, đặc biệt là các vụ án tranh chấp HĐTD có tính chất phức tạp còn nhiều thiếu sót và hạn chế dẫn đến nhiều bản án bị hủy. Chính vì thực  tiễn như vậy,đòi hỏi cần tăng cường, bồi dưỡng kiến thức cho các Thẩm phán, bồi dưỡng cho những quy định mới về giải quyết tranh chấp HĐTD. Chất lượng của nền tư pháp xét cho cùng là do cán bộ tư pháp quyết định, vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngành tòa án đặc biệt là các thẩm phán thanh liêm, chính trực, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật phải là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh rất phức tạp đòi hỏi Thẩm phán không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để giúp phần bổ trợ cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả và thuận tiện. Hiện nay, cán bộ được bổ nhiệm thẩm phán được lấy từ chính những người đang công tác trong ngành tòa án. Điều này, một phần làm hạn chế năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm phán, hạn chế số lượng thẩm phán giỏi. Thiết nghĩa cần thiết phải thay đổi cơ chế bổ nhiệm thẩm phán từ ngành tòa án bằng việc thi tuyển thẩm phán, tạo cơ hội cho các các luật sư giỏi, các luật gia am hiểu pháp luật, có chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia thi tuyển thẩm phán. Đối với thư ký Tòa án là người giúp việc cho thẩm phán, giúp cho thẩm phán hoàn thành công tác giải quyết vụ án hiệu quả nhất, nên đội ngũ thư ký của Tòa án cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ tòa án có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đối với cán bộ tham gia hoạt động xét xử, khi có bản án tuyên không đúng, bị hủy, bị sửa do có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, gây thất thoát tài sản Nhà nước thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức kỷ luật phù hợp để làm gương. Thứ ba: Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia HĐTD. Các tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức pháp luật của người tham gia chưa cao. Chính vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về vấn đề pháp luật và vấn đề trách nhiệm của bản thân. Có như vậy thì các tranh chấp sẽ phần nào giảm đi và hơn nữa sẽ giúp quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ở Toà án sẽ nhanh chóng hơn một khi người tham gia HĐTD đã có ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Thứ tư, Tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án: Hiện nay nhiều TAND cấp huyện hạn hẹp về quy mô, chưa có Tòa chuyên trách, chỉ có một phòng xử án duy nhất, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế. Cộng với việc những quy định mới của BLTTDS năm 2015 có hiệu lực về gửi đơn kiện và cấp, tống đạt, văn bản qua trực tuyến. Đòi hỏi ngành Tòa cần có những chính sách đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng với nhu cầu xét xử các vụ án được hiệu quả và đúng thủ tục pháp luật. Hiện nay, theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án và Điều 173, BLTTDS năm 2015 về việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện từ, điều này góp phần giảm thời gian và chi phí đi lại của các bên đương sự. Tuy nhiên, việc áp dụng còn nhiều vướng mắc bất cập. Vì phải xác định chính xác ngày đương sự gửi đơn khởi kiện đến Tòa vì đây là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Người khởi kiện và trách nhiệm của thẩm phán. Nhưng thực tế, các Tòa chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, công nghệ, hệ thống mạng Interner vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề an ninh mạng vẫn chưa được giải quyết triệt để, hiện tượng mạng nội bộ bị treo nên không thể thực hiện việc gửi đơn dẫn đến việc đương sự gửi đơn nhưng tòa không nhận được nên không có căn cứ để giải quyết. Mặt khác, việc gửi đơn thông qua điện tử  sẽ gây khó khăn cho thẩm phán khi xét xử  trong việc đánh giá tính khách quan của chứng cứ, khó khăn khi đánh giá chứng cứ trên cơ sở tài liệu được sao chép lại, không phải là bản gốc. Thứ năm, tăng cường công tác tranh tụng tại Tòa án: Tại Việt Nam, yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện thủ tục tố tụng nói chung, tranh tụng trong xét xử nói riêng đã được đề ra trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó đặt ra yêu cầu phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…để ra bản án, quyết định đúng pháp luật có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Kết luận Chương III Để áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày một hiệu quả đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt những quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật. Đồng thời thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên những giải pháp nêu trên trong một thời gian nhất định mới tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của ngành Tòa án nói chung, cũng như Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long và tổng quát về Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long  - Điều kiện tự nhiên:  Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là 27.195,03ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5m đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,70C rét nhất là 50C. Dân cư:Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 20 phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên. Năm 2017: Dân số của thành phố Hạ Long là 240.800 người, mật độ trung bình đạt 874,0 người/km2 (theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017). Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản.Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/ tổng diện tích thành phố là 27.153,40ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha). Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới… Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2015 - 2017 bình quân đạt 14,5%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người tính riêng năm 2017 đã đạt trên 8.000 USD/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo thống kê của Thành phố Hạ Long, những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2017 đạt 55,7%; công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,8%.Sau 5 năm trở thành đô thị loại I, với quyết tâm xây dựng Hạ Long đi lên theo hướng hiện đại. Trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng thành phố du lịch, mục tiêu xây dựng Thành phố Hạ Long trở thành thành phố thông minh cũng là chiến lược đột phá về kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2.1.2. Tổng quát về Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Toà án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là cơ quan xét xử cấp dưới của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình công tác, Toà án nhân dân thành phố Hạ Long có một số thuận lợi cơ bản như: là thành phố trung tâm của tỉnh, trình độ dân trí khá cao; gần các cơ quan, ban ngành của tỉnh, việc cập nhật thông tin, chính sách và pháp luật tương đối nhanh chóng; thường xuyên nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Toà án tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương; đội ngũ cán bộ có trình độ đồng đều và từng bước được nâng cao, nhiều cán bộ đảng viên có nhiều kinh nghiệm công tác, có phẩm chất và tinh thần trách nhiệm cao, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long hiện có 44 cán bộ công chức, trong đó có 19 thẩm phán, 22 thư ký và 03 cán bộ nghiệp vụ. Toàn bộ thẩm phán và thư ký 100% có trình độ đại học, có 12 đồng chí có trình độ cao học. Về tổ chức Đảng, cơ quan có Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long với 38 đảng viên, sinh hoạt tại 03 chi bộ trực thuộc. Về đoàn thể, có Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên, Chi Hội luật gia. 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án  2.2.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án Các vụ án giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án được quy định theo BLTTDS đòi hỏi các đương sự tham gia và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự (Điều 5, BLTTDS năm 2015). Thứ hai, nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh (Điều 6, BLTTDS năm 2015). Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8, BLTTDS năm 2015). Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9, BLTTDS năm 2015). Thứ năm, nguyên tắc hoà giải (Điều 10, BLTTDS năm 2015). Thứ sáu, nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11, BLTTDS năm 2015). 2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng theo quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015. Cụ thể thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp HĐTD gồm thẩm quyền theo cấp tòa án, thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.Thẩm quyền theo cấp tòa án gồm Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện được quy định tại Điều 35,36,37,38 BLTTDS năm 2015; thẩm quyền theo vụ việc được quy định tại Điều 30, 31 BLTTDS năm 2015; thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015. Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD được pháp luật quy định như sau: TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ HĐTD không có yếu tố nước ngoài (Điều 35, BLTTDS năm 2015). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là TAND cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ HĐTD có yếu tố nước ngoài (Điều 37, BLTTDS năm 2015). Theo điểm a, Khoản 3, Điều 38, BLTTDS năm 2015 quy định: “Toà Kinh tế TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp phát sinh HĐTD nếu tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại”. Theo điểm a, Khoản 1, Điều 38, BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa dân sự TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD nếu tranh chấp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Trong trường hợp không xác định được đó là loại tranh chấp nào, có nghĩa là không xác định được tranh chấp đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách nào thì Chánh án TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định phân công cho một Tòa chuyên trách giải quyết theo thủ tục chung”. Bên cạnh việc quy định thẩm quyền theo vụ việc thì BLTTDS năm 2015 còn quy định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn để phân chia việc giải quyết án giữa Tòa án các cấp, giữa các Tòa chuyên trách với nhau được tương xứng. Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD, Tòa án phải xác định cho được yêu cầu của đương sự thuộc nhóm quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp về hợp đồng dân sự, từ đó có sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án với nhau (Điều 40, BLTTDS năm 2015). Tuy nhiên, để xác định vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không, trước hết Toà án phải xem xét thoả thuận giải quyết tranh chấp của các bên chọn ban đầu hoặc sau khi xảy ra tranh chấp là TAND hay trọng tài thương mại. Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Như vậy, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án. 2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án - Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án: Khởi kiện vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp HĐTD để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm. Quyền khởi kiện vụ án: BLTTDS năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây  gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 186, BLTTDS năm 2015).   Để thực hiện quyền khởi kiện của mình, bên khởi kiện (nguyên đơn) phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp tại TAND có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải đáp ứng đầy đủ hai yêu cầu về hình thức và nội dung: Về hình thức, đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện, tên Tòa án yêu cầu giải quyết và người ký trong đơn kiện phải đúng thẩm quyền. Về nội dung, đơn khởi kiện phải có đầy đủ các nội dung như: thông tin về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tóm tắt nội dung vụ kiện, yêu cầu cụ thể của nguyên đơn. Nội dung của đơn khởi kiện phải trình bày đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng. Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Chính vì vậy, ngay từ khi nộp đơn kiện, kèm theo đơn khởi kiện thì nguyên đơn cần phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Tòa án chỉ tự mình thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức như nộp trực tiếp tại Tòa án, theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện thử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Khoản 1, Điều 190, BLTTDS năm 2015).  Thụ lý vụ án được hiểu là việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi kiện và nghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau khi xem xét thấy có đủ các điều kiện thụ lý vụ án như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, sự việc không được các bên thoả thuận giải quyết bằng thủ tục trọng tài thương mại thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai nộp tạm ứng án phí.Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí và ghi vào sổ thụ lý. Như vậy vụ án đã được đưa vào quy trình giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (Điều 195, BLTTDS năm 2015). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Có nghĩa là trong thời gian 03 ngày người nộp đơn xuất trình cho Tòa án biên lai nộp tạm ứng án phí thì Chánh án Toà án mới phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế thì khi nhận đơn khởi kiện Chánh án Tòa án phân công ngay cho Thẩm phán thụ lý.Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Văn bản thông báo phải đảm bảo các nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 196, BLTTDS năm 2015. - Giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử: Ở giai đoạn này, hồ sơ sẽ được Thẩm phán thụ lý nghiên cứu để tiến hành xét xử vụ án và Thẩm phán thụ lý có thể yêu cầu các bên thực hiện các công việc sau: yêu cầu các bên xuất trình thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc; triệu tập lên Tòa án để lấy lời khai hoặc để đối chất; triệu tập các đương sự đến tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc: tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. + Thành phần phiên hòa giải gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt). Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh  hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên họp cho các đương sự (Điều 209, BLTTDS năm 2015). + Trình tự tiến hành hòa giải: Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hòa giải được thư ký Tòa án ghi vào biên bản và biên bản hòa giải phải có các nội dung chính quy định tại Điều 211, BLTTDS năm 2015. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải (Điều 211, BLTTDS năm 2015). Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hầu hết các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự do Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Nếu như các bên hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai hoặc xét xử kín để đảm bảo bí mật cho các bên khi các bên yêu cầu và được Tòa án chấp thuận (Điều 212, BLTTDS năm 2015). Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng được quy định như sau: Đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng là loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp, ngoài quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng theo luật định thì thời hạn này là 02 tháng.Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo trình tự thủ tục: chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án được quy định từ Điều 222 đến Điều 269, BLTTDS năm 2015. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử gồm có: một Thẩm phán là Chủ tọa, hai Hội thẩm nhân dân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.  Giai đoạn xét xử phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án (Điều 273, BLTTDS năm 2015). Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án (Điều 280, BLTTDS năm 2015). Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm (Điều 274, BLTTDS năm 2015). Trong thời hạn 10 kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng (Điều 276, BLTTDS năm 2015). Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có một Thẩm phán phân công làm chủ tọa phiên tòa và hai Thẩm phán (Điều 285, BLTTDS năm 2015). Trình tự thủ tục giống phiên toà sơ thẩm chỉ khác là quyết định của phiên toà phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành. Bên được thi hành án làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp tỉnh, thành phố tuyên.Trong trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp quận, huyện tuyên thì bên được thi hành án làm đơn đề nghị thi hành án gửi tới đội thi hành án dân sự thuộc quận, huyện. Bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú (nếu người phải thi hành án là cá nhân) hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi bên phải thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản (nếu bên phải thi hành án là pháp nhân). - Giai đoạn xem xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực: gồm có thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Ngoài thủ tục sơ thẩm và thủ tục phúc thẩm, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Toà án còn có hai thủ tục nữa đó là: Thủ tục Giám đốc thẩm và Thủ tục tái thẩm. + Thủ tục Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326, BLTTDS năm 2015. + Thủ tục Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352, BLTTDS năm 2015. 2.3. Thực trạng xét xử tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Tranh chấp HĐTD ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tranh chấp liên quan đến hợp đồng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của HĐTD là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong HĐTD bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác được giải quyết tại Tòa án. Dưới đây là số liệu thống kê các vụ án về tranh chấp HĐTD ngân hàng của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019: Bảng số liệu thống kê các vụ án xét xử sở thẩm về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Năm Thụ lý (vụ) Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại Tỷ lệ  giải quyết (%) Tạm đình chỉ Chuyển Hồ sơ Đình chỉ Công nhận thỏa thuận Xét xử 2015 50 02 01 02 25 15 05 90% 2016 61 02 01 01 36 18 03 95% 2017 70 03 01 02 34 25 05 93% 2018 78 02 02 03 38 29 04 95% 6T/2019 22 00 00 02 09 10 01 95% Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019.  Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, từ 2015 đến năm 2018, các tranh chấp HĐTD ngân hàng có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Năm 2015 là 50 vụ, năm 2016 là 61 vụ (tăng 11 vụ), năm 2017 là 70 vụ (tăng 9 vụ); năm 2018 là 78 vụ (tăng 8 vụ). Thực tế các tranh chấp HĐTD ngân hàng càng ngày một tăng lên càng cao do tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều rủi ro. Điều này gây khó khăn đến kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đặc biệt là khu vực thành phố Hạ Long chịu ảnh hưởng sâu sác bởi các biến động về kinh tế, chính trị trong thời gian này. Nguyên nhân của sự gia tăng các tranh chấp phát sinh HĐTD ngân hàng này xuất phát từ một trong những đối tượng cơ bản của HĐTD ngân hàng nói chung đó là kinh doanh tiền tệ. Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay. Đây là một trong những đối tượng kinh doanh luôn tiềm ẩn những nguy  cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của các NHTM. Theo cam kết trong HĐTD ngân hàng thì ngân hàng chỉ có thể đòi tiền của khách hàng sau một thời hạn giải ngân nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng cũng thường xuyên xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng dân sự khác. Mặt khác, trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ giải quyết các vụ tranh HĐTD ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể năm 2015, số vụ án được giải quyết 45 vụ trong tổng số số vụ án được thụ lý là 50 (chiếm 90%); trong năm 2016, số vụ án được giải quyết 58 vụ trong tổng số vụ án được thụ lý 61 (chiếm 95%); trong năm 2017, số vụ án được giải quyết 65 vụ trong tổng số thụ lý 70 vụ (chiếm  93%); trong năm 2018, số vụ án được giải quyết 74 vụ trong tổng số thụ lý 78 vụ (chiếm  95%). Điều này thể hiện, chất lượng giải quyết các tranh chấp HĐTD của TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng cao, trong đó phải kể đến công tác hòa giải thành, năm cao nhất đạt 59% (2016), và thấp nhất 48,5% (năm 2017). Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ngày càng được chú trọng. Nhìn chung, các vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là tranh chấp giữa ngân hàng và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đi vay. HĐTD ngân hàng đảm bảo tính pháp lý, nội dung chặt chẽ nên thuận lợi cho việc giải quyết vụ án phù hợp với trình độ chuyên môn của thẩm phán, dễ dàng đưa ra đường lối giải quyết và ra bản án phù hợp với quy định của pháp luật. 2.3.2. Hạn chế trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thông qua một số vụ việc tiêu biểu Thứ nhất: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng thì tranh chấp đòi nợ số tiền gốc quá hạn và số tiền lãi vay là dạng tranh chấp phổ biến nhất tại Tòa án. Trên thực tế với những vụ án tranh chấp về số tiền gốc và tiền lãi của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi xét xử Tòa án chỉ căn cứ chung vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của hai bên mà tuyên buộc bên vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận ban đầu của hai bên. Do đó bên vay đã dựa việc quy định về lãi suất của BLDS khi xảy ra tranh chấp mà hai bên không tự thỏa thuận được phần lãi suất vay để được áp dụng mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay như hiện nay là điều kiện để bên vay lợi dụng phát sinh tranh chấp khi không còn khả năng thanh toán với TCTD. Sự kiện này không phù hợp với chủ trương tự do thỏa thuận lãi suất cho vay mà TCTD đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất tự do thỏa thuận mà Chính phủ đã chỉ đạo các TCTD thực hiện. Dưới đây là các vụ án điển hình: Vụ án 1: Tranh chấp hợp đồng tín dụng về phần gốc phải trả giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu;Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ông Bùi Tiến Lưu, bà Hoàng Thị Châu, ông Bùi Văn Sáu, bà Hoàng Thị Vân.Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã ký kết 02 HĐTD với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hoành Bồ Quảng Ninh để vay tổng số tiền 3.000.000.000VNĐ với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bắt đầu từ tháng 4 năm 2015 Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã không trả được nợ theo HĐTD và đã vi phạm hợp đồng, mặc dù đã được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Hoành Bồ Quảng Ninh làm việc, đôn đốc nhắc nhở yêu cầu trả nợ nhiều lần. Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã đề nghị và được Ngân hàng chấp thuận cho Công ty điều chỉnh kỳ hạn nợ để kéo dài thời gian trả nợ nhưng Công ty vẫn không trả nợ. Nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khởi kiện yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như HĐTD đã ký số tiền nợ gốc: 900.000.000VNĐ và nợ lãi tạm tính đến hết ngày 20/4/2016 là 236.412.019 VNĐ. Tổng cộng số tiền nợ gốc, lãi: 1.136.412.019 VNĐ. Nếu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu không trả được nợ, Ngân hàng đề nghị xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba đảm bảo cho việc thi hành án. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành bản án sơ thẩm số 12/2016/KDTM – ST ngày 10/7/2016: Buộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số tiền nợ gốc 900.000.000VNĐ và số tiền nợ lãi tính đến hết ngày 20/4/2016 là 236.412.019 VNĐ. Tổng cộng số tiền nợ gốc, lãi tính đến hết ngày 20/4/2016 là 1.136.412.019 VNĐ. Duy trì các hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay của Ngân hàng. Sau đó, ngày 15/7/2016 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đại điện là ông Bùi Tiến Lưu có đơn kháng cáo với nội dung: Không đồng ý với bản án sơ thẩm của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề nghị cấp phúc thẩm là TAND tỉnh Quảng Ninh xem xét lại số tiền gốc và lãi phải trả với lý do: Do dịch bệnh năm 2015 nên đề nghị Ngân hàng xem xét giải quyết theo: “Nghị định 55/NĐCP ngày 09/6/2015 của Chính phủ do dịch bệnh tàn phá” giúp cho Công ty để Công ty có hướng trả nợ theo chính sách của Chính phủ, của Nhà nước. Tại cấp phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xem xét chứng cứ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu cung cấp với Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ do dịch bệnh tàn phá, thì năm 2015 tỉnh Quảng Ninh không nằm trong vùng dịch bệnh được công bố trên Toàn quốc nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu sẽ không được áp dụng Nghị định 55/NĐ-CP của Chính phủ để được hỗ trợ kinh phí về số lợn đã chết. Do đó, lý do kháng cáo không có căn cứ nên cấp phúc thẩm giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm mà TAND thành phố Hạ Long đã tuyên. Vụ án 2: Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng về phần lãi phải trả giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;Bị đơn: ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In.Ngày 19/12/2014, ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In đã ký HĐTD số 140110168/HĐTD với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh tỉnh Quảng Ninh để vay số tiền 270.000.000VNĐ, mục đích vay để kinh doanh. Lý do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam khởi kiện ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In vì ông Đương, bà In không thực hiện đúng nghĩa vụ  trả nợ theo cam kết, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đề nghị TAND thành phố Hạ Long giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng, quản lý  và thu hồi đầy đủ vốn vay của Nhà nước. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Bản án sơ thẩm số 06/2019/KDTM – ST ngày 10/4/2019. Áp dụng các điều Điều 463, khoản 1 Điều 466 BLDS năm 2015; khoản 2 Điều 91, Điều 95 Luật các TCTD năm 2010: Buộc ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In phải có nghĩa vụ liên đới trả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam số tiền tính đến ngày xét xử sơ thẩm là: 324.369.983VNĐ. Trong đó, số tiền nợ gốc là: 226.800.000VNĐ, tiền lãi tính đến ngày xét xử sơ thẩm là: 97.569.983 VNĐ. Kể từ ngày Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In không trả hết số tiền nợ thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 140110168/HĐTC ngày 19/12/2014 để thu hồi nợ. Sau đó, ngày 19/4/2019 ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In có đơn kháng cáo với nội dung: Không nhất trí với cách tính lãi và lãi suất quá hạn của Ngân hàng. Đề nghị cấp Phúc thẩm xem xét lại phần tính lãi suất. Ở cấp Phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã phân tích: Khi vay, ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In đã chấp nhận lãi suất Ngân hàng áp dụng tại thời điểm giải ngân là 12,5%/ năm nhưng hiện nay ông bà đã mất khả năng trả nợ và không có khả năng trả theo lãi suất tại thời điểm giải ngân, nên việc được áp dụng lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm đó là có cơ sở. Đồng thời, trong quá trình thực hiện HĐTD do ông bà đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, nên phải chịu các loại lãi là lãi trong hạn và lãi quá hạn theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào khoản 5 điều 474 BLDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn”. Chính vì thế kháng cáo của ông bà không có căn cứ để chấp nhận. Thứ hai: Tranh chấp hợp đồng tín dụng về việc xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay vô hiệu Tài sản thế chấp là tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên vay, đều bị xử lý để thu hồi nợ. Trong các vụ tranh chấp HĐTD này, TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thường xem xét rất kỹ đến hợp đồng thế chấp. Gần đây trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực thành phố Hạ Long nói riêng, tranh chấp về HĐTD gia tăng đã làm xuất hiện nhiều tình huống gây tranh cãi giữa các cấp Tòa án khi giải quyết án, nhất là các tình huống có liên quan đến tài sản thế chấp. Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng thế chấp vô hiệu được rút ra từ thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp HĐTD của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là: Một là: Thẩm định về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tài sản Việc xác minh nhân thân của chủ thể ký kết hợp đồng thế chấp. Vấn đề tưởng là đơn giản nhưng trong thực tế lại rất phức tạp vì đã có trường hợp do cán bộ tín dụng, công chứng viên không làm hết trách nhiệm đã công chứng hợp đồng có chữ ký giả, công chứng không đúng nội dung. Việc xác định người ký kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự. Trong thực tế, công chứng viên rất khó xác định năng lực hành vi dân sự hơn đối với những người bị tâm thần phân liệt, có lúc bình thường và có lúc bị bệnh. Nên có trường hợp công chứng viên đã cho người có dấu hiệu của bệnh thần kinh vào lăn tay, điểm chỉ vào hợp đồng.Việc tài sản bảo đảm là đất cấp cho hộ gia đình không có đủ chữ ký thành viên khi ký hợp đồng thế chấp. Trong thực tế xét xử, đã có nhiều trường hợp do cán bộ tín dụng và công chứng viên “để sót” thành viên hộ gia đình không ký vào hợp đồng thế chấp, khi TCTD xử lý tài sản thì xuất hiện thành viên này khởi kiện. Tại Tòa thì hợp đồng thế chấp này bị vô hiệu một phần.Việc xác định thành viên trong hộ theo “sổ hộ khẩu” hay theo giấy tờ nào vẫn còn là đề tài tranh cãi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ công chứng. Để tạo điều kiện nhanh chóng và thuận lợi thì đa số các công chứng viên tại phòng công chứng vẫn sử dụng “sổ hộ khẩu” để xác định số thành viên của hộ. Nhưng nếu, có người chứng minh được họ không có tên trong “sổ hộ khẩu” nhưng là thành viên của hộ theo quy định của BLDS năm 2015 mà không “được ký hợp đồng thế chấp” thì việc hợp đồng thế chấp bị vô hiệu, rủi ro cho TCTD là hoàn toàn có thể xảy ra.Hai là: Thẩm định về tài sản bảo đảm Việc thẩm định về tài sản không chính xác. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp cán bộ tín dụng chỉ dựa trên giấy tờ cung cấp của bên thế chấp mà không đi thẩm định tại chỗ. Dẫn đến nhiều trường hợp tài sản thế chấp có tài sản phát sinh mà không được ghi vào biên bản thẩm định. Khi xử lý tài sản thế chấp dẫn đến việc thi hành án gặp khó khăn.Việc các TCTD làm thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, nhưng lại không đăng ký giao dịch bảo đảm kịp thời hạn, thậm chí không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo dẫn đến khách hàng đi đăng ký thế chấp cho một giao dịch trước đó và TCTD trở nên mất quyền ưu tiên khi xử lý tài sản thế chấp, có thể mất luôn tài sản bảo đảm.Việc xác định tài sản bảo đảm là tài sản chung hay tài sản riêng. Qua thực tế cho thấy nhiều huyện đã áp dụng: Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một người thì chỉ cần một người ký hợp đồng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì tổ chức tín dụng sẽ rất khó xử lý tài sản bảo đảm vì người còn lại sẽ khiếu kiện theo quy định của pháp luật, bởi đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nhưng chỉ đứng tên một người và chỉ có một người ký.Dưới đây là một vụ án điển hình về hợp đồng thế chấp bị Tòa án tuyên vô hiệu:  Vụ án: Tranh chấp hợp đồng tín dụng tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp do hợp đồng thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm sai thẩm quyền, hợp đồng thế chấp xác định sai chủ thể sử dụng đất: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;Bị đơn: ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến;Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị Viên, ông Văn Đức Lợi, bà Văn Thị Huệ, bà Văn Thị Song, bà Văn Thị Nhị, bà Văn Thị Hồng, bà Văn Thị Đông, bà Văn Thị Lan.Từ năm 2010 đến năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoành Bồ Quảng Ninh đã ký kết các HĐTD với ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến vay tổng số tiền 1.200.000.000VNĐ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Hải bà Mến đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên buộc ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến trả nợ số tiền trên. Trong trường hợp ông Hải bà Mến không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có quyền đề nghị cơ quan thi hành án có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản thế chấp của bên thế chấp để thu hồi nợ. Ngày 02/8/2017, TAND thành phố Hạ Long ban hành bản án sơ thẩm số 04/2017/KDTM – ST tuyên: Buộc ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số tiền là: 1.372.593.611VNĐ, trong đó nợ gốc 855.000.000VNĐ, nợ lãi 517.593.611VNĐ, lãi trong hạn 398.331.251VNĐ, lãi quá hạn 119.262.360VNĐ . Tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 100208283 ngày 24/9/2010 giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các phụ lục hợp đồng thế chấp kèm theo số 110108701 ngày 11/7/2011, số 120106200 ngày 23/5/2012 vô hiệu bởi: Về hình thức: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày 24/9/2010 chỉ được chứng thực tại Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng là vi phạm điều 47 Luật Công chứng năm 2006 và Quyết định số 4029/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thế chấp không được đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi phạm điểm c khoản 1 điều 10 và điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ, tại Nghị định này quy định: “Việc thế chấp quyền sử dụng đất…có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp”, như vậy thấy rằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng chưa phát sinh hiệu lực. Về nội dung: bà Trần Thị Viên thế chấp quyền sử dụng đất 269,5m2 đất mang tên hộ bà Trần Thị Viên (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và tài sản trên đất gồm 01 nhà xây ba tầng và toàn bộ các công trình xây trên đất (gồm 01 nhà cấp bốn và các công trình phụ khác). Về nguồn gốc của mảnh đất này là do vợ chồng bà Trần Thị Viên và ông Văn Đức Thuận khai hoang từ những năm 1972 và ông bà đã xây 01 nhà cấp bốn trên mảnh đất này để ở. Năm 1991 ông Thuận chết không để lại di chúc, bà Viên và ông Thuận có 08 người con gồm anh Văn Đức Lợi, chị Văn Thị Huệ, chị Văn Thị Hồng, anh Văn Đức Hải, chị Văn Thị Song, chị Văn Thị Nhị, chị Văn Thị Lan và chị Văn Thị Đông. Theo quy định tại Nghị quyết 02/1990, ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Luật đất đai năm 1987 thì quyền sử dụng đất không phải là di sản thừa kế như vậy phần đất mà ông Thuận khai hoang cùng với bà Viên không phải là di sản thừa kế của ông Thuận để lại mà phần đất này tiếp tục được chuyển cho những người trong hộ gia đình của ông Thuận tiếp tục sử dụng và đến năm 1998 bà Viên được cấp bìa đỏ. Qua xác minh thấy rằng những người có tên trong hộ bà Viên vào năm 1998 gồm có bà Viên, ông Hải, bà Mến và 02 con của ông Hải bà Mến còn nhỏ. Tuy nhiên do bà Viên và ông Thuận có xây 01 ngôi nhà cấp bốn và ngôi nhà này hiện nay vẫn còn và chính là một phần di sản của ông Thuận để lại và chưa được chia thừa kế nên ngôi nhà cấp bốn này chính là tài sản chung của bà Viên và 08 người con của bà Viên và ông Thuận. Nhưng khi thế chấp thì 07 người con khác của bà Viên không biết, không ký vào hợp đồng thế chấp và cũng không đồng ý thế chấp như vậy thấy rằng bà Viên đã mang tài sản chung là ngôi nhà cấp bốn đi thế chấp là vi phạm điều cấm của pháp luật, bà Viên không có quyền thế chấp ngôi nhà này. Ngoài ra khi thế chấp tài sản trên đất là ngôi nhà xây ba tầng trên đất thì ngôi nhà này chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu và theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 91 Luật nhà ở năm 2005 thì ngôi nhà này không đủ điều kiện để mang đi thế chấp. Đây là một vi phạm điều cấm của bà Viên khi mang ngôi nhà này đi thế chấp. Từ những đánh giá, nhận định phân tích trên thấy rằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày 24/9/2010 là vi phạm cả về hình thức và vi phạm điều cấm của pháp luật. Buộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Hoành Bồ) trả lại cho bà Trần Thị Viên: 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K918200 do UBND huyện Hoành Bồ cấp ngày 25/11/1998 đứng tên hộ bà Trần Thị Viên. Sau đó, ngày 16/8/2017 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm với nội dung: Không đồng ý với một phần quyết định có nội dung vô hiệu hợp đồng thế chấp. Và ở cấp phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xem xét kỹ hợp đồng thế chấp tranh chấp trong vụ án, đồng quan điểm với với cấp sơ thẩm và thấy việc kháng cáo là không có căn và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Thứ ba: Về sai sót trong thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án. Thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về HĐTD của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong vài năm gần đây cũng còn một số tồn tại và thiếu sót trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Những sai sót đã được các Báo cáo tổng kết tại Tòa án hàng năm đề cập đến thường là: + Thứ nhất, xác định sai thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ án;  Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng; Xây dựng hồ sơ vụ án không đủ, đánh giá chứng cứ còn thiếu toàn diện, chưa tuân thủ đúng quy định. + Thứ hai, còn một số trường hợp Thẩm phán có sai sót trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ dẫn đến phán quyết của Hội đồng xét xử còn có lúc chưa chính xác. Trong quá trình giải quyết, do việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan...dẫn đến nhiều phiên tòa vi phạm thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên hủy vì vi phạm thủ tục tố tụng. Có thể thấy rõ qua các ví dụ sau: Vụ án 1: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam;Bị đơn: Công ty TNHH Tuấn Dung;Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Đỗ Anh Thực, bà Nguyễn Thị Thu Thảo.Công ty TNHH Tuấn Dung, địa chỉ Khu 10, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do ông Đặng Đức Hoan chức vụ Giám đốc công ty đã ký HĐTD số 100118237/HĐTD vay số tiền 2.000.000.000 VNĐ với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Bãi Cháy.Tài sản bảo đảm cho HĐTD trên là 02 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba: Hợp đồng thế chấp ngày 14/3/2013 do ông Đỗ Anh Thực đứng ra bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất 217,8m2 và tài sản gắn liền trên đất tại Tổ 6, Khu 11, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Giấy chứng nhận quyền sử đất số K918704 do do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 10/9/2001).Hợp đồng thế chấp ngày 14/32013 do bà Nguyễn Thị Thu Thảo đứng ra bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất 595,1m2 và tài sản gắn liền với đất tại Khu 8, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Giấy chứng nhận quyền sử đất số  Đ446039 do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 25/10/2004).Trong quá trình vay vốn, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến Công ty TNHH Tuấn Dung không còn khả năng trả nợ. Nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khởi kiện ra Tòa án buộc Công ty TNHH Tuấn Dung phải trả cho Ngân hàng số tiền gốc quá hạn là 900.000.000 VNĐ, số tiền lãi chưa trả tạm tính đến ngày 10/6/2016 là 432.008.796VNĐ, tổng cộng nợ gốc lãi là 1.332.008.796VNĐ. Số tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn và các khoản phí phát sinh (nếu có) từ sau ngày 10/6/2016  đến khi Công ty TNHH Tuấn Dung thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ đối với toàn bộ khoản vay. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý vụ án trên mà không xác minh rõ địa chỉ hiện tại người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đến thủ tục hòa giải khi triệu tập các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Đỗ Anh Thực đã xuất cảnh khỏi Việt Nam và chưa quay lại đã được Cục xuất nhập cảnh xác nhận bằng công văn. Do có yếu tố nước ngoài, nên theo quy định tại khoản 3 điều 33 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy TAND thành phố Hạ Long đã phải chuyển hồ sơ vụ án lên Tòa án cấp tỉnh để giải quyết theo đúng thẩm quyền. Vụ án 2: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam;Bị đơn: Bà Nguyễn Thu Hằng;Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn Trung.Ngày 20/07/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long đã ký hợp đồng tín dụng số 0305117/HĐTD cho bà Nguyễn Thu Hằng vay hạn mức tín dụng với dư nợ cao nhất là 500.000.000VNĐ, hạn trả là ngày 20/7/2013, lãi suất cho vay 15%/năm, lãi quá hạn 150% so với lãi vay đã thỏa thuận. Tài sản thế chấp là nhà và đất đứng trên chồng bà Hằng là ông  Nguyễn Văn Trung. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà Hằng đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Nay Ngân hàng  khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thu Hằng và ông Nguyễn Văn Trung thực hiện việc trả nợ HĐTD đã ký với số tiền gốc là 400.000.000 VNĐ và tiền lãi trong hạn phát sinh tính từ ngày 20/10/2013 đến 20/7/2015 là 212.916.666 VNĐ. Tổng số tiền cả gốc và lãi ông bà phải trả là 612.916.666 VNĐ. Nếu ông bà không trả nợ, Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê kiên xử lý tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp đã ký để thu hồi nợ. TAND thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý và ban hành bản án số 10/2015/KDTM-ST, ngày 20/07/2015 của TAND thành phố Hạ Long đã quyết định: Buộc bà Nguyễn Thu Hằng có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam. Tiếp tục duy trì hợp đồng thế chấp tài sản số 0305116/HĐBĐ ngày 19/07/2012 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng thế chấp tài sản đảm bảo cho HĐTD số 0305117/HĐTD  ngày 20/07/2012. Ngày 29/7/2015 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh  Hạ Long, đại diện theo ủy quyền là ông Phạm Văn Hải có đơn kháng cáo một phẩn bản án số 10/2015/KDTM-ST, với lý do: Không nhất trí với bản án của TAND thành phố Hạ Long đưa ông Nguyễn Văn Trung là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ông Trung phải có nghĩa vụ trả nợ cùng với bà Nguyễn Thu Hằng. TAND tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý xét xử phúc thẩm vụ án này. Trong quá trình xác minh và thu thập chứng cứ thấy: Tại thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp HĐTD trên, TAND thành phố Hạ Long  cũng đồng thời thụ lý vụ án hôn nhân gia đình giữa ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng nhưng không cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long vào người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Sau khi bản án kinh doanh thương mại xét xử xong thì ngày 26/7/2015, TAND thành phố Hạ Long đã ra quyết định số 42/2015/QĐST – HNGĐ công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự giữa ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng. Các mối quan hệ khác hai  bên đều  thỏa thuận nhất trí. Về quan hệ tài sản thì ông Trung và bà Hằng đã cùng thống nhất tài sản chung có một ngôi nhà xây 2 tầng nhưng đã thế chấp Ngân hàng để vay tiền, tài sản này có liên quan đến công nợ chung thì cả hai ông bà đều thống nhất có nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long, ông Trung với bà Hằng đều thỏa thuận đồng ý cho bà Hằng sở hữu số tài sản mà đã thế chấp cho Ngân hàng và bà Hằng phải chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng. Ở đây, TAND thành phố Hạ Long trong vụ án Hôn nhân gia đình đã không đưa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long vào người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì tài sản của ông Trung, bà Hằng đang được thế chấp tại Ngân hàng. Dẫn đến việc Ngân hàng kháng cáo là có căn cứ. Nhưng trong quá trình xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu TAND thành phố Hạ Long cung cấp thêm tài liệu cho hồ sơ vụ án do thiếu sót trong quá trình tố tụng và bổ sung vào bản án phúc thẩm nhằm giải quyết đúng quyền và lợi ích của các đương sự. 2.4. Đánh giá về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.4.1. Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định: Thứ nhất: Việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng đã được thống nhất theo trình tự thủ tục của BLTTDS. Điều này, đã tiết kiệm được thời gian cho các cơ quan tố tụng và các bên tranh chấp. Thứ hai: Pháp luật quy định chi tiết thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD ngân hàng mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quy định này đã nâng cao trách nhiệm của các Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD. Thứ ba: TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Thứ tư: HĐTD của các ngân hàng được lập theo một thủ tục chặt chẽ có giá trị pháp lý cao so với các hợp đồng dân sự khác nên việc tòa án giải quyết cũng khá nhanh và đơn giản, đa phần nhiều vụ án khi ngân hàng khởi kiện tòa án tiến hành thủ tục hòa giải thì các bên thỏa thuận đươc với nhau nên hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến quá trình giải quyết còn chưa thực sự có hiệu quả. Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hạ Long thì tồn tại, hạn chế bởi các nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Pháp luật hiện hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần dần hoàn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực hiện được trên thực tế hoặc được áp dụng không thống nhất trong hệ thống cơ quan tư pháp. Một số văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài nhưng nhiều quy định trong các văn bản đó chưa được TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan hữu quan trong phạm vi thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nên có tình trạng TAND các cấp áp dụng không thống nhất và kết quả các bản án hoàn toàn trái ngược nhau giữa các cấp Toà. Thứ hai: Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại vẫn chưa đảm bảo được những quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh với TAND cấp huyện còn hạn chế, nên chưa kịp thời phát hiện các vi phạm để khắc phục và xử lý. Thứ ba: Trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, nhiều Thẩm phán nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan, thậm chí còn xác định sai tư cách tố tụng của đương  sự hoặc triệu tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng. Thứ tư: Đội ngũ cán bộ Toà án hiện nay còn thiếu về số lượng và một số cán bộ còn hạn chế về năng lực, có một số cán bộ Toà án có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao nên đã có những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng tới kết quả của vụ án. Thứ năm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp cơ sở vật chất vào hoạt động của Toà án còn nhiều hạn chế. Quá trình giải quyết các tranh chấp còn mất nhiều thời gian, nhiều loại chi phí, nhiều đầu mối trung gian trong khi đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động trở lại bình thường. 2.4.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới chất lƣợng bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án * Hạn chế, bất cập của  pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án:   - Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLDS năm 2015:  + Cần phải xác định cụ thể các chủ thể thế chấp đối với quyền sử dụng đất thuộc sử dụng của Hộ gia đình: BLDS năm 2015 không quy định cụ thể các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý của hộ gia đình trên cơ sở đó phân định quyền về tài sản cho hộ gia đình. Điều kiện nào để xác định các thành viên trong hộ gia đình, điều kiện nào để xác định đại diện chủ hộ gia đình. Luật đất đai năm 2013 cần quy định rõ trong trường hợp nào cấp cho hộ giá đình, trong trường hợp nào cấp cho cá nhân. Vì thực tế điều này gây khó khăn cho ngân hàng vì ngân hàng chỉ căn cứ thông tin khách hàng cung cấp, hộ khẩu khách hàng cung cấp, khó có thể xác định các thành viên trong gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng thiếu sót người ký trên hợp đồng thế chấp dẫn đến tình trạng Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp.  + Quy định không thống nhất căn cứ tính lãi suất chậm trả trong BLDS và luật chuyên ngành liên quan: Hiện tại, khi căn cứ BLDS năm 2015, lãi suất chậm trả sẽ được tính như sau, căn cứ Điều 466, BLDS năm 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: “Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời  hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn  chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác ” (Điều 466, BLDS năm 2015). Theo quy định tại Khoản 2, Điều 91, Luật các TCTD năm 2010 thì “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”, Luật các TCTD năm 2010, không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 13,Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”. Như vậy có nhiều căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật. - Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLTTDS năm 2015  + Đánh giá chứng cứ trong trường hợp gửi đơn khởi kiện kèm tài liệu chứng cứ là trực tuyến: Theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.Việc quy định gửi đơn thông qua điện tử sẽ gây khó khăn cho thẩm phán trong việc đánh giá tính khách quan của chứng cứ, khó khăn khi đánh giá chứng cứ trên cơ sở tài liệu được sao chép lại, không phải là bản gốc.  + Chưa có văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát việc xét xử theo thủ tục rút gọn: Quy định thủ tục rút gọn từ Điều 316 đến Điều 324, BLTTDS năm 2015 góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giam chi phí tố tụng. Tuy nhiên, chưa quy định rõ văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự tố tụng này đảm bảo tính chính xác, đảm bảo quyền lợi của các bên tránh những sai sót xảy ra khi áp dụng các vụ án theo thủ tục này.  + Quy định về yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp chứng cứ: Theo Điều 106, BLTTDS năm 2015 thì :“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày , nếu không cung cấp mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật...” (Điều 106, BLTTDS năm 2015).  Điều này quy định khá rõ nhưng việc thực hiện trong thực tế hết sức khó khăn. Thực tiễn có rất nhiều vụ phải tạm đình chỉ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vì lý do cơ quan lưu giữ tài liệu, chứng cứ không cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu mà đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục tình trạng này một cách hữu hiệu.  Thực tế, có rất nhiều vụ án đang bị tạm đình chỉ do chưa xác định địa chỉ công ty tại thời điểm hiện tại, chờ công văn trả lời của sở kế hoạch và đầu tư hay trong quá trình thậm định có những thửa đất không xác định được mốc giới, vì vậy phải tạm đình chỉ để chờ công văn trả lời Văn phòng đăng ký quyền sử dụng  đất.  + Việc quy định không hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng. Điều này thể hiện khá rõ trong pháp luật thực định ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng và các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung cho TAND cấp quận/huyện đang gây nhiều áp lực cho tòa án cấp quận/huyện trong những năm gần đây. Hiện nay, ở tòa án cấp quận/huyện, thẩm phán đang một lúc gánh nhiều việc trên vai: từ việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình đến các vụ án kinh tế, kinh doanh thương mại…Chính vì thế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên sâu của thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phánThẩm phán thường có vai trò Chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Do đó, để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ. Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng có được giải quyết. Cần phải rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của Thẩm phán để có bản án công tâm, khác quan và đúng pháp luật. Hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đương sự Đối với việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Toà án thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp. Bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào chứng cứ mà các bên cung cấp. Trước Toà án, nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Toà án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật. Khả năng hiểu biết pháp luật và trình độ nhận thức pháp luuật của các bên tranh chấp còn thiếu và yếu: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tính hiểu quả của việc giải quyết tranh chấp từ HĐTD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bên cho vay là các NHTM, bởi lẽ, trong quá trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp, việc thẩm định tín dụng đóng một vai trò tối quan trọng. Thẩm định tín dụng đòi hỏi phải có một cái nhìn tổng quát về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như khối kiến thức xã hội rộng lớn để có thể xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh, đánh giá được những rủi ro tiềm tàng có thể xẩy ra trong quá trình cho vay. Để chất lượng tín dụng được đảm bảo và nâng cao hay không đòi hỏi quá trình thẩm định phải được thực hiện nghiêm túc, những thông tin do cán bộ thẩm định nêu ra sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Năng lực và trình độ của cán bộ thẩm định sẽ quyết định đến chất lượng của các các thông tín tín dụng được phân tích từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.Kết luận Chương II Đối với các Tổ chức tín dụng muốn tồn tại và phát triển các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án có vai trò hết sức to lớn giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn. Qua đó, giúp cho các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã phân tích cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế được rút ra trong quá trình xét xử từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp cụ thể ở Chương III.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long và tổng quát về Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long  - Điều kiện tự nhiên:  Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là 27.195,03ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2. Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5m đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,70C rét nhất là 50C. Dân cư: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 20 phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên. Năm 2017: Dân số của thành phố Hạ Long là 240.800 người, mật độ trung bình đạt 874,0 người/km2 (theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017). Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản.  Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/ tổng diện tích thành phố là 27.153,40ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha). Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.  Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…  Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long giai đoạn 2015 - 2017 bình quân đạt 14,5%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người tính riêng năm 2017 đã đạt trên 8.000 USD/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo thống kê của Thành phố Hạ Long, những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2017 đạt 55,7%; công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,8%. Sau 5 năm trở thành đô thị loại I, với quyết tâm xây dựng Hạ Long đi lên theo hướng hiện đại. Trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng thành phố du lịch, mục tiêu xây dựng Thành phố Hạ Long trở thành thành phố thông minh cũng là chiến lược đột phá về kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2.1.2. Tổng quát về Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Toà án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là cơ quan xét xử cấp dưới của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình công tác, Toà án nhân dân thành phố Hạ Long có một số thuận lợi cơ bản như: là thành phố trung tâm của tỉnh, trình độ dân trí khá cao; gần các cơ quan, ban ngành của tỉnh, việc cập nhật thông tin, chính sách và pháp luật tương đối nhanh chóng; thường xuyên nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Toà án tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương; đội ngũ cán bộ có trình độ đồng đều và từng bước được nâng cao, nhiều cán bộ đảng viên có nhiều kinh nghiệm công tác, có phẩm chất và tinh thần trách nhiệm cao, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Toà án nhân dân thành phố Hạ Long hiện có 44 cán bộ công chức, trong đó có 19 thẩm phán, 22 thư ký và 03 cán bộ nghiệp vụ. Toàn bộ thẩm phán và thư ký 100% có trình độ đại học, có 12 đồng chí có trình độ cao học. Về tổ chức Đảng, cơ quan có Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long với 38 đảng viên, sinh hoạt tại 03 chi bộ trực thuộc. Về đoàn thể, có Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên, Chi Hội luật gia. 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án  2.2.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án Các vụ án giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án được quy định theo BLTTDS đòi hỏi các đương sự tham gia và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự (Điều 5, BLTTDS năm 2015). Thứ hai, nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh (Điều 6, BLTTDS năm 2015). Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8, BLTTDS năm 2015). Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9, BLTTDS năm 2015). Thứ năm, nguyên tắc hoà giải (Điều 10, BLTTDS năm 2015). Thứ sáu, nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11, BLTTDS năm 2015). 2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng theo quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015. Cụ thể thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp HĐTD gồm thẩm quyền theo cấp tòa án, thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.Thẩm quyền theo cấp tòa án gồm Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện được quy định tại Điều 35,36,37,38 BLTTDS năm 2015; thẩm quyền theo vụ việc được quy định tại Điều 30, 31 BLTTDS năm 2015; thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015. Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD được pháp luật quy định như sau: TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ HĐTD không có yếu tố nước ngoài (Điều 35, BLTTDS năm 2015). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là TAND cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ HĐTD có yếu tố nước ngoài (Điều 37, BLTTDS năm 2015). Theo điểm a, Khoản 3, Điều 38, BLTTDS năm 2015 quy định: “Toà Kinh tế TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp phát sinh HĐTD nếu tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại”. Theo điểm a, Khoản 1, Điều 38, BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa dân sự TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD nếu tranh chấp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Trong trường hợp không xác định được đó là loại tranh chấp nào, có nghĩa là không xác định được tranh chấp đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách nào thì Chánh án TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định phân công cho một Tòa chuyên trách giải quyết theo thủ tục chung”. Bên cạnh việc quy định thẩm quyền theo vụ việc thì BLTTDS năm 2015 còn quy định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn để phân chia việc giải quyết án giữa Tòa án các cấp, giữa các Tòa chuyên trách với nhau được tương xứng. Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD, Tòa án phải xác định cho được yêu cầu của đương sự thuộc nhóm quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp về hợp đồng dân sự, từ đó có sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án với nhau (Điều 40, BLTTDS năm 2015). Tuy nhiên, để xác định vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không, trước hết Toà án phải xem xét thoả thuận giải quyết tranh chấp của các bên chọn ban đầu hoặc sau khi xảy ra tranh chấp là TAND hay trọng tài thương mại. Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Như vậy, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án. 2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án - Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án: Khởi kiện vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp HĐTD để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm. Quyền khởi kiện vụ án: BLTTDS năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây  gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 186, BLTTDS năm 2015).   Để thực hiện quyền khởi kiện của mình, bên khởi kiện (nguyên đơn) phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp tại TAND có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải đáp ứng đầy đủ hai yêu cầu về hình thức và nội dung: Về hình thức, đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện, tên Tòa án yêu cầu giải quyết và người ký trong đơn kiện phải đúng thẩm quyền. Về nội dung, đơn khởi kiện phải có đầy đủ các nội dung như: thông tin về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tóm tắt nội dung vụ kiện, yêu cầu cụ thể của nguyên đơn. Nội dung của đơn khởi kiện phải trình bày đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng. Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Chính vì vậy, ngay từ khi nộp đơn kiện, kèm theo đơn khởi kiện thì nguyên đơn cần phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Tòa án chỉ tự mình thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức như nộp trực tiếp tại Tòa án, theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện thử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Khoản 1, Điều 190, BLTTDS năm 2015).  Thụ lý vụ án được hiểu là việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi kiện và nghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Sau khi xem xét thấy có đủ các điều kiện thụ lý vụ án như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, sự việc không được các bên thoả thuận giải quyết bằng thủ tục trọng tài thương mại thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai nộp tạm ứng án phí.Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí và ghi vào sổ thụ lý. Như vậy vụ án đã được đưa vào quy trình giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (Điều 195, BLTTDS năm 2015). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Có nghĩa là trong thời gian 03 ngày người nộp đơn xuất trình cho Tòa án biên lai nộp tạm ứng án phí thì Chánh án Toà án mới phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế thì khi nhận đơn khởi kiện Chánh án Tòa án phân công ngay cho Thẩm phán thụ lý.Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Văn bản thông báo phải đảm bảo các nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 196, BLTTDS năm 2015. - Giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử: Ở giai đoạn này, hồ sơ sẽ được Thẩm phán thụ lý nghiên cứu để tiến hành xét xử vụ án và Thẩm phán thụ lý có thể yêu cầu các bên thực hiện các công việc sau: yêu cầu các bên xuất trình thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc; triệu tập lên Tòa án để lấy lời khai hoặc để đối chất; triệu tập các đương sự đến tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc: tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. + Thành phần phiên hòa giải gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt). Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh  hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên họp cho các đương sự (Điều 209, BLTTDS năm 2015). + Trình tự tiến hành hòa giải: Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hòa giải được thư ký Tòa án ghi vào biên bản và biên bản hòa giải phải có các nội dung chính quy định tại Điều 211, BLTTDS năm 2015. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải (Điều 211, BLTTDS năm 2015). Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hầu hết các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự do Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Nếu như các bên hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai hoặc xét xử kín để đảm bảo bí mật cho các bên khi các bên yêu cầu và được Tòa án chấp thuận (Điều 212, BLTTDS năm 2015). Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng được quy định như sau: Đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng là loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp, ngoài quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giai đoạn xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng theo luật định thì thời hạn này là 02 tháng. Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo trình tự thủ tục: chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án được quy định từ Điều 222 đến Điều 269, BLTTDS năm 2015. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử gồm có: một Thẩm phán là Chủ tọa, hai Hội thẩm nhân dân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.  Giai đoạn xét xử phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án (Điều 273, BLTTDS năm 2015). Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án (Điều 280, BLTTDS năm 2015). Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phúc thẩm (Điều 274, BLTTDS năm 2015). Trong thời hạn 10 kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng (Điều 276, BLTTDS năm 2015). Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có một Thẩm phán phân công làm chủ tọa phiên tòa và hai Thẩm phán (Điều 285, BLTTDS năm 2015). Trình tự thủ tục giống phiên toà sơ thẩm chỉ khác là quyết định của phiên toà phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành. Bên được thi hành án làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp tỉnh, thành phố tuyên.Trong trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp quận, huyện tuyên thì bên được thi hành án làm đơn đề nghị thi hành án gửi tới đội thi hành án dân sự thuộc quận, huyện. Bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú (nếu người phải thi hành án là cá nhân) hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự nơi bên phải thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản (nếu bên phải thi hành án là pháp nhân). - Giai đoạn xem xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực: gồm có thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Ngoài thủ tục sơ thẩm và thủ tục phúc thẩm, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Toà án còn có hai thủ tục nữa đó là: Thủ tục Giám đốc thẩm và Thủ tục tái thẩm. + Thủ tục Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 326, BLTTDS năm 2015. + Thủ tục Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352, BLTTDS năm 2015. 2.3. Thực trạng xét xử tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Tranh chấp HĐTD ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tranh chấp liên quan đến hợp đồng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của HĐTD là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong HĐTD bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác được giải quyết tại Tòa án. Dưới đây là số liệu thống kê các vụ án về tranh chấp HĐTD ngân hàng của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019: Bảng số liệu thống kê các vụ án xét xử sở thẩm về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Năm Thụ lý (vụ) Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại Tỷ lệ  giải quyết (%) Tạm đình chỉ Chuyển Hồ sơ Đình chỉ Công nhận thỏa thuận Xét xử 2015 50 02 01 02 25 15 05 90% 2016 61 02 01 01 36 18 03 95% 2017 70 03 01 02 34 25 05 93% 2018 78 02 02 03 38 29 04 95% 6T/2019 22 00 00 02 09 10 01 95% Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hoạt động của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019.  Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, từ 2015 đến năm 2018, các tranh chấp HĐTD ngân hàng có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Năm 2015 là 50 vụ, năm 2016 là 61 vụ (tăng 11 vụ), năm 2017 là 70 vụ (tăng 9 vụ); năm 2018 là 78 vụ (tăng 8 vụ). Thực tế các tranh chấp HĐTD ngân hàng càng ngày một tăng lên càng cao do tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều rủi ro. Điều này gây khó khăn đến kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đặc biệt là khu vực thành phố Hạ Long chịu ảnh hưởng sâu sác bởi các biến động về kinh tế, chính trị trong thời gian này. Nguyên nhân của sự gia tăng các tranh chấp phát sinh HĐTD ngân hàng này xuất phát từ một trong những đối tượng cơ bản của HĐTD ngân hàng nói chung đó là kinh doanh tiền tệ. Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay. Đây là một trong những đối tượng kinh doanh luôn tiềm ẩn những nguy  cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của các NHTM. Theo cam kết trong HĐTD ngân hàng thì ngân hàng chỉ có thể đòi tiền của khách hàng sau một thời hạn giải ngân nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng cũng thường xuyên xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng dân sự khác. Mặt khác, trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ giải quyết các vụ tranh HĐTD ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể năm 2015, số vụ án được giải quyết 45 vụ trong tổng số số vụ án được thụ lý là 50 (chiếm 90%); trong năm 2016, số vụ án được giải quyết 58 vụ trong tổng số vụ án được thụ lý 61 (chiếm 95%); trong năm 2017, số vụ án được giải quyết 65 vụ trong tổng số thụ lý 70 vụ (chiếm  93%); trong năm 2018, số vụ án được giải quyết 74 vụ trong tổng số thụ lý 78 vụ (chiếm  95%). Điều này thể hiện, chất lượng giải quyết các tranh chấp HĐTD của TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng cao, trong đó phải kể đến công tác hòa giải thành, năm cao nhất đạt 59% (2016), và thấp nhất 48,5% (năm 2017). Điều này thể hiện rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ngày càng được chú trọng. Nhìn chung, các vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là tranh chấp giữa ngân hàng và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đi vay. HĐTD ngân hàng đảm bảo tính pháp lý, nội dung chặt chẽ nên thuận lợi cho việc giải quyết vụ án phù hợp với trình độ chuyên môn của thẩm phán, dễ dàng đưa ra đường lối giải quyết và ra bản án phù hợp với quy định của pháp luật. 2.3.2. Hạn chế trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thông qua một số vụ việc tiêu biểu Thứ nhất: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng thì tranh chấp đòi nợ số tiền gốc quá hạn và số tiền lãi vay là dạng tranh chấp phổ biến nhất tại Tòa án. Trên thực tế với những vụ án tranh chấp về số tiền gốc và tiền lãi của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi xét xử Tòa án chỉ căn cứ chung vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của hai bên mà tuyên buộc bên vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận ban đầu của hai bên. Do đó bên vay đã dựa việc quy định về lãi suất của BLDS khi xảy ra tranh chấp mà hai bên không tự thỏa thuận được phần lãi suất vay để được áp dụng mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay như hiện nay là điều kiện để bên vay lợi dụng phát sinh tranh chấp khi không còn khả năng thanh toán với TCTD. Sự kiện này không phù hợp với chủ trương tự do thỏa thuận lãi suất cho vay mà TCTD đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất tự do thỏa thuận mà Chính phủ đã chỉ đạo các TCTD thực hiện. Dưới đây là các vụ án điển hình: Vụ án 1: Tranh chấp hợp đồng tín dụng về phần gốc phải trả giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ông Bùi Tiến Lưu, bà Hoàng Thị Châu, ông Bùi Văn Sáu, bà Hoàng Thị Vân. Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã ký kết 02 HĐTD với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hoành Bồ Quảng Ninh để vay tổng số tiền 3.000.000.000VNĐ với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bắt đầu từ tháng 4 năm 2015 Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã không trả được nợ theo HĐTD và đã vi phạm hợp đồng, mặc dù đã được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Hoành Bồ Quảng Ninh làm việc, đôn đốc nhắc nhở yêu cầu trả nợ nhiều lần. Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đã đề nghị và được Ngân hàng chấp thuận cho Công ty điều chỉnh kỳ hạn nợ để kéo dài thời gian trả nợ nhưng Công ty vẫn không trả nợ. Nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khởi kiện yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như HĐTD đã ký số tiền nợ gốc: 900.000.000VNĐ và nợ lãi tạm tính đến hết ngày 20/4/2016 là 236.412.019 VNĐ. Tổng cộng số tiền nợ gốc, lãi: 1.136.412.019 VNĐ. Nếu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu không trả được nợ, Ngân hàng đề nghị xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba đảm bảo cho việc thi hành án. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành bản án sơ thẩm số 12/2016/KDTM – ST ngày 10/7/2016: Buộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số tiền nợ gốc 900.000.000VNĐ và số tiền nợ lãi tính đến hết ngày 20/4/2016 là 236.412.019 VNĐ. Tổng cộng số tiền nợ gốc, lãi tính đến hết ngày 20/4/2016 là 1.136.412.019 VNĐ. Duy trì các hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay của Ngân hàng. Sau đó, ngày 15/7/2016 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu đại điện là ông Bùi Tiến Lưu có đơn kháng cáo với nội dung: Không đồng ý với bản án sơ thẩm của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề nghị cấp phúc thẩm là TAND tỉnh Quảng Ninh xem xét lại số tiền gốc và lãi phải trả với lý do: Do dịch bệnh năm 2015 nên đề nghị Ngân hàng xem xét giải quyết theo: “Nghị định 55/NĐCP ngày 09/6/2015 của Chính phủ do dịch bệnh tàn phá” giúp cho Công ty để Công ty có hướng trả nợ theo chính sách của Chính phủ, của Nhà nước. Tại cấp phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xem xét chứng cứ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu cung cấp với Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ do dịch bệnh tàn phá, thì năm 2015 tỉnh Quảng Ninh không nằm trong vùng dịch bệnh được công bố trên Toàn quốc nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Minh Châu sẽ không được áp dụng Nghị định 55/NĐ-CP của Chính phủ để được hỗ trợ kinh phí về số lợn đã chết. Do đó, lý do kháng cáo không có căn cứ nên cấp phúc thẩm giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm mà TAND thành phố Hạ Long đã tuyên. Vụ án 2: Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng về phần lãi phải trả giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Bị đơn: ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In.  Ngày 19/12/2014, ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In đã ký HĐTD số 140110168/HĐTD với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh tỉnh Quảng Ninh để vay số tiền 270.000.000VNĐ, mục đích vay để kinh doanh. Lý do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam khởi kiện ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In vì ông Đương, bà In không thực hiện đúng nghĩa vụ  trả nợ theo cam kết, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đề nghị TAND thành phố Hạ Long giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng, quản lý  và thu hồi đầy đủ vốn vay của Nhà nước. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Bản án sơ thẩm số 06/2019/KDTM – ST ngày 10/4/2019. Áp dụng các điều Điều 463, khoản 1 Điều 466 BLDS năm 2015; khoản 2 Điều 91, Điều 95 Luật các TCTD năm 2010: Buộc ông Lê Văn Đương, bà Đinh Thị In phải có nghĩa vụ liên đới trả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam số tiền tính đến ngày xét xử sơ thẩm là: 324.369.983VNĐ. Trong đó, số tiền nợ gốc là: 226.800.000VNĐ, tiền lãi tính đến ngày xét xử sơ thẩm là: 97.569.983 VNĐ. Kể từ ngày Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In không trả hết số tiền nợ thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 140110168/HĐTC ngày 19/12/2014 để thu hồi nợ. Sau đó, ngày 19/4/2019 ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In có đơn kháng cáo với nội dung: Không nhất trí với cách tính lãi và lãi suất quá hạn của Ngân hàng. Đề nghị cấp Phúc thẩm xem xét lại phần tính lãi suất. Ở cấp Phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã phân tích: Khi vay, ông Lê Văn Đương và bà Đinh Thị In đã chấp nhận lãi suất Ngân hàng áp dụng tại thời điểm giải ngân là 12,5%/ năm nhưng hiện nay ông bà đã mất khả năng trả nợ và không có khả năng trả theo lãi suất tại thời điểm giải ngân, nên việc được áp dụng lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm đó là có cơ sở. Đồng thời, trong quá trình thực hiện HĐTD do ông bà đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ, nên phải chịu các loại lãi là lãi trong hạn và lãi quá hạn theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào khoản 5 điều 474 BLDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn”. Chính vì thế kháng cáo của ông bà không có căn cứ để chấp nhận. Thứ hai: Tranh chấp hợp đồng tín dụng về việc xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay vô hiệu Tài sản thế chấp là tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên vay, đều bị xử lý để thu hồi nợ. Trong các vụ tranh chấp HĐTD này, TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thường xem xét rất kỹ đến hợp đồng thế chấp. Gần đây trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực thành phố Hạ Long nói riêng, tranh chấp về HĐTD gia tăng đã làm xuất hiện nhiều tình huống gây tranh cãi giữa các cấp Tòa án khi giải quyết án, nhất là các tình huống có liên quan đến tài sản thế chấp. Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng thế chấp vô hiệu được rút ra từ thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp HĐTD của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là: Một là: Thẩm định về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tài sản Việc xác minh nhân thân của chủ thể ký kết hợp đồng thế chấp. Vấn đề tưởng là đơn giản nhưng trong thực tế lại rất phức tạp vì đã có trường hợp do cán bộ tín dụng, công chứng viên không làm hết trách nhiệm đã công chứng hợp đồng có chữ ký giả, công chứng không đúng nội dung. Việc xác định người ký kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi dân sự. Trong thực tế, công chứng viên rất khó xác định năng lực hành vi dân sự hơn đối với những người bị tâm thần phân liệt, có lúc bình thường và có lúc bị bệnh. Nên có trường hợp công chứng viên đã cho người có dấu hiệu của bệnh thần kinh vào lăn tay, điểm chỉ vào hợp đồng. Việc tài sản bảo đảm là đất cấp cho hộ gia đình không có đủ chữ ký thành viên khi ký hợp đồng thế chấp. Trong thực tế xét xử, đã có nhiều trường hợp do cán bộ tín dụng và công chứng viên “để sót” thành viên hộ gia đình không ký vào hợp đồng thế chấp, khi TCTD xử lý tài sản thì xuất hiện thành viên này khởi kiện. Tại Tòa thì hợp đồng thế chấp này bị vô hiệu một phần. Việc xác định thành viên trong hộ theo “sổ hộ khẩu” hay theo giấy tờ nào vẫn còn là đề tài tranh cãi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ công chứng. Để tạo điều kiện nhanh chóng và thuận lợi thì đa số các công chứng viên tại phòng công chứng vẫn sử dụng “sổ hộ khẩu” để xác định số thành viên của hộ. Nhưng nếu, có người chứng minh được họ không có tên trong “sổ hộ khẩu” nhưng là thành viên của hộ theo quy định của BLDS năm 2015 mà không “được ký hợp đồng thế chấp” thì việc hợp đồng thế chấp bị vô hiệu, rủi ro cho TCTD là hoàn toàn có thể xảy ra. Hai là: Thẩm định về tài sản bảo đảm Việc thẩm định về tài sản không chính xác. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp cán bộ tín dụng chỉ dựa trên giấy tờ cung cấp của bên thế chấp mà không đi thẩm định tại chỗ. Dẫn đến nhiều trường hợp tài sản thế chấp có tài sản phát sinh mà không được ghi vào biên bản thẩm định. Khi xử lý tài sản thế chấp dẫn đến việc thi hành án gặp khó khăn. Việc các TCTD làm thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, nhưng lại không đăng ký giao dịch bảo đảm kịp thời hạn, thậm chí không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo dẫn đến khách hàng đi đăng ký thế chấp cho một giao dịch trước đó và TCTD trở nên mất quyền ưu tiên khi xử lý tài sản thế chấp, có thể mất luôn tài sản bảo đảm. Việc xác định tài sản bảo đảm là tài sản chung hay tài sản riêng. Qua thực tế cho thấy nhiều huyện đã áp dụng: Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một người thì chỉ cần một người ký hợp đồng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì tổ chức tín dụng sẽ rất khó xử lý tài sản bảo đảm vì người còn lại sẽ khiếu kiện theo quy định của pháp luật, bởi đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nhưng chỉ đứng tên một người và chỉ có một người ký. Dưới đây là một vụ án điển hình về hợp đồng thế chấp bị Tòa án tuyên vô hiệu:  Vụ án: Tranh chấp hợp đồng tín dụng tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp do hợp đồng thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm sai thẩm quyền, hợp đồng thế chấp xác định sai chủ thể sử dụng đất: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Bị đơn: ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Trần Thị Viên, ông Văn Đức Lợi, bà Văn Thị Huệ, bà Văn Thị Song, bà Văn Thị Nhị, bà Văn Thị Hồng, bà Văn Thị Đông, bà Văn Thị Lan. Từ năm 2010 đến năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Hoành Bồ Quảng Ninh đã ký kết các HĐTD với ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến vay tổng số tiền 1.200.000.000VNĐ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Hải bà Mến đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên buộc ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến trả nợ số tiền trên. Trong trường hợp ông Hải bà Mến không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có quyền đề nghị cơ quan thi hành án có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản thế chấp của bên thế chấp để thu hồi nợ. Ngày 02/8/2017, TAND thành phố Hạ Long ban hành bản án sơ thẩm số 04/2017/KDTM – ST tuyên: Buộc ông Văn Đức Hải, bà Dương Thị Mến phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số tiền là: 1.372.593.611VNĐ, trong đó nợ gốc 855.000.000VNĐ, nợ lãi 517.593.611VNĐ, lãi trong hạn 398.331.251VNĐ, lãi quá hạn 119.262.360VNĐ . Tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 100208283 ngày 24/9/2010 giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các phụ lục hợp đồng thế chấp kèm theo số 110108701 ngày 11/7/2011, số 120106200 ngày 23/5/2012 vô hiệu bởi: Về hình thức: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày 24/9/2010 chỉ được chứng thực tại Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng là vi phạm điều 47 Luật Công chứng năm 2006 và Quyết định số 4029/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thế chấp không được đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi phạm điểm c khoản 1 điều 10 và điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ, tại Nghị định này quy định: “Việc thế chấp quyền sử dụng đất…có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp”, như vậy thấy rằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng chưa phát sinh hiệu lực. Về nội dung: bà Trần Thị Viên thế chấp quyền sử dụng đất 269,5m2 đất mang tên hộ bà Trần Thị Viên (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và tài sản trên đất gồm 01 nhà xây ba tầng và toàn bộ các công trình xây trên đất (gồm 01 nhà cấp bốn và các công trình phụ khác). Về nguồn gốc của mảnh đất này là do vợ chồng bà Trần Thị Viên và ông Văn Đức Thuận khai hoang từ những năm 1972 và ông bà đã xây 01 nhà cấp bốn trên mảnh đất này để ở. Năm 1991 ông Thuận chết không để lại di chúc, bà Viên và ông Thuận có 08 người con gồm anh Văn Đức Lợi, chị Văn Thị Huệ, chị Văn Thị Hồng, anh Văn Đức Hải, chị Văn Thị Song, chị Văn Thị Nhị, chị Văn Thị Lan và chị Văn Thị Đông. Theo quy định tại Nghị quyết 02/1990, ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Luật đất đai năm 1987 thì quyền sử dụng đất không phải là di sản thừa kế như vậy phần đất mà ông Thuận khai hoang cùng với bà Viên không phải là di sản thừa kế của ông Thuận để lại mà phần đất này tiếp tục được chuyển cho những người trong hộ gia đình của ông Thuận tiếp tục sử dụng và đến năm 1998 bà Viên được cấp bìa đỏ. Qua xác minh thấy rằng những người có tên trong hộ bà Viên vào năm 1998 gồm có bà Viên, ông Hải, bà Mến và 02 con của ông Hải bà Mến còn nhỏ. Tuy nhiên do bà Viên và ông Thuận có xây 01 ngôi nhà cấp bốn và ngôi nhà này hiện nay vẫn còn và chính là một phần di sản của ông Thuận để lại và chưa được chia thừa kế nên ngôi nhà cấp bốn này chính là tài sản chung của bà Viên và 08 người con của bà Viên và ông Thuận. Nhưng khi thế chấp thì 07 người con khác của bà Viên không biết, không ký vào hợp đồng thế chấp và cũng không đồng ý thế chấp như vậy thấy rằng bà Viên đã mang tài sản chung là ngôi nhà cấp bốn đi thế chấp là vi phạm điều cấm của pháp luật, bà Viên không có quyền thế chấp ngôi nhà này. Ngoài ra khi thế chấp tài sản trên đất là ngôi nhà xây ba tầng trên đất thì ngôi nhà này chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu và theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 91 Luật nhà ở năm 2005 thì ngôi nhà này không đủ điều kiện để mang đi thế chấp. Đây là một vi phạm điều cấm của bà Viên khi mang ngôi nhà này đi thế chấp. Từ những đánh giá, nhận định phân tích trên thấy rằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa bà Trần Thị Viên và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày 24/9/2010 là vi phạm cả về hình thức và vi phạm điều cấm của pháp luật. Buộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Hoành Bồ) trả lại cho bà Trần Thị Viên: 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số K918200 do UBND huyện Hoành Bồ cấp ngày 25/11/1998 đứng tên hộ bà Trần Thị Viên. Sau đó, ngày 16/8/2017 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm với nội dung: Không đồng ý với một phần quyết định có nội dung vô hiệu hợp đồng thế chấp. Và ở cấp phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xem xét kỹ hợp đồng thế chấp tranh chấp trong vụ án, đồng quan điểm với với cấp sơ thẩm và thấy việc kháng cáo là không có căn và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Thứ ba: Về sai sót trong thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án. Thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về HĐTD của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong vài năm gần đây cũng còn một số tồn tại và thiếu sót trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Những sai sót đã được các Báo cáo tổng kết tại Tòa án hàng năm đề cập đến thường là: + Thứ nhất, xác định sai thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý, giải quyết vụ án;  Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng; Xây dựng hồ sơ vụ án không đủ, đánh giá chứng cứ còn thiếu toàn diện, chưa tuân thủ đúng quy định. + Thứ hai, còn một số trường hợp Thẩm phán có sai sót trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ dẫn đến phán quyết của Hội đồng xét xử còn có lúc chưa chính xác. Trong quá trình giải quyết, do việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan...dẫn đến nhiều phiên tòa vi phạm thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên hủy vì vi phạm thủ tục tố tụng. Có thể thấy rõ qua các ví dụ sau: Vụ án 1: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam; Bị đơn: Công ty TNHH Tuấn Dung; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Đỗ Anh Thực, bà Nguyễn Thị Thu Thảo. Công ty TNHH Tuấn Dung, địa chỉ Khu 10, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do ông Đặng Đức Hoan chức vụ Giám đốc công ty đã ký HĐTD số 100118237/HĐTD vay số tiền 2.000.000.000 VNĐ với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- chi nhánh Bãi Cháy.Tài sản bảo đảm cho HĐTD trên là 02 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba: Hợp đồng thế chấp ngày 14/3/2013 do ông Đỗ Anh Thực đứng ra bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất 217,8m2 và tài sản gắn liền trên đất tại Tổ 6, Khu 11, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Giấy chứng nhận quyền sử đất số K918704 do do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 10/9/2001). Hợp đồng thế chấp ngày 14/32013 do bà Nguyễn Thị Thu Thảo đứng ra bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất 595,1m2 và tài sản gắn liền với đất tại Khu 8, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Giấy chứng nhận quyền sử đất số  Đ446039 do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 25/10/2004). Trong quá trình vay vốn, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến Công ty TNHH Tuấn Dung không còn khả năng trả nợ. Nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khởi kiện ra Tòa án buộc Công ty TNHH Tuấn Dung phải trả cho Ngân hàng số tiền gốc quá hạn là 900.000.000 VNĐ, số tiền lãi chưa trả tạm tính đến ngày 10/6/2016 là 432.008.796VNĐ, tổng cộng nợ gốc lãi là 1.332.008.796VNĐ. Số tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn và các khoản phí phát sinh (nếu có) từ sau ngày 10/6/2016  đến khi Công ty TNHH Tuấn Dung thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ đối với toàn bộ khoản vay. TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý vụ án trên mà không xác minh rõ địa chỉ hiện tại người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đến thủ tục hòa giải khi triệu tập các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Đỗ Anh Thực đã xuất cảnh khỏi Việt Nam và chưa quay lại đã được Cục xuất nhập cảnh xác nhận bằng công văn. Do có yếu tố nước ngoài, nên theo quy định tại khoản 3 điều 33 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy TAND thành phố Hạ Long đã phải chuyển hồ sơ vụ án lên Tòa án cấp tỉnh để giải quyết theo đúng thẩm quyền. Vụ án 2: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các đương sự: Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam; Bị đơn: Bà Nguyễn Thu Hằng; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn Trung. Ngày 20/07/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long đã ký hợp đồng tín dụng số 0305117/HĐTD cho bà Nguyễn Thu Hằng vay hạn mức tín dụng với dư nợ cao nhất là 500.000.000VNĐ, hạn trả là ngày 20/7/2013, lãi suất cho vay 15%/năm, lãi quá hạn 150% so với lãi vay đã thỏa thuận. Tài sản thế chấp là nhà và đất đứng trên chồng bà Hằng là ông  Nguyễn Văn Trung. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà Hằng đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Nay Ngân hàng  khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thu Hằng và ông Nguyễn Văn Trung thực hiện việc trả nợ HĐTD đã ký với số tiền gốc là 400.000.000 VNĐ và tiền lãi trong hạn phát sinh tính từ ngày 20/10/2013 đến 20/7/2015 là 212.916.666 VNĐ. Tổng số tiền cả gốc và lãi ông bà phải trả là 612.916.666 VNĐ. Nếu ông bà không trả nợ, Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê kiên xử lý tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp đã ký để thu hồi nợ. TAND thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý và ban hành bản án số 10/2015/KDTM-ST, ngày 20/07/2015 của TAND thành phố Hạ Long đã quyết định: Buộc bà Nguyễn Thu Hằng có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam. Tiếp tục duy trì hợp đồng thế chấp tài sản số 0305116/HĐBĐ ngày 19/07/2012 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng thế chấp tài sản đảm bảo cho HĐTD số 0305117/HĐTD  ngày 20/07/2012. Ngày 29/7/2015 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh  Hạ Long, đại diện theo ủy quyền là ông Phạm Văn Hải có đơn kháng cáo một phẩn bản án số 10/2015/KDTM-ST, với lý do: Không nhất trí với bản án của TAND thành phố Hạ Long đưa ông Nguyễn Văn Trung là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ông Trung phải có nghĩa vụ trả nợ cùng với bà Nguyễn Thu Hằng. TAND tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý xét xử phúc thẩm vụ án này. Trong quá trình xác minh và thu thập chứng cứ thấy: Tại thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp HĐTD trên, TAND thành phố Hạ Long  cũng đồng thời thụ lý vụ án hôn nhân gia đình giữa ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng nhưng không cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long vào người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Sau khi bản án kinh doanh thương mại xét xử xong thì ngày 26/7/2015, TAND thành phố Hạ Long đã ra quyết định số 42/2015/QĐST – HNGĐ công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự giữa ông Nguyễn Văn Trung và bà Nguyễn Thu Hằng. Các mối quan hệ khác hai  bên đều  thỏa thuận nhất trí. Về quan hệ tài sản thì ông Trung và bà Hằng đã cùng thống nhất tài sản chung có một ngôi nhà xây 2 tầng nhưng đã thế chấp Ngân hàng để vay tiền, tài sản này có liên quan đến công nợ chung thì cả hai ông bà đều thống nhất có nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long, ông Trung với bà Hằng đều thỏa thuận đồng ý cho bà Hằng sở hữu số tài sản mà đã thế chấp cho Ngân hàng và bà Hằng phải chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng. Ở đây, TAND thành phố Hạ Long trong vụ án Hôn nhân gia đình đã không đưa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hạ Long vào người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì tài sản của ông Trung, bà Hằng đang được thế chấp tại Ngân hàng. Dẫn đến việc Ngân hàng kháng cáo là có căn cứ. Nhưng trong quá trình xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu TAND thành phố Hạ Long cung cấp thêm tài liệu cho hồ sơ vụ án do thiếu sót trong quá trình tố tụng và bổ sung vào bản án phúc thẩm nhằm giải quyết đúng quyền và lợi ích của các đương sự. 2.4. Đánh giá về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.4.1. Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định: Thứ nhất: Việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng đã được thống nhất theo trình tự thủ tục của BLTTDS. Điều này, đã tiết kiệm được thời gian cho các cơ quan tố tụng và các bên tranh chấp. Thứ hai: Pháp luật quy định chi tiết thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD ngân hàng mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quy định này đã nâng cao trách nhiệm của các Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD. Thứ ba: TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Thứ tư: HĐTD của các ngân hàng được lập theo một thủ tục chặt chẽ có giá trị pháp lý cao so với các hợp đồng dân sự khác nên việc tòa án giải quyết cũng khá nhanh và đơn giản, đa phần nhiều vụ án khi ngân hàng khởi kiện tòa án tiến hành thủ tục hòa giải thì các bên thỏa thuận đươc với nhau nên hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến quá trình giải quyết còn chưa thực sự có hiệu quả. Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hạ Long thì tồn tại, hạn chế bởi các nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Pháp luật hiện hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần dần hoàn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực hiện được trên thực tế hoặc được áp dụng không thống nhất trong hệ thống cơ quan tư pháp. Một số văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài nhưng nhiều quy định trong các văn bản đó chưa được TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan hữu quan trong phạm vi thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nên có tình trạng TAND các cấp áp dụng không thống nhất và kết quả các bản án hoàn toàn trái ngược nhau giữa các cấp Toà. Thứ hai: Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại vẫn chưa đảm bảo được những quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh với TAND cấp huyện còn hạn chế, nên chưa kịp thời phát hiện các vi phạm để khắc phục và xử lý. Thứ ba: Trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, nhiều Thẩm phán nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan, thậm chí còn xác định sai tư cách tố tụng của đương  sự hoặc triệu tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng. Thứ tư: Đội ngũ cán bộ Toà án hiện nay còn thiếu về số lượng và một số cán bộ còn hạn chế về năng lực, có một số cán bộ Toà án có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao nên đã có những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng tới kết quả của vụ án. Thứ năm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp cơ sở vật chất vào hoạt động của Toà án còn nhiều hạn chế. Quá trình giải quyết các tranh chấp còn mất nhiều thời gian, nhiều loại chi phí, nhiều đầu mối trung gian trong khi đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động trở lại bình thường. 2.4.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới chất lƣợng bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án * Hạn chế, bất cập của  pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án:   - Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLDS năm 2015:  + Cần phải xác định cụ thể các chủ thể thế chấp đối với quyền sử dụng đất thuộc sử dụng của Hộ gia đình: BLDS năm 2015 không quy định cụ thể các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý của hộ gia đình trên cơ sở đó phân định quyền về tài sản cho hộ gia đình. Điều kiện nào để xác định các thành viên trong hộ gia đình, điều kiện nào để xác định đại diện chủ hộ gia đình. Luật đất đai năm 2013 cần quy định rõ trong trường hợp nào cấp cho hộ giá đình, trong trường hợp nào cấp cho cá nhân. Vì thực tế điều này gây khó khăn cho ngân hàng vì ngân hàng chỉ căn cứ thông tin khách hàng cung cấp, hộ khẩu khách hàng cung cấp, khó có thể xác định các thành viên trong gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng thiếu sót người ký trên hợp đồng thế chấp dẫn đến tình trạng Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp.  + Quy định không thống nhất căn cứ tính lãi suất chậm trả trong BLDS và luật chuyên ngành liên quan: Hiện tại, khi căn cứ BLDS năm 2015, lãi suất chậm trả sẽ được tính như sau, căn cứ Điều 466, BLDS năm 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: “Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời  hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn  chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác ” (Điều 466, BLDS năm 2015). Theo quy định tại Khoản 2, Điều 91, Luật các TCTD năm 2010 thì “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”, Luật các TCTD năm 2010, không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 13,Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”. Như vậy có nhiều căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật. - Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLTTDS năm 2015  + Đánh giá chứng cứ trong trường hợp gửi đơn khởi kiện kèm tài liệu chứng cứ là trực tuyến: Theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.Việc quy định gửi đơn thông qua điện tử sẽ gây khó khăn cho thẩm phán trong việc đánh giá tính khách quan của chứng cứ, khó khăn khi đánh giá chứng cứ trên cơ sở tài liệu được sao chép lại, không phải là bản gốc.  + Chưa có văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát việc xét xử theo thủ tục rút gọn: Quy định thủ tục rút gọn từ Điều 316 đến Điều 324, BLTTDS năm 2015 góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giam chi phí tố tụng. Tuy nhiên, chưa quy định rõ văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự tố tụng này đảm bảo tính chính xác, đảm bảo quyền lợi của các bên tránh những sai sót xảy ra khi áp dụng các vụ án theo thủ tục này.  + Quy định về yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp chứng cứ: Theo Điều 106, BLTTDS năm 2015 thì :“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày , nếu không cung cấp mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật...” (Điều 106, BLTTDS năm 2015).  Điều này quy định khá rõ nhưng việc thực hiện trong thực tế hết sức khó khăn. Thực tiễn có rất nhiều vụ phải tạm đình chỉ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vì lý do cơ quan lưu giữ tài liệu, chứng cứ không cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu mà đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục tình trạng này một cách hữu hiệu.  Thực tế, có rất nhiều vụ án đang bị tạm đình chỉ do chưa xác định địa chỉ công ty tại thời điểm hiện tại, chờ công văn trả lời của sở kế hoạch và đầu tư hay trong quá trình thậm định có những thửa đất không xác định được mốc giới, vì vậy phải tạm đình chỉ để chờ công văn trả lời Văn phòng đăng ký quyền sử dụng  đất.  + Việc quy định không hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng. Điều này thể hiện khá rõ trong pháp luật thực định ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng và các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung cho TAND cấp quận/huyện đang gây nhiều áp lực cho tòa án cấp quận/huyện trong những năm gần đây. Hiện nay, ở tòa án cấp quận/huyện, thẩm phán đang một lúc gánh nhiều việc trên vai: từ việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình đến các vụ án kinh tế, kinh doanh thương mại…Chính vì thế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên sâu của thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Thẩm phán thường có vai trò Chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Do đó, để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ. Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng có được giải quyết. Cần phải rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của Thẩm phán để có bản án công tâm, khác quan và đúng pháp luật. Hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đương sự Đối với việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Toà án thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp. Bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào chứng cứ mà các bên cung cấp. Trước Toà án, nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Toà án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật. Khả năng hiểu biết pháp luật và trình độ nhận thức pháp luuật của các bên tranh chấp còn thiếu và yếu: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tính hiểu quả của việc giải quyết tranh chấp từ HĐTD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bên cho vay là các NHTM, bởi lẽ, trong quá trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp, việc thẩm định tín dụng đóng một vai trò tối quan trọng. Thẩm định tín dụng đòi hỏi phải có một cái nhìn tổng quát về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như khối kiến thức xã hội rộng lớn để có thể xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh, đánh giá được những rủi ro tiềm tàng có thể xẩy ra trong quá trình cho vay. Để chất lượng tín dụng được đảm bảo và nâng cao hay không đòi hỏi quá trình thẩm định phải được thực hiện nghiêm túc, những thông tin do cán bộ thẩm định nêu ra sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Năng lực và trình độ của cán bộ thẩm định sẽ quyết định đến chất lượng của các các thông tín tín dụng được phân tích từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.Kết luận Chương II Đối với các Tổ chức tín dụng muốn tồn tại và phát triển các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án có vai trò hết sức to lớn giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn. Qua đó, giúp cho các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã phân tích cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế được rút ra trong quá trình xét xử từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp cụ thể ở Chương III.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thông qua Tòa án được tiến hành mà việc áp dụng cơ chế thương lượng và hòa giải không còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại. Việc tự giải quyết tranh chấp của các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy sự cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án. Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòa mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên. Do đó, việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định tại BLTTDS năm 2015 là: Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay vốn là cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm thuộc quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 3, Điều 26, BLTTDS năm 2015: “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”. Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp kinh doanh, thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 1, Điều 30, BLTTDS năm 2015 quy định:“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định rõ trong BLTTDS năm 2015: Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm, gồm có: thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử, phiên tòa phúc thẩm.Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ra xét xử tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như: Về ưu điểm: + Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Tòa án là phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đặc điểm này được có thể coi là yếu tố quan trọng nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. + Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ điều tra xác minh và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác. + Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. + Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế. + Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế. Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩ đến tòa án như là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề. + Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử. - Về nhược điểm: + Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên phải nắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng vì vậy thời gian giải quyết khá dài, điều này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn. + Tòa án xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của Tòa án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sư, Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín khi doanh nghiệp của mình phải ra Tòa để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất. + Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấp hợp đồng tín dụng có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời gian, tiền bạc của các bên tham gia tố tụng tại Tòa. + Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp. Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên cơ sở Pháp luật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng như: BLDS, Luật các TCTD, Luật thương mại, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam... Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ việc tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài thương mại. Kết luận Chương I Trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện các nội dung của HĐTD ngân hàng thì tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng là một hiện tượng tất yếu khách quan có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nhưng quan trọng là làm thế nào để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nó để đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh tranh chấp trong HĐTD ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất của các tranh chấp, mức độ tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng mà các bên chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào phù hợp nhất trên cơ sở pháp luật cho phép và cùng có lợi. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng hiện nay được pháp luật quy định và bảo vệ là tự thương lượng, trung gian hòa giải, giải quyết tại trọng tài thương mại và giải quyết tại cơ quan tòa án.
avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
Bài viết
KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
KẾT LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền con người cơ bản, được ghi nhận và tôn trọng toàn cầu. Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, quyền tham gia ngân sách nhà nước của người dân còn được thiết kế để trở thành một công cụ quản trị công hiệu quả, nó thúc đẩy và cải thiện phát triển toàn diện, thay đổi và sắp xếp lại mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và đặc biệt khiến quá trình phân bổ nguồn lực công trở nên công bằng và hiệu quả hơn. Từ thực tiễn của Việt Nam, qua nỗ lực nghiên cứu, Luận án đã nhận thấy rằng, từ sau Đổi Mới, quyền tham gia của người dân dù mang những đặc trưng khác biệt, ngay cả tên gọi cũng chưa có sự tương thích so với pháp luật quốc tế, thế nhưng, dưới các hình thức và khẩu hiệu về dân chủ và dân chủ cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã cho thấy quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, với một số thay đổi mang tính đột phá về việc quy định quyền tham gia quản  lý nhà nước và xã hội của người dân, tách một số quyền con người với quyền công dân, tạo điều kiện cho môi trường tham gia hiệu quả khi bắt buộc công khai thông tin là trách nhiệm của nhà nước đã tạo đà cho Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi nhận quyền tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Tại sao pháp luật đã được quy định khá đầy đủ về mặt hình thức nhưng các giá trị mà sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam? Bối cảnh hiện nay cho thấy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; người dân với chính quyền địa phương chưa có kết nối thực sự, quản lý ngân sách không hiệu quả dẫn đến tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các hoạt động đầu tư công chưa cao, quá trình giải vốn đầu tư công gần như không thể thực hiện được….  Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, cùng với nỗ lực nghiên cứu nội dung của tác giả Luận án, Luận án này đưa ra các nhận định sau đây: Thứ nhất, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam từ Đổi Mới (1986) cho đến nay có đặc trưng riêng, được định danh dưới hình thức dân chủ XHCN. Theo đó, người dân tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước hầu hết thông qua cơ chế đại diện, dưới hình thức tập thể, thông qua các tổ chức của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Trong khi đó, quy trình ngân sách gồm nhiều giai đoạn cùng với nhiều nội dung khác biệt nhưng chỉ áp dụng chung một cơ chế tham gia đại diện. Thứ hai, thông qua nội dung của các văn kiện chính trị của Đảng về quyền tham gia của người dân cho thấy rằng, nhận thức về vai trò quan trọng của người dân trong cấu trúc quyền lực cũng như quản trị công của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng và thậm chí luôn có một khoảng cách lớn về việc định hướng trao cho người dân mức độ tham gia cao hơn vào quy trình ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng này chưa được tuân thủ triệt để dẫn đến quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở mức độ tương đối thấp, gồm được biết thông tin về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách của cộng đồng. Cùng với thiết kế quy trình, nội dung và hình thức tham gia không phù hợp, kết hợp với các chủ thể có quyền đại diện chủ trì hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của người dân không đủ thẩm quyền độc lập khiến khả năng gây ảnh hưởng tới quy trình ngân sách nhà nước là không đáng kể dẫn đến hoạt động tham gia của người dân vào quy trình ngân sách tại Việt Nam vẫn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả. Thứ ba, việc hoàn thiện và thúc đẩy phát triển quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân Việt Nam cần phải đảm bảo dựa vào các nhân tố căn bản, đó là, cần linh hoạt áp dụng phù hợp cả hai cơ chế tham giav  đại diện và cơ chế tham gia trực tiếp. Đây chính là khả năng nhận thức lại về quan điểm áp dụng các hình thức dân chủ tại Việt Nam. Từ nền tảng này, môi trường thể chế tại Việt Nam cũng cần được xem xét cẩn trọng, đó là trao quyền cho địa phương theo các mô hình quản trị mới nhưng đồng thời phải thiết kế các hình thức tham gia thay thế, ví dụ như mô hình chính quyền đô thị một cấp tại TP.HCM. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cần được xây dựng đảm bảo tính phù hợp giữa các yếu tố mang tính kỹ thuật như hình thức tham gia phải phù hợp nội dung mà người tham gia được tiếp cận, các nội dung công khai cần phù hợp với các hình thức công khai để người dân có thể sử dụng nguồn lực thông tin đảm bảo quá trình tham gia hiệu quả. Tóm lại, với những nhận định này, Luận án đã giải quyết đầy đủ các giả thuyết nghiên cứu của Luận án đưa ra, đồng thời đã lý giải câu hỏi nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được quy định và thực thi như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Từ quá trình giải quyết câu hỏi này, Luận án cho thấy rõ vai trò cần thiết áp dụng quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân trước bối cảnh hội nhập sâu sắc cùng với công cuộc cải cách quản trị công đang diễn ra ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ ở Việt Nam.
Xem thêm