0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file647f0afad2794-scott-graham-5fNmWej4tAA-unsplash.jpg.webp

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG 

Với mong muốn phát triển thị trường lao động Việt Nam cạnh tranh lành mạnh đồng bộ, hiện đại và hội nhập, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ và được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động. Thay thế BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) được đánh giá giúp Việt Nam tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế đã hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. 

QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nên lợi ích của các bên về cơ bản là thống nhất nhưng cũng luôn tồn tại các mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời sẽ làm phát sinh TCLĐ. Kinh tế phát triển nên TCLĐ có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, có khi xuất phát từ HĐLĐ hoặc có khi liên quan đến QHLĐ. Bên cạnh đó, trong quá trình lao động còn có thể phát sinh các vấn đề như một bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước vô hiệu hay tuyên bố về tính hợp pháp của cuộc đình công. Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết TCLĐ như thương lượng, hòa giải, trọng tài và Toà án. Ở Việt Nam, dù trước đó có lựa chọn phương thức nào nhưng cuối cùng các bên TCLĐ vẫn thường yêu cầu Toà án giải quyết bởi phương thức này không chỉ giúp các bên khôi phục lại các các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giúp các bên giải quyết dứt điểm vụ việc. 

Thẩm quyền của Toà án là nội dung quan trọng trong giải quyết các vụ việc lao động. Trong thời gian vừa qua, hệ thống pháp luật về tố tụng tư pháp nói chung, quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Quyền tiếp cận công lý của các bên trong TCLĐ được đảm bảo, dễ dàng thực hiện. 

 

Các bản án, quyết định của Toà án đã đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đồng thời góp phần ổn định xã hội. Song bên cạnh đó, nhiều quyết định của Toà án chưa đảm bảo được tính công bằng, hợp lý và có những vướng mắc, bất cập khi xác định loại vụ việc lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Nhiều hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Có sự không thống nhất trong xét xử giữa các Toà án với nhau, thậm chí là trong cùng một Toà án khi áp dụng pháp luật lao động về cùng một nội dung, quy định trong pháp luật lao động. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án bị huỷ, bị sửa còn cao. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, dễ tiếp cận và hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết cũng đặt ra giải pháp và nhiệm vụ là bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, pháp quyền, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xác định thẩm quyền của Toà án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp. 

Để đạt được mục tiêu cũng như thực hiện được giải pháp và nhiệm vụ nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn để từ đó có kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động.

avatar
Vương Diệu Hồng
566 ngày trước
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LAO ĐỘNG Với mong muốn phát triển thị trường lao động Việt Nam cạnh tranh lành mạnh đồng bộ, hiện đại và hội nhập, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ và được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động. Thay thế BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) được đánh giá giúp Việt Nam tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế đã hoàn thiện thêm một bước hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. QHLĐ được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ nên lợi ích của các bên về cơ bản là thống nhất nhưng cũng luôn tồn tại các mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này không được giải quyết kịp thời sẽ làm phát sinh TCLĐ. Kinh tế phát triển nên TCLĐ có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, có khi xuất phát từ HĐLĐ hoặc có khi liên quan đến QHLĐ. Bên cạnh đó, trong quá trình lao động còn có thể phát sinh các vấn đề như một bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước vô hiệu hay tuyên bố về tính hợp pháp của cuộc đình công. Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết TCLĐ như thương lượng, hòa giải, trọng tài và Toà án. Ở Việt Nam, dù trước đó có lựa chọn phương thức nào nhưng cuối cùng các bên TCLĐ vẫn thường yêu cầu Toà án giải quyết bởi phương thức này không chỉ giúp các bên khôi phục lại các các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giúp các bên giải quyết dứt điểm vụ việc. Thẩm quyền của Toà án là nội dung quan trọng trong giải quyết các vụ việc lao động. Trong thời gian vừa qua, hệ thống pháp luật về tố tụng tư pháp nói chung, quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Quyền tiếp cận công lý của các bên trong TCLĐ được đảm bảo, dễ dàng thực hiện.  Các bản án, quyết định của Toà án đã đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đồng thời góp phần ổn định xã hội. Song bên cạnh đó, nhiều quyết định của Toà án chưa đảm bảo được tính công bằng, hợp lý và có những vướng mắc, bất cập khi xác định loại vụ việc lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Nhiều hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Có sự không thống nhất trong xét xử giữa các Toà án với nhau, thậm chí là trong cùng một Toà án khi áp dụng pháp luật lao động về cùng một nội dung, quy định trong pháp luật lao động. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án bị huỷ, bị sửa còn cao. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, dễ tiếp cận và hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết cũng đặt ra giải pháp và nhiệm vụ là bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, pháp quyền, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xác định thẩm quyền của Toà án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp. Để đạt được mục tiêu cũng như thực hiện được giải pháp và nhiệm vụ nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn để từ đó có kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc lao động.