0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648592f84df42-quyền-tiếp-cận-thông-tin-trong-TTHC.jpeg.webp

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Quyền tiếp nhận thông tin hàm ý về khả năng “chủ thể quyền” nhận được  những thông tin cần thiết qua các kênh truyền thông công khai, sẵn có mà không  cần phải yêu cầu. Quyền này gắn liền với trách nhiệm (mang tính chủ động) của  “chủ thể có nghĩa vụ” bảo đảm công khai những thông tin và hoạt động của mình  một cách thường xuyên. Còn về phía “chủ thể quyền”, việc thực hiện vừa mang  tính chủ động, vừa mang tính bị động. 

Quyền tiếp nhận thông tin thể hiện cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tiếp  nhận những thông tin đúng, đủ, kịp thời và dễ tiếp cận. Thông tin đúng đòi hỏi  các cơ quan nắm giữ thông tin phải công khai thông tin chính xác, không được  đưa tin định hướng dư luận khác với sự thật; thông tin đủ đòi hỏi phải công khai  đầy đủ nội dung, hiệu lực của thông tin, không được công khai một phần thông  tin; thông tin kịp thời đòi hỏi các thông tin phải công khai ngay khi có thể để phù  hợp với những vấn đề quản lý nhà nước đang diễn ra, không được chậm trễ; thông  tin dễ tiếp nhận; đòi hỏi việc công khai thông tin phải có nhiều cách thức khác  nhau phù hợp với từng nhóm chủ thể khác nhau. 

Quyền tiếp nhận thông tin đòi hỏi các cơ quan lưu giữ thông tin phải có  trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận  thông tin. Thiếu các cơ chế để bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin đồng nghĩa với  việc không bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức, đơn vị. Hậu  quả của việc thiếu cơ chế bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin là tình trạng đặc  quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông  tin, gây nên sự bất bình đẳng, bất công bằng trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh  vực đất đai, xây dựng... Vì vậy, quyền tiếp nhận thông tin cũng gắn liền với quyền  yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm rằng các loại thông tin cần  thiết liên quan đến lợi ích của cộng đồng phải luôn sẵn sàng cho việc tiếp cận. 

Chủ thể có quyền tiếp nhận thông tin rất rộng, bao gồm: Cá nhân, cơ quan,  tổ chức... Thông thường, pháp luật không quy định giới hạn cũng như điều kiện  đối với chủ thể tiếp nhận thông tin. Trong quyền tiếp nhận thông tin, chủ thể tiếp  nhận thông tin tương đối bị động và không đóng vai trò quan trọng vì dù họ có  nhu cầu hay không thì cơ quan nhà nước vẫn phải công khai thông tin rộng rãi  đến mọi chủ thể bằng những hình thức phù hợp.  

Chủ thể có trách nhiệm công khai thông tin là cơ quan nhà nước đã tạo ra  thông tin hoặc có được thông tin trong quá trình hoạt động của mình. Về nguyên  tắc, tất cả các cơ quan nhà nước đều phải công khai thông tin, trừ một số trường  hợp ngoại lệ liên quan đến thông tin mật, thông tin thuộc trường hợp miễn trừ.  

Hình thức và thủ tục công khai thông tin khá đa dạng, bao gồm: Thông báo  trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên trang thông tin điện tử, báo, tạp  chí, ấn phẩm, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, thông báo trong các cuộc họp.  

Thông tin được nhà nước công khai thường là những thông tin có sẵn, do  cơ quan nắm giữ hoặc tạo ra, có liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của công  dân mà pháp luật quy định nhà nước phải công bố công khai. Thông tin không  thuộc trường hợp nhà nước công khai là những thông tin này công dân không thể  tiếp nhận, bao gồm ba nhóm: thông tin không được cung cấp, thông tin chỉ được  cung cấp theo yêu cầu, và thông tin được cung cấp hạn chế.  

Công khai, minh bạch thông tin không chỉ giúp đảm bảo quyền tiếp cận  thông tin của người dân mà còn góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của  các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường khả năng giám sát của xã hội với  hoạt động quản lý nhà nước; ngăn ngừa, giảm thiểu các sai phạm trong quản lý  nhà nước; phòng chống, tham ô, tham nhũng, lạm dụng quyền lực trong khu vực  hành chính công; tạo niềm tin của người dân với nền hành chính nhà nước. 

Công khai thông tin trong hoạt động tố tụng hành chính là trách nhiệm,  nghĩa vụ của các cơ quan tham gia tố tụng hành chính trong đó bao gồm cơ quan  tư pháp và cơ quan hành chính. Trong đó, đối với tòa án hành chính, hoạt động  công khai thông tin phải được tuân thủ, thực hiện từ khâu thụ lý đến xét xử, ra phán quyết đối với vụ án hành chính. Với các cơ quan hành chính, công khai thông  tin phải được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức của cơ quan, trong  đó nội dung công khai, hình thức, phương tiện công khai tuân thủ theo các quy  định của pháp luật. 

Quyền tiếp nhận thông tin từ các chủ thể khác và Tòa án trong tố tụng hành  chính là quyền cơ bản của đương sự diễn ra trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử  vụ án. Nội hàm của quyền này chính là quyền được biết, sao chép lại các tài liệu,  chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trong nội dung này  còn phải kể đến quyền sử dụng các tài liệu, chứng cứ đó. Đây là những tài liệu giúp  cho đương sự có thể chuẩn bị tốt nhất phương án giải quyết với tình huống của  mình nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. 

Quyền tiếp nhận thông tin từ đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu  thập của đương sự đó là quyền được biết, ghi chép, sao chụp và sử dụng tài liệu,  chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng  cứ không được công khai. Như vậy, đương sự khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp  tài liệu, chứng cứ thì phải làm đơn gửi Tòa án, người có thẩm quyền. Nếu trực  tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ thì  họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án và nêu rõ những tài liệu,  chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, lý do yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ; họ  tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ  tài liệu, chứng cứ cần cung cấp. 

Theo tác giả: Nguyễn Trung Thành

Link tài liệu đính kèm: https://docs.google.com/document/d/1eZqltaXNAVN57j-tzhQ1k8ZKKNdnmZaa/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true

 

 

 

 

avatar
Đặng Quỳnh
328 ngày trước
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Quyền tiếp nhận thông tin hàm ý về khả năng “chủ thể quyền” nhận được  những thông tin cần thiết qua các kênh truyền thông công khai, sẵn có mà không  cần phải yêu cầu. Quyền này gắn liền với trách nhiệm (mang tính chủ động) của  “chủ thể có nghĩa vụ” bảo đảm công khai những thông tin và hoạt động của mình  một cách thường xuyên. Còn về phía “chủ thể quyền”, việc thực hiện vừa mang  tính chủ động, vừa mang tính bị động. Quyền tiếp nhận thông tin thể hiện cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tiếp  nhận những thông tin đúng, đủ, kịp thời và dễ tiếp cận. Thông tin đúng đòi hỏi  các cơ quan nắm giữ thông tin phải công khai thông tin chính xác, không được  đưa tin định hướng dư luận khác với sự thật; thông tin đủ đòi hỏi phải công khai  đầy đủ nội dung, hiệu lực của thông tin, không được công khai một phần thông  tin; thông tin kịp thời đòi hỏi các thông tin phải công khai ngay khi có thể để phù  hợp với những vấn đề quản lý nhà nước đang diễn ra, không được chậm trễ; thông  tin dễ tiếp nhận; đòi hỏi việc công khai thông tin phải có nhiều cách thức khác  nhau phù hợp với từng nhóm chủ thể khác nhau. Quyền tiếp nhận thông tin đòi hỏi các cơ quan lưu giữ thông tin phải có  trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận  thông tin. Thiếu các cơ chế để bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin đồng nghĩa với  việc không bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức, đơn vị. Hậu  quả của việc thiếu cơ chế bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin là tình trạng đặc  quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông  tin, gây nên sự bất bình đẳng, bất công bằng trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh  vực đất đai, xây dựng... Vì vậy, quyền tiếp nhận thông tin cũng gắn liền với quyền  yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm rằng các loại thông tin cần  thiết liên quan đến lợi ích của cộng đồng phải luôn sẵn sàng cho việc tiếp cận. Chủ thể có quyền tiếp nhận thông tin rất rộng, bao gồm: Cá nhân, cơ quan,  tổ chức... Thông thường, pháp luật không quy định giới hạn cũng như điều kiện  đối với chủ thể tiếp nhận thông tin. Trong quyền tiếp nhận thông tin, chủ thể tiếp  nhận thông tin tương đối bị động và không đóng vai trò quan trọng vì dù họ có  nhu cầu hay không thì cơ quan nhà nước vẫn phải công khai thông tin rộng rãi  đến mọi chủ thể bằng những hình thức phù hợp.  Chủ thể có trách nhiệm công khai thông tin là cơ quan nhà nước đã tạo ra  thông tin hoặc có được thông tin trong quá trình hoạt động của mình. Về nguyên  tắc, tất cả các cơ quan nhà nước đều phải công khai thông tin, trừ một số trường  hợp ngoại lệ liên quan đến thông tin mật, thông tin thuộc trường hợp miễn trừ.  Hình thức và thủ tục công khai thông tin khá đa dạng, bao gồm: Thông báo  trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên trang thông tin điện tử, báo, tạp  chí, ấn phẩm, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, thông báo trong các cuộc họp.  Thông tin được nhà nước công khai thường là những thông tin có sẵn, do  cơ quan nắm giữ hoặc tạo ra, có liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích của công  dân mà pháp luật quy định nhà nước phải công bố công khai. Thông tin không  thuộc trường hợp nhà nước công khai là những thông tin này công dân không thể  tiếp nhận, bao gồm ba nhóm: thông tin không được cung cấp, thông tin chỉ được  cung cấp theo yêu cầu, và thông tin được cung cấp hạn chế.  Công khai, minh bạch thông tin không chỉ giúp đảm bảo quyền tiếp cận  thông tin của người dân mà còn góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của  các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường khả năng giám sát của xã hội với  hoạt động quản lý nhà nước; ngăn ngừa, giảm thiểu các sai phạm trong quản lý  nhà nước; phòng chống, tham ô, tham nhũng, lạm dụng quyền lực trong khu vực  hành chính công; tạo niềm tin của người dân với nền hành chính nhà nước. Công khai thông tin trong hoạt động tố tụng hành chính là trách nhiệm,  nghĩa vụ của các cơ quan tham gia tố tụng hành chính trong đó bao gồm cơ quan  tư pháp và cơ quan hành chính. Trong đó, đối với tòa án hành chính, hoạt động  công khai thông tin phải được tuân thủ, thực hiện từ khâu thụ lý đến xét xử, ra phán quyết đối với vụ án hành chính. Với các cơ quan hành chính, công khai thông  tin phải được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức của cơ quan, trong  đó nội dung công khai, hình thức, phương tiện công khai tuân thủ theo các quy  định của pháp luật. Quyền tiếp nhận thông tin từ các chủ thể khác và Tòa án trong tố tụng hành  chính là quyền cơ bản của đương sự diễn ra trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử  vụ án. Nội hàm của quyền này chính là quyền được biết, sao chép lại các tài liệu,  chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trong nội dung này  còn phải kể đến quyền sử dụng các tài liệu, chứng cứ đó. Đây là những tài liệu giúp  cho đương sự có thể chuẩn bị tốt nhất phương án giải quyết với tình huống của  mình nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Quyền tiếp nhận thông tin từ đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu  thập của đương sự đó là quyền được biết, ghi chép, sao chụp và sử dụng tài liệu,  chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng  cứ không được công khai. Như vậy, đương sự khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp  tài liệu, chứng cứ thì phải làm đơn gửi Tòa án, người có thẩm quyền. Nếu trực  tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ thì  họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án và nêu rõ những tài liệu,  chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, lý do yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ; họ  tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ  tài liệu, chứng cứ cần cung cấp. Theo tác giả: Nguyễn Trung ThànhLink tài liệu đính kèm: https://docs.google.com/document/d/1eZqltaXNAVN57j-tzhQ1k8ZKKNdnmZaa/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true