0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6485929f815db-cơ-chế-đảm-bảo-quyền-tiếp-cận-TT-trong-TTHC.jpeg.webp

CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1.Tòa hành chính 

Đối với việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính  phải kể đến hoạt động hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ bên nắm giữ thông tin thông  qua hệ thống Tòa án nhân dân, trong đó có Tòa hành chính. 

Tòa án hành chính là Tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân  có nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.  Tòa chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Tòa án nhân dân cấp  cao đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.  

Tòa án hành chính thực hiện chức năng tố tụng hành chính nhằm bảo đảm  quyền của các đương sự trong đó có quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm các  quyền này được thực hiện căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của tòa án; Căn cứ  vào tính độc lập của Tòa án; Căn cứ vào việc áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp  luật của Tòa án trong tố tụng hành chính. 

Tòa hành chính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tiếp cận  thông tin trong tố tụng hành chính bằng cách bảo đảm cho các bên tiếp cận thông  tin mà tòa nắm giữ trong vụ án hành chính cũng như hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ  các bên liên quan trong vụ án hành chính. Việc hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ các  bên liên quan trong vụ án hành chính được thể hiện thông qua việc giúp đỡ, tạo  điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ từ các nguồn  khác nhau. Trong những trường hợp nhất định, Tòa hành chính áp dụng các biện  pháp cần thiết để tạo điều kiện cho đương sự được thực hiện quyền tiếp cận các  tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính như: yêu cầu các cơ quan nhà  nước cung cấp các hồ sơ, chứng cứ mà đương sự không tiếp cận được để đảm bảo  tính dân chủ, tính minh bạch, chính xác, làm căn cứ giải quyết vụ án hành chính. 

2.  Viện kiểm sát 

Theo quy định của Hiến pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao  chức năng quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.  Thông qua thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm, vai trò  quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân  nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng. Trong các vụ án hành chính, Viện  kiểm sát kiểm sát các vụ án từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án,  tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật  trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án;... Thông qua việc thực hiện  chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa các thiếu sót, sai lầm  trong hoạt động xét xử nhằm bảo vệ quyền công dân, bảo đảm cho quyền tiếp cận  thông tin của đương sự được thực hiện, cụ thể: 

Đặc thù của khiếu kiện hành chính khi thụ lý, giải quyết cũng như khi thi  hành án hành chính là luôn có một bên đương sự là “cơ quan hành chính nhà nước  hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ  chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước”, do vậy, đối tượng bị kiện  cũng như đối tượng phải thi hành án hành chính là cơ quan nhà nước, công chức  nhà nước. Hiện nay, trong tố tụng hành chính, vấn đề trách nhiệm công vụ của  người bị kiện chưa được quy định đầy đủ, hợp lý dẫn đến việc bên bị kiện còn thiếu  hợp tác trong việc cung cấp thông tin mà họ nắm giữ. Do vậy, khi kiểm sát việc  giải quyết vụ án hành chính, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp cần kiểm sát hoạt  động tố tụng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khởi kiện trong  tiếp cận thông tin cần thiết trong tố tụng hành chính.  

3. Các tổ chức bổ trợ tư pháp 

Với góc độ bổ trợ cho hoạt động tố tụng nói chung và trong tố tụng hành  chính nói riêng thì bổ trợ tư pháp được hiểu một cách đơn giản là các hoạt  động của các tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm mục đích giúp cho cơ quan điều tra,  kiểm sát, xét xử thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo  vệ pháp luật và cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo tác giả: Nguyễn Trung Thành

Link tài liệu kèm theo: https://docs.google.com/document/d/1eZqltaXNAVN57j-tzhQ1k8ZKKNdnmZaa/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true

 

avatar
Đặng Quỳnh
328 ngày trước
CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH1.Tòa hành chính Đối với việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hành chính  phải kể đến hoạt động hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ bên nắm giữ thông tin thông  qua hệ thống Tòa án nhân dân, trong đó có Tòa hành chính. Tòa án hành chính là Tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân  có nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.  Tòa chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ Tòa án nhân dân cấp  cao đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.  Tòa án hành chính thực hiện chức năng tố tụng hành chính nhằm bảo đảm  quyền của các đương sự trong đó có quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm các  quyền này được thực hiện căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của tòa án; Căn cứ  vào tính độc lập của Tòa án; Căn cứ vào việc áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp  luật của Tòa án trong tố tụng hành chính. Tòa hành chính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tiếp cận  thông tin trong tố tụng hành chính bằng cách bảo đảm cho các bên tiếp cận thông  tin mà tòa nắm giữ trong vụ án hành chính cũng như hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ  các bên liên quan trong vụ án hành chính. Việc hỗ trợ tìm kiếm thông tin từ các  bên liên quan trong vụ án hành chính được thể hiện thông qua việc giúp đỡ, tạo  điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ từ các nguồn  khác nhau. Trong những trường hợp nhất định, Tòa hành chính áp dụng các biện  pháp cần thiết để tạo điều kiện cho đương sự được thực hiện quyền tiếp cận các  tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính như: yêu cầu các cơ quan nhà  nước cung cấp các hồ sơ, chứng cứ mà đương sự không tiếp cận được để đảm bảo  tính dân chủ, tính minh bạch, chính xác, làm căn cứ giải quyết vụ án hành chính. 2.  Viện kiểm sát Theo quy định của Hiến pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao  chức năng quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.  Thông qua thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm, vai trò  quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân  nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng. Trong các vụ án hành chính, Viện  kiểm sát kiểm sát các vụ án từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án,  tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật  trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án;... Thông qua việc thực hiện  chức năng này, Viện kiểm sát giúp Tòa án kịp thời sửa chữa các thiếu sót, sai lầm  trong hoạt động xét xử nhằm bảo vệ quyền công dân, bảo đảm cho quyền tiếp cận  thông tin của đương sự được thực hiện, cụ thể: Đặc thù của khiếu kiện hành chính khi thụ lý, giải quyết cũng như khi thi  hành án hành chính là luôn có một bên đương sự là “cơ quan hành chính nhà nước  hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ  chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước”, do vậy, đối tượng bị kiện  cũng như đối tượng phải thi hành án hành chính là cơ quan nhà nước, công chức  nhà nước. Hiện nay, trong tố tụng hành chính, vấn đề trách nhiệm công vụ của  người bị kiện chưa được quy định đầy đủ, hợp lý dẫn đến việc bên bị kiện còn thiếu  hợp tác trong việc cung cấp thông tin mà họ nắm giữ. Do vậy, khi kiểm sát việc  giải quyết vụ án hành chính, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp cần kiểm sát hoạt  động tố tụng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khởi kiện trong  tiếp cận thông tin cần thiết trong tố tụng hành chính.  3. Các tổ chức bổ trợ tư pháp Với góc độ bổ trợ cho hoạt động tố tụng nói chung và trong tố tụng hành  chính nói riêng thì bổ trợ tư pháp được hiểu một cách đơn giản là các hoạt  động của các tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm mục đích giúp cho cơ quan điều tra,  kiểm sát, xét xử thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo  vệ pháp luật và cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Theo tác giả: Nguyễn Trung ThànhLink tài liệu kèm theo: https://docs.google.com/document/d/1eZqltaXNAVN57j-tzhQ1k8ZKKNdnmZaa/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true