0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648597a97b3d1-CƠ-SỞ-LÝ-LUẬN-VỀ-HỢP-ĐỒNG-NHẬP-KHẨU-HÀNG-HOÁ.jpeg.webp

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mà chỉ có thể hiểu khái niệm này thông qua cách diễn giải theo luật. Để tìm hiểu về  khái niệm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, trước tiên phải hiểu nhập khẩu hàng hóa là  gì. Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng  hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm  trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp  luật”. Mặt khác, Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng  hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái  xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, nhập khẩu là một trong những  hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa về  bản chất chính là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc tìm hiểu về hợp  đồng nhập khẩu hàng hóa thực chất cũng là tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường nhưng đặc biệt do chứa đựng yếu tố quốc tế. Hiện nay chưa có một  khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Pháp luật của mỗi  nước có những quy định không giống nhau về yếu tố quốc tế trong hợp đồng. Vì  vậy, cần thiết phải làm rõ yếu tố quốc tế được quy định như thế nào trong hệ thống  pháp luật của Việt Nam trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật trên thế giới mà cụ  thể trong khuôn khổ của Luận văn này là CISG. 

Trước hết, cần làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng là  thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ  dân sự (theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Khái niệm này được hiểu khá thống  nhất bởi các hệ thống pháp luật khác nhau. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái  niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có giải thích về hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “mua bán hàng  hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền  sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán  cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, kết  hợp hai khái niệm trên có thể định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa là thoả thuận  giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa  cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Cách hiểu này cũng khá tương  đồng với cách hiểu của các quốc gia khác trên thế giới. 

Tuy nhiên, yếu tố quốc tế của hợp đồng lại được quy định không thống nhất giữa hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015 của  Việt Nam (khoản 2 Điều 663), hợp đồng (quan hệ dân sự) được coi là có yếu tố  nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau: các bên có quốc tịch khác nhau;  hợp đồng được ký kết, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt ở nước ngoài; đối tượng  của hợp đồng ở nước ngoài. Tuy nhiên, mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại  Điều 27 Luật thương mại 2005 lại được liệt kê dưới các hình thức xuất khẩu, nhập  khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, có thể hiểu  rằng tính “quốc tế” theo Luật thương mại được quy định hẹp hơn so với Bộ luật dân  sự 2015, thể hiện ở việc có sự dịch chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam  (biên giới hải quan). Quan điểm này khác so với quy định của CISG. Cụ thể, CISG  lại đưa ra tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng là địa điểm kinh doanh của  các chủ thể, theo đó, các bên trong hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại các quốc  gia khác nhau thì hợp đồng đó được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế  (Điều 1.1.a). 

Có thể thấy, cách quy định không thống nhất về tính quốc tế đối với hợp đồng  mua bán hàng hóa có thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều  chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 của Việt  Nam đã quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế  mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau  về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”. 

Do Việt Nam đã trở thành thành viên của CISG từ năm 2015 nên các quy định của  Công ước này phải được tuân thủ. 

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 

Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua  bán hàng hóa quốc tế, nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của một hợp đồng  thông thường, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng  hóa trong nước ở tính chất quốc tế. Cụ thể như sau: 

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng  

Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là người mua và người bán (thường  là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác  nhau. Nếu một bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở nào có mối quan hệ  chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được xem là trụ  sở của bên đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường  xuyên của họ để xác định tính quốc tế của hợp đồng (theo Điều 10 CISG). 

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì chủ thể được phép  kinh doanh xuất nhập khẩu là các thương nhân. Thương nhân theo Mục 1 Điều 6  Luật Thương mại 2005 “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân  hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.  Như vậy, phạm vi chủ thể được phép kinh doanh nhập khẩu rất rộng, bao gồm hầu  hết các thành phần kinh tế trong nước. Có thể nói, tất cả các tổ chức, cá nhân có  đăng ký kinh doanh đều được thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng  

Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa, theo quy  định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động  sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.  Còn theo quy định tại Điều 2 của CISG thì hàng hóa không bao gồm tàu thuỷ, máy  bay, điện năng, các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, các chứng từ lưu thông hoặc  tiền tệ… 

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mặt hàng được phép kinh doanh  xuất nhập khẩu, các thương nhân có thể nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa nào, thậm  chí cả những mặt hàng không thuộc ngành, nghề đăng ký kinh doanh, tuy nhiên,  “trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” theo quy định tại  Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Nghĩa là phạm vi các mặt hàng được phép nhập khẩu  cũng rất rộng, chỉ loại trừ những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật. Danh  mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định cụ thể tại mục II, Phụ lục 1, Nghị định  số 69/2018/NĐ-CP. Theo đó, một số hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn  dược, vật liệu nổ, pháo các loại, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử  dụng, một số loại hoá chất … 

Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì hàng hóa hầu hết sẽ có sự dịch chuyển từ  nước người bán sang nước người mua (qua biên giới quốc gia) hoặc được đưa vào  khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng  (theo Điều 28 Luật thương mại 2005), chẳng hạn như khu chế xuất.  

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng  

Tại Việt Nam, mặc dù một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói,  văn bản hoặc hành vi cụ thể (theo Khoản 1 Điều 119, Bộ luật Dân sự), nhưng riêng  đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải được thể hiện dưới hình thức  văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo Khoản 2 Điều 27  Luật Thương mại). 

Theo Điều 11 CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải được thể  hiện bằng văn bản mà có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân  chứng. Tuy nhiên, Điều 12 của CISG lại cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo  lưu quy định về hình thức hợp đồng và Việt Nam đã thực hiện quyền bảo lưu này, do  đó, khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp luật Việt  Nam, thì hợp đồng vẫn phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức  khác có giá trị pháp lý tương đương theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại nói trên. 

Thứ tư, về đồng tiền thanh toán

Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước có đồng tiền thanh toán chỉ  là đồng nội tệ, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường là  ngoại tệ đối với ít nhất một bên.  

1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 

Cả CISG và Luật Thương mại 2005 đều không có quy định cụ thể về nội dung  của hợp đồng hay các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.  

Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 có quy định về nội dung của hợp đồng tại Điều  398, theo đó, nội dung hợp đồng có thể bao gồm đối tượng hợp đồng, quyền và  nghĩa vụ của các bên, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh  toán, thời hạn giao hàng, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do  vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp... Tuy nhiên, các nội dung này là không bắt buộc và các bên có quyền thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng  (Khoản 1 Điều 398 BLDS 2015). Điều này dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự  do ý chí, tự do thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, việc tự do  thoả thuận cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như các bên không xem xét kỹ tất cả  các nội dung trong hợp đồng dẫn đến thiếu sót những điều khoản quan trọng hoặc  sai sót trong một số nội dung. 

Theo tác giả: Ngô Thị Thu Hồng

Link tài liệu đính kèm: https://docs.google.com/document/d/17s66deukCAUO73T4YTz_wh17NFYrXl7m/edit?rtpof=true

 

 

 

 

avatar
Đặng Quỳnh
588 ngày trước
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mà chỉ có thể hiểu khái niệm này thông qua cách diễn giải theo luật. Để tìm hiểu về  khái niệm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, trước tiên phải hiểu nhập khẩu hàng hóa là  gì. Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng  hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm  trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp  luật”. Mặt khác, Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng  hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái  xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, nhập khẩu là một trong những  hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa về  bản chất chính là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc tìm hiểu về hợp  đồng nhập khẩu hàng hóa thực chất cũng là tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường nhưng đặc biệt do chứa đựng yếu tố quốc tế. Hiện nay chưa có một  khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Pháp luật của mỗi  nước có những quy định không giống nhau về yếu tố quốc tế trong hợp đồng. Vì  vậy, cần thiết phải làm rõ yếu tố quốc tế được quy định như thế nào trong hệ thống  pháp luật của Việt Nam trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật trên thế giới mà cụ  thể trong khuôn khổ của Luận văn này là CISG. Trước hết, cần làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng là  thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ  dân sự (theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Khái niệm này được hiểu khá thống  nhất bởi các hệ thống pháp luật khác nhau. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái  niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có giải thích về hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “mua bán hàng  hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền  sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán  cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, kết  hợp hai khái niệm trên có thể định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa là thoả thuận  giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa  cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Cách hiểu này cũng khá tương  đồng với cách hiểu của các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, yếu tố quốc tế của hợp đồng lại được quy định không thống nhất giữa hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015 của  Việt Nam (khoản 2 Điều 663), hợp đồng (quan hệ dân sự) được coi là có yếu tố  nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau: các bên có quốc tịch khác nhau;  hợp đồng được ký kết, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt ở nước ngoài; đối tượng  của hợp đồng ở nước ngoài. Tuy nhiên, mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại  Điều 27 Luật thương mại 2005 lại được liệt kê dưới các hình thức xuất khẩu, nhập  khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, có thể hiểu  rằng tính “quốc tế” theo Luật thương mại được quy định hẹp hơn so với Bộ luật dân  sự 2015, thể hiện ở việc có sự dịch chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam  (biên giới hải quan). Quan điểm này khác so với quy định của CISG. Cụ thể, CISG  lại đưa ra tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng là địa điểm kinh doanh của  các chủ thể, theo đó, các bên trong hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại các quốc  gia khác nhau thì hợp đồng đó được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế  (Điều 1.1.a). Có thể thấy, cách quy định không thống nhất về tính quốc tế đối với hợp đồng  mua bán hàng hóa có thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều  chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 của Việt  Nam đã quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế  mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau  về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”. Do Việt Nam đã trở thành thành viên của CISG từ năm 2015 nên các quy định của  Công ước này phải được tuân thủ. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua  bán hàng hóa quốc tế, nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của một hợp đồng  thông thường, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng  hóa trong nước ở tính chất quốc tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng  Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là người mua và người bán (thường  là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác  nhau. Nếu một bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở nào có mối quan hệ  chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được xem là trụ  sở của bên đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường  xuyên của họ để xác định tính quốc tế của hợp đồng (theo Điều 10 CISG). Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì chủ thể được phép  kinh doanh xuất nhập khẩu là các thương nhân. Thương nhân theo Mục 1 Điều 6  Luật Thương mại 2005 “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân  hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.  Như vậy, phạm vi chủ thể được phép kinh doanh nhập khẩu rất rộng, bao gồm hầu  hết các thành phần kinh tế trong nước. Có thể nói, tất cả các tổ chức, cá nhân có  đăng ký kinh doanh đều được thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng  Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa, theo quy  định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động  sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.  Còn theo quy định tại Điều 2 của CISG thì hàng hóa không bao gồm tàu thuỷ, máy  bay, điện năng, các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, các chứng từ lưu thông hoặc  tiền tệ… Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mặt hàng được phép kinh doanh  xuất nhập khẩu, các thương nhân có thể nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa nào, thậm  chí cả những mặt hàng không thuộc ngành, nghề đăng ký kinh doanh, tuy nhiên,  “trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” theo quy định tại  Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Nghĩa là phạm vi các mặt hàng được phép nhập khẩu  cũng rất rộng, chỉ loại trừ những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật. Danh  mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định cụ thể tại mục II, Phụ lục 1, Nghị định  số 69/2018/NĐ-CP. Theo đó, một số hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn  dược, vật liệu nổ, pháo các loại, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử  dụng, một số loại hoá chất … Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì hàng hóa hầu hết sẽ có sự dịch chuyển từ  nước người bán sang nước người mua (qua biên giới quốc gia) hoặc được đưa vào  khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng  (theo Điều 28 Luật thương mại 2005), chẳng hạn như khu chế xuất.  Thứ ba, về hình thức của hợp đồng  Tại Việt Nam, mặc dù một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói,  văn bản hoặc hành vi cụ thể (theo Khoản 1 Điều 119, Bộ luật Dân sự), nhưng riêng  đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải được thể hiện dưới hình thức  văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo Khoản 2 Điều 27  Luật Thương mại). Theo Điều 11 CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải được thể  hiện bằng văn bản mà có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân  chứng. Tuy nhiên, Điều 12 của CISG lại cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo  lưu quy định về hình thức hợp đồng và Việt Nam đã thực hiện quyền bảo lưu này, do  đó, khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp luật Việt  Nam, thì hợp đồng vẫn phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức  khác có giá trị pháp lý tương đương theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại nói trên. Thứ tư, về đồng tiền thanh toánKhác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước có đồng tiền thanh toán chỉ  là đồng nội tệ, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường là  ngoại tệ đối với ít nhất một bên.  1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Cả CISG và Luật Thương mại 2005 đều không có quy định cụ thể về nội dung  của hợp đồng hay các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.  Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 có quy định về nội dung của hợp đồng tại Điều  398, theo đó, nội dung hợp đồng có thể bao gồm đối tượng hợp đồng, quyền và  nghĩa vụ của các bên, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh  toán, thời hạn giao hàng, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do  vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp... Tuy nhiên, các nội dung này là không bắt buộc và các bên có quyền thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng  (Khoản 1 Điều 398 BLDS 2015). Điều này dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự  do ý chí, tự do thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, việc tự do  thoả thuận cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như các bên không xem xét kỹ tất cả  các nội dung trong hợp đồng dẫn đến thiếu sót những điều khoản quan trọng hoặc  sai sót trong một số nội dung. Theo tác giả: Ngô Thị Thu HồngLink tài liệu đính kèm: https://docs.google.com/document/d/17s66deukCAUO73T4YTz_wh17NFYrXl7m/edit?rtpof=true