0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64869b319c5bd-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU-CÔNG-NGHIỆP-ĐỐI-VỚI-NHÃN-HIỆU-TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.jpg.webp

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), thì nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh khác'. Có thể nói, nhãn hiệu chính là giải pháp giúp người tiêu dùng nhận diện được chính sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất.

Ở Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 – sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như: (i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đỏ, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mẫu sắc; (ii) Có khả năng phân biệt hàng hoả, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác (Điều 72 Luật Sở. hữu trí tuệ).

1.1. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tuệ

Có ba cơ sở triết học về bảo hộ quyền sở hữu trí (SHTT) thường được nhắc đến là quan điểm về quyền tự nhiên (của John Locke), quyền tự do sáng tạo (của Emmanual Kant và George Hegel) và quan điểm vị lợi coi quyền SHTT là phương tiện (utilitarianism của Jeremy Bentham). Quan điểm vị lợi hay còn gọi là chủ nghĩa công lợi, chủ nghĩa này cho rằng hành động tốt nhất là hành động đạt được một cách cao nhất những gì được cho là hữu ích. Gắn với quyền SHTT, quan điểm vị lợi cho rằng quyền SHTT là phương tiện giúp cân bằng một mặt là nhu cầu sáng tạo cá nhân, mặt khác là nhu cầu phổ biến thông tin và tiếp cận thông tin. Quan điểm này hiện nay đang được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ (Mỹ, Anh, Pháp...) và ở cả Việt Nam, khi xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Cách tiếp cận này được tác giả cho là hợp lý, khi xem xét việc bảo hộ quyền SHTT cần nhìn trong tổng thể mối quan hệ lợi ích của chủ thể quyền sở hữu với lợi ích của toàn xã hội. Như vậy, dưới góc độ triết học, việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với nhãn hiệu nói riêng, là bảo hộ thành quả sự đầu tư (trí tuệ, của cải, công sức...) của các chủ thể quyền sở hữu đối với nhãn hiệu để tạo nên sự nhận diện cho chính sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất. Dưới góc độ kinh tế học, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu giải quyết vấn đề mất cân bằng thông tin giữa người mua - người bán, bảo vệ lợi ích của chủ thể sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho người bán yên tâm đầu tư vào chất lượng và danh tiếng sản phẩm.

Hiện nay, khi nghiên cứu về bảo hộ nhãn hiệu có thể được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu bao gồm ba nội dung: (i) Trình tự và thủ tục xác lập quyền; (ii) Nội dung quyền của chủ sở hữu; (ii) Đề cập đến việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến việc bảo hộ nhãn hiệu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến trình tự và thủ tục xác lập quyền và nội dung quyền của chủ sở hữu. Vấn đề về xử lý các hành vi xâm phạm quyền, nằm trong nội dung của bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhân hiệu

Quyền sở hữu đem lại cho chủ sở hữu ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Quyền, SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là quyền đối với đối tượng vô hình, nên quyền năng chiếm hữu về mặt vật chất sẽ không thể có được. Quyền năng định đoạt phụ thuộc khá nhiều vào quyền năng sử dụng, có thể sử dụng nên có thể định đoạt, sử dụng thể nào thì việc định đoạt thường sẽ tương ứng. Điều này cho thấy, phân tích quyền năng sử dụng đối với quyền SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng cho phép hiểu đầy đủ và toàn diện nhất về bản chất sở hữu của quyền SHTT2. Như vậy, nội dung của quyền SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng bao gồm quyền năng sử dụng (thông qua các độc quyền sử dụng) và quyền định đoạt.

Thứ nhất, về quyền sử dụng nhãn hiệu: Đây được xem là một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn có quyền chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Điều này được hiểu rằng, trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu

nhãn hiệu có quyềnchuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác. Chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc họ có quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu.

Thứ hai, về quyền định đoạt nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu. Theo nội dung nảy, định đoạt quyền SHCN đối với nhãn hiệu được hiểu là việc dịch chuyển quyền SHCN từ một (hoặc nhiều) chủ thể này sang một (hoặc nhiều) chủ thể khác hoặc làm mất đi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền thế chấp, sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu để góp vốn kinh doanh, thành lập doanhnghiệp.

2.1. Mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và thương mại điện tử

Hiện nay, sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ góp phần đẩy nhanh vấn đề nhận diện nhãn hiệu của các doanh nghiệp khắp mọi nơi trên thế giới. Do vậy, để tận dụng tối ưu các giải pháp hữu ích của internet, các doanh nghiệp đã đưa vào các website - bộ mặt của công ty trên nền internet những dữ liệu động, hỗ trợ các giao dịch giữa người mua và người bán với mục đích cuối cùng là tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất. Chính điều này đã đặt ra vấn đề mới, cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong TMĐT, do người tiêu dùng cách xa về mặt địa lý, không gian so với nhà cung cấp sản phẩm hàng hỏa, nên việc in dấu một nhãn hiệu đã được biết đến trong trí nhớ người tiêu dùng là điều rất quan trọng. Với khoảng cách đó, khách hàng dường như không có cơ hội thiết lập tiếp xúc cá nhân với người bán và sản phẩm hoặc xem xét kỹ càng sản phẩm và dịch vụ trước khi mua chúng. Cho nên, việc lựa chọn sản phẩm dựa trên các nhãn hiệu có uy tín, hay đã được biết đến, dường như là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng:  thông thường có xu hướng trung thành với sản phẩm, hàng hóa gắn liền nhãn hiệu mình thường hay sử dụng (sự trung thành thương hiệu), thậm chí còn truyền miệng về sản phẩm nhân hiệu đó. Như vậy, với sự phát triển của TMĐT gắn liền với các mô hình kinh doanh ngày một sáng tạo, đồng nghĩa với việc ngày càng ghi dấu sự hiện diện của nhãn hiệu với vai trò chỉ dẫn thương mại, hướng dẫn người tiêu dùng đến nơi xuất xử, cung cấp hàng hóa sản phẩm đó. Điều này cho phép đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trongTMĐT, một mặt vừa khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng, mặt khác phải tính đến sự phát triển của TMĐT.  Bản chất của giải pháp quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là tạo ra khả năng kiểm soát theo luật định đối với việc phổ biến thông tin thông qua việc cấp các độc quyền pháp lý có giới hạn. Hệ thống quyền SHTT là phương tiện giúp cân bằng giữa một mặt là nhu cầu sáng chế và sáng tạo, mặt khác là nhu cầu phổ biến và tiếp cận thông tin. Với chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng, hệ thống nhãn hiệu là hình ảnh không thể thiếu trong quảng cáo truyền thông của doanh nghiệp. Trong khi đó, quyền SHTT liên quan đến chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu được phát triển với tư cách một giải pháp cho thất bại thị trường do thông tin bất cân xứng, vì thế có thể đồng tồn tại cùng cạnh tranh lành mạnh. Áp dụng các lý thuyết này trong môi trường TMĐT, tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận “trung dung” được ủng hộ bởi một lượng lớn các học giả cho rằng, trong môitrường kỹ thuật số, gắn với các hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến, bản chất và các nguyên lý của hệ thống SHTT vẫn không thay đổi nhưng cần có những điều chỉnh hợp lý để hệ thống này tận dụng được những cơ hội và đối phó được những thách thức mới mà công nghệđem lại và các điều chỉnh này phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia.

Việc các chủ thể của hoạt động TMĐT hiểu rõ và có trách nhiệm với việc bảo vệ quyền SHTT nổi chung, quyền SHCN của chủ sở hữu nhân hiệu nói riêng, góp phần không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng với sản phẩm hàng hóa dịch vụ, mà tạo niềm tin cho chính hoạt động mua bán cung ứng hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT. Qua đó, góp phần làm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, thúc đẩy sự sáng tạo các mô hình kinh doanh áp dụng công nghệ mới, nhất là trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, với xu hướng internet kết nối vạn vật. Thực tế hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thông qua các website của TMĐT. Do vậy, nếu chính các chủ thể cung cấp môi trường cho hoạt động TMĐT nói trên tuân thủ các chính sách về bảo vệ quyền SHTT, SHCN đối với nhãn hiệu của các chủ sở hữu, hợp tác với các chủ thể quyền trong việc loại bỏ việc xâm phạm nhãn hiệu hoặc Nhà nước có những biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi xâm phạm trên, thì sẽ thúc đẩy sự phát triển TMĐT một cách nhanh chóng.

Nói tóm lại, sự phát triển của TMĐT sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển, mở rộng khả năng nhận diện nhãn hiệu của doanh nghiệp, nhà sản xuất. Ngược lại, bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được thực hiện tốt trong TMĐT, thì lợi ích của chủ sở hữu được bảo vệ, niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng đối với hoạt động TMĐT được tăng cao và thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Tuy nhiên, để phát triển hài hòa cả TMĐT và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cần tính đến việc đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho cả hai vấn đề nói trên. Việc mở rộng và bảo vệ thái quá vấn đề nào cũng làm ảnh hưởng ngược lại đến sự tồn tại và phát triển của yếu tố còn lại. Nếu chú trọng phát triển TMĐT, không tính đến bảo vệ quyền SHTT, thì sẽ dẫn đến sự xâm phạm lợi ích của các chủ thể quyền, ảnh hưởng đến sự lao động sáng tạo của các chủ thể quyền SHTT, lợi ích người tiêu dùng. Nếu chi bảo vệ quyền SHTT, SHCN với nhãn hiệu, không tỉnh đến sự phổ cập và pháttriển thông tin, giao dịch điện tử, ảnh hưởng đến sáng tạo các mô hình giao dịch TMĐT, không khuyến khích sự phát triển của TMĐT, ảnh hưởng sự phát triển và tiến bộ xã hội, con người, Do vậy, cần nhìn nhận sự phát triển của TMĐT, sự ghi dấu và phát triển của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT là tất yếu và cần có sự bảo hộ của Nhà nước đối với cả hai vấn đề trên, sao cho vừa . thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyềnSHTT nói chung,SHCN đối với nhân hiệu nói riêng.

3. Những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu trong thương mại điện tử

3.1. Về đăng ký tên miền

Một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm là mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên miền (domain name).Một website được định vị trên internetbằng địa chỉ internet của mình. Bên cạnh chức năng là địa chỉ internet, các tên miền còn có chức năng xác định các doanh nghiệp hay các hàng hóa hoặc dịch vụ trên internce. Những đặc điểm này đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho tên miền. Để đảm bảo việc định vị sản phẩm thống nhất trong thế giới thực và thể giới ảo, các chủ sở hữu nhãn hiệu luôn có mong muốn là sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký của mình làm tên miền. Tuy nhiên, việc mở rộng quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu với các địa chỉ internet đường như sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước". Do vậy, vấn đề tranh chấp này sinh khi có người sửdụng, vận hành trang web có tên miền nhưng không phải là người sở hữu tên miền hoặc nhãn hiệu tương tự như tên miền. Lúc này, người đăng ký tên miền có thể chiếm giữa tên miền để trục lợi từ các chủ thể liên quan hoặc chiếm giữ tên miền để không cho đối thủ cạnh tranh đăng ký được hoặc sự dụng tên miền đó. Khi chiếm giữ tên miền, các chủ thể này còn có thể kết hợp xây dựng những nội dung bất lợi cho đối thủ cạnh tranh trong các thông tin là nội dung của trang web có địa chỉ tên miền đã đăng ký... Vì vậy, vấn đề cơ bản đặt ra với nhãn hiệu trong hoạt động đăng ký tên miền chính là cần phải xác định cơ chế pháp lý để bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi môi trường TMĐT, ngăn chặn vấn đề tranh chấp vi phạm nói trên. Những yếu tố này có thể là lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh thống nhất với nhãn hiệu và tên miền, vấn đề về mở rộng phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong môi trường ảo và thực. Theo quy định pháp luật quốc tế và pháp luật sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia, thì việc sử dụng một nhãn hiệu có thể là điều kiện để đăng ký hoặc là duy trì việc đăng ký. Vậy nếu như sử dụng nhãn hiệu này trong thương mại điện tử thì có thỏa mãn các yêu cầu đó hay không? Nếu thỏa mãn thì cần phải thêm những điều kiện nào, ngoại lệ nào? Các nhân hiệu đồng nhất hay tương tự có thể được sở hữu bởi những người khác nhau ở các nước riêng biệt. Do đó, việc sử dụng các nhãn hiệu như vậy trong TMĐT bởi một hay nhiều người sở hữu có thể dẫn đến xung đột. Như vậy, thì hệ thống đăng ký nhãn hiệu dựa trên lãnh thổ hiện nay có đủ thích hợp cho thị trường trực tuyến phi biên giới đang nổi lên hay không? Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu trong môi trường internetđặt ra như thế nào để vừa đảm bảo quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?

3.2. Vấn đề phát sinh trong thương mại điện tử liên quan đến việc cung cấp môi trường cho hoạt động thương mại điện tử

Liên quan đến việc cung cấp môi trường cho hoạt động TMĐT, có thể kể đến người môi giới điện tử. Người môi giới điện tử trong môi trường TMĐT (the digital middleman) có thể là một công ty hoặc một hãng viễn thông trên mạng internet, tạo ra một môi trường làm việc trên mạng (cửa hàng điện tử ảo, trang web quảng cáo...). Một số nhà môi giới điện tử lại hoạt động như là nhà đấu giá hay như một “chợ trời” nơi các nhà buôn đưa các quảng cáo hàng hóa lên và người mua đấu giá chúng. Đây là một trong nhóm chủ thể hiện đang tham gia hoạt động TMĐT, họ chính là các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT. Như vậy trong quá trình hoạt động TMĐT, chủ sở hữu website có thể chào bán bất kỳ hàng hóa dịch vụ nào, nếu như đó là các hàng hóa, xâm phạm nhân hiệu được chào bán rộng rãi trên các website đó, môi trường đó, ví dụ như bán hàng “fake”, hay bất kỳ hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể thứ ba khác, thì cơ chế bảo hộ pháp luật hiện nay quy định và giải quyết vấn đề trên như thế nào?

Tiếp nữa là những nhà cung cấp dịch vụ internet hay nhà cung cấp dịch vụ nối mạng (Internet Service Provider- ISP), chuyên cung cấp các giải pháp kết nối mạng toàn cầu cho các đơn vị tổ chức hay các cá nhân người dùng. Trên nền tảng công nghệ đó, trong thế giới ảo do các trung gian thương mại tạo nên, người bán và người mua sẽ tiến hành giao dịch với nhau qua hệ thống TMĐT. Tuy nhiên, đối với các hoạt động cung cấp môi trường TMĐT như trên (từ việc nhà cung cấp dịch vụ internet, chủ các website TMĐT, sàn TMĐT, chợ ảo...) khi có sự xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ ba đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, ngay trên chính môi trường TMĐT mà các chủ thể trên cung cấp, thì cơ chế trách nhiệm của các bên liên quan được xácđịnh như thế nào? Việc “vào cuộc” của các nhà cung cấp môi trường TMĐT về mặt pháp lý ra sao để tạo nên sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa sự phát triển của thông tin, của hoạt động TMĐT và việc bảo hộ thành quả lao động trí tuệ? Bởi lẽ, một mặt việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền SHCN với nhân hiệu nói riêng, chính là bảo hộ thành quả sáng tạo trí óc của con người thông qua các độc quyền của chủ sở hữu theo quy định, tuy nhiên, mặt khác nó cũng cần xem xét trên góc độ mở rộng khả năng tiếp cận thông tin để đảm bảo lợi ích của toàn xã hội.

Trong môi trường TMĐT, cho dù bản chất và nguyên lý của hệ thống SHTT vẫn không thay đổi, nhưng vẫn cần có những điều chỉnh hợp lý để hệ thống này tận dụng được những cơ hội và đối phó được những thách thức mới mà các tiến bộ công nghệ, kinh tế đem lại.

3.3. Các hoạt động maketing, quảng cáo trên internet có sự xuất hiện nhãn hiệu của bên thứ ba

Để quảng bả website, các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng lượng truy cập website thông qua kỹ thuậtsử dụng từ khóa (keyword). Việc sử dụng các cỗ máy tìm kiếm, hay các dịch vụ dẫn chiếu như Google, Yahoo để định vị thông tin bằng cách gỗ một thuật ngữ hoặc một từ vào thanh công cụ tìm kiếm trở thành một hoạt động phổ biến của người sử dụnginternet hiện nay.

Khi chúng ta dùng các từ khóa để nhập vào các công cụ tìm kiểm, sẽ dễ dàng tìm thấy các kết quả hiện thị là các trang web mà chúng ta muốn hưởng đến. Việc tìm kiếm như vậy thường đem đến hai loại kết quả: Thứ nhất là, danh sách kết quả “tự nhiên” được hiện lên khi ta sử dụng từ khóa; thử hai là một danh sách dưới tiêu đề “Các liên kết được tài trợ", hay các quảng cáo có liên quan đến từ khóa đó. Các liên kết được tài trợ xuất hiện khi doanh nghiệp trả tiền, hay mua chính từ khóa tìm kiển đó cho các công ty hỗ trợ quảng cáo. Liên kết được tài trợ này, sẽ giúp người tìm kiếm kết nối với website của các công ty trả tiền cho việc kết nối đó. Vấn đề liên quan đến nhãn hiệu trong quảng cáo từ khóa sẽ nảy sinh khi một doanh nghiệp trả phí cho các công ty nhận quảng cáo, để mua các từ khóa, là chính các nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu nổi tiếng của bên thứ ba. Như vậy, hành vi mua nhãn hiệu của một bên thứ ba dưới dạng từ khóa quảng cáo từ nhà quảng cáo, có thuộc phạm vi độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hay không? Hay nói cách khác, vấn đề mở rộng phạm vi nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trongTMĐT đến mức độ nào?

Bản chất của pháp luật về SHTT là tạo ra những khả năng kiểm soát theo luật định đối với việc phổ biến thông qua việc cấp các độc quyền pháp lý có giới hạn. Với các chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng và cải thiệnviệc truyền thông,nhãn hiệu giúp giảm chi phi tìm kiếm của người tiêu dùng, giúp giảm chi phí quảng cáo cho chủ sở hữu. Tuy nhiên,trước sự phát triển như vũ bão của internetvà TMĐT đã tạo ra nhiều tháchthức đối với các nguyên tắc nền tảng của quyền SHTT. Trong đó, bên cạnh việc có hay không việc mở rộng quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT đối với các chủ sở hữu, có các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT cần đặt ra là: (i) Xác định phương thức tiếp cận phù hợp đối với các đối tượng mới xuất hiện trong TMĐT; (ii) Xác định phạm vi độc quyền của quyền SHTT đối với các hành vi sử dụng, khai thác trong TMĐT; (ii) Cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp môi trường cho TMĐT khi có hành vi xâm phạm nhân hiệu. Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, cần có các nghiên cứu chuyên sâu về việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT.

Theo: ThS.TRẦN THỊ THANH HUYỀN

Link tài liệu: https://docs.google.com/document/d/153XqVcUmlfUfmw4MTvXqWzuGfbfUO3fa/edit?rtpof=true

 

 

 

avatar
Đặng Quỳnh
587 ngày trước
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuTheo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), thì nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh khác'. Có thể nói, nhãn hiệu chính là giải pháp giúp người tiêu dùng nhận diện được chính sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất.Ở Việt Nam, theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 – sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện như: (i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đỏ, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mẫu sắc; (ii) Có khả năng phân biệt hàng hoả, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác (Điều 72 Luật Sở. hữu trí tuệ).1.1. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tuệCó ba cơ sở triết học về bảo hộ quyền sở hữu trí (SHTT) thường được nhắc đến là quan điểm về quyền tự nhiên (của John Locke), quyền tự do sáng tạo (của Emmanual Kant và George Hegel) và quan điểm vị lợi coi quyền SHTT là phương tiện (utilitarianism của Jeremy Bentham). Quan điểm vị lợi hay còn gọi là chủ nghĩa công lợi, chủ nghĩa này cho rằng hành động tốt nhất là hành động đạt được một cách cao nhất những gì được cho là hữu ích. Gắn với quyền SHTT, quan điểm vị lợi cho rằng quyền SHTT là phương tiện giúp cân bằng một mặt là nhu cầu sáng tạo cá nhân, mặt khác là nhu cầu phổ biến thông tin và tiếp cận thông tin. Quan điểm này hiện nay đang được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ (Mỹ, Anh, Pháp...) và ở cả Việt Nam, khi xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Cách tiếp cận này được tác giả cho là hợp lý, khi xem xét việc bảo hộ quyền SHTT cần nhìn trong tổng thể mối quan hệ lợi ích của chủ thể quyền sở hữu với lợi ích của toàn xã hội. Như vậy, dưới góc độ triết học, việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với nhãn hiệu nói riêng, là bảo hộ thành quả sự đầu tư (trí tuệ, của cải, công sức...) của các chủ thể quyền sở hữu đối với nhãn hiệu để tạo nên sự nhận diện cho chính sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất. Dưới góc độ kinh tế học, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu giải quyết vấn đề mất cân bằng thông tin giữa người mua - người bán, bảo vệ lợi ích của chủ thể sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho người bán yên tâm đầu tư vào chất lượng và danh tiếng sản phẩm.Hiện nay, khi nghiên cứu về bảo hộ nhãn hiệu có thể được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu bao gồm ba nội dung: (i) Trình tự và thủ tục xác lập quyền; (ii) Nội dung quyền của chủ sở hữu; (ii) Đề cập đến việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến việc bảo hộ nhãn hiệu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những vấn đề liên quan đến trình tự và thủ tục xác lập quyền và nội dung quyền của chủ sở hữu. Vấn đề về xử lý các hành vi xâm phạm quyền, nằm trong nội dung của bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhân hiệuQuyền sở hữu đem lại cho chủ sở hữu ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Quyền, SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là quyền đối với đối tượng vô hình, nên quyền năng chiếm hữu về mặt vật chất sẽ không thể có được. Quyền năng định đoạt phụ thuộc khá nhiều vào quyền năng sử dụng, có thể sử dụng nên có thể định đoạt, sử dụng thể nào thì việc định đoạt thường sẽ tương ứng. Điều này cho thấy, phân tích quyền năng sử dụng đối với quyền SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng cho phép hiểu đầy đủ và toàn diện nhất về bản chất sở hữu của quyền SHTT2. Như vậy, nội dung của quyền SHTT nói chung, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng bao gồm quyền năng sử dụng (thông qua các độc quyền sử dụng) và quyền định đoạt.Thứ nhất, về quyền sử dụng nhãn hiệu: Đây được xem là một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn có quyền chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Điều này được hiểu rằng, trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữunhãn hiệu có quyềnchuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác. Chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc họ có quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu.Thứ hai, về quyền định đoạt nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu. Theo nội dung nảy, định đoạt quyền SHCN đối với nhãn hiệu được hiểu là việc dịch chuyển quyền SHCN từ một (hoặc nhiều) chủ thể này sang một (hoặc nhiều) chủ thể khác hoặc làm mất đi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên cạnh đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền thế chấp, sử dụng quyền SHCN đối với nhãn hiệu để góp vốn kinh doanh, thành lập doanhnghiệp.2.1. Mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và thương mại điện tửHiện nay, sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ góp phần đẩy nhanh vấn đề nhận diện nhãn hiệu của các doanh nghiệp khắp mọi nơi trên thế giới. Do vậy, để tận dụng tối ưu các giải pháp hữu ích của internet, các doanh nghiệp đã đưa vào các website - bộ mặt của công ty trên nền internet những dữ liệu động, hỗ trợ các giao dịch giữa người mua và người bán với mục đích cuối cùng là tối ưu hóa lợi nhuận tốt nhất. Chính điều này đã đặt ra vấn đề mới, cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong TMĐT, do người tiêu dùng cách xa về mặt địa lý, không gian so với nhà cung cấp sản phẩm hàng hỏa, nên việc in dấu một nhãn hiệu đã được biết đến trong trí nhớ người tiêu dùng là điều rất quan trọng. Với khoảng cách đó, khách hàng dường như không có cơ hội thiết lập tiếp xúc cá nhân với người bán và sản phẩm hoặc xem xét kỹ càng sản phẩm và dịch vụ trước khi mua chúng. Cho nên, việc lựa chọn sản phẩm dựa trên các nhãn hiệu có uy tín, hay đã được biết đến, dường như là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng:  thông thường có xu hướng trung thành với sản phẩm, hàng hóa gắn liền nhãn hiệu mình thường hay sử dụng (sự trung thành thương hiệu), thậm chí còn truyền miệng về sản phẩm nhân hiệu đó. Như vậy, với sự phát triển của TMĐT gắn liền với các mô hình kinh doanh ngày một sáng tạo, đồng nghĩa với việc ngày càng ghi dấu sự hiện diện của nhãn hiệu với vai trò chỉ dẫn thương mại, hướng dẫn người tiêu dùng đến nơi xuất xử, cung cấp hàng hóa sản phẩm đó. Điều này cho phép đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trongTMĐT, một mặt vừa khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng, mặt khác phải tính đến sự phát triển của TMĐT.  Bản chất của giải pháp quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là tạo ra khả năng kiểm soát theo luật định đối với việc phổ biến thông tin thông qua việc cấp các độc quyền pháp lý có giới hạn. Hệ thống quyền SHTT là phương tiện giúp cân bằng giữa một mặt là nhu cầu sáng chế và sáng tạo, mặt khác là nhu cầu phổ biến và tiếp cận thông tin. Với chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng, hệ thống nhãn hiệu là hình ảnh không thể thiếu trong quảng cáo truyền thông của doanh nghiệp. Trong khi đó, quyền SHTT liên quan đến chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu được phát triển với tư cách một giải pháp cho thất bại thị trường do thông tin bất cân xứng, vì thế có thể đồng tồn tại cùng cạnh tranh lành mạnh. Áp dụng các lý thuyết này trong môi trường TMĐT, tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận “trung dung” được ủng hộ bởi một lượng lớn các học giả cho rằng, trong môitrường kỹ thuật số, gắn với các hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến, bản chất và các nguyên lý của hệ thống SHTT vẫn không thay đổi nhưng cần có những điều chỉnh hợp lý để hệ thống này tận dụng được những cơ hội và đối phó được những thách thức mới mà công nghệđem lại và các điều chỉnh này phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia.Việc các chủ thể của hoạt động TMĐT hiểu rõ và có trách nhiệm với việc bảo vệ quyền SHTT nổi chung, quyền SHCN của chủ sở hữu nhân hiệu nói riêng, góp phần không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng với sản phẩm hàng hóa dịch vụ, mà tạo niềm tin cho chính hoạt động mua bán cung ứng hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT. Qua đó, góp phần làm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, thúc đẩy sự sáng tạo các mô hình kinh doanh áp dụng công nghệ mới, nhất là trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, với xu hướng internet kết nối vạn vật. Thực tế hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thông qua các website của TMĐT. Do vậy, nếu chính các chủ thể cung cấp môi trường cho hoạt động TMĐT nói trên tuân thủ các chính sách về bảo vệ quyền SHTT, SHCN đối với nhãn hiệu của các chủ sở hữu, hợp tác với các chủ thể quyền trong việc loại bỏ việc xâm phạm nhãn hiệu hoặc Nhà nước có những biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi xâm phạm trên, thì sẽ thúc đẩy sự phát triển TMĐT một cách nhanh chóng.Nói tóm lại, sự phát triển của TMĐT sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển, mở rộng khả năng nhận diện nhãn hiệu của doanh nghiệp, nhà sản xuất. Ngược lại, bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được thực hiện tốt trong TMĐT, thì lợi ích của chủ sở hữu được bảo vệ, niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng đối với hoạt động TMĐT được tăng cao và thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Tuy nhiên, để phát triển hài hòa cả TMĐT và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cần tính đến việc đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho cả hai vấn đề nói trên. Việc mở rộng và bảo vệ thái quá vấn đề nào cũng làm ảnh hưởng ngược lại đến sự tồn tại và phát triển của yếu tố còn lại. Nếu chú trọng phát triển TMĐT, không tính đến bảo vệ quyền SHTT, thì sẽ dẫn đến sự xâm phạm lợi ích của các chủ thể quyền, ảnh hưởng đến sự lao động sáng tạo của các chủ thể quyền SHTT, lợi ích người tiêu dùng. Nếu chi bảo vệ quyền SHTT, SHCN với nhãn hiệu, không tỉnh đến sự phổ cập và pháttriển thông tin, giao dịch điện tử, ảnh hưởng đến sáng tạo các mô hình giao dịch TMĐT, không khuyến khích sự phát triển của TMĐT, ảnh hưởng sự phát triển và tiến bộ xã hội, con người, Do vậy, cần nhìn nhận sự phát triển của TMĐT, sự ghi dấu và phát triển của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT là tất yếu và cần có sự bảo hộ của Nhà nước đối với cả hai vấn đề trên, sao cho vừa . thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyềnSHTT nói chung,SHCN đối với nhân hiệu nói riêng.3. Những vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu trong thương mại điện tử3.1. Về đăng ký tên miềnMột vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm là mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên miền (domain name).Một website được định vị trên internetbằng địa chỉ internet của mình. Bên cạnh chức năng là địa chỉ internet, các tên miền còn có chức năng xác định các doanh nghiệp hay các hàng hóa hoặc dịch vụ trên internce. Những đặc điểm này đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho tên miền. Để đảm bảo việc định vị sản phẩm thống nhất trong thế giới thực và thể giới ảo, các chủ sở hữu nhãn hiệu luôn có mong muốn là sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký của mình làm tên miền. Tuy nhiên, việc mở rộng quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu với các địa chỉ internet đường như sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “đăng ký trước, xét cấp trước". Do vậy, vấn đề tranh chấp này sinh khi có người sửdụng, vận hành trang web có tên miền nhưng không phải là người sở hữu tên miền hoặc nhãn hiệu tương tự như tên miền. Lúc này, người đăng ký tên miền có thể chiếm giữa tên miền để trục lợi từ các chủ thể liên quan hoặc chiếm giữ tên miền để không cho đối thủ cạnh tranh đăng ký được hoặc sự dụng tên miền đó. Khi chiếm giữ tên miền, các chủ thể này còn có thể kết hợp xây dựng những nội dung bất lợi cho đối thủ cạnh tranh trong các thông tin là nội dung của trang web có địa chỉ tên miền đã đăng ký... Vì vậy, vấn đề cơ bản đặt ra với nhãn hiệu trong hoạt động đăng ký tên miền chính là cần phải xác định cơ chế pháp lý để bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi môi trường TMĐT, ngăn chặn vấn đề tranh chấp vi phạm nói trên. Những yếu tố này có thể là lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh thống nhất với nhãn hiệu và tên miền, vấn đề về mở rộng phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong môi trường ảo và thực. Theo quy định pháp luật quốc tế và pháp luật sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia, thì việc sử dụng một nhãn hiệu có thể là điều kiện để đăng ký hoặc là duy trì việc đăng ký. Vậy nếu như sử dụng nhãn hiệu này trong thương mại điện tử thì có thỏa mãn các yêu cầu đó hay không? Nếu thỏa mãn thì cần phải thêm những điều kiện nào, ngoại lệ nào? Các nhân hiệu đồng nhất hay tương tự có thể được sở hữu bởi những người khác nhau ở các nước riêng biệt. Do đó, việc sử dụng các nhãn hiệu như vậy trong TMĐT bởi một hay nhiều người sở hữu có thể dẫn đến xung đột. Như vậy, thì hệ thống đăng ký nhãn hiệu dựa trên lãnh thổ hiện nay có đủ thích hợp cho thị trường trực tuyến phi biên giới đang nổi lên hay không? Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu trong môi trường internetđặt ra như thế nào để vừa đảm bảo quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?3.2. Vấn đề phát sinh trong thương mại điện tử liên quan đến việc cung cấp môi trường cho hoạt động thương mại điện tửLiên quan đến việc cung cấp môi trường cho hoạt động TMĐT, có thể kể đến người môi giới điện tử. Người môi giới điện tử trong môi trường TMĐT (the digital middleman) có thể là một công ty hoặc một hãng viễn thông trên mạng internet, tạo ra một môi trường làm việc trên mạng (cửa hàng điện tử ảo, trang web quảng cáo...). Một số nhà môi giới điện tử lại hoạt động như là nhà đấu giá hay như một “chợ trời” nơi các nhà buôn đưa các quảng cáo hàng hóa lên và người mua đấu giá chúng. Đây là một trong nhóm chủ thể hiện đang tham gia hoạt động TMĐT, họ chính là các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT. Như vậy trong quá trình hoạt động TMĐT, chủ sở hữu website có thể chào bán bất kỳ hàng hóa dịch vụ nào, nếu như đó là các hàng hóa, xâm phạm nhân hiệu được chào bán rộng rãi trên các website đó, môi trường đó, ví dụ như bán hàng “fake”, hay bất kỳ hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể thứ ba khác, thì cơ chế bảo hộ pháp luật hiện nay quy định và giải quyết vấn đề trên như thế nào?Tiếp nữa là những nhà cung cấp dịch vụ internet hay nhà cung cấp dịch vụ nối mạng (Internet Service Provider- ISP), chuyên cung cấp các giải pháp kết nối mạng toàn cầu cho các đơn vị tổ chức hay các cá nhân người dùng. Trên nền tảng công nghệ đó, trong thế giới ảo do các trung gian thương mại tạo nên, người bán và người mua sẽ tiến hành giao dịch với nhau qua hệ thống TMĐT. Tuy nhiên, đối với các hoạt động cung cấp môi trường TMĐT như trên (từ việc nhà cung cấp dịch vụ internet, chủ các website TMĐT, sàn TMĐT, chợ ảo...) khi có sự xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ ba đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, ngay trên chính môi trường TMĐT mà các chủ thể trên cung cấp, thì cơ chế trách nhiệm của các bên liên quan được xácđịnh như thế nào? Việc “vào cuộc” của các nhà cung cấp môi trường TMĐT về mặt pháp lý ra sao để tạo nên sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa sự phát triển của thông tin, của hoạt động TMĐT và việc bảo hộ thành quả lao động trí tuệ? Bởi lẽ, một mặt việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền SHCN với nhân hiệu nói riêng, chính là bảo hộ thành quả sáng tạo trí óc của con người thông qua các độc quyền của chủ sở hữu theo quy định, tuy nhiên, mặt khác nó cũng cần xem xét trên góc độ mở rộng khả năng tiếp cận thông tin để đảm bảo lợi ích của toàn xã hội.Trong môi trường TMĐT, cho dù bản chất và nguyên lý của hệ thống SHTT vẫn không thay đổi, nhưng vẫn cần có những điều chỉnh hợp lý để hệ thống này tận dụng được những cơ hội và đối phó được những thách thức mới mà các tiến bộ công nghệ, kinh tế đem lại.3.3. Các hoạt động maketing, quảng cáo trên internet có sự xuất hiện nhãn hiệu của bên thứ baĐể quảng bả website, các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng lượng truy cập website thông qua kỹ thuậtsử dụng từ khóa (keyword). Việc sử dụng các cỗ máy tìm kiếm, hay các dịch vụ dẫn chiếu như Google, Yahoo để định vị thông tin bằng cách gỗ một thuật ngữ hoặc một từ vào thanh công cụ tìm kiếm trở thành một hoạt động phổ biến của người sử dụnginternet hiện nay.Khi chúng ta dùng các từ khóa để nhập vào các công cụ tìm kiểm, sẽ dễ dàng tìm thấy các kết quả hiện thị là các trang web mà chúng ta muốn hưởng đến. Việc tìm kiếm như vậy thường đem đến hai loại kết quả: Thứ nhất là, danh sách kết quả “tự nhiên” được hiện lên khi ta sử dụng từ khóa; thử hai là một danh sách dưới tiêu đề “Các liên kết được tài trợ", hay các quảng cáo có liên quan đến từ khóa đó. Các liên kết được tài trợ xuất hiện khi doanh nghiệp trả tiền, hay mua chính từ khóa tìm kiển đó cho các công ty hỗ trợ quảng cáo. Liên kết được tài trợ này, sẽ giúp người tìm kiếm kết nối với website của các công ty trả tiền cho việc kết nối đó. Vấn đề liên quan đến nhãn hiệu trong quảng cáo từ khóa sẽ nảy sinh khi một doanh nghiệp trả phí cho các công ty nhận quảng cáo, để mua các từ khóa, là chính các nhãn hiệu, thậm chí là nhãn hiệu nổi tiếng của bên thứ ba. Như vậy, hành vi mua nhãn hiệu của một bên thứ ba dưới dạng từ khóa quảng cáo từ nhà quảng cáo, có thuộc phạm vi độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hay không? Hay nói cách khác, vấn đề mở rộng phạm vi nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trongTMĐT đến mức độ nào?Bản chất của pháp luật về SHTT là tạo ra những khả năng kiểm soát theo luật định đối với việc phổ biến thông qua việc cấp các độc quyền pháp lý có giới hạn. Với các chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng và cải thiệnviệc truyền thông,nhãn hiệu giúp giảm chi phi tìm kiếm của người tiêu dùng, giúp giảm chi phí quảng cáo cho chủ sở hữu. Tuy nhiên,trước sự phát triển như vũ bão của internetvà TMĐT đã tạo ra nhiều tháchthức đối với các nguyên tắc nền tảng của quyền SHTT. Trong đó, bên cạnh việc có hay không việc mở rộng quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT đối với các chủ sở hữu, có các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT cần đặt ra là: (i) Xác định phương thức tiếp cận phù hợp đối với các đối tượng mới xuất hiện trong TMĐT; (ii) Xác định phạm vi độc quyền của quyền SHTT đối với các hành vi sử dụng, khai thác trong TMĐT; (ii) Cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp môi trường cho TMĐT khi có hành vi xâm phạm nhân hiệu. Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, cần có các nghiên cứu chuyên sâu về việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong TMĐT.Theo: ThS.TRẦN THỊ THANH HUYỀNLink tài liệu: https://docs.google.com/document/d/153XqVcUmlfUfmw4MTvXqWzuGfbfUO3fa/edit?rtpof=true