NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM
1. Quy định pháp luật về xét xử theo thủ tục phúc thẩm vụ án tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp
NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tranh chấp nhãn hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa 2 hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước để quy định trách nhiệm của bên vi phạm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu NHHH đối với bên bị vi phạm cần có đủ các điều kiện sau đây: (i) Có sự vi phạm NHHH giữa các doanh nghiệp; (ii) Có sự thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm; (iii) Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu NHHH và thiệt hại về tài sản; (iv) Có lỗi của bên vi phạm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu NHHH.
Khi xảy ra tranh chấp về NHHH, các bên được quyền khởi kiện tại Tòa án. Việc giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại về giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp được quy định tại BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thụ lý và xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm căn cứ trên cơ sở có đơn khởi kiện của người có quyền khởi kiện gửi đến Tòa án. Còn xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần đó là chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ, thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo BLTTDS năm 2015, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm phải có kháng cáo hoặc kháng nghị. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Trình tự thủ tục xét xử theo thủ tục phúc thẩm vụ án tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp được chia thành 2 giai đoạn chính là chuẩn bị xét xử phúc thẩm và phiên tòa phúc thẩm. Mục đích của việc phúc thẩm là để kiểm ưa tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm phải bao gồm những người có khả năng chuyên môn cao, đủ kiến thức pháp luật cần thiết để thực hiện mục đích này. Bộ luật TTDS năm 2015 quy định thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, ưong đó một thẩm phán giữ vai trò làm chủ tọa của phiên tòa. Như vậy, trong thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau đây: (1) giữ nguyên bản án sơ thẩm; (2) sửa bản án sơ thẩm. (3) hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại; (4) hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp; (5) đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Xu thế hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ ở nên phổ biến và tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như: Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (năm 1999); Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000), gia nhập Công ước Giơ-ne-vơ, Công ước Brúc-xen và tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ).
Qua thu thập báo cáo công tác toàn ngành Tòa án nhân dân, số liệu giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm dương tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cả nước các năm từ năm 2015 đến 2020 được thống kê như mô tả ở Bảng 1.
Qua Bảng số liệu ta thấy rằng, số lượng các vụ án tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm nói chung do Tòa án nhân dân thụ lý và giải quyết qua các năm đều tăng lên, chỉ riêng năm 2018, lượng án giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm thụ lý có giảm so với năm 2017 là 27 vụ, tuy nhiên số lượng giải quyết thì vẫn tăng 10 vụ so với năm 2017. Điều này phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Hơn nữa, Việt Nam là trung tâm kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, số lượng các doanh nghiệp được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn cả nước tăng nhanh theo các năm .
Từ Bảng số liệu cũng thấy rằng, hiệu quả giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân Dân cũng rất cao, số vụ án còn lại khi tổng kết năm công tác và chuyển sang năm công tác mới là lửa ông nhiều, số vụ án còn tồn lại từ năm công tác cũ chủ yếu là các vụ án mới được thụ lý thêm. Số lượng các vụ án tranh chấp giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm để quá thời hạn xét xử theo luật định hầu như là không có.
4. Những vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm tại Tòa án
Thứ nhất, vướng mắc, bất cập từ cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nói chung.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính gồm Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp cao và tối cao. Hiện nay, thẩm quyền xét xử của mỗi Tòa án đang được xác định vừa theo lãnh thổ, vừa theo tính chất các vụ việc. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, các Tòa án cấp tỉnh, cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Điều này không thể hiện chính xác tính chất hoạt động, vai trò, vị trí của mỗi cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án. Vì vậy, trên thực tế, dù đã từng bước tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp cao vẫn phải giải quyết không ít các vụ án nói chung và án kinh doanh thương mại nói riêng, trong đó có tranh chấp giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm mà lẽ ra việc giải quyết các vụ án này nên được xét xử ở cấp huyện với tư cách là Tòa án sơ thẩm.
Đây là loại tranh chấp có tính chất phức tạp, việc giải quyết loại án này nhiều khi còn ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước. Do đó. khi giải quyết đối với các loại tranh chấp này tại Tòa án, cần đến những Thẩm phán có chuyên môn và kinh nghiệm. Hiện nay, số lượng các tranh chấp thương mại quốc tế đang có chiều hướng gia tăng và việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng tương đối khác biệt thì việc không có Thẩm phán chuyên trách giải quyết loại án này là khó khăn cho Tòa án cấp trên trong việc xem xét lại một cách chính xác các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới và nó gián tiếp ảnh hưởng đến cấp tòa án xét xử sơ thẩm.
Thứ hai, vướng mắc, bất cập việc áp dụng các quy định về quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
(i) Về trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại giai đoạn phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại.
Việc rút đơn khởi kiện là quyền quyết định và tự định đoạt của nguyên đơn trong vụ án kinh doanh thương mại, song việc thực hiện quyền này ở giai đoạn sơ thẩm, giai đoạn phúc thẩm lại không giống nhau. Nếu trong giai đoạn sơ thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mà không cần có sự đồng ý của bị đơn; còn trong giai đoạn phúc thẩm, việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện lại phụ thuộc vào ý kiến của người bị kiện, của các đương sự khác, tức là việc rút đơn đó không phải là điều kiện đương nhiên để Tòa án cấp phúc thẩm ban hành quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 299 BLTTDS năm 2015). Quy định này có một số điểm chưa hợp lý như chưa đề cập đến cách xử lý của Tòa án phúc thẩm khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa nhưng Tòa án không thể thực hiện việc hỏi ý kiến của người bị kiện vì những người này đều không có mặt trong phiên tòa phúc thẩm, có đơn xin xét xử vắng mặt. Những thiếu sót này sẽ làm cho Tòa án lúng túng khi xử lý tình huống, dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.
(ii) Về thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại. Quy định của khoản 1, 2 Điều 310 BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại” còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thiếu cụ thể:
Một là, chưa giải thích thế nào là “vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng”. Chính vì vậy, việc giải thích về nội dung này còn mang tính chất tùy nghi, chủ quan của Hội đồng xét xử, làm cho việc áp dụng pháp luật thiếu đồng bộ và thống nhất.
Hai là, chưa có hướng dẫn về “Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ mà Tòa án phúc thẩm không thể bổ sung được”. Khoản 1 Điều 310 của BLTTDS quy định, trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy cần phải có chứng cứ bổ sung mới có thể xét xử vụ án và không thể thu thập bổ sung ngày được để giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ áp dụng quyền hạn “hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án”. Như vậy, mấu chốt để hủy án trong căn cứ này là phải xác định được chứng cứ mới còn thiếu quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể thu thập bổ sung tại phiên tòa được. Vậy chứng cứ mới quan trọng còn thiếu, cần thiết phải có là chứng cứ gì cần được làm rõ, có quy định cụ thể để áp dụng thống nhất, tránh tùy tiện, chủ quan.
Hiện nay, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn cũng chưa có điều khoản giải thích rõ ràng, hay liệt kê một số tình huống cụ thể. Chính vì thế, trên thực tế, các Tòa án còn có những cách hiểu khác nhau về chứng cứ mới quan trọng còn thiếu là gì, dẫn đến việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án cũng thiếu thống nhất.
Ba là, chưa có án lệ về tranh chấp NHHH ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm. Trên thế giới từ lâu đã hình thành nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là phải tuân theo các phán quyết đã có (án lệ bắt buộc). Theo nguyên tắc trên, một phán quyết của tòa án ngoài ý nghĩa là cách giải quyết một vụ án cụ thể còn có ý nghĩa thiết lập ra một tiền lệ để áp dụng cho những vụ án tương tự sau này, tạo ra sự bình đẳng và nhất quán trong việc xét xử các vụ án tương tự nhau, giúp tiên lượng trước kết quả của các vụ tranh chấp. Điều này cũng có ích cho các bên tham khảo khi đàm phán, thương thảo hợp đồng có thể tiên liệu trước các tình huống thực tế đã có, tranh tranh chấp có thể xảy ra; điều này cũng giúp cho Tòa án cũng như các cơ quan giải quyết tranh chấp khác khi tham gia tranh tụng vì sử dụng những tình huống tương tự đã được giải quyết làm căn cứ giải quyết vụ án. Ở nước ta, các bản án. quyết định của Tòa án đã được tuyển chọn làm án lệ những án lệ về tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp chưa được pháp điển hóa.
Bốn là, chưa thống nhất trong quy định của pháp luật liên quan đến chế định NHHH. Ngoài việc thỏa thuận về lợi ích, NHHH còn là sự tôn trọng quyền khi sử dụng NHHH. Pháp luật NHHH chủ yếu do 2 nguồn luật điều chỉnh là Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ, bên cạnh đó chế định NHHH còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như Luật Cạnh tranh,... Tuy nhiên, các quy định liên quan đến chế định NHHH trong Luật sở hữu trí tuệ với các luật chuyên ngành hầu như không tiệm cận với nhau và ngay cả trong những luật chuyên ngành vẫn còn nhiều khác biệt vì một quan hệ NHHH có thể sử dụng đến nhiều quan hệ pháp lý. Nói cách khác, những hạn chế cơ bản trong pháp luật NHHH Việt Nam hiện nay còn thiếu tính thống nhất và có khả năng dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật.
3. Đề xuất, kiến nghị
Một là, đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống Tòa án.
Trong thời gian tới, cần đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Trong đó, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Tòa án sơ thẩm khu vực, đồng thời tăng cường đào tạo kiến thức trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp NHHH cho Thẩm phán. Ngoài việc nắm chắc các quy định của pháp luật trong nước, Thẩm phán cũng cần được bổ sung kịp thời các quy định của điều ước quốc tế liên quan đen hoạt động thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến việc công nhận các hệ thống tài phán khác nhau và thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử ở các quốc gia trên thế giới để phục vụ cho cả công việc xét xử các tranh chấp cũng như xem xét, công nhận và cho thi hành bỉn án, quyết định của tòa án, trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Hai là, kiến nghị Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 299 BLTTDS năm 2015 như san: “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu bị đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a. Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b. Bị đơn đồng ý thì châp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
c. Trường hợp tại phiên tòa, bị đơn vắng mặt mà không thuộc trường hợp hoãn phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ tạm ngừng phiên tòa để lấy ý kiến của họ và quyết định theo điểm a, b của Bộ luật này khi phiên tòa được mở lại”.
Ba là, đề xuất Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 bổ sung quy định xác định rõ các trường hợp được xem là “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” và những chứng cứ được xem là “chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án phúc thẩm không thể bổ sung ngay được” để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đương sự, trách việc hủy bản án tùy tiện, không có căn cứ vững chắc.
Chứng cứ làm thay đổi nội dung vụ án và thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:
(1) Chứng cứ được Tòa án cấp phúc thẩm mới phát hiện ra đã tồn tại ngay từ khi thụ lý xét xử sơ thẩm nhưng do Tòa án cấp sơ thẩm và đương sự không biết đến sự tồn tại của chúng. Việc đương sự, Tòa án không biết các chứng cứ này có thể là do nguyên nhân khách quan làm cho cả Tòa án sơ thẩm và đương sự không biết, song cũng có thể do chính người tham gia tố tụng biết nhưng cố ý che dấu, không cung cấp làm cho Tòa án sơ thẩm không thể biết được.
(2) về mặt thời gian, các chứng cứ được xem là mới làm thay đổi nội dung vụ án khi chúng được Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm phát hiện ra sự tồn tại và sự quan trọng của chứng cứ đó nhằm giải quyết toàn diện, triệt để vụ án. Việc Tòa án phát hiện ra có tồn tại chứng cứ mới có thể do quá trình Tòa án nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét và phát hiện ra sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm không đánh giá các chứng cứ đó hoặc cũng có thể là do người kháng cáo, Viện Kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bổ sung các chứng cứ mới nhưng các chứng cứ này Tòa án không thể xác minh ngay tại phiên tòa được. Do đó, khi Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện ra sự tồn tại của chứng cứ mới thì phải thu thập bổ sung chứng cứ mới đó. Khi Tòa án cấp phúc thẩm không thể thu thập để bổ sung ngay được tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại.
Bốn là, hoàn thiện quy định về bổ sung quy định chấm dứt hiệu lực đối với nhãn hiệu đã đăng ký nhưng bị xem là mất chức năng nhãn hiệu. Luật Sở hữu trí tuệ quy định không rõ ràng về việc cho phép bên thứ ba chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu mà đã đăng ký nhưng bị xem là đã mất chức năng chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ trên thương trường. Tại thời điểm cấp bảo hộ một dấu hiệu xin đăng ký có thể thỏa mãn chức năng chỉ dẫn nguồn gốc thương mại - điều kiện cần và đủ để được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu - nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như chủ sở hữu không kịp thời ngăn chặn hiện tượng nhãn hiệu đó trở thành tên thông thường (generic name) của hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian đủ dài, dẫn đến nhãn hiệu đó mất tính chất phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà hệ quả là nhãn hiệu đó không còn khả năng đóng vai trò là chỉ dẫn nguồn gốc nữa.
Năm là, hạn chế tình trạng không sử dụng nhãn hiệu và chông hiện tượng đầu cơ nhãn hiệu bằng cách sửa đổi khái niệm “sử dụng” thành “sử dụng thực sự”. Mục đích của pháp luật nhãn hiệu là để chủ sở hữu đưa sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu vào sử dụng trong thương mại, chứ pháp luật nhãn hiệu không phải là công cụ để đầu cơ nhãn hiệu và càng không phải là chỉ để ghi nhận sự bảo hộ các nhãn hiệu đó trong đăng bạ quốc gia khi mà người tiêu dùng không bao giờ nhìn thấy chúng. Đê loại bỏ các nhãn hiệu không sử dụng, Luật Sở hữu trí tuệ quy định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Khái niệm sử dụng nhãn hiệu theo quy định Luật sở hữu trí tuệ vốn không mang ý nghĩa bắt buộc việc sử dụng nhãn hiệu phải là sử dụng thực sự và điều luật này cũng không quy định liệu có được xem như là sử dụng hay không sử dụng nhãn hiệu nếu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trên thương trường khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký. Vì các lẽ trên, nên bổ sung: sử dụng nhãn hiệu được hiểu là sử dụng một cách thực sự trong thương mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký. Trong trường hợp nhãn hiệu được sử dụng trong thương mại chỉ khác về chi tiết mà không dẫn đến làm thay đổi đặc tính phân biệt so với nhãn hiệu đăng ký được thể hiện trong văn bằng bảo hộ thì việc sử dụng này cũng được coi là sử dụng nhãn hiệu.
Sáu là, Tòa án nhân dân tôi cao cần ban hành những hướng dẫn cần thiết, đặc biệt là ban hành án lệ để khắc phục những cách vận dụng không thông nhất của các Tòa án địa phương
liên quan đến các quy định về thời hiệu khởi kiện, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về căn cứ đình chỉ vụ án, về việc áp dụng luật nước ngoài trong trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn áp dụng là luật nước ngoài.
Tóm lại, pháp luật giải quyết tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp bằng thủ tục xét xử phúc thẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực trạng còn nhiều bấp cập, thiếu tính nhất quán và nhiều quy định không phù hợp với pháp luật quốc tế. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật về NHHH và giải quyết tranh chấp tranh chấp NHHH giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2016). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ NHHH, nhãn hiệu dịch vụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH, nhãn hiệu dịch vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.34.
2. Tòa án nhân dân tối cao (2020). Tài liệu tập huấn xét xử vụ việc về sở hữu trí tuệ (Tài liệu
lưu hành nội bộ), Hà Nội, tr.28.
3. Quốc hội (2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,2019.
4. Quốc hội (2015) Bộ luật Dân sự năm 2015
5. Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Nguồn: Tạp chí công thương Số 27 – Tháng 12/2021
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/330486/CVv146S272021071
.pd
Theo : ThS. Trần Thị Linh Hương
Link tài liệu:
https://docs.google.com/document/d/153XqVcUmlfUfmw4MTvXqWzuGfbfUO3fa/edit