0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64891e2d549d6-THỰC-TIỄN-VỀ-BẢO-HIỂM-NH-N-THỌ---MỘT-SỐ-VẤN-ĐỀ-PHÁP-LÝ-PHÁT-SINH-.jpg.webp

THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHÁT SINH

 

1. Xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

2.   Xác định bên xác lập hợp đồng

Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng” (khoản 6 Điều 3). Ở đây, bên mua bảo hiểm là bên “giao kết hợp đồng” và “đóng phí bảo hiểm” nhưng khi nào một chủ thể được coi là “giao kết hợp đồng” và “đóng phí bảo hiểm” thì điều luật chưa thực sự rõ.

Như vậy, nội hàm trên chưa thực sự rõ về bên mua bảo hiểm và vụ việc sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, trước ý kiến của Công ty bảo hiểm “do hồ sơ bảo hiểm không do người trực tiếp mua bảo hiểm ký, mà do bà Liên (mẹ chị Bình) ký thay nên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hợp đồng trên vô hiệu và xử lý hậu quả pháp lý theo luật định” và ý kiến của phía mua bảo hiểm với nội dung “mặc dù ông Hóa không trực tiếp ký tên vào hợp đồng bảo hiểm vì bận đi biển, nhưng đó là ý chí của ông vì thực tế ông vẫn gửi tiền đóng đúng kỳ hạn được 05 lần. Chị Bình thừa nhận chị đã ký tên vào bản hợp đồng bảo hiểm nêu trên thay cha chồng chị là ông Hóa, vì trước đó, ông Hóa đã xem kỹ nội dung hợp đồng và đồng ý mua bảo hiểm”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ sự thừa nhận của nguyên đơn, bị đơn, người đại diện theo ủy quyền, người có quyền nghĩa vụ liên quan và hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) với ông Hóa được ký kết ngày 10/02/2004 thông qua đại lý Nguyễn Công Trực thì do ông Hóa vì đi làm ăn xa (đi biển), nên con dâu ông là chị Bình trực tiếp ký tên dùm ông Hóa vào hợp đồng và chị cũng là người trực tiếp đóng 05 lần tiền cho anh Trực để thực hiện hợp đồng trên, thực chất đó là tiền của ông Hóa, chị Bình chỉ là người đóng hộ. Xét, căn cứ Điều 1, mục 1.6 bản hợp đồng nêu trên thì: “… nếu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được Công ty chấp thuận, ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng đủ phí bảo hiểm đầu tiên”. Thực tế, hợp đồng bảo hiểm nêu trên đã được Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) thông qua đại lý Nguyễn Công Trực đã xét và chấp thuận. Đại lý Nguyễn Công Trực đã trực tiếp dẫn người mua bảo hiểm là ông Hóa đi khám sức khỏe để bổ túc hồ sơ theo quy định. Sau khi được phía anh Trực thông báo hồ sơ được chấp thuận, phía ông Hóa đã đóng đủ phí đầu tiên và đã thực hiện hợp đồng được 05 kỳ. Như vậy, về mặt pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm nêu trên có giá trị, không vô hiệu, nên các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng”.[1]

Hướng nêu trên của Tòa án là thuyết phục (ông Hóa cần được coi là người đã giao kết hợp đồng và đóng phí bảo hiểm), nên phát triển đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

3.   Cần ký từng trang hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Điều 12 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)).

Theo Điều 14 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản” và quy định này cũng áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thông thường, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều trang và câu hỏi đặt ra là người mua bảo hiểm có phải ký tất cả các trang không? Hiện nay, một số quy định theo hướng người tham gia xác lập giao dịch bằng văn bản phải ký vào từng trang như quy định về di chúc trong BLDS[2] hay quy định về giao dịch được công chứng.[3] Quy định tương tự không thấy tồn tại đối với hợp đồng bảo hiểm nhưng Tòa án đã theo hướng tương tự. Cụ thể, theo một bản án, “xét kháng cáo của Bị đơn Công ty Prudential Việt Nam đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn đòi số tiền bảo hiểm 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại câu hỏi số 4, điểm i, trang 3/6 Hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, câu hỏi: “Bạn có bao giờ bị nuốt khó, nuốt nghẹn hoặc khó phát âm không? Có bị đổi giọng không?” ông Côn đã đánh dấu X vào ô “Không”. Tuy nhiên phía dưới trang này không có chữ ký xác nhận của ông Côn; về nguyên tắc, khi ký hợp đồng, giao dịch nếu các bên đồng ý toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch (Điều 35, Điều 36 Luật Công chứng năm 2006), nên không có cơ sở xác định ông Côn đã khai như trên. Từ đó không có cơ sở xác định ông Côn đã khai không trung thực để không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở, đúng pháp luật”.[4]

Thực ra, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường theo mẫu được cơ quan nhà nước công nhận nhưng từng trang đều được cá nhân hóa đối với từng người mua bảo hiểm thông qua việc điền thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm. Do đó, hướng như nêu trên của Tòa án chưa được quy định cụ thể nhưng rất thuyết phục (phù hợp với BLDS, nhất là các quy định về áp dụng tương tự pháp luật)[5] và nên phát triển cho bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo rằng từng trang của hợp đồng đúng là ý chí của người mua bảo hiểm (để tăng thêm tính xác thực đó là ý chí của các bên khi xác lập hợp đồng, phía công ty bảo hiểm nên đóng dấu giáp lai hợp đồng sau khi hai bên đã thống nhất).

4.   Đối tượng của nghĩa vụ thông tin

Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) có quy định về thông tin mà bên mua bảo hiểm phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 18 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.

Theo quy định trên, bên mua bảo hiểm nhân thọ phải kê khai “mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Với cách quy định như vậy, chúng ta thấy đối tượng của nghĩa vụ khai báo chưa thực sự rõ ràng (mọi chi tiết nhưng theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm) và hướng xét xử sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, sau khi viện dẫn Điều 21 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) theo đó “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì Điều khoản này phải được giải thích theo hướng có lợi cho bà Hải. Như vậy, không đủ cơ sở xác định đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như Công ty Cathay trình bày. Xét thấy, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty Cathay cho rằng bà Hải bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn cứ”.[6]

Trong vụ việc trên, đối tượng của nghĩa vụ khai báo theo hướng của Tòa án phải là nằm trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm, những thứ không được nêu trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm không thuộc đối tượng của nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm. Hướng này là thuyết phục và nên phát triển vì doanh nghiệp bảo hiểm là bên chuyên nghiệp nên cần nghiên cứu kỹ, đặt các câu hỏi chi tiết để người mua bảo hiểm biết kê khai (nếu không hỏi chi tiết thì những thứ không được hỏi chi tiết sẽ không là đối tượng của nghĩa vụ thông tin đối với bên mua bảo hiểm).

5.   Tính không trung thực của thông tin

Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định về tính trung thực của thông tin mà bên mua bảo hiểm phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 18 và điểm a khoản 2 Điều 19 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm” và “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”.

Trong thực tiễn, tranh chấp xoay quanh tính trung thực của thông tin mà bên mua bảo hiểm phải cung cấp rất phổ biến và vụ việc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, theo một Tòa án, “xét trước khi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty Manulife ông Ngọc đã từng khám bệnh theo bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi và được bác sĩ của Công ty Manulife khám bệnh cũng như kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm Hòa Hảo nhưng đều không biết ông Ngọc bị bệnh lao não. Xét các triệu chứng bệnh của ông Ngọc khi khám bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi như: chóng mặt, nhức đầu là bệnh thường xuyên của con người, việc ông Ngọc không khai khi kiểm tra sức khỏe không phải là ông Ngọc biết bệnh lao não nhưng giấu không khai. Xét trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa Công ty Manulife và ông Ngọc không quy định nếu người ký hợp đồng bảo hiểm khai sai những điểm trong phiếu kiểm tra sức khỏe thì không được thanh toán quyền lợi bảo hiểm. Do đó, Công ty Manulife đã ký hợp đồng bảo hiểm với ông Ngọc thì Công ty Manulife phải trả cho bà Liên quyền lợi bảo hiểm của ông Ngọc”.[7]

Ở đây, bệnh lao não của ông Ngọc là có thật và việc này không được khai báo khi xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng Tòa án xác định phía mua bảo hiểm không vi phạm cung cấp thông tin trung thực vì bên mua bảo hiểm không biết có bệnh đó. Như vậy, để xác định tính không trung thực của thông tin cho phép doanh nghiệp từ chối thanh toán tiền bảo hiểm thì đó phải là thông tin mà bên mua bảo hiểm biết nhưng không kê khai. Nói cách khác, biết và không công khai là hai thành tố quan trọng trong việc xác định tính không trung thực của thông tin và đây là điểm nên phát triển để dung hòa lợi ích của các bên liên quan.

6.   Xử lý trường hợp thông tin không trung thực

Phần trên đã cho thấy bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin nhưng thông tin đó không trung thực thì phải xử lý như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”. Ở đây, văn bản theo hướng “đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm”. Điều đó có nghĩa, cho đến thời điểm đình chỉ thực hiện, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có giá trị pháp lý (hợp đồng chỉ bị triệt tiêu trong tương lai). Tuy nhiên, thực tiễn lại theo hướng hợp đồng này vô hiệu với hệ quả là doanh nghiệp bảo hiểm không phải thanh toán tiền bảo hiểm nhưng phải hoàn trả phí đã nhận (quay lại tình trạng ban đầu). Chẳng hạn, theo một bản án năm 2007, “tại thời điểm ông Hùng lập thủ tục yêu cầu bảo hiểm, ông Hùng đã có bệnh tăng huyết áp nhưng ông Hùng không khai đầy đủ vào hồ sơ mua bảo hiểm tình trạng tăng huyết áp của mình đúng như thỏa thuận tại Điều 3.1 của hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký. Theo quy định tại khoản 1 Điều 573 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết” nên hợp đồng bảo hiểm số 050000009806008UL-A ngày 29/06/2006 được xác lập giữa ông Hùng với Công ty ACE là vô hiệu từ thời điểm ký kết. Kháng cáo của Công ty ACE là có căn cứ, Hội đồng xét xử chấp nhận. Do hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Theo công văn số AHO O CLEL 060101-V ngày 20/09/2006 của Công ty ACE thì công ty đồng ý hoàn trả cho người thụ hưởng của ông Hùng là bà Kiêm số tiền bảo hiểm mà ông Hùng đã nộp ngày 28/06/2006 là 5.220.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật”.[8] Hướng giải quyết như vừa nêu được duy trì trong một bản án khác năm 2012[9] hay năm 2014.[10]

Thực ra, chế tài trong Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) là “rất lạ” vì lỗi dẫn với cần xử lý hợp đồng tồn tại trong giai đoạn giao kết hợp đồng lại được xử lý bằng “đình chỉ”, tức vẫn giữ lại quá khứ của hợp đồng và chỉ làm mất giá trị trong tương lai của hợp đồng. Ở đây, hướng vô hiệu là thuyết phục vì chế tài đó xuất phát từ sai sót từ

thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, lỗi này không phát sinh ở thời điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Do đó, cũng cân nhắc hướng của thực tiễn nêu trên để phát triển, nếu không thì nên sửa đổi quy định trên theo hướng bỏ quy định này để quay lại các quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu trong đó có khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015 với nội dung “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.[11]

II- Thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

7.   Quyền khởi kiện liên quan đến hợp đồng

Tranh chấp bảo hiểm trong đó có bảo hiểm nhân thọ đương nhiên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Vì đây là tranh chấp dân sự với một bên là doanh nghiệp bảo hiểm nên, trên cơ sở khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2015[12] và khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010[13], Trọng tài cũng có có thể có thẩm quyền nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Tại VIAC, nhiều tranh chấp về bảo hiểm đã được giải quyết[14] và, theo quy định vừa nêu, tranh chấp về bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn có thể được giải quyết tại Trọng tài như VIAC nếu các bên liên quan có thỏa thuận trọng tài (trước hay sau khi tranh chấp phát sinh).

Trong thực tiễn, đôi khi chúng ta gặp trường hợp phía bán bảo hiểm có được một cam kết của bên kia với nội dung không có khiếu nại gì đối với bên bán bảo hiểm. Trong trường hợp này, bên đưa ra cam kết có quyền được khởi kiện ra cơ quan tài phán (là Tòa án hay Trọng tài như nêu trên) nữa không? Văn bản không thực sự rõ về câu hỏi này và đã có Tòa án theo hướng quyền khởi kiện vẫn được duy trì. Chẳng hạn, theo một bản án, “phía Công ty Cathay cho rằng đã thanh toán tất cả nghĩa vụ của mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm. Đối với tranh chấp này, Công ty Cathay và ông Lân đã giải quyết xong, được thể hiện tại Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày 15/9/2010. Tại mục 3 phiếu này, ông Lân đã xác nhận Công ty Cathay đã thanh toán đầy đủ và không còn trách nhiệm gì đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Tại mục 4, ông Lân cam kết từ nay về sau sẽ không thực hiện bất cứ hành vi nào ảnh hưởng đến Cathay, Cathay sẽ không phải thực hiện bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào đối với hợp đồng số S11000009505 và S11000040924. Xét thấy, việc ký vào Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày 15/9/2010 của ông Lân, không làm mất quyền khởi kiện của ông Lân nếu ông Lân cho rằng thỏa thuận này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.[15]

Hướng như nêu trên là thuyết phục và cần được duy trì, phát triển để làm rõ quyền khởi kiện trong mối quan hệ giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hay bên thụ hưởng bảo hiểm.

8.   Vai trò của đại lý bảo hiểm

Trong hoạt động bảo hiểm, chúng ta thường xuyên thấy xuất hiện đại lý bảo hiểm được xác định là “tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 84 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)). Đại lý có vai trò như thế nào trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Cụ thể, khi đại lý bảo hiểm có sai sót trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì ai chịu trách nhiệm về sai sót này?

Hiện nay, Tòa án thiên về hướng để doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, trước lập luận theo đó “ông Liêm phải nộp phí bảo hiểm lần II vào ngày 24/6/2005, sau đó được gia hạn thêm hai tháng nhưng vẫn không nộp tiền. Ông Liêm chết ngày 27/8/2005 là thời điểm hợp đồng bảo hiểm đã mất hiệu lực 3 ngày. Vì thế bị đơn không chấp nhận trả tiền theo yêu cầu của nguyên đơn” và ý kiến của đại lý (bà Nguyền) của Công ty bảo hiểm với nội dung “Bà là đại lý của bị đơn, đã bán bảo hiểm cho ông Liêm. Bà thỏa thuận với ông Liêm là đến kỳ thu phí bảo hiểm, bà sẽ trực tiếp thu phí tại nhà ông Liêm. Nhưng đến kỳ hạn cuối thu tiền bà phải đi học chính trị ở tỉnh nên không thu phí được. Việc không nộp tiền được là do khách quan, nên bà yêu cầu bị đơn phải trả tiền bảo hiểm cho nguyên đơn”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ (bút lục 15-17) thể hiện địa chỉ để Công ty Prudential Việt Nam thu phí là tại nhà số 231 ấp 3, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là nhà của ông Liêm. Điều này cũng phù hợp với lời khai của bà Nguyền là đại lý bán bảo hiểm và thu phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Xét yêu cầu kháng cáo của bà Trên cho rằng việc ông Liêm không đóng phí bảo hiểm đúng hạn là do phía công ty không cử người đến thu là có cơ sở như chứng cứ nêu trên”.[16]

Thực ra, Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã có quy định về trách nhiệm của đại lý bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo hiểm tại Điều 88. Theo đó, “trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm”. Quy định này áp dụng cho “trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm” nhưng đoạn gạch dưới chưa thực sự rõ. Vụ việc nêu trên liên quan đến việc đại lý không thu phí đúng hạn ở địa điểm đã quy định có thuộc phạm vi của điều luật trên không? Chưa có câu trả lời rõ ràng nên hướng xử lý nêu trên của Tòa án (khá thuyết phục) nên được phát triển (đây có thể được coi là một dạng nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của bên có quyền).[17]

9.   Lãi do chậm trả tiền bảo hiểm nhân thọ

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm và vấn đề đặt ra là khoản tiền này được thanh toán ở thời điểm nào? Trả lời câu hỏi vừa nêu có hệ quả quan trọng vì nó quyết định tới việc doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả thêm tiền lãi chậm thanh toán hay không.

Trong thực tiễn, đây là nội dung thường có tranh chấp và văn bản chưa rõ, thực tiễn có vẻ lúng túng, không có sự thống nhất. Có Tòa án dựa vào “yếu tố khách quan” để từ chối yêu cầu tính lãi chậm trả.[18] Tương tự, có Tòa án dựa vào việc “giấy chứng nhận bảo hiểm… không thể hiện điều khoản về lãi suất”[19] để từ chối yêu cầu về thanh toán lãi bên cạnh khoản tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có Tòa án theo hướng chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm trả. Chẳng hạn, theo một bản án, “ông Dũng, người đại diện theo ủy quyền có yêu cầu Công ty trả lãi chậm trả từ ngày 07/7/2005 đến nay nhưng không xuất trình được chứng cứ cụ thể về phần yêu cầu của mình. Phía Công ty có ông Tuấn đại diện không đồng ý yêu cầu trên, đồng thời xác nhận ngày Công ty nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ từ gia đình ông Hóa là ngày 22/6/2005. Do vậy, Hội đồng xét xử không có căn cứ để xem xét, chấp nhận yêu cầu của ông Dũng mà căn cứ vào Điều 16, trang 13 bản hợp đồng nêu trên để tính thời hạn chậm trả lãi, cụ thể thì: “Công ty có trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ mà Công ty yêu cầu. Nếu việc chi trả quyền lợi bị chậm trễ, tại thời điểm thanh toán, Công ty sẽ trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, phía Công ty chỉ phải chịu lãi chậm trả từ ngày 22/10/2005 đến ngày xét xử sơ thẩm là 10 tháng, chứ không phải 13 tháng như anh Dũng yêu cầu. Do vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu đòi 03 tháng tiền lãi của ông Dũng (căn cứ Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 30/3/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức lãi suất bằng đồng Việt Nam hiện nay là 8,25%/năm)”.[20]

Như vậy, đây là điểm còn có sự lúng túng và chúng ta nên có hướng xử lý để chấm dứt sự lúng túng trên. Ở đây, chúng ta nên theo hướng tuân thủ nội dung của hợp đồng và trong trường hợp hợp đồng không có nội dung về chủ đề này, chúng ta nên theo hướng doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán từ thời điểm nhận đủ hồ sơ và lãi chậm trả được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ mà chưa thanh toán.

10. Điều kiện ràng buộc của quy tắc bảo hiểm

Trong thực tế, bên cạnh nội dung trong hợp đồng mà doanh nghiệp bảo hiểm và phía mua bảo hiểm xác lập, phía doanh nghiệp bảo hiểm còn có bộ quy tắc bảo hiểm.

Câu hỏi đặt ra là khi nào quy tắc bảo hiểm ràng buộc phía mua bảo hiểm? Thực ra, đây có thể coi là một dạng điều kiện giao dịch chung được quy định trong BLDS năm 2015 (đã tồn tại trong Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 2010) nhưng khi nào điều kiện này ràng buộc phía mua bảo hiểm cũng không thực sự rõ trong BLDS.[21] Theo một bản án, “tại các văn bản của hợp đồng có chữ ký của Công ty Dai – Ichi với ông Đức thì phần ghi chú cuối trang có thể hiện nội dung “Vui lòng tham khảo thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để có thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện liên quan đến các quyền lợi nêu trên”. Điều này thể hiện rằng khi giao kết hợp đồng thì phía Công ty Dai – IChi có tư vấn cho ông Đức biết những nội dung của Quy tắc và Điều khoản sản phẩm và ông Đức phải có nghĩa vụ xem thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để biết rõ các thông tin. Mặt khác, bản Quy tắc và Điều khoản sản phẩm đã được đăng ký và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên có giá trị và được xem như là một phần của hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng. Do đó, Quy tắc và Điều khoản sản phẩm sẽ được áp dụng để xem xét giải quyết”.[22]

Ở đây, Tòa án theo hướng quy tắc bảo hiểm ràng buộc phía mua bảo hiểm vì trong hợp đồng bảo hiểm có nội dung “Vui lòng tham khảo thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để có thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện liên quan đến các quyền lợi nêu trên”. Hướng như vậy là thuyết phục và nên phát triển, quy tắc bảo hiểm chỉ ràng buộc bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm đã hướng bên mua bảo hiểm tới quy tắc này ở thời điểm xác lập hợp đồng bảo hiểm.

11. Vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm

Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đôi khi chúng ta gặp điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm và thực tiễn xét xử tìm cách vô hiệu hóa chúng. Thực tế, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong một thời hạn đã được ấn định. Chẳng hạn, ngày 25/6/2015 bà Tạ tham gia bảo hiểm với Công ty AIA. Ngày 06/4/2016, bà Tạ nhập viện và được chẩn đoán “Xơ gan/ theo dõi suy thận” và đến ngày 11/4/2016 bà Tạ tử vong do đột tử. Trong điều khoản sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trong hợp đồng của bà Tạ có quy định “Nếu người được bảo hiểm lần đầu tiên được chẩn đoán là mắc một bệnh hiểm nghèo hoặc thực tế đã trải qua một cuộc phẫu thuật tiếp tục sống ít nhất 30 ngày kể từ ngày được chẩn đoán hay phẫu thuật, Công ty sẽ tiến hành thanh toán quyền lợi bảo hiểm bổ sung này” (Điều 5 Quy tắc điều khoản sản phẩm bổ sung). Theo điều khoản vừa nêu, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả nếu bà Tạ tiếp tục sống ít nhất 30 ngày kể từ ngày được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, chỉ 05 ngày sau ngày được chẩn đoán bệnh thì bà Tạ đã tử vong nên doanh nghiệp bảo hiểm không chi trả quyền lợi bảo hiểm trên cơ sở điều khoản trên của hợp đồng bảo hiểm.

Khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đã vô hiệu hóa điều khoản loại trừ trên và buộc doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm với lập luận rằng “BLDS tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận và tự định đoạt của các đương sự trong hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định giao dịch dân sự phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống tốt đẹp, nghĩa là phù hợp với ý chí và văn hóa đạo đức truyền thống, phù hợp với cách hiểu ngôn ngữ vùng miền. Trong trường hợp cụ thể này cần được hiểu ý chí của người tham gia bảo hiểm là phòng bị khi chết, khi bệnh tật hiểm nghèo và khi bị tai nạn thì được bồi thường (loại trừ do tự tử, bị tử hình, do bị giết, do già yếu). Việc cho là bà Tạ tử vong trước 30 ngày theo Điều 5 là phi logic với cuộc sống, không phù hợp với ý chí của người mua bảo hiểm. Cần hiểu rằng hợp đồng do bà Tạ thực hiện với Công ty AIA phải được giải thích theo Điều 409 BLDS năm 2005. Vì vậy, cần áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để quyết định bảo đảm pháp luật tiếp cận gần với công lý”.[23] Hướng vừa nêu đã được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận vì theo Tòa án cấp phúc thẩm, “xét toàn bộ điều khoản hợp đồng chính và điều khoản sản phẩm hợp đồng bảo hiểm bổ sung được công ty AIA in mẫu sẵn. Trong thực tế, không phải ai cũng có thể đọc và hiểu hết từng điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm được viết bằng những từ ngữ chuyên môn nên người bình thường khó hiểu được. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nhưng với điều kiện giao dịch phải phù hợp với cách hiểu ngôn ngữ vùng miền không được trái với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong trường hợp này được hiểu ý chí bà Tạ mua bảo hiểm để phòng chẳng may xảy ra tử vong, ốm đau và thương tật do tai nạn thì được bồi thường các quyền lợi bằng tiền bù đắp những rủi ro về tài chính. Nên cần hiểu rằng, các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm được thực hiện giữa bà Tạ và Công ty AIA phải được giải thích theo Điều 409 BLDS năm 2005. Áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để giải quyết. Từ những phân tích trên cho thấy Tòa án cấp sơ thẩm xử buộc Công ty AIA phải chi trả cho nhân thân bà Tạ số tiền 120.000.000đ là có căn cứ”.[24]

Trong vụ việc trên, điều khoản có tranh chấp đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai nhưng cuối cùng đã không được Tòa án chấp nhận. Thực ra, BLDS năm 2005 và được nhắc lại tại khoản 3 Điều 405 BLDS năm 2015 có quy định về vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người yếu thế trong hợp đồng mẫu.[25] BLDS năm 2015 bổ sung quy định tương tự đối với điều kiện giao dịch chung tại khoản 3 Điều 406.[26] Tuy nhiên, Tòa án đã không khai thác các quy định vừa nêu (vì thực chất rất khó áp dụng)[27] để vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm. Ở đây, Tòa án các cấp đều “áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để giải quyết” và thông qua “đạo đức” xã hội cũng như giải thích hợp đồng để vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm. Hướng như vừa nêu có thể gây tranh cãi nhưng kết quả cuối cùng là rất thuyết phục và cần phát triển, vì như Tòa sơ thẩm đã nêu, nó “tiếp cận gần với công lý”.

12. Kết hợp với thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Bảo hiểm nhân thọ liên quan mật thiết tới cái chết của người mua bảo hiểm và cái chết này lại làm phát sinh các vấn đề về thừa kế. Nếu người mua không chỉ định người thụ hưởng, tiền bảo hiểm trở thành một phần di sản và chịu sự chi phối của các quy định về thừa kế. Đây là hướng đã được áp dụng trong thực tiễn Việt Nam[28] và được ghi nhận trong pháp luật nước ngoài: Ở Québec (Canada), tiền bảo hiểm nhân thọ được trả cho một người cụ thể “không thuộc nội dung của di sản”.[29] Ngược lại, “nếu người mua bảo hiểm không chỉ định người thụ hưởng, tiền bảo hiểm thuộc di sản”.[30]

Nếu người mua bảo hiểm nhân thọ chỉ định người thụ hưởng thì trên cơ sở quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo đó “khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình” (Điều 415 BLDS năm 2015) khoản tiền bảo hiểm thuộc về người thụ hưởng, không là di sản nên thông thường không áp dụng các quy định điều chỉnh di sản thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để bảo vệ người thừa kế khi người thụ hưởng là người ngoài gia đình. Chẳng hạn, theo một bản án, “Xét theo hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ của ông Triết thì tại khoản 3 phần cam kết người mua bảo hiểm, ông Triết chỉ định bà Thảo được thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm khi ông không còn sống, tuy nhiên trên thực tế ông Triết có vợ con, theo Giấy chứng nhận kết hôn số 26/1993 do Ủy ban nhân dân phường 13 quận 10 thì bà Hương là vợ hợp pháp của ông Triết, ông Triết bà Hương có 2 con chung là N Trung (16/02/1995) và Phương (12/12/1996), ngoài ra ông Triết còn cha mẹ là ông Ngời và bà Dậu, nên cha mẹ, vợ con là những người mà ông Triết phải có trách nhiệm nuôi dưỡng khi ông còn sống. Theo Điều 672 của BLDS năm 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tuy những người này không được ông Triết cho hưởng di sản nhưng theo quy định pháp luật thì bà Hương và 2 con, ông Ngời, bà Dậu vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của 1 người thừa kế theo pháp luật. Do đó, yêu cầu của bà Hương và đề nghị của luật sư bảo vệ quyền lợi là có cơ sở chấp nhận. Tại Tòa án, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential – Việt Nam yêu cầu được khấu trừ phí bảo hiểm năm thứ 3 vào khoản tiền phải chi trả, xét thấy do ông Triết chưa nộp phí năm thứ 3 là 5.072.000 đồng nên Công ty Prudential chỉ phải thanh toán: quyền lợi bảo hiểm 100.000.000 đồng – 5.072.000 đồng = 94.928.000 đồng; bảo tích lũy 2.514.300 đồng; tổng cộng 94.928.000 đồng + 2.514.300 đồng = 97.442.300 đồng. Do chỉ được hưởng 2/3 suất thừa kế nên phần của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (bà Hương và 2 con, cha mẹ ông Triết) sẽ là: 97.442.300 đồng : 5 = 19.488.460 đồng x 2/3. Phần bà Thảo được hưởng: 32.480.800 đồng”.[31]

Xét về lý, hướng giải quyết như trên của Tòa án còn phải bàn lại vì rất khó xác định hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chỉ định người thụ hưởng là di chúc và khó có thể xác định khoản tiền mà Công ty bảo hiểm trả cho người thụ hưởng là di sản của người chết nên khó có thể áp dụng các quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tuy nhiên, ý tưởng mở rộng phạm vi chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cho bảo hiểm nhân thọ là đáng được cân nhắc xem xét. Ở đây, chúng ta nên theo hướng coi tiền bảo hiểm là một bộ phận của di sản để đảm bảo cho những người được chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

CHÚ THÍCH

[1] Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[2]   Theo khoản 3 Điều 631 BLDS năm 2015 thì “nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

[3] Theo khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 (đã tồn tại trong Luật Công chứng năm 2006) thì “người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.

[4] Bản án số 61/2015/DS-PT ngày 15/01/2015 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[5] Theo khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015 thì “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.

[6] Bản án số 313/2016/DS-PT ngày 16/3/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[7] Bản án số 1966/DSST ngày 10/9/2004 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[8] Bản án số 598/2007/DS-PT ngày 07/06/2007 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[9] Bản án số 1308/2012/DSPT ngày 23/10/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[10]  

Bản án số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân quận 1 TP. Hồ Chí Minh.

[11] Về khôi phục tình trạng ban đầu do vô hiệu và phân biệt vô hiệu với chế tài do vi phạm việc thực hiện, xem Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 123-125, 230-232.

[12] “Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài”.

[13] “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài” gồm “Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại”.

[14]   Đỗ Văn Đại, Giải quyết tranh chấp hợp đồng – Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Tri Thức, 2015.

[15] Bản án số 313/2016/DS-PT ngày 16/3/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[16]   Bản án số 538/2009/DS-PT/DS-PT ngày 31/3/2009 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Tương tự, sau khi khẳng định “hợp đồng bảo hiểm nêu trên đã được Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) thông qua đại lý Nguyễn Công Trực đã xét và chấp thuận. Đại lý Nguyễn Công Trực đã trực tiếp dẫn người mua bảo hiểm là ông Hóa đi khám sức khỏe để bổ túc hồ sơ theo quy định”, Tòa án đã xét rằng “việc anh Trực không thực hiện đúng những quy định với Công ty, gây thiệt hại thì đây là quan hệ pháp luật khác giữa Công ty và đại lý Nguyễn Công Trực, Công ty có quyền yêu cầu khởi kiện anh Trực để được giải quyết bằng một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu” (Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh).

[17]   Đỗ Văn Đại, Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ- Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 91-92.

[18] Bản án số 1031/2006/DS-ST ngày 22/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[19] Bản án số 538/2009/DS-PT ngày 31/3/2009 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[20] Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[21]   Đỗ Văn Đại, Sđd, Bản án số 158-160.

[22]   Bản án số 1477/2015/DS-PT ngày 02/12/2015 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

[23] Bản án số 10/2010/DS-ST ngày 05/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Thúy tỉnh Phú Thọ.

[24]   Bản án số 73/2017/DS-PT ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.

[25] “Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

[26]

“Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

[27]   Đỗ Văn Đại, Sđd, Bản án số 158-160, 161-164,

[28]   Chẳng hạn, anh Thao ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và sau đó anh Thao chết. Theo Tòa án, “khoản tiền 100 triệu đồng sau khi anh Thao chết Công ty bảo hiểm chi trả vào tài khoản của chị Duyên là di sản anh Thao để lại. Tại hợp đồng bảo hiểm lập ngày 09/12/2011 không xác định người được thụ hưởng và anh Thao chết cũng không để lại di chúc nên khối di sản 100 triệu đồng cần được chia thừa kế theo quy định của pháp luật là phù hợp” (Bản án số 03/2014/DSST ngày 11-3-2014 của Tòa án nhân dân huyện Eakar tỉnh Đăklăk).

[29]   Germain Bravière, Droit des successions, Nxb. W and L, 2002, phần số 89.

[30] Alain Levasseur, Rapport général sur Successions et contrats, in Successions (Travaux de l’Association Henri Capitant), Nxb. Bruylant, 2012, tr. 235.

[31]   Bản án số 542/DSST ngày 24/03/2005 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

 

Nguồn bài viết: https://iluatsu.com/thuong-mai/mot-so-van-de-phap-ly-phat-sinh- trong-thuc-tien-ve-bao-hiem-nhan-tho/

Theo: PGS.TS. Đỗ Văn Đại

Link tài liệu:

https://docs.google.com/document/d/1WhkGiim9taSdnA_QAc0Edfdn2I9Tx1e2/edit

avatar
Đặng Quỳnh
585 ngày trước
THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHÁT SINH
 1. Xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ2.   Xác định bên xác lập hợp đồngTrong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có bên bán bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng” (khoản 6 Điều 3). Ở đây, bên mua bảo hiểm là bên “giao kết hợp đồng” và “đóng phí bảo hiểm” nhưng khi nào một chủ thể được coi là “giao kết hợp đồng” và “đóng phí bảo hiểm” thì điều luật chưa thực sự rõ.Như vậy, nội hàm trên chưa thực sự rõ về bên mua bảo hiểm và vụ việc sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, trước ý kiến của Công ty bảo hiểm “do hồ sơ bảo hiểm không do người trực tiếp mua bảo hiểm ký, mà do bà Liên (mẹ chị Bình) ký thay nên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hợp đồng trên vô hiệu và xử lý hậu quả pháp lý theo luật định” và ý kiến của phía mua bảo hiểm với nội dung “mặc dù ông Hóa không trực tiếp ký tên vào hợp đồng bảo hiểm vì bận đi biển, nhưng đó là ý chí của ông vì thực tế ông vẫn gửi tiền đóng đúng kỳ hạn được 05 lần. Chị Bình thừa nhận chị đã ký tên vào bản hợp đồng bảo hiểm nêu trên thay cha chồng chị là ông Hóa, vì trước đó, ông Hóa đã xem kỹ nội dung hợp đồng và đồng ý mua bảo hiểm”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ sự thừa nhận của nguyên đơn, bị đơn, người đại diện theo ủy quyền, người có quyền nghĩa vụ liên quan và hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) với ông Hóa được ký kết ngày 10/02/2004 thông qua đại lý Nguyễn Công Trực thì do ông Hóa vì đi làm ăn xa (đi biển), nên con dâu ông là chị Bình trực tiếp ký tên dùm ông Hóa vào hợp đồng và chị cũng là người trực tiếp đóng 05 lần tiền cho anh Trực để thực hiện hợp đồng trên, thực chất đó là tiền của ông Hóa, chị Bình chỉ là người đóng hộ. Xét, căn cứ Điều 1, mục 1.6 bản hợp đồng nêu trên thì: “… nếu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được Công ty chấp thuận, ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng đủ phí bảo hiểm đầu tiên”. Thực tế, hợp đồng bảo hiểm nêu trên đã được Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) thông qua đại lý Nguyễn Công Trực đã xét và chấp thuận. Đại lý Nguyễn Công Trực đã trực tiếp dẫn người mua bảo hiểm là ông Hóa đi khám sức khỏe để bổ túc hồ sơ theo quy định. Sau khi được phía anh Trực thông báo hồ sơ được chấp thuận, phía ông Hóa đã đóng đủ phí đầu tiên và đã thực hiện hợp đồng được 05 kỳ. Như vậy, về mặt pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm nêu trên có giá trị, không vô hiệu, nên các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng”.[1]Hướng nêu trên của Tòa án là thuyết phục (ông Hóa cần được coi là người đã giao kết hợp đồng và đóng phí bảo hiểm), nên phát triển đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.3.   Cần ký từng trang hợp đồngHợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Điều 12 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)).Theo Điều 14 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản” và quy định này cũng áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thông thường, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều trang và câu hỏi đặt ra là người mua bảo hiểm có phải ký tất cả các trang không? Hiện nay, một số quy định theo hướng người tham gia xác lập giao dịch bằng văn bản phải ký vào từng trang như quy định về di chúc trong BLDS[2] hay quy định về giao dịch được công chứng.[3] Quy định tương tự không thấy tồn tại đối với hợp đồng bảo hiểm nhưng Tòa án đã theo hướng tương tự. Cụ thể, theo một bản án, “xét kháng cáo của Bị đơn Công ty Prudential Việt Nam đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn đòi số tiền bảo hiểm 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại câu hỏi số 4, điểm i, trang 3/6 Hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, câu hỏi: “Bạn có bao giờ bị nuốt khó, nuốt nghẹn hoặc khó phát âm không? Có bị đổi giọng không?” ông Côn đã đánh dấu X vào ô “Không”. Tuy nhiên phía dưới trang này không có chữ ký xác nhận của ông Côn; về nguyên tắc, khi ký hợp đồng, giao dịch nếu các bên đồng ý toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch (Điều 35, Điều 36 Luật Công chứng năm 2006), nên không có cơ sở xác định ông Côn đã khai như trên. Từ đó không có cơ sở xác định ông Côn đã khai không trung thực để không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở, đúng pháp luật”.[4]Thực ra, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường theo mẫu được cơ quan nhà nước công nhận nhưng từng trang đều được cá nhân hóa đối với từng người mua bảo hiểm thông qua việc điền thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm. Do đó, hướng như nêu trên của Tòa án chưa được quy định cụ thể nhưng rất thuyết phục (phù hợp với BLDS, nhất là các quy định về áp dụng tương tự pháp luật)[5] và nên phát triển cho bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo rằng từng trang của hợp đồng đúng là ý chí của người mua bảo hiểm (để tăng thêm tính xác thực đó là ý chí của các bên khi xác lập hợp đồng, phía công ty bảo hiểm nên đóng dấu giáp lai hợp đồng sau khi hai bên đã thống nhất).4.   Đối tượng của nghĩa vụ thông tinLuật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) có quy định về thông tin mà bên mua bảo hiểm phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 18 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.Theo quy định trên, bên mua bảo hiểm nhân thọ phải kê khai “mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Với cách quy định như vậy, chúng ta thấy đối tượng của nghĩa vụ khai báo chưa thực sự rõ ràng (mọi chi tiết nhưng theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm) và hướng xét xử sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, sau khi viện dẫn Điều 21 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) theo đó “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì Điều khoản này phải được giải thích theo hướng có lợi cho bà Hải. Như vậy, không đủ cơ sở xác định đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như Công ty Cathay trình bày. Xét thấy, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty Cathay cho rằng bà Hải bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn cứ”.[6]Trong vụ việc trên, đối tượng của nghĩa vụ khai báo theo hướng của Tòa án phải là nằm trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm, những thứ không được nêu trong câu hỏi của doanh nghiệp bảo hiểm không thuộc đối tượng của nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm. Hướng này là thuyết phục và nên phát triển vì doanh nghiệp bảo hiểm là bên chuyên nghiệp nên cần nghiên cứu kỹ, đặt các câu hỏi chi tiết để người mua bảo hiểm biết kê khai (nếu không hỏi chi tiết thì những thứ không được hỏi chi tiết sẽ không là đối tượng của nghĩa vụ thông tin đối với bên mua bảo hiểm).5.   Tính không trung thực của thông tinLuật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định về tính trung thực của thông tin mà bên mua bảo hiểm phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 18 và điểm a khoản 2 Điều 19 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm” và “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”.Trong thực tiễn, tranh chấp xoay quanh tính trung thực của thông tin mà bên mua bảo hiểm phải cung cấp rất phổ biến và vụ việc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sau đây rất đáng lưu tâm. Cụ thể, theo một Tòa án, “xét trước khi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty Manulife ông Ngọc đã từng khám bệnh theo bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi và được bác sĩ của Công ty Manulife khám bệnh cũng như kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm Hòa Hảo nhưng đều không biết ông Ngọc bị bệnh lao não. Xét các triệu chứng bệnh của ông Ngọc khi khám bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi như: chóng mặt, nhức đầu là bệnh thường xuyên của con người, việc ông Ngọc không khai khi kiểm tra sức khỏe không phải là ông Ngọc biết bệnh lao não nhưng giấu không khai. Xét trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa Công ty Manulife và ông Ngọc không quy định nếu người ký hợp đồng bảo hiểm khai sai những điểm trong phiếu kiểm tra sức khỏe thì không được thanh toán quyền lợi bảo hiểm. Do đó, Công ty Manulife đã ký hợp đồng bảo hiểm với ông Ngọc thì Công ty Manulife phải trả cho bà Liên quyền lợi bảo hiểm của ông Ngọc”.[7]Ở đây, bệnh lao não của ông Ngọc là có thật và việc này không được khai báo khi xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng Tòa án xác định phía mua bảo hiểm không vi phạm cung cấp thông tin trung thực vì bên mua bảo hiểm không biết có bệnh đó. Như vậy, để xác định tính không trung thực của thông tin cho phép doanh nghiệp từ chối thanh toán tiền bảo hiểm thì đó phải là thông tin mà bên mua bảo hiểm biết nhưng không kê khai. Nói cách khác, biết và không công khai là hai thành tố quan trọng trong việc xác định tính không trung thực của thông tin và đây là điểm nên phát triển để dung hòa lợi ích của các bên liên quan.6.   Xử lý trường hợp thông tin không trung thựcPhần trên đã cho thấy bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin nhưng thông tin đó không trung thực thì phải xử lý như thế nào?Theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”. Ở đây, văn bản theo hướng “đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm”. Điều đó có nghĩa, cho đến thời điểm đình chỉ thực hiện, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có giá trị pháp lý (hợp đồng chỉ bị triệt tiêu trong tương lai). Tuy nhiên, thực tiễn lại theo hướng hợp đồng này vô hiệu với hệ quả là doanh nghiệp bảo hiểm không phải thanh toán tiền bảo hiểm nhưng phải hoàn trả phí đã nhận (quay lại tình trạng ban đầu). Chẳng hạn, theo một bản án năm 2007, “tại thời điểm ông Hùng lập thủ tục yêu cầu bảo hiểm, ông Hùng đã có bệnh tăng huyết áp nhưng ông Hùng không khai đầy đủ vào hồ sơ mua bảo hiểm tình trạng tăng huyết áp của mình đúng như thỏa thuận tại Điều 3.1 của hợp đồng bảo hiểm mà hai bên đã ký. Theo quy định tại khoản 1 Điều 573 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết” nên hợp đồng bảo hiểm số 050000009806008UL-A ngày 29/06/2006 được xác lập giữa ông Hùng với Công ty ACE là vô hiệu từ thời điểm ký kết. Kháng cáo của Công ty ACE là có căn cứ, Hội đồng xét xử chấp nhận. Do hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Theo công văn số AHO O CLEL 060101-V ngày 20/09/2006 của Công ty ACE thì công ty đồng ý hoàn trả cho người thụ hưởng của ông Hùng là bà Kiêm số tiền bảo hiểm mà ông Hùng đã nộp ngày 28/06/2006 là 5.220.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật”.[8] Hướng giải quyết như vừa nêu được duy trì trong một bản án khác năm 2012[9] hay năm 2014.[10]Thực ra, chế tài trong Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) là “rất lạ” vì lỗi dẫn với cần xử lý hợp đồng tồn tại trong giai đoạn giao kết hợp đồng lại được xử lý bằng “đình chỉ”, tức vẫn giữ lại quá khứ của hợp đồng và chỉ làm mất giá trị trong tương lai của hợp đồng. Ở đây, hướng vô hiệu là thuyết phục vì chế tài đó xuất phát từ sai sót từthời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, lỗi này không phát sinh ở thời điểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Do đó, cũng cân nhắc hướng của thực tiễn nêu trên để phát triển, nếu không thì nên sửa đổi quy định trên theo hướng bỏ quy định này để quay lại các quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu trong đó có khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015 với nội dung “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.[11]II- Thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ7.   Quyền khởi kiện liên quan đến hợp đồngTranh chấp bảo hiểm trong đó có bảo hiểm nhân thọ đương nhiên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Vì đây là tranh chấp dân sự với một bên là doanh nghiệp bảo hiểm nên, trên cơ sở khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2015[12] và khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010[13], Trọng tài cũng có có thể có thẩm quyền nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Tại VIAC, nhiều tranh chấp về bảo hiểm đã được giải quyết[14] và, theo quy định vừa nêu, tranh chấp về bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn có thể được giải quyết tại Trọng tài như VIAC nếu các bên liên quan có thỏa thuận trọng tài (trước hay sau khi tranh chấp phát sinh).Trong thực tiễn, đôi khi chúng ta gặp trường hợp phía bán bảo hiểm có được một cam kết của bên kia với nội dung không có khiếu nại gì đối với bên bán bảo hiểm. Trong trường hợp này, bên đưa ra cam kết có quyền được khởi kiện ra cơ quan tài phán (là Tòa án hay Trọng tài như nêu trên) nữa không? Văn bản không thực sự rõ về câu hỏi này và đã có Tòa án theo hướng quyền khởi kiện vẫn được duy trì. Chẳng hạn, theo một bản án, “phía Công ty Cathay cho rằng đã thanh toán tất cả nghĩa vụ của mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm. Đối với tranh chấp này, Công ty Cathay và ông Lân đã giải quyết xong, được thể hiện tại Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày 15/9/2010. Tại mục 3 phiếu này, ông Lân đã xác nhận Công ty Cathay đã thanh toán đầy đủ và không còn trách nhiệm gì đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Tại mục 4, ông Lân cam kết từ nay về sau sẽ không thực hiện bất cứ hành vi nào ảnh hưởng đến Cathay, Cathay sẽ không phải thực hiện bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào đối với hợp đồng số S11000009505 và S11000040924. Xét thấy, việc ký vào Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày 15/9/2010 của ông Lân, không làm mất quyền khởi kiện của ông Lân nếu ông Lân cho rằng thỏa thuận này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.[15]Hướng như nêu trên là thuyết phục và cần được duy trì, phát triển để làm rõ quyền khởi kiện trong mối quan hệ giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hay bên thụ hưởng bảo hiểm.8.   Vai trò của đại lý bảo hiểmTrong hoạt động bảo hiểm, chúng ta thường xuyên thấy xuất hiện đại lý bảo hiểm được xác định là “tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 84 Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)). Đại lý có vai trò như thế nào trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Cụ thể, khi đại lý bảo hiểm có sai sót trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì ai chịu trách nhiệm về sai sót này?Hiện nay, Tòa án thiên về hướng để doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, trước lập luận theo đó “ông Liêm phải nộp phí bảo hiểm lần II vào ngày 24/6/2005, sau đó được gia hạn thêm hai tháng nhưng vẫn không nộp tiền. Ông Liêm chết ngày 27/8/2005 là thời điểm hợp đồng bảo hiểm đã mất hiệu lực 3 ngày. Vì thế bị đơn không chấp nhận trả tiền theo yêu cầu của nguyên đơn” và ý kiến của đại lý (bà Nguyền) của Công ty bảo hiểm với nội dung “Bà là đại lý của bị đơn, đã bán bảo hiểm cho ông Liêm. Bà thỏa thuận với ông Liêm là đến kỳ thu phí bảo hiểm, bà sẽ trực tiếp thu phí tại nhà ông Liêm. Nhưng đến kỳ hạn cuối thu tiền bà phải đi học chính trị ở tỉnh nên không thu phí được. Việc không nộp tiền được là do khách quan, nên bà yêu cầu bị đơn phải trả tiền bảo hiểm cho nguyên đơn”, Tòa án đã xét rằng “Căn cứ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ (bút lục 15-17) thể hiện địa chỉ để Công ty Prudential Việt Nam thu phí là tại nhà số 231 ấp 3, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là nhà của ông Liêm. Điều này cũng phù hợp với lời khai của bà Nguyền là đại lý bán bảo hiểm và thu phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Xét yêu cầu kháng cáo của bà Trên cho rằng việc ông Liêm không đóng phí bảo hiểm đúng hạn là do phía công ty không cử người đến thu là có cơ sở như chứng cứ nêu trên”.[16]Thực ra, Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đã có quy định về trách nhiệm của đại lý bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo hiểm tại Điều 88. Theo đó, “trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm”. Quy định này áp dụng cho “trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm” nhưng đoạn gạch dưới chưa thực sự rõ. Vụ việc nêu trên liên quan đến việc đại lý không thu phí đúng hạn ở địa điểm đã quy định có thuộc phạm vi của điều luật trên không? Chưa có câu trả lời rõ ràng nên hướng xử lý nêu trên của Tòa án (khá thuyết phục) nên được phát triển (đây có thể được coi là một dạng nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của bên có quyền).[17]9.   Lãi do chậm trả tiền bảo hiểm nhân thọKhi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm và vấn đề đặt ra là khoản tiền này được thanh toán ở thời điểm nào? Trả lời câu hỏi vừa nêu có hệ quả quan trọng vì nó quyết định tới việc doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả thêm tiền lãi chậm thanh toán hay không.Trong thực tiễn, đây là nội dung thường có tranh chấp và văn bản chưa rõ, thực tiễn có vẻ lúng túng, không có sự thống nhất. Có Tòa án dựa vào “yếu tố khách quan” để từ chối yêu cầu tính lãi chậm trả.[18] Tương tự, có Tòa án dựa vào việc “giấy chứng nhận bảo hiểm… không thể hiện điều khoản về lãi suất”[19] để từ chối yêu cầu về thanh toán lãi bên cạnh khoản tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có Tòa án theo hướng chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm trả. Chẳng hạn, theo một bản án, “ông Dũng, người đại diện theo ủy quyền có yêu cầu Công ty trả lãi chậm trả từ ngày 07/7/2005 đến nay nhưng không xuất trình được chứng cứ cụ thể về phần yêu cầu của mình. Phía Công ty có ông Tuấn đại diện không đồng ý yêu cầu trên, đồng thời xác nhận ngày Công ty nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ từ gia đình ông Hóa là ngày 22/6/2005. Do vậy, Hội đồng xét xử không có căn cứ để xem xét, chấp nhận yêu cầu của ông Dũng mà căn cứ vào Điều 16, trang 13 bản hợp đồng nêu trên để tính thời hạn chậm trả lãi, cụ thể thì: “Công ty có trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu đầy đủ và hợp lệ mà Công ty yêu cầu. Nếu việc chi trả quyền lợi bị chậm trễ, tại thời điểm thanh toán, Công ty sẽ trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, phía Công ty chỉ phải chịu lãi chậm trả từ ngày 22/10/2005 đến ngày xét xử sơ thẩm là 10 tháng, chứ không phải 13 tháng như anh Dũng yêu cầu. Do vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu đòi 03 tháng tiền lãi của ông Dũng (căn cứ Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 30/3/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức lãi suất bằng đồng Việt Nam hiện nay là 8,25%/năm)”.[20]Như vậy, đây là điểm còn có sự lúng túng và chúng ta nên có hướng xử lý để chấm dứt sự lúng túng trên. Ở đây, chúng ta nên theo hướng tuân thủ nội dung của hợp đồng và trong trường hợp hợp đồng không có nội dung về chủ đề này, chúng ta nên theo hướng doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán từ thời điểm nhận đủ hồ sơ và lãi chậm trả được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ mà chưa thanh toán.10. Điều kiện ràng buộc của quy tắc bảo hiểmTrong thực tế, bên cạnh nội dung trong hợp đồng mà doanh nghiệp bảo hiểm và phía mua bảo hiểm xác lập, phía doanh nghiệp bảo hiểm còn có bộ quy tắc bảo hiểm.Câu hỏi đặt ra là khi nào quy tắc bảo hiểm ràng buộc phía mua bảo hiểm? Thực ra, đây có thể coi là một dạng điều kiện giao dịch chung được quy định trong BLDS năm 2015 (đã tồn tại trong Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 2010) nhưng khi nào điều kiện này ràng buộc phía mua bảo hiểm cũng không thực sự rõ trong BLDS.[21] Theo một bản án, “tại các văn bản của hợp đồng có chữ ký của Công ty Dai – Ichi với ông Đức thì phần ghi chú cuối trang có thể hiện nội dung “Vui lòng tham khảo thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để có thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện liên quan đến các quyền lợi nêu trên”. Điều này thể hiện rằng khi giao kết hợp đồng thì phía Công ty Dai – IChi có tư vấn cho ông Đức biết những nội dung của Quy tắc và Điều khoản sản phẩm và ông Đức phải có nghĩa vụ xem thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để biết rõ các thông tin. Mặt khác, bản Quy tắc và Điều khoản sản phẩm đã được đăng ký và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên có giá trị và được xem như là một phần của hợp đồng khi các bên giao kết hợp đồng. Do đó, Quy tắc và Điều khoản sản phẩm sẽ được áp dụng để xem xét giải quyết”.[22]Ở đây, Tòa án theo hướng quy tắc bảo hiểm ràng buộc phía mua bảo hiểm vì trong hợp đồng bảo hiểm có nội dung “Vui lòng tham khảo thêm Quy tắc và Điều khoản sản phẩm để có thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện liên quan đến các quyền lợi nêu trên”. Hướng như vậy là thuyết phục và nên phát triển, quy tắc bảo hiểm chỉ ràng buộc bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm đã hướng bên mua bảo hiểm tới quy tắc này ở thời điểm xác lập hợp đồng bảo hiểm.11. Vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểmTrong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đôi khi chúng ta gặp điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm và thực tiễn xét xử tìm cách vô hiệu hóa chúng. Thực tế, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong một thời hạn đã được ấn định. Chẳng hạn, ngày 25/6/2015 bà Tạ tham gia bảo hiểm với Công ty AIA. Ngày 06/4/2016, bà Tạ nhập viện và được chẩn đoán “Xơ gan/ theo dõi suy thận” và đến ngày 11/4/2016 bà Tạ tử vong do đột tử. Trong điều khoản sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trong hợp đồng của bà Tạ có quy định “Nếu người được bảo hiểm lần đầu tiên được chẩn đoán là mắc một bệnh hiểm nghèo hoặc thực tế đã trải qua một cuộc phẫu thuật tiếp tục sống ít nhất 30 ngày kể từ ngày được chẩn đoán hay phẫu thuật, Công ty sẽ tiến hành thanh toán quyền lợi bảo hiểm bổ sung này” (Điều 5 Quy tắc điều khoản sản phẩm bổ sung). Theo điều khoản vừa nêu, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả nếu bà Tạ tiếp tục sống ít nhất 30 ngày kể từ ngày được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên, chỉ 05 ngày sau ngày được chẩn đoán bệnh thì bà Tạ đã tử vong nên doanh nghiệp bảo hiểm không chi trả quyền lợi bảo hiểm trên cơ sở điều khoản trên của hợp đồng bảo hiểm.Khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đã vô hiệu hóa điều khoản loại trừ trên và buộc doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm với lập luận rằng “BLDS tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận và tự định đoạt của các đương sự trong hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định giao dịch dân sự phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống tốt đẹp, nghĩa là phù hợp với ý chí và văn hóa đạo đức truyền thống, phù hợp với cách hiểu ngôn ngữ vùng miền. Trong trường hợp cụ thể này cần được hiểu ý chí của người tham gia bảo hiểm là phòng bị khi chết, khi bệnh tật hiểm nghèo và khi bị tai nạn thì được bồi thường (loại trừ do tự tử, bị tử hình, do bị giết, do già yếu). Việc cho là bà Tạ tử vong trước 30 ngày theo Điều 5 là phi logic với cuộc sống, không phù hợp với ý chí của người mua bảo hiểm. Cần hiểu rằng hợp đồng do bà Tạ thực hiện với Công ty AIA phải được giải thích theo Điều 409 BLDS năm 2005. Vì vậy, cần áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để quyết định bảo đảm pháp luật tiếp cận gần với công lý”.[23] Hướng vừa nêu đã được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận vì theo Tòa án cấp phúc thẩm, “xét toàn bộ điều khoản hợp đồng chính và điều khoản sản phẩm hợp đồng bảo hiểm bổ sung được công ty AIA in mẫu sẵn. Trong thực tế, không phải ai cũng có thể đọc và hiểu hết từng điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm được viết bằng những từ ngữ chuyên môn nên người bình thường khó hiểu được. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nhưng với điều kiện giao dịch phải phù hợp với cách hiểu ngôn ngữ vùng miền không được trái với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong trường hợp này được hiểu ý chí bà Tạ mua bảo hiểm để phòng chẳng may xảy ra tử vong, ốm đau và thương tật do tai nạn thì được bồi thường các quyền lợi bằng tiền bù đắp những rủi ro về tài chính. Nên cần hiểu rằng, các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm được thực hiện giữa bà Tạ và Công ty AIA phải được giải thích theo Điều 409 BLDS năm 2005. Áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để giải quyết. Từ những phân tích trên cho thấy Tòa án cấp sơ thẩm xử buộc Công ty AIA phải chi trả cho nhân thân bà Tạ số tiền 120.000.000đ là có căn cứ”.[24]Trong vụ việc trên, điều khoản có tranh chấp đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai nhưng cuối cùng đã không được Tòa án chấp nhận. Thực ra, BLDS năm 2005 và được nhắc lại tại khoản 3 Điều 405 BLDS năm 2015 có quy định về vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người yếu thế trong hợp đồng mẫu.[25] BLDS năm 2015 bổ sung quy định tương tự đối với điều kiện giao dịch chung tại khoản 3 Điều 406.[26] Tuy nhiên, Tòa án đã không khai thác các quy định vừa nêu (vì thực chất rất khó áp dụng)[27] để vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm. Ở đây, Tòa án các cấp đều “áp dụng tinh thần chung của pháp luật dân sự để giải quyết” và thông qua “đạo đức” xã hội cũng như giải thích hợp đồng để vô hiệu hóa điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm. Hướng như vừa nêu có thể gây tranh cãi nhưng kết quả cuối cùng là rất thuyết phục và cần phát triển, vì như Tòa sơ thẩm đã nêu, nó “tiếp cận gần với công lý”.12. Kết hợp với thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúcBảo hiểm nhân thọ liên quan mật thiết tới cái chết của người mua bảo hiểm và cái chết này lại làm phát sinh các vấn đề về thừa kế. Nếu người mua không chỉ định người thụ hưởng, tiền bảo hiểm trở thành một phần di sản và chịu sự chi phối của các quy định về thừa kế. Đây là hướng đã được áp dụng trong thực tiễn Việt Nam[28] và được ghi nhận trong pháp luật nước ngoài: Ở Québec (Canada), tiền bảo hiểm nhân thọ được trả cho một người cụ thể “không thuộc nội dung của di sản”.[29] Ngược lại, “nếu người mua bảo hiểm không chỉ định người thụ hưởng, tiền bảo hiểm thuộc di sản”.[30]Nếu người mua bảo hiểm nhân thọ chỉ định người thụ hưởng thì trên cơ sở quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo đó “khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình” (Điều 415 BLDS năm 2015) khoản tiền bảo hiểm thuộc về người thụ hưởng, không là di sản nên thông thường không áp dụng các quy định điều chỉnh di sản thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để bảo vệ người thừa kế khi người thụ hưởng là người ngoài gia đình. Chẳng hạn, theo một bản án, “Xét theo hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ của ông Triết thì tại khoản 3 phần cam kết người mua bảo hiểm, ông Triết chỉ định bà Thảo được thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm khi ông không còn sống, tuy nhiên trên thực tế ông Triết có vợ con, theo Giấy chứng nhận kết hôn số 26/1993 do Ủy ban nhân dân phường 13 quận 10 thì bà Hương là vợ hợp pháp của ông Triết, ông Triết bà Hương có 2 con chung là N Trung (16/02/1995) và Phương (12/12/1996), ngoài ra ông Triết còn cha mẹ là ông Ngời và bà Dậu, nên cha mẹ, vợ con là những người mà ông Triết phải có trách nhiệm nuôi dưỡng khi ông còn sống. Theo Điều 672 của BLDS năm 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tuy những người này không được ông Triết cho hưởng di sản nhưng theo quy định pháp luật thì bà Hương và 2 con, ông Ngời, bà Dậu vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của 1 người thừa kế theo pháp luật. Do đó, yêu cầu của bà Hương và đề nghị của luật sư bảo vệ quyền lợi là có cơ sở chấp nhận. Tại Tòa án, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential – Việt Nam yêu cầu được khấu trừ phí bảo hiểm năm thứ 3 vào khoản tiền phải chi trả, xét thấy do ông Triết chưa nộp phí năm thứ 3 là 5.072.000 đồng nên Công ty Prudential chỉ phải thanh toán: quyền lợi bảo hiểm 100.000.000 đồng – 5.072.000 đồng = 94.928.000 đồng; bảo tích lũy 2.514.300 đồng; tổng cộng 94.928.000 đồng + 2.514.300 đồng = 97.442.300 đồng. Do chỉ được hưởng 2/3 suất thừa kế nên phần của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (bà Hương và 2 con, cha mẹ ông Triết) sẽ là: 97.442.300 đồng : 5 = 19.488.460 đồng x 2/3. Phần bà Thảo được hưởng: 32.480.800 đồng”.[31]Xét về lý, hướng giải quyết như trên của Tòa án còn phải bàn lại vì rất khó xác định hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chỉ định người thụ hưởng là di chúc và khó có thể xác định khoản tiền mà Công ty bảo hiểm trả cho người thụ hưởng là di sản của người chết nên khó có thể áp dụng các quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Tuy nhiên, ý tưởng mở rộng phạm vi chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cho bảo hiểm nhân thọ là đáng được cân nhắc xem xét. Ở đây, chúng ta nên theo hướng coi tiền bảo hiểm là một bộ phận của di sản để đảm bảo cho những người được chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.CHÚ THÍCH[1] Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[2]   Theo khoản 3 Điều 631 BLDS năm 2015 thì “nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.[3] Theo khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 (đã tồn tại trong Luật Công chứng năm 2006) thì “người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”.[4] Bản án số 61/2015/DS-PT ngày 15/01/2015 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[5] Theo khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015 thì “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.[6] Bản án số 313/2016/DS-PT ngày 16/3/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[7] Bản án số 1966/DSST ngày 10/9/2004 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[8] Bản án số 598/2007/DS-PT ngày 07/06/2007 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[9] Bản án số 1308/2012/DSPT ngày 23/10/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[10]  Bản án số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân quận 1 TP. Hồ Chí Minh.[11] Về khôi phục tình trạng ban đầu do vô hiệu và phân biệt vô hiệu với chế tài do vi phạm việc thực hiện, xem Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 123-125, 230-232.[12] “Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài”.[13] “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài” gồm “Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại”.[14]   Đỗ Văn Đại, Giải quyết tranh chấp hợp đồng – Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Tri Thức, 2015.[15] Bản án số 313/2016/DS-PT ngày 16/3/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[16]   Bản án số 538/2009/DS-PT/DS-PT ngày 31/3/2009 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Tương tự, sau khi khẳng định “hợp đồng bảo hiểm nêu trên đã được Công ty Quốc tế Mỹ (Việt Nam) thông qua đại lý Nguyễn Công Trực đã xét và chấp thuận. Đại lý Nguyễn Công Trực đã trực tiếp dẫn người mua bảo hiểm là ông Hóa đi khám sức khỏe để bổ túc hồ sơ theo quy định”, Tòa án đã xét rằng “việc anh Trực không thực hiện đúng những quy định với Công ty, gây thiệt hại thì đây là quan hệ pháp luật khác giữa Công ty và đại lý Nguyễn Công Trực, Công ty có quyền yêu cầu khởi kiện anh Trực để được giải quyết bằng một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu” (Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh).[17]   Đỗ Văn Đại, Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ- Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 91-92.[18] Bản án số 1031/2006/DS-ST ngày 22/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[19] Bản án số 538/2009/DS-PT ngày 31/3/2009 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[20] Bản án số 953/2006/DS-ST ngày 07/9/2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[21]   Đỗ Văn Đại, Sđd, Bản án số 158-160.[22]   Bản án số 1477/2015/DS-PT ngày 02/12/2015 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[23] Bản án số 10/2010/DS-ST ngày 05/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Thúy tỉnh Phú Thọ.[24]   Bản án số 73/2017/DS-PT ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.[25] “Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.[26]“Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.[27]   Đỗ Văn Đại, Sđd, Bản án số 158-160, 161-164,[28]   Chẳng hạn, anh Thao ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và sau đó anh Thao chết. Theo Tòa án, “khoản tiền 100 triệu đồng sau khi anh Thao chết Công ty bảo hiểm chi trả vào tài khoản của chị Duyên là di sản anh Thao để lại. Tại hợp đồng bảo hiểm lập ngày 09/12/2011 không xác định người được thụ hưởng và anh Thao chết cũng không để lại di chúc nên khối di sản 100 triệu đồng cần được chia thừa kế theo quy định của pháp luật là phù hợp” (Bản án số 03/2014/DSST ngày 11-3-2014 của Tòa án nhân dân huyện Eakar tỉnh Đăklăk).[29]   Germain Bravière, Droit des successions, Nxb. W and L, 2002, phần số 89.[30] Alain Levasseur, Rapport général sur Successions et contrats, in Successions (Travaux de l’Association Henri Capitant), Nxb. Bruylant, 2012, tr. 235.[31]   Bản án số 542/DSST ngày 24/03/2005 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Nguồn bài viết: https://iluatsu.com/thuong-mai/mot-so-van-de-phap-ly-phat-sinh- trong-thuc-tien-ve-bao-hiem-nhan-tho/Theo: PGS.TS. Đỗ Văn ĐạiLink tài liệu:https://docs.google.com/document/d/1WhkGiim9taSdnA_QAc0Edfdn2I9Tx1e2/edit