0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648973e8e850a-HOÀN-THIỆN-PHÁP-LUẬT-THUẾ-MÔI-TRƯỜNG.jpg.webp

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG

 

1.1.  Một số vấn đề lý luận về thuế môi trường

1.1.1.  Sự phát triển của thuế môi trường

Sự ra đời của thuế môi trường có thể xuất phát từ chủ nghĩa môi trường ở thế kỷ XVIII, XIX và hoạt động BVMT với tư cách là công cụ ngăn ngừa và cải thiện những thảm họa xã hội. Arthur C. Pigou (1877 – 1959) đã có ảnh hưởng đến sự phát triển ý tưởng về thuế môi trường gắn với kinh tế học phúc lợi, vì vậy sắc thuế này còn được gọi là thuế Pigou (tiếng Anh là Pigouvian tax).27 Nguyên tắc đánh thuế Pigou là: “Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại tác do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội”28.

Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này lên chi phí hoặc lợi ích của đối tượng thứ ba mà không qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả. Ngoại tác bao gồm ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực. Ô nhiễm môi trường là một dạng của ngoại tác tiêu cực. Chi phí phát sinh do ô nhiễm môi trường (ví dụ: chi phí y tế vì các bệnh mà ô nhiễm gây ra) không được chủ thể gây ô nhiễm tính vào giá thành sản phẩm mà buộc xã hội (đối tượng thứ ba) phải gánh chịu. Ô nhiễm tối ưu là tối ưu về mặt kinh tế và phải chấp nhận rằng ô nhiễm tối ưu không có nghĩa là ô nhiễm bằng không. Ô nhiễm tối ưu tại mức sản lượng tối ưu tức là tại mức sản lượng đó, sản xuất tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội. Thuế môi trường là công cụ nội hóa chi phí ngoại tác do ô nhiễm môi trường gây ra, mức thuế phải đủ để bù đắp những tổn thất của ô nhiễm, từ đó tác động đến chủ thể gây ô nhiễm: buộc chủ thể gây ô nhiễm phải điều chỉnh hoạt động của mình về mức sản lượng tối ưu xã hội.

Pháp là quốc gia đầu tiên áp dụng thuế môi trường trong lĩnh vực quản lý nước vào năm 1959 nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm. Vào năm 1971, thuế môi trường được sử dụng để đối phó với nạn ô nhiễm nước thải ở Hà Lan và Đức. Các nhà kinh tế học đã đi tiên phong trong việc phát triển thuế môi trường ở Hoa Kỳ vào những năm 1960. Thuế môi trường được chấp nhận ở Nhật vào năm 1974 để bồi thường cho những nạn nhân của ô nhiễm.

Trong những năm gần đây, để giải quyết vấn đề môi trường, công cụ định giá carbon thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia quốc tế và thuế môi trường được coi là trung tâm của cuộc cải cách hệ thống thuế đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Cải cách thuế môi trường đề cập đến sự thay đổi trong hệ thống thuế quốc gia, chuyển gánh nặng thuế đánh vào các chức năng kinh tế, thường được gọi là “cái tốt” như lao động (thuế thu nhập cá nhân), vốn (thuế thu nhập doanh nghiệp), tiêu dùng (thuế giá trị gia tăng và các loại thuế gián thu khác), sang đánh thuế vào những hành vi gây áp lực lên môi trường và việc sử dụng tài nguyên, thường được gọi là “cái xấu”33. Trong những năm 1990, các nước Tây Bắc châu Âu đã thực hiện những bước đầu tiên về cải cách thuế môi trường, nói khái quát là, thực hiện tái cấu trúc hệ thống thuế để thúc đẩy các mục tiêu môi trường một cách hiệu quả hơn. Phong trào cải cách thuế môi trường đã lan rộng rất nhanh tới các nước khác như Hà Lan, Anh, Đức, và hiện nay được cân nhắc một cách nghiêm túc ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Nam Phi, Thái Lan và Tunisia.

Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng, phát triển nhanh để theo kịp các quốc gia tiên tiến nên việc sử dụng khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên là không thể tránh khỏi. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về môi trường. Chính vì vậy, BVMT luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác BVMT, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc BVMT; chưa bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc BVMT; nguồn lực đầu tư cho BVMT của Nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Vì vậy, Đảng đã xác định các nhiệm vụ cụ thể, đẩy mạnh các giải pháp BVMT, trong đó tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác BVMT là một nhiệm vụ quan trọng.

Trước khi Luật Thuế BVMT năm 2010 được ban hành, chính sách tài chính trong lĩnh vực môi trường chủ yếu tập trung vào Quỹ BVMT, các loại phí BVMT. Tuy nhiên, hiệu quả và độ bao phủ của các công cụ này chưa cao. Việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số phí thu được còn thấp. Một số thành phố lớn chưa thực hiện triệt để công tác thu phí. Một số địa phương chậm cấp phép sử dụng nguồn nước dẫn đến các Sở Tài nguyên và môi trường không có căn cứ để tính và thu phí BVMT đối với nước thải. Việc xác định các đối tượng gây ô nhiễm chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các thành phần gây ô nhiễm. Phí BVMT đối với chất thải rắn hầu như chưa triển khai. Quota ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biến do chưa có các hướng dẫn, quy định cụ thể. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái chưa được triển khai rộng rãi. 

Ngoài ra, trước thời điểm ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010, các sắc thuế có liên quan đến môi trường được quy định rải rác trong nhiều văn bản luật như: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhìn chung, các sắc thuế trên không có mục tiêu chính là BVMT mà chỉ quy định những chính sách ưu đãi (hoặc chính sách không khuyến khích) nhất định đối với đối tượng chịu thuế thuộc diện thân thiện (hoặc không thân thiện) với môi trường. Sự manh mún của các quy định pháp luật về thuế liên quan đến môi trường (trước năm 2010) dẫn đến sự thiếu tầm bao quát của pháp luật thuế trong lĩnh vực này, số thu rất thấp nên nguồn tài chính đầu tư cho công tác BVMT còn hạn chế.

Vì vậy, song song với việc ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010, việc hoàn thiện Luật Thuế tài nguyên, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng cường chức năng BVMT, đang là hướng tiếp cận phù hợp xu hướng chung của thế giới, nâng cao vai trò của công cụ kinh tế trong lĩnh vực BVMT.

1.1.2.  Định nghĩa thuế môi trường

Môi trường được hiểu là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường bao gồm hai hệ thống cơ bản:

-  Hệ thống môi trường tự nhiên gồm các yếu tố được hình thành, tồn tại và phát triển theo các quy luật tự nhiên như: đất, nước, không khí, động thực vật, khí hậu, ánh sáng, địa hình, ...

-  Hệ thống môi trường vật chất nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo ra như nhà cửa, đường xá, cầu cống, các cảnh quan kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, ...

 Tỉ lệ chi ngân sách cho môi trường năm 2010 chỉ đạt xấp xỉ 0,4% GDP. Trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước ASEAN, đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm là 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm 2-3% GDP. So bình quân đầu người tỉ lệ chi môi trường từ nguồn ngân sách chỉ đạt 4,5 USD/người năm 2010. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trên thế giới (chỉ bằng khoảng 5% so với mức trung bình). Xem: Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam (Chương 9, tiểu mục 9.3.1)

Thuế được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Cách tiếp cận cổ điển nhất về thuế, đó là “thuế là một khoản trích nộp bằng tiền do các cá nhân công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực, có tính chất bắt buộc và không có đối khoản để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”. Mặc dù chưa thực sự hoàn hảo (do những biến đổi của xã hội), định nghĩa này vẫn được sử dụng rộng rãi vì đã nêu được những yếu tố cơ bản ngay từ thuở ban đầu tạo nên bản chất của thuế, nhất là tính chất bắt buộc.

Thuật ngữ thuế môi trường được nhiều tài liệu gọi là thuế sinh thái (ecological tax) hay thuế xanh (green tax). Thuật ngữ này được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau và không có một định nghĩa chính xác duy nhất về thuế môi trường. Trên thế giới, có hai cách tiếp cận thông dụng về thuế môi trường.

Thứ nhất, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đã đưa ra một định nghĩa về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như sau: “Một loại thuế được xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường”. Theo định nghĩa này, có thể gộp tất cả các loại thuế năng lượng và giao thông vào thuế môi trường (nhưng không có thuế giá trị gia tăng)44. Cùng với Eurostat, OECD sử dụng thuật ngữ thuế liên quan đến môi trường (environmentally related taxes, viết tắt là ERT) và định nghĩa thuế liên quan đến môi trường là những khoản thanh toán bắt buộc, một chiều cho chính phủ, áp dụng trên cơ sở được cho là có liên quan cụ thể đến môi trường.

Cùng quan điểm với OECD và Eurostat, Văn phòng thống kê Vương quốc Anh (the UK’s Office for National Statistics, viết tắt là ONS) cho rằng: thuế môi trường là loại thuế có căn cứ tính thuế dựa trên một đơn vị vật chất, hoặc đại diện cho nó, đã được chứng minh có tác động tiêu cực đến môi trường. Như vậy, định nghĩa thuế môi trường của ONS cũng tương tự như của Eurostat và OECD, đều dựa trên tác động của thuế đối với việc BVMT.

Các nước OECD (và đa số các quốc gia khác) không ban hành một đạo luật riêng về thuế môi trường mà có những sắc thuế độc lập đối với từng loại chất gây ô nhiễm như: thuế carbon, thuế ôtô, thuế nhiên liệu, thuế điện, ... Trong pháp luật môi trường của OECD cũng không có sự phân biệt giữa thuế và phí, tất cả các khoản thu có tính chất bắt buộc áp dụng cho các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường đều được gọi là environmental taxes.

Còn theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam hiện nay, thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Phí là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho các chủ thể trong xã hội, trong khi đó, thuế không có tính đối giá và không đối khoản, tức là khoản thuế phải nộp không nhất thiết phải tương xứng với những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được hưởng, và nguồn thu từ thuế cũng không cần dành cho một mục tiêu nhất định như đối với phí. Trong nhiều trường hợp, khoản thu phí môi trường đôi khi tỏ ra kém hiệu quả, do những chi phí xã hội bỏ ra để bù đắp những tổn hại môi trường (bao gồm những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) thường lớn hơn khoản phí mà các chủ thể tác động tiêu cực đến môi trường đã nộp. Không những thế, việc trả phí để tác động tiêu cực đến môi trường không khuyến khích các chủ thể này có cách xử sự tích cực hơn, mà ngược lại, họ cảm thấy có quyền tác động nhiều hơn sau khi chấp nhận đóng phí nhiều hơn.47 (Xem thêm Phụ lục 1 phân biệt thuế môi trường và phí môi trường).

Bộ Tài chính Vương quốc Anh (HM Treasury) đưa ra cách tiếp cận thứ hai về thuế môi trường. Theo đó, các tiêu chí để xác định một sắc thuế có phải là thuế môi trường hay không, bao gồm: (i) Sắc thuế đó phải liên kết với những mục tiêu về môi trường của Chính phủ; (ii) Mục tiêu chủ yếu của sắc thuế đó là khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường; (iii) Sắc thuế phải được thiết kế liên quan đến các mục tiêu môi trường, ví dụ như hành vi gây ô nhiễm càng nhiều thì mức thuế càng cao. Năm loại thuế môi trường theo HM Treasury là thuế biến đổi khí hậu, thuế vật liệu trộn (Aggregate levy), thuế chôn rác, hệ thống chuyển nhượng quyền phát thải (the EUETS) và cam kết giảm phát thải carbon. Điều cần lưu ý là HM Treasury không xếp thuế nhiên liệu và thuế đối với hành khách các hãng hàng không vào thuế môi trường, trong khi ONS và các tổ chức quốc tế lại coi đó là các sắc thuế môi trường. Định nghĩa thuế xanh của HM Treasury cũng phụ thuộc nhiều vào cách thiết kế chính sách môi trường của Chính phủ, chưa dựa trên bản chất của sắc thuế.

Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng có những quan điểm khác nhau về thuế môi trường. Tác giả Trần Vũ Hải (2009) định nghĩa thuế môi trường theo nghĩa rộng là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới giác độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v. Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Quan điểm này của tác giả Trần Vũ Hải được đưa ra trước khi ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010 với mục đích đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng dự án Luật Thuế BVMT. Vì vậy, quan điểm này thiên về pháp luật thực định của Việt Nam nhiều hơn là khoa học pháp lý về thuế môi trường.

Luật Thuế BVMT năm 2010 định nghĩa: Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Có thể thấy rằng luật thực định của nước ta đã đưa ra định nghĩa khá hẹp về thuế BVMT: sắc thuế này chỉ đánh vào quá trình sử dụng các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, không đánh vào quá trình sản xuất hay quá trình xử lý khi hàng hóa trở thành chất thải. Nếu như thuế môi trường của đa số các quốc gia được coi là tập hợp của các sắc thuế có liên quan đến môi trường thì ở Việt Nam thuế môi trường là một sắc thuế độc lập, được ban hành dưới hình thức một đạo luật.

Như vậy, tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của từng công trình mà các học giả có những cách tiếp cận khác nhau đối với thuật ngữ thuế môi trường.

Trong cuốn luận án này, thuế môi trường (hay còn gọi thuế xanh, thuế sinh thái) được hiểu là các sắc thuế có căn cứ tính thuế liên quan trực tiếp đến môi trường và có mục tiêu chính là BVMT.

Với cách tiếp cận này, trong hệ thống thuế của Việt Nam, các sắc thuế được xếp vào loại thuế môi trường bao gồm: thuế tài nguyên ban hành theo Luật Thuế tài nguyên năm 2009, thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 và thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Các sắc thuế khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ... không phải là thuế môi trường. Một số quy định của các sắc thuế này cũng có liên quan đến môi trường (ví dụ: dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh; dịch vụ tang lễ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng51) nhưng đó chỉ là các quy định mang tính ngoại lệ, vấn đề BVMT chỉ được lồng ghép trong một số quy định pháp lý chứ chưa phải là mục tiêu chính của các sắc thuế này.
Sở dĩ thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc nhóm thuế môi trường là bởi: đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường là những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ (như tàu bay, du thuyền, dịch vụ kinh doanh vũ trường,...) hoặc không phải là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (như vàng mã, bài lá, kinh doanh đặt cược,...) hoặc khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường (như thuốc lá, xăng, dịch vụ kinh doanh golf,...) hoặc gây hại cho sức khỏe con người (như rượu, bia, kinh doanh trò chơi điện tử,...). Những hàng hóa, dịch vụ này không được khuyến khích tiêu dùng, vì vậy, các quốc gia thường áp mức thuế “đặc biệt” lên các sản phẩm này nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát và hướng dẫn tiêu dùng. Ở khía cạnh này, thuế tiêu thụ đặc biệt còn được gọi là “thuế đánh vào tội lỗi” (tiếng Anh là sin taxes)52. Mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sự phân hóa rõ nét, thể hiện “thái độ” rõ ràng của Nhà nước đối với các sản phẩm gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, ví dụ: xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi chạy bằng năng lượng sinh học có mức thuế suất bằng 50% mức thuế suất của xe ôtô cùng loại chạy bằng xăng thông thường.

Có ý kiến cho rằng, thuế tài nguyên không phải là thuế môi trường vì thuế tài nguyên có một chức năng quan trọng: theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, do vậy việc khai thác tài nguyên do các tổ chức, cá nhân tiến hành cần phải nộp thuế như là một cách để chia sẻ phần lợi ích từ giá trị tài nguyên được khai thác cho các mục đích chi tiêu công cộng. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên có thể không ảnh hưởng nhiều đến môi trường nếu được tiến hành một cách khoa học, hợp lý. Căn cứ tính thuế tài nguyên được dựa vào giá trị tài nguyên được khai thác chứ không phải những tác động của hoạt động khai thác tài nguyên đến môi trường.

Tuy nhiên, theo người viết, trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy kiệt, thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở không ít các địa điểm khai thác tài nguyên thì cần phải xem xét lại quan điểm này. Điểm b Khoản 3 Điều 7 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định một trong những nguyên tắc để xác định thuế suất thuế tài nguyên là: góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Qua điều luật này có thể thấy rằng, nhà làm luật đã có những thay đổi trong tư duy so với Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998, chưa hẳn đã đặt mục tiêu “chia sẻ lợi ích từ tài nguyên” lên trên mục tiêu môi trường. Thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Luật Thuế tài nguyên năm 2009 đã được xây dựng trên cơ sở đảm bảo (coi trọng) vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – nguồn tài sản quý giá của đất nước. Bên cạnh đó, cũng phải khẳng định rằng: thuế BVMT (ban hành theo Luật Thuế BVMT 2010) không thể thay thế thuế tài nguyên mặc dù có cùng mục tiêu bởi hai sắc thuế này có phạm vi điều chỉnh khác nhau.

Các tổ chức quốc tế như OECD, Eurostat và đa số các quốc gia khác cũng đều phân loại thuế tài nguyên và thuế tiêu thụ đặc biệt vào nhóm thuế môi trường.55 Điều này thể hiện: nhận thức về vấn đề môi trường của các quốc gia ngày càng được nâng cao và các quốc gia đều có xu hướng bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên của đất nước mình.

1.1.3.  Đặc điểm của thuế môi trường

Thuế môi trường có những đặc điểm chung mang tính bản chất của thuế như: là một khoản trích nộp bằng tiền, một khoản đóng góp bắt buộc được nộp không có đối khoản trực tiếp, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng. Bên cạnh đó, thuế môi trường còn có những đặc thù đúng như tên gọi của nó, đặc thù đầu tiên đó là mục tiêu BVMT. Đặc điểm này sẽ chi phối đến cách thiết kế thuế môi trường cũng như hầu hết các vấn đề khác liên quan đến thuế môi trường (ví dụ: sử dụng nguồn thu thuế). Điều đó có nghĩa là các quy định pháp lý về thuế môi trường cũng như việc triển khai thực hiện sắc thuế này đều phải hướng tới mục tiêu gìn giữ môi trường. Tất nhiên, ngoài mục tiêu trên, thuế môi trường cũng có những mục tiêu khác (như: tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội, ...) nhưng môi trường phải được xác định là mục tiêu chính yếu, quan trọng nhất. Mọi thiết kế thuế môi trường không đạt được mục tiêu chính này đều được xem như chưa hiệu quả.

Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, vì nguyên nhân mang tính chính trị và (hoặc) nguyên nhân kinh tế, mục tiêu BVMT của thuế xanh đôi khi chưa được đặt lên hàng đầu. Thụy Điển, một đất nước có hệ thống thuế môi trường được xem là phát triển, cũng không thể xem nhẹ mục tiêu tăng thu ngân sách của thuế môi trường. Mục tiêu này thậm chí còn được ưu tiên hơn cả mục tiêu hiệu quả về mặt môi trường. Các loại thuế môi trường không thể được chấp nhận về mặt chính trị nếu không đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, đặc trưng tiếp theo của thuế môi trường là về đối tượng chịu thuế. Đối tượng chịu thuế môi trường là các dịch vụ, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường hoặc là hành vi xả thải các chất độc hại ra môi trường hoặc là hành vi khai thác các tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường.

Đặc điểm trên của thuế môi trường cho phép phân biệt sắc thuế này với thuế tài sản, thuế thu nhập và thuế tiêu dùng. Thuế tài sản có đối tượng chịu thuế là một tài sản cụ thể do chủ thể nộp thuế là tổ chức, cá nhân sẽ hoặc đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chịu thuế; thuế thu nhập đánh vào thu nhập của cá nhân, tổ chức nhằm điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể này, đảm bảo công bằng xã hội; thuế tiêu dùng đánh vào phần thu nhập được đem ra tiêu dùng thông qua việc mua hàng hóa hay dịch vụ, do vậy thuế này còn gọi là thuế hàng hóa hay thuế bán hàng.57 Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế đa dạng để bao quát các nguồn thu và tăng tính bổ trợ lẫn nhau giữa các sắc thuế.

Cần phải nhấn mạnh rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối. Thuế môi trường có thể được thiết kế với tính chất của thuế tiêu dùng khi đánh vào các hàng hóa, dịch vụ (có tác động xấu đến môi trường) được đem ra tiêu dùng (ví dụ: thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 của Việt Nam), thuế môi trường cũng có thể mang dáng dấp của thuế thu nhập khi đánh trực tiếp vào túi tiền của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường (ví dụ: thuế tắc nghẽn giao thông ở London, Vương quốc Anh).

Thứ ba, một đặc điểm khác của thuế môi trường, đó là: sắc thuế này có thể là thuế trực thu hoặc thuế gián thu tùy theo ý chí của nhà làm luật. Thuế gián thu là loại thuế mà về lý thuyết, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế không phải gánh chịu khoản thuế đã nộp (tức là chủ thể nộp thuế không thực sự mất một phần thu nhập vì khoản thuế này)58. Thuế trực thu là loại thuế mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế (nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế)59. Nói một cách đơn giản hơn, sự phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu phụ thuộc vào gánh nặng thuế có thực sự nhằm vào người nộp thuế hay không. Ví dụ: thuế BVMT được ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 của Việt Nam là thuế gián thu, khoản thuế này sẽ được tính vào giá bán hàng hóa nên mặc dù người nộp thuế là chủ thể sản xuất, kinh doanh nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng60. Ngược lại, thuế tắc nghẽn giao thông ở London, Vương quốc Anh là thuế trực thu: người điều khiển phương tiện giao thông cá nhân vào thời gian từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần phải nộp 11,5 bảng Anh mỗi ngày.

Đa số các nước đang phát triển lựa chọn phương án thiết kế thuế xanh là thuế gián thu vì quản lý thuế gián thu đơn giản, ít tốn kém hơn quản lý thuế trực thu, tuy nhiên thuế trực thu sẽ đảm bảo công bằng hơn thuế gián thu.

Thứ tư, đối với một số sắc thuế môi trường, việc xác định mức thuế đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực môi trường và sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Chẳng hạn, để đo lường lượng chất thải độc hại (NOx, SO2, HCFC, ...) mà một nhà máy thải ra môi trường làm căn cứ tính thuế thì việc sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường là không thể thiếu. Đặc điểm này của thuế môi trường đã buộc nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, lựa chọn cách thiết kế thuế môi trường đơn giản (ví dụ: quy định đối tượng chịu thuế chỉ là các hàng hóa có thể đo đếm được bằng các biện pháp thông thường). Cách làm này đem lại lợi ích là giản tiện trong công tác hành thu thuế, tiết kiệm chi phí quản lý nhưng không đảm bảo được tính toàn diện, tính công bằng của thuế môi trường, thậm chí cách làm này có thể dẫn đến việc đi ngược lại mục tiêu BVMT của sắc thuế này.

Thứ năm, thuế môi trường có tính đa dạng cao và tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia mà mỗi nước xây dựng cho mình một hệ thống thuế môi trường mang những nét đặc trưng riêng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đều có hệ thống thuế môi trường tương đối chặt chẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, thuế đánh vào người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm, v.v.62 Các nước OECD đã đặt ra 375 loại thuế môi trường và 250 loại phí, lệ phí môi trường. Việc đa dạng hóa các sắc thuế môi trường có tác dụng bao quát được nhiều đối tượng gây ô nhiễm, đồng thời tránh gây áp lực tâm lý cho người nộp thuế về gánh nặng thuế.

1.1.4.  Phân loại thuế môi trường

Các sắc thuế môi trường rất đa dạng. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, dự báo số lượng các sắc thuế môi trường sẽ không ngừng tăng lên. Việc phân loại thuế môi trường cũng có nhiều cách khác nhau, song về cơ bản, có hai cách phân loại chính như sau:

- Căn cứ vào lĩnh vực đánh thuế, thuế môi trường được phân loại thành:

-  Thuế năng lượng: đánh vào các loại năng lượng sử dụng cho động cơ xe cộ hoặc dùng cho mục đích sưởi ấm và làm mát. Cách đánh thuế dựa trên cơ sở số lượng. Do vậy, tiền thuế phải nộp tương ứng với số lượng năng lượng được tiêu thụ nhân với thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị số lượng. Số lượng hoặc trọng lượng của năng lượng bị đánh thuế là số lượng hoặc trọng lượng thực tế nhập khẩu hoặc tiêu thụ trong kỳ tính thuế.

- Thuế giao thông: đánh vào đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện giao thông. Đối tượng tính thuế là các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xe tải… Cơ sở tính thuế dựa trên tiêu chí ảnh hưởng môi trường như tiêu chuẩn về chất thải. Nó có thể kết hợp với một chỉ tiêu truyền thống như trọng lượng hoặc thể tích (cm³).

-  Thuế tài nguyên: là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản, như:

khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng.

· Dựa vào đối tượng gây ô nhiễm, thuế môi trường bao gồm:

-  Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: đánh vào các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước (như BOD – nhu cầu ôxy sinh hóa, COD – nhu cầu ôxy hóa học, TSS – hàm lượng cặn lơ lửng, kim loại nặng…), khí quyển (như SO2, NOx, carbon, CFC…), đất (như rác thải, phân bón…), hoặc tiếng ồn (như máy bay và các loại động cơ…) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất gây ô nhiễm.

- Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng. Ví dụ như các sản phẩm có chứa kim loại nặng, PVC (nhựa nhiệt dẻo), CFC, các nguyên liệu chứa carbon và sulphat…Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm từng loại được tiêu thụ.

-  Thuế đánh vào người sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm: thuế đánh vào người sử dụng phương tiện, máy móc xả khí độc ra môi trường, thuế đánh vào thuốc lá, thuế đánh vào việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, thuế đánh vào các đối tượng thải khí S02 hoặc BOD ra môi trường.

Với hai cách phân loại trên đây, có thể thấy rằng hiện nay, Việt Nam mới chỉ có hai loại thuế môi trường, đó là thuế tài nguyên (ban hành theo Luật Thuế tài nguyên năm 2009) và thuế đánh vào người sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm (bao gồm thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010, thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2009). Để đánh vào nguồn gây ô nhiễm, nhà làm luật Việt Nam xây dựng hệ thống các phí, lệ phí và giá dịch vụ như: phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với khí thải, dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, ...64 Như vậy, “dư địa” để tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các loại thuế, phí môi trường ở nước ta còn khá lớn nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính trong lĩnh vực BVMT. 

1.1.5.  Vai trò của thuế môi trường

Để quản lý và BVMT, những công cụ thường được sử dụng như: công cụ hành chính, hình sự, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và công cụ giáo dục truyền thông về môi trường. Mặc dù không có công cụ đơn lẻ nào có thể được coi là công cụ tốt nhất để giải quyết các thách thức về môi trường, nhưng các nước OECD đang có xu hướng ngày càng tăng trong việc sử dụng công cụ thuế liên quan đến môi trường. Điều này có thể được lý giải xuất phát từ ưu điểm của công cụ kinh tế, trong đó có công cụ thuế, đối với lĩnh vực BVMT. Các công cụ hành chính, hình sự mặc dù có khả năng kiềm chế tác động tiêu cực của các chủ thể đến môi trường nhưng không có khả năng bù đắp các chi phí mà xã hội đã phải bỏ ra để khắc phục những thiệt hại đối với môi trường. Ngoài ra, các công cụ hành chính chỉ đảm bảo việc tác động đến môi trường trong tiêu chuẩn cho phép mà không khuyến khích các chủ thể có những điều chỉnh về nhận thức và hành vi nhằm cải thiện tình hình (như đổi mới công nghệ thân thiện hơn với môi trường, hạn chế sử dụng các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường để sản xuất các sản phẩm sạch hơn, ...)66. Việc lạm dụng các công cụ tác động có tính chất công quyền, coi nhẹ các công cụ có tính chất kinh tế dễ dẫn đến thất bại trong BVMT ở Việt Nam67.

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy bên cạnh các công cụ hành chính, hình sự và các biện pháp tuyên truyền mang tính giáo dục, khuyến nghị, các công cụ kinh tế đang được sử dụng phổ biến bao gồm thuế môi trường, phí môi trường, quota ô nhiễm (hay còn gọi là giấy phép chuyển nhượng quyền được thải), hệ thống đặt cọc–  hoàn trả, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystem Services, viết tắt là PES), nhãn môi trường.

Đánh vào các đối tượng gây tác động xấu đến môi trường, về mặt lý luận, vai trò của thuế môi trường được thể hiện ở các khía cạnh sau: 

Một là, thuế môi trường góp phần tăng cường trách nhiệm, nâng cao nhận thức BVMT của tổ chức và cá nhân. Tác động tích cực này của thuế môi trường có thể được lý giải như sau:

Hậu quả của ô nhiễm môi trường là những tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP mỗi năm. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đối với dân nội thành Hà Nội ước tính là 66,33 triệu USD/năm, đối với dân nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 70,96 triệu USD/năm69. Tuy nhiên, môi trường thường lâm vào “bi kịch tài sản chung”70. Mặc dù hầu hết tài nguyên thiên nhiên là đối tượng trao đổi trên thị trường nhưng giá của những giao dịch này được xác định rất thấp, điều đó dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên này. Đối với một số sản phẩm môi trường, như không khí và tiếng ồn, thì không có thị trường và do đó không có giá cả. Chính vì vậy, cộng đồng và cá nhân thường xem các sản phẩm này là miễn phí để rồi “mạnh ai người ấy dùng”. Chất lượng không khí là tài nguyên chung được chia sẻ với các thế hệ tương lai và hiệu ứng nhà kính là hệ quả của việc đánh giá thấp những chi phí mà các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu do hành vi của chúng ta hôm nay71. Xuất phát từ những đặc thù trên của môi trường, việc buộc các chủ thể phải tính đến yếu tố ngoại tác trước khi ra các quyết định là rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm khi khai thác môi trường.

Để “sửa chữa” những tác động tiêu cực do sự hiện diện của ngoại tác gây ra, thuế môi trường sẽ nội hóa các chi phí ngoại tác vào giá thành sản phẩm hàng hóa khiến cho giá cả hàng hóa phản ánh đầy đủ hơn những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm môi trường. Bằng cách này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (the polluter pays principle, viết tắt là PPP) được thực hiện. Với thuế môi trường được cộng vào giá hàng hóa, các chủ thể gây ô nhiễm và các chủ thể liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ. Người tiêu dùng cũng sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn các hàng hóa ít gây ô nhiễm môi trường với giá cao hơn ở mức hợp lý hoặc sử dụng tiết kiệm hơn các sản phẩm gây ô nhiễm. Thông qua đó, việc BVMT gắn kết chặt chẽ với quyền lợi của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.

Hai là, thuế môi trường có tác động khuyến khích cải tiến, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện hơn với môi trường. Xét về khía cạnh lý luận, thuế môi trường làm cho giá nhiên liệu tăng, từ đó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới. Ví dụ, Mỹ có thuế đánh vào HCFC đã giúp khuyến khích phát triển các sản phẩm hóa học thay thế và sau đó được xuất khẩu. Thuế của Thụy Điển đánh vào dầu diesel có sulfur đã giúp thúc đẩy phát triển các loại dầu mới, ít ô nhiễm hơn. Như vậy, thuế môi trường có thể giúp dịch chuyển nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả hơn đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá các sản phẩm tự nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng nếu biết sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.

Ba là, thuế môi trường góp phần tăng thu NSNN. Thuế BVMT được ban hành góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam theo hướng toàn diện, bao quát các hoạt động kinh tế - xã hội, đa dạng các sắc thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó, tỉ lệ ngân quỹ được trích lập để chi cho công tác BVMT, thực hiện chính sách kinh tế - xã hội cũng tăng lên.

Trước khi Luật Thuế BVMT năm 2010 được ban hành, các loại phí BVMT như phí xăng, dầu, phí BVMT đối chất thải rắn, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với nước thải, … cũng góp phần huy động đóng góp tài chính của những đối tượng xả thải mà không tự mình xử lý chất thải, hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Tuy nhiên, nguồn thu từ phí còn rất hạn chế. Tổng thu các khoản phí BVMT năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9.000 tỷ đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự nghiệp BVMT. Trong khi nhu cầu tài chính cho BVMT rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thì nhu cầu tài chính cho BVMT của Việt Nam hiện nay là rất lớn.

Đối với các sắc thuế có liên quan đến môi trường (như thuế thu nhập doanh nghiệp, …), mục tiêu BVMT chỉ là mục tiêu lồng ghép chứ không phải là mục tiêu chính. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị liên quan đến hoạt động BVMT chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu BVMT chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Thuế môi trường thu vào các sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ góp phần khắc phục được những nhược điểm trên của hệ thống thuế hiện hành. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, nhiều sắc thuế phải cắt giảm thuế suất, nhiều ưu đãi thuế quan được thực thi, thuế môi trường được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân quỹ.

Theo: Đặng Kim Phương

Link tài liệu : 

https://docs.google.com/document/d/1q-aent9cpfrvKBz4a6TD8qMIp5g6srw2/edit

avatar
Đặng Quỳnh
451 ngày trước
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG
 1.1.  Một số vấn đề lý luận về thuế môi trường1.1.1.  Sự phát triển của thuế môi trườngSự ra đời của thuế môi trường có thể xuất phát từ chủ nghĩa môi trường ở thế kỷ XVIII, XIX và hoạt động BVMT với tư cách là công cụ ngăn ngừa và cải thiện những thảm họa xã hội. Arthur C. Pigou (1877 – 1959) đã có ảnh hưởng đến sự phát triển ý tưởng về thuế môi trường gắn với kinh tế học phúc lợi, vì vậy sắc thuế này còn được gọi là thuế Pigou (tiếng Anh là Pigouvian tax).27 Nguyên tắc đánh thuế Pigou là: “Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại tác do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội”28.Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này lên chi phí hoặc lợi ích của đối tượng thứ ba mà không qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả. Ngoại tác bao gồm ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực. Ô nhiễm môi trường là một dạng của ngoại tác tiêu cực. Chi phí phát sinh do ô nhiễm môi trường (ví dụ: chi phí y tế vì các bệnh mà ô nhiễm gây ra) không được chủ thể gây ô nhiễm tính vào giá thành sản phẩm mà buộc xã hội (đối tượng thứ ba) phải gánh chịu. Ô nhiễm tối ưu là tối ưu về mặt kinh tế và phải chấp nhận rằng ô nhiễm tối ưu không có nghĩa là ô nhiễm bằng không. Ô nhiễm tối ưu tại mức sản lượng tối ưu tức là tại mức sản lượng đó, sản xuất tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội. Thuế môi trường là công cụ nội hóa chi phí ngoại tác do ô nhiễm môi trường gây ra, mức thuế phải đủ để bù đắp những tổn thất của ô nhiễm, từ đó tác động đến chủ thể gây ô nhiễm: buộc chủ thể gây ô nhiễm phải điều chỉnh hoạt động của mình về mức sản lượng tối ưu xã hội.Pháp là quốc gia đầu tiên áp dụng thuế môi trường trong lĩnh vực quản lý nước vào năm 1959 nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm. Vào năm 1971, thuế môi trường được sử dụng để đối phó với nạn ô nhiễm nước thải ở Hà Lan và Đức. Các nhà kinh tế học đã đi tiên phong trong việc phát triển thuế môi trường ở Hoa Kỳ vào những năm 1960. Thuế môi trường được chấp nhận ở Nhật vào năm 1974 để bồi thường cho những nạn nhân của ô nhiễm.Trong những năm gần đây, để giải quyết vấn đề môi trường, công cụ định giá carbon thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia quốc tế và thuế môi trường được coi là trung tâm của cuộc cải cách hệ thống thuế đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Cải cách thuế môi trường đề cập đến sự thay đổi trong hệ thống thuế quốc gia, chuyển gánh nặng thuế đánh vào các chức năng kinh tế, thường được gọi là “cái tốt” như lao động (thuế thu nhập cá nhân), vốn (thuế thu nhập doanh nghiệp), tiêu dùng (thuế giá trị gia tăng và các loại thuế gián thu khác), sang đánh thuế vào những hành vi gây áp lực lên môi trường và việc sử dụng tài nguyên, thường được gọi là “cái xấu”33. Trong những năm 1990, các nước Tây Bắc châu Âu đã thực hiện những bước đầu tiên về cải cách thuế môi trường, nói khái quát là, thực hiện tái cấu trúc hệ thống thuế để thúc đẩy các mục tiêu môi trường một cách hiệu quả hơn. Phong trào cải cách thuế môi trường đã lan rộng rất nhanh tới các nước khác như Hà Lan, Anh, Đức, và hiện nay được cân nhắc một cách nghiêm túc ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Nam Phi, Thái Lan và Tunisia.Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng, phát triển nhanh để theo kịp các quốc gia tiên tiến nên việc sử dụng khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên là không thể tránh khỏi. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về môi trường. Chính vì vậy, BVMT luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, Đảng ta cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác BVMT, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc BVMT; chưa bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc BVMT; nguồn lực đầu tư cho BVMT của Nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Vì vậy, Đảng đã xác định các nhiệm vụ cụ thể, đẩy mạnh các giải pháp BVMT, trong đó tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác BVMT là một nhiệm vụ quan trọng.Trước khi Luật Thuế BVMT năm 2010 được ban hành, chính sách tài chính trong lĩnh vực môi trường chủ yếu tập trung vào Quỹ BVMT, các loại phí BVMT. Tuy nhiên, hiệu quả và độ bao phủ của các công cụ này chưa cao. Việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số phí thu được còn thấp. Một số thành phố lớn chưa thực hiện triệt để công tác thu phí. Một số địa phương chậm cấp phép sử dụng nguồn nước dẫn đến các Sở Tài nguyên và môi trường không có căn cứ để tính và thu phí BVMT đối với nước thải. Việc xác định các đối tượng gây ô nhiễm chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các thành phần gây ô nhiễm. Phí BVMT đối với chất thải rắn hầu như chưa triển khai. Quota ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biến do chưa có các hướng dẫn, quy định cụ thể. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái chưa được triển khai rộng rãi. Ngoài ra, trước thời điểm ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010, các sắc thuế có liên quan đến môi trường được quy định rải rác trong nhiều văn bản luật như: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhìn chung, các sắc thuế trên không có mục tiêu chính là BVMT mà chỉ quy định những chính sách ưu đãi (hoặc chính sách không khuyến khích) nhất định đối với đối tượng chịu thuế thuộc diện thân thiện (hoặc không thân thiện) với môi trường. Sự manh mún của các quy định pháp luật về thuế liên quan đến môi trường (trước năm 2010) dẫn đến sự thiếu tầm bao quát của pháp luật thuế trong lĩnh vực này, số thu rất thấp nên nguồn tài chính đầu tư cho công tác BVMT còn hạn chế.Vì vậy, song song với việc ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010, việc hoàn thiện Luật Thuế tài nguyên, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng cường chức năng BVMT, đang là hướng tiếp cận phù hợp xu hướng chung của thế giới, nâng cao vai trò của công cụ kinh tế trong lĩnh vực BVMT.1.1.2.  Định nghĩa thuế môi trườngMôi trường được hiểu là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường bao gồm hai hệ thống cơ bản:-  Hệ thống môi trường tự nhiên gồm các yếu tố được hình thành, tồn tại và phát triển theo các quy luật tự nhiên như: đất, nước, không khí, động thực vật, khí hậu, ánh sáng, địa hình, ...-  Hệ thống môi trường vật chất nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo ra như nhà cửa, đường xá, cầu cống, các cảnh quan kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa, ... Tỉ lệ chi ngân sách cho môi trường năm 2010 chỉ đạt xấp xỉ 0,4% GDP. Trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước ASEAN, đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm là 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm 2-3% GDP. So bình quân đầu người tỉ lệ chi môi trường từ nguồn ngân sách chỉ đạt 4,5 USD/người năm 2010. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trên thế giới (chỉ bằng khoảng 5% so với mức trung bình). Xem: Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam (Chương 9, tiểu mục 9.3.1)Thuế được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Cách tiếp cận cổ điển nhất về thuế, đó là “thuế là một khoản trích nộp bằng tiền do các cá nhân công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực, có tính chất bắt buộc và không có đối khoản để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”. Mặc dù chưa thực sự hoàn hảo (do những biến đổi của xã hội), định nghĩa này vẫn được sử dụng rộng rãi vì đã nêu được những yếu tố cơ bản ngay từ thuở ban đầu tạo nên bản chất của thuế, nhất là tính chất bắt buộc.Thuật ngữ thuế môi trường được nhiều tài liệu gọi là thuế sinh thái (ecological tax) hay thuế xanh (green tax). Thuật ngữ này được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau và không có một định nghĩa chính xác duy nhất về thuế môi trường. Trên thế giới, có hai cách tiếp cận thông dụng về thuế môi trường.Thứ nhất, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) đã đưa ra một định nghĩa về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như sau: “Một loại thuế được xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường”. Theo định nghĩa này, có thể gộp tất cả các loại thuế năng lượng và giao thông vào thuế môi trường (nhưng không có thuế giá trị gia tăng)44. Cùng với Eurostat, OECD sử dụng thuật ngữ thuế liên quan đến môi trường (environmentally related taxes, viết tắt là ERT) và định nghĩa thuế liên quan đến môi trường là những khoản thanh toán bắt buộc, một chiều cho chính phủ, áp dụng trên cơ sở được cho là có liên quan cụ thể đến môi trường.Cùng quan điểm với OECD và Eurostat, Văn phòng thống kê Vương quốc Anh (the UK’s Office for National Statistics, viết tắt là ONS) cho rằng: thuế môi trường là loại thuế có căn cứ tính thuế dựa trên một đơn vị vật chất, hoặc đại diện cho nó, đã được chứng minh có tác động tiêu cực đến môi trường. Như vậy, định nghĩa thuế môi trường của ONS cũng tương tự như của Eurostat và OECD, đều dựa trên tác động của thuế đối với việc BVMT.Các nước OECD (và đa số các quốc gia khác) không ban hành một đạo luật riêng về thuế môi trường mà có những sắc thuế độc lập đối với từng loại chất gây ô nhiễm như: thuế carbon, thuế ôtô, thuế nhiên liệu, thuế điện, ... Trong pháp luật môi trường của OECD cũng không có sự phân biệt giữa thuế và phí, tất cả các khoản thu có tính chất bắt buộc áp dụng cho các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường đều được gọi là environmental taxes.Còn theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam hiện nay, thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Phí là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho các chủ thể trong xã hội, trong khi đó, thuế không có tính đối giá và không đối khoản, tức là khoản thuế phải nộp không nhất thiết phải tương xứng với những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được hưởng, và nguồn thu từ thuế cũng không cần dành cho một mục tiêu nhất định như đối với phí. Trong nhiều trường hợp, khoản thu phí môi trường đôi khi tỏ ra kém hiệu quả, do những chi phí xã hội bỏ ra để bù đắp những tổn hại môi trường (bao gồm những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) thường lớn hơn khoản phí mà các chủ thể tác động tiêu cực đến môi trường đã nộp. Không những thế, việc trả phí để tác động tiêu cực đến môi trường không khuyến khích các chủ thể này có cách xử sự tích cực hơn, mà ngược lại, họ cảm thấy có quyền tác động nhiều hơn sau khi chấp nhận đóng phí nhiều hơn.47 (Xem thêm Phụ lục 1 phân biệt thuế môi trường và phí môi trường).Bộ Tài chính Vương quốc Anh (HM Treasury) đưa ra cách tiếp cận thứ hai về thuế môi trường. Theo đó, các tiêu chí để xác định một sắc thuế có phải là thuế môi trường hay không, bao gồm: (i) Sắc thuế đó phải liên kết với những mục tiêu về môi trường của Chính phủ; (ii) Mục tiêu chủ yếu của sắc thuế đó là khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trường; (iii) Sắc thuế phải được thiết kế liên quan đến các mục tiêu môi trường, ví dụ như hành vi gây ô nhiễm càng nhiều thì mức thuế càng cao. Năm loại thuế môi trường theo HM Treasury là thuế biến đổi khí hậu, thuế vật liệu trộn (Aggregate levy), thuế chôn rác, hệ thống chuyển nhượng quyền phát thải (the EUETS) và cam kết giảm phát thải carbon. Điều cần lưu ý là HM Treasury không xếp thuế nhiên liệu và thuế đối với hành khách các hãng hàng không vào thuế môi trường, trong khi ONS và các tổ chức quốc tế lại coi đó là các sắc thuế môi trường. Định nghĩa thuế xanh của HM Treasury cũng phụ thuộc nhiều vào cách thiết kế chính sách môi trường của Chính phủ, chưa dựa trên bản chất của sắc thuế.Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng có những quan điểm khác nhau về thuế môi trường. Tác giả Trần Vũ Hải (2009) định nghĩa thuế môi trường theo nghĩa rộng là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới giác độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v. Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa Nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Quan điểm này của tác giả Trần Vũ Hải được đưa ra trước khi ban hành Luật Thuế BVMT năm 2010 với mục đích đóng góp ý kiến cho quá trình xây dựng dự án Luật Thuế BVMT. Vì vậy, quan điểm này thiên về pháp luật thực định của Việt Nam nhiều hơn là khoa học pháp lý về thuế môi trường.Luật Thuế BVMT năm 2010 định nghĩa: Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Có thể thấy rằng luật thực định của nước ta đã đưa ra định nghĩa khá hẹp về thuế BVMT: sắc thuế này chỉ đánh vào quá trình sử dụng các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, không đánh vào quá trình sản xuất hay quá trình xử lý khi hàng hóa trở thành chất thải. Nếu như thuế môi trường của đa số các quốc gia được coi là tập hợp của các sắc thuế có liên quan đến môi trường thì ở Việt Nam thuế môi trường là một sắc thuế độc lập, được ban hành dưới hình thức một đạo luật.Như vậy, tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của từng công trình mà các học giả có những cách tiếp cận khác nhau đối với thuật ngữ thuế môi trường.Trong cuốn luận án này, thuế môi trường (hay còn gọi thuế xanh, thuế sinh thái) được hiểu là các sắc thuế có căn cứ tính thuế liên quan trực tiếp đến môi trường và có mục tiêu chính là BVMT.Với cách tiếp cận này, trong hệ thống thuế của Việt Nam, các sắc thuế được xếp vào loại thuế môi trường bao gồm: thuế tài nguyên ban hành theo Luật Thuế tài nguyên năm 2009, thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 và thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Các sắc thuế khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ... không phải là thuế môi trường. Một số quy định của các sắc thuế này cũng có liên quan đến môi trường (ví dụ: dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh; dịch vụ tang lễ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng51) nhưng đó chỉ là các quy định mang tính ngoại lệ, vấn đề BVMT chỉ được lồng ghép trong một số quy định pháp lý chứ chưa phải là mục tiêu chính của các sắc thuế này.Sở dĩ thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc nhóm thuế môi trường là bởi: đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường là những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ (như tàu bay, du thuyền, dịch vụ kinh doanh vũ trường,...) hoặc không phải là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (như vàng mã, bài lá, kinh doanh đặt cược,...) hoặc khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường (như thuốc lá, xăng, dịch vụ kinh doanh golf,...) hoặc gây hại cho sức khỏe con người (như rượu, bia, kinh doanh trò chơi điện tử,...). Những hàng hóa, dịch vụ này không được khuyến khích tiêu dùng, vì vậy, các quốc gia thường áp mức thuế “đặc biệt” lên các sản phẩm này nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát và hướng dẫn tiêu dùng. Ở khía cạnh này, thuế tiêu thụ đặc biệt còn được gọi là “thuế đánh vào tội lỗi” (tiếng Anh là sin taxes)52. Mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sự phân hóa rõ nét, thể hiện “thái độ” rõ ràng của Nhà nước đối với các sản phẩm gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, ví dụ: xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi chạy bằng năng lượng sinh học có mức thuế suất bằng 50% mức thuế suất của xe ôtô cùng loại chạy bằng xăng thông thường.Có ý kiến cho rằng, thuế tài nguyên không phải là thuế môi trường vì thuế tài nguyên có một chức năng quan trọng: theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, do vậy việc khai thác tài nguyên do các tổ chức, cá nhân tiến hành cần phải nộp thuế như là một cách để chia sẻ phần lợi ích từ giá trị tài nguyên được khai thác cho các mục đích chi tiêu công cộng. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên có thể không ảnh hưởng nhiều đến môi trường nếu được tiến hành một cách khoa học, hợp lý. Căn cứ tính thuế tài nguyên được dựa vào giá trị tài nguyên được khai thác chứ không phải những tác động của hoạt động khai thác tài nguyên đến môi trường.Tuy nhiên, theo người viết, trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy kiệt, thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở không ít các địa điểm khai thác tài nguyên thì cần phải xem xét lại quan điểm này. Điểm b Khoản 3 Điều 7 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định một trong những nguyên tắc để xác định thuế suất thuế tài nguyên là: góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Qua điều luật này có thể thấy rằng, nhà làm luật đã có những thay đổi trong tư duy so với Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998, chưa hẳn đã đặt mục tiêu “chia sẻ lợi ích từ tài nguyên” lên trên mục tiêu môi trường. Thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Luật Thuế tài nguyên năm 2009 đã được xây dựng trên cơ sở đảm bảo (coi trọng) vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – nguồn tài sản quý giá của đất nước. Bên cạnh đó, cũng phải khẳng định rằng: thuế BVMT (ban hành theo Luật Thuế BVMT 2010) không thể thay thế thuế tài nguyên mặc dù có cùng mục tiêu bởi hai sắc thuế này có phạm vi điều chỉnh khác nhau.Các tổ chức quốc tế như OECD, Eurostat và đa số các quốc gia khác cũng đều phân loại thuế tài nguyên và thuế tiêu thụ đặc biệt vào nhóm thuế môi trường.55 Điều này thể hiện: nhận thức về vấn đề môi trường của các quốc gia ngày càng được nâng cao và các quốc gia đều có xu hướng bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên của đất nước mình.1.1.3.  Đặc điểm của thuế môi trườngThuế môi trường có những đặc điểm chung mang tính bản chất của thuế như: là một khoản trích nộp bằng tiền, một khoản đóng góp bắt buộc được nộp không có đối khoản trực tiếp, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng. Bên cạnh đó, thuế môi trường còn có những đặc thù đúng như tên gọi của nó, đặc thù đầu tiên đó là mục tiêu BVMT. Đặc điểm này sẽ chi phối đến cách thiết kế thuế môi trường cũng như hầu hết các vấn đề khác liên quan đến thuế môi trường (ví dụ: sử dụng nguồn thu thuế). Điều đó có nghĩa là các quy định pháp lý về thuế môi trường cũng như việc triển khai thực hiện sắc thuế này đều phải hướng tới mục tiêu gìn giữ môi trường. Tất nhiên, ngoài mục tiêu trên, thuế môi trường cũng có những mục tiêu khác (như: tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội, ...) nhưng môi trường phải được xác định là mục tiêu chính yếu, quan trọng nhất. Mọi thiết kế thuế môi trường không đạt được mục tiêu chính này đều được xem như chưa hiệu quả.Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, vì nguyên nhân mang tính chính trị và (hoặc) nguyên nhân kinh tế, mục tiêu BVMT của thuế xanh đôi khi chưa được đặt lên hàng đầu. Thụy Điển, một đất nước có hệ thống thuế môi trường được xem là phát triển, cũng không thể xem nhẹ mục tiêu tăng thu ngân sách của thuế môi trường. Mục tiêu này thậm chí còn được ưu tiên hơn cả mục tiêu hiệu quả về mặt môi trường. Các loại thuế môi trường không thể được chấp nhận về mặt chính trị nếu không đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Thứ hai, đặc trưng tiếp theo của thuế môi trường là về đối tượng chịu thuế. Đối tượng chịu thuế môi trường là các dịch vụ, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường hoặc là hành vi xả thải các chất độc hại ra môi trường hoặc là hành vi khai thác các tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường.Đặc điểm trên của thuế môi trường cho phép phân biệt sắc thuế này với thuế tài sản, thuế thu nhập và thuế tiêu dùng. Thuế tài sản có đối tượng chịu thuế là một tài sản cụ thể do chủ thể nộp thuế là tổ chức, cá nhân sẽ hoặc đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chịu thuế; thuế thu nhập đánh vào thu nhập của cá nhân, tổ chức nhằm điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể này, đảm bảo công bằng xã hội; thuế tiêu dùng đánh vào phần thu nhập được đem ra tiêu dùng thông qua việc mua hàng hóa hay dịch vụ, do vậy thuế này còn gọi là thuế hàng hóa hay thuế bán hàng.57 Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế đa dạng để bao quát các nguồn thu và tăng tính bổ trợ lẫn nhau giữa các sắc thuế.Cần phải nhấn mạnh rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối. Thuế môi trường có thể được thiết kế với tính chất của thuế tiêu dùng khi đánh vào các hàng hóa, dịch vụ (có tác động xấu đến môi trường) được đem ra tiêu dùng (ví dụ: thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 của Việt Nam), thuế môi trường cũng có thể mang dáng dấp của thuế thu nhập khi đánh trực tiếp vào túi tiền của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường (ví dụ: thuế tắc nghẽn giao thông ở London, Vương quốc Anh).Thứ ba, một đặc điểm khác của thuế môi trường, đó là: sắc thuế này có thể là thuế trực thu hoặc thuế gián thu tùy theo ý chí của nhà làm luật. Thuế gián thu là loại thuế mà về lý thuyết, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế không phải gánh chịu khoản thuế đã nộp (tức là chủ thể nộp thuế không thực sự mất một phần thu nhập vì khoản thuế này)58. Thuế trực thu là loại thuế mà chủ thể nộp thuế cũng đồng thời là chủ thể gánh chịu thuế (nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ mất một phần thu nhập của chính mình vì thuế)59. Nói một cách đơn giản hơn, sự phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu phụ thuộc vào gánh nặng thuế có thực sự nhằm vào người nộp thuế hay không. Ví dụ: thuế BVMT được ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010 của Việt Nam là thuế gián thu, khoản thuế này sẽ được tính vào giá bán hàng hóa nên mặc dù người nộp thuế là chủ thể sản xuất, kinh doanh nhưng người chịu thuế lại là người tiêu dùng60. Ngược lại, thuế tắc nghẽn giao thông ở London, Vương quốc Anh là thuế trực thu: người điều khiển phương tiện giao thông cá nhân vào thời gian từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần phải nộp 11,5 bảng Anh mỗi ngày.Đa số các nước đang phát triển lựa chọn phương án thiết kế thuế xanh là thuế gián thu vì quản lý thuế gián thu đơn giản, ít tốn kém hơn quản lý thuế trực thu, tuy nhiên thuế trực thu sẽ đảm bảo công bằng hơn thuế gián thu.Thứ tư, đối với một số sắc thuế môi trường, việc xác định mức thuế đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực môi trường và sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Chẳng hạn, để đo lường lượng chất thải độc hại (NOx, SO2, HCFC, ...) mà một nhà máy thải ra môi trường làm căn cứ tính thuế thì việc sử dụng các thiết bị quan trắc môi trường là không thể thiếu. Đặc điểm này của thuế môi trường đã buộc nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, lựa chọn cách thiết kế thuế môi trường đơn giản (ví dụ: quy định đối tượng chịu thuế chỉ là các hàng hóa có thể đo đếm được bằng các biện pháp thông thường). Cách làm này đem lại lợi ích là giản tiện trong công tác hành thu thuế, tiết kiệm chi phí quản lý nhưng không đảm bảo được tính toàn diện, tính công bằng của thuế môi trường, thậm chí cách làm này có thể dẫn đến việc đi ngược lại mục tiêu BVMT của sắc thuế này.Thứ năm, thuế môi trường có tính đa dạng cao và tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia mà mỗi nước xây dựng cho mình một hệ thống thuế môi trường mang những nét đặc trưng riêng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đều có hệ thống thuế môi trường tương đối chặt chẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, thuế đánh vào người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm, v.v.62 Các nước OECD đã đặt ra 375 loại thuế môi trường và 250 loại phí, lệ phí môi trường. Việc đa dạng hóa các sắc thuế môi trường có tác dụng bao quát được nhiều đối tượng gây ô nhiễm, đồng thời tránh gây áp lực tâm lý cho người nộp thuế về gánh nặng thuế.1.1.4.  Phân loại thuế môi trườngCác sắc thuế môi trường rất đa dạng. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, dự báo số lượng các sắc thuế môi trường sẽ không ngừng tăng lên. Việc phân loại thuế môi trường cũng có nhiều cách khác nhau, song về cơ bản, có hai cách phân loại chính như sau:- Căn cứ vào lĩnh vực đánh thuế, thuế môi trường được phân loại thành:-  Thuế năng lượng: đánh vào các loại năng lượng sử dụng cho động cơ xe cộ hoặc dùng cho mục đích sưởi ấm và làm mát. Cách đánh thuế dựa trên cơ sở số lượng. Do vậy, tiền thuế phải nộp tương ứng với số lượng năng lượng được tiêu thụ nhân với thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị số lượng. Số lượng hoặc trọng lượng của năng lượng bị đánh thuế là số lượng hoặc trọng lượng thực tế nhập khẩu hoặc tiêu thụ trong kỳ tính thuế.- Thuế giao thông: đánh vào đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện giao thông. Đối tượng tính thuế là các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xe tải… Cơ sở tính thuế dựa trên tiêu chí ảnh hưởng môi trường như tiêu chuẩn về chất thải. Nó có thể kết hợp với một chỉ tiêu truyền thống như trọng lượng hoặc thể tích (cm³).-  Thuế tài nguyên: là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản, như:khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng.· Dựa vào đối tượng gây ô nhiễm, thuế môi trường bao gồm:-  Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: đánh vào các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước (như BOD – nhu cầu ôxy sinh hóa, COD – nhu cầu ôxy hóa học, TSS – hàm lượng cặn lơ lửng, kim loại nặng…), khí quyển (như SO2, NOx, carbon, CFC…), đất (như rác thải, phân bón…), hoặc tiếng ồn (như máy bay và các loại động cơ…) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất gây ô nhiễm.- Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng. Ví dụ như các sản phẩm có chứa kim loại nặng, PVC (nhựa nhiệt dẻo), CFC, các nguyên liệu chứa carbon và sulphat…Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm từng loại được tiêu thụ.-  Thuế đánh vào người sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm: thuế đánh vào người sử dụng phương tiện, máy móc xả khí độc ra môi trường, thuế đánh vào thuốc lá, thuế đánh vào việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, thuế đánh vào các đối tượng thải khí S02 hoặc BOD ra môi trường.Với hai cách phân loại trên đây, có thể thấy rằng hiện nay, Việt Nam mới chỉ có hai loại thuế môi trường, đó là thuế tài nguyên (ban hành theo Luật Thuế tài nguyên năm 2009) và thuế đánh vào người sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm (bao gồm thuế BVMT ban hành theo Luật Thuế BVMT năm 2010, thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2009). Để đánh vào nguồn gây ô nhiễm, nhà làm luật Việt Nam xây dựng hệ thống các phí, lệ phí và giá dịch vụ như: phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với khí thải, dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, ...64 Như vậy, “dư địa” để tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các loại thuế, phí môi trường ở nước ta còn khá lớn nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính trong lĩnh vực BVMT. 1.1.5.  Vai trò của thuế môi trườngĐể quản lý và BVMT, những công cụ thường được sử dụng như: công cụ hành chính, hình sự, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và công cụ giáo dục truyền thông về môi trường. Mặc dù không có công cụ đơn lẻ nào có thể được coi là công cụ tốt nhất để giải quyết các thách thức về môi trường, nhưng các nước OECD đang có xu hướng ngày càng tăng trong việc sử dụng công cụ thuế liên quan đến môi trường. Điều này có thể được lý giải xuất phát từ ưu điểm của công cụ kinh tế, trong đó có công cụ thuế, đối với lĩnh vực BVMT. Các công cụ hành chính, hình sự mặc dù có khả năng kiềm chế tác động tiêu cực của các chủ thể đến môi trường nhưng không có khả năng bù đắp các chi phí mà xã hội đã phải bỏ ra để khắc phục những thiệt hại đối với môi trường. Ngoài ra, các công cụ hành chính chỉ đảm bảo việc tác động đến môi trường trong tiêu chuẩn cho phép mà không khuyến khích các chủ thể có những điều chỉnh về nhận thức và hành vi nhằm cải thiện tình hình (như đổi mới công nghệ thân thiện hơn với môi trường, hạn chế sử dụng các nguyên vật liệu gây ô nhiễm môi trường để sản xuất các sản phẩm sạch hơn, ...)66. Việc lạm dụng các công cụ tác động có tính chất công quyền, coi nhẹ các công cụ có tính chất kinh tế dễ dẫn đến thất bại trong BVMT ở Việt Nam67.Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy bên cạnh các công cụ hành chính, hình sự và các biện pháp tuyên truyền mang tính giáo dục, khuyến nghị, các công cụ kinh tế đang được sử dụng phổ biến bao gồm thuế môi trường, phí môi trường, quota ô nhiễm (hay còn gọi là giấy phép chuyển nhượng quyền được thải), hệ thống đặt cọc–  hoàn trả, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystem Services, viết tắt là PES), nhãn môi trường.Đánh vào các đối tượng gây tác động xấu đến môi trường, về mặt lý luận, vai trò của thuế môi trường được thể hiện ở các khía cạnh sau: Một là, thuế môi trường góp phần tăng cường trách nhiệm, nâng cao nhận thức BVMT của tổ chức và cá nhân. Tác động tích cực này của thuế môi trường có thể được lý giải như sau:Hậu quả của ô nhiễm môi trường là những tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP mỗi năm. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đối với dân nội thành Hà Nội ước tính là 66,33 triệu USD/năm, đối với dân nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 70,96 triệu USD/năm69. Tuy nhiên, môi trường thường lâm vào “bi kịch tài sản chung”70. Mặc dù hầu hết tài nguyên thiên nhiên là đối tượng trao đổi trên thị trường nhưng giá của những giao dịch này được xác định rất thấp, điều đó dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên này. Đối với một số sản phẩm môi trường, như không khí và tiếng ồn, thì không có thị trường và do đó không có giá cả. Chính vì vậy, cộng đồng và cá nhân thường xem các sản phẩm này là miễn phí để rồi “mạnh ai người ấy dùng”. Chất lượng không khí là tài nguyên chung được chia sẻ với các thế hệ tương lai và hiệu ứng nhà kính là hệ quả của việc đánh giá thấp những chi phí mà các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu do hành vi của chúng ta hôm nay71. Xuất phát từ những đặc thù trên của môi trường, việc buộc các chủ thể phải tính đến yếu tố ngoại tác trước khi ra các quyết định là rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm khi khai thác môi trường.Để “sửa chữa” những tác động tiêu cực do sự hiện diện của ngoại tác gây ra, thuế môi trường sẽ nội hóa các chi phí ngoại tác vào giá thành sản phẩm hàng hóa khiến cho giá cả hàng hóa phản ánh đầy đủ hơn những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để khắc phục ô nhiễm môi trường. Bằng cách này, nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (the polluter pays principle, viết tắt là PPP) được thực hiện. Với thuế môi trường được cộng vào giá hàng hóa, các chủ thể gây ô nhiễm và các chủ thể liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ. Người tiêu dùng cũng sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn các hàng hóa ít gây ô nhiễm môi trường với giá cao hơn ở mức hợp lý hoặc sử dụng tiết kiệm hơn các sản phẩm gây ô nhiễm. Thông qua đó, việc BVMT gắn kết chặt chẽ với quyền lợi của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.Hai là, thuế môi trường có tác động khuyến khích cải tiến, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện hơn với môi trường. Xét về khía cạnh lý luận, thuế môi trường làm cho giá nhiên liệu tăng, từ đó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới. Ví dụ, Mỹ có thuế đánh vào HCFC đã giúp khuyến khích phát triển các sản phẩm hóa học thay thế và sau đó được xuất khẩu. Thuế của Thụy Điển đánh vào dầu diesel có sulfur đã giúp thúc đẩy phát triển các loại dầu mới, ít ô nhiễm hơn. Như vậy, thuế môi trường có thể giúp dịch chuyển nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả hơn đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá các sản phẩm tự nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng nếu biết sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.Ba là, thuế môi trường góp phần tăng thu NSNN. Thuế BVMT được ban hành góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam theo hướng toàn diện, bao quát các hoạt động kinh tế - xã hội, đa dạng các sắc thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó, tỉ lệ ngân quỹ được trích lập để chi cho công tác BVMT, thực hiện chính sách kinh tế - xã hội cũng tăng lên.Trước khi Luật Thuế BVMT năm 2010 được ban hành, các loại phí BVMT như phí xăng, dầu, phí BVMT đối chất thải rắn, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với nước thải, … cũng góp phần huy động đóng góp tài chính của những đối tượng xả thải mà không tự mình xử lý chất thải, hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Tuy nhiên, nguồn thu từ phí còn rất hạn chế. Tổng thu các khoản phí BVMT năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9.000 tỷ đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự nghiệp BVMT. Trong khi nhu cầu tài chính cho BVMT rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu vực dân cư tập trung, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thì nhu cầu tài chính cho BVMT của Việt Nam hiện nay là rất lớn.Đối với các sắc thuế có liên quan đến môi trường (như thuế thu nhập doanh nghiệp, …), mục tiêu BVMT chỉ là mục tiêu lồng ghép chứ không phải là mục tiêu chính. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị liên quan đến hoạt động BVMT chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu BVMT chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.Thuế môi trường thu vào các sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ góp phần khắc phục được những nhược điểm trên của hệ thống thuế hiện hành. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, nhiều sắc thuế phải cắt giảm thuế suất, nhiều ưu đãi thuế quan được thực thi, thuế môi trường được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân quỹ.Theo: Đặng Kim PhươngLink tài liệu : https://docs.google.com/document/d/1q-aent9cpfrvKBz4a6TD8qMIp5g6srw2/edit