0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648aea2c6bbd0-MỘT-SỐ-KHÓ-KHĂN-VƯỚNG-MẮC-TRONG-THỰC-TIỄN-XÉT-XỬ-TỘI-MUA-BÁN-NGƯỜI,-MUA-BÁN-TRẺ-EM.jpg.webp

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MUA BÁN NGƯỜI, MUA BÁN TRẺ EM

2.3.1.  Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ em và nguyên nhân

2.3.1.1. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ em

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ em trong 10 năm qua cũng như qua phản ánh của một số chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các bài viết trên tạp chí thì thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ em có một số khó khăn, vướng mắc sau:

Thứ nhất, trong nhiều vụ án, nạn nhân là người ở vùng sâu, vùng xa, hiểu biết pháp luật còn hạn chế cùng với hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, nên việc cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để ghi lời khai và tham gia các hoạt động tố tụng khác nhằm mở rộng điều tra vụ án gặp nhiều khó khăn. Thực tế nhiều vụ án khi đưa ra xét xử do vắng mặt bị hại nên đã hoãn phiên toà. Điều này dẫn tới nhiều vụ án kéo dài, án đình chỉ và có thể khiến người dân, dư luận hoài nghi có tiêu cực. Trong khi đó, các địa phương chưa thống nhất trong cách giải quyết, có địa phương khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, nhưng có địa phương không phê chuẩn hoặc trả hồ sơ để yêu cầu xác định và đưa người bị hại vào tham gia tố tụng nên vụ án thường bị kéo dài, không đủ cơ sở để điều tra xác minh vụ án và xử lý triệt để các đối tượng phạm tội130.

Thứ hai, khó khăn trong việc phân định chính xác tội danh để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, bởi lẽ, trong nhiều vụ án mua bán người, nạn nhân bị mua bán còn bị xâm hại tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm, ép buộc hoạt động mại dâm, khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…), xâm phạm tính mạng, sức khỏe (giết người, làm chết người, vô ý làm chết người, cố ý gây thương tích, vô ý gây thương tích…), cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể. Đây là những tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, cùng với tội mua bán người, hành vi phạm tội còn có các dấu hiệu của các tội phạm khác như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội mua bán, tội môi giới mại dâm, tội chứa mại dâm, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người… Với nguyên tắc áp dụng pháp luật là một tình tiết khi đã coi là dấu hiệu định khung hình phạt của một tội phạm thì không được coi là dấu hiệu định tội của một tội riêng biệt khác. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc thu hút về tội danh có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn để truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý riêng biệt đối với từng trường hợp này, vì thế thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp không ít lúng túng trong quá trình xét xử vụ án131.

Thứ ba, chính sách hình sự của BLHS năm 2015 về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi đã có những thay đổi cơ bản và toàn diện so với quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đặc biệt, Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 đã quy định về thời điểm có hiệu lực sớm hơn đối với một số quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS. Tuy nhiên, nhiều cán bộ làm công tác thực tiễn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần này của Nghị quyết số 41/2014/QH14 cũng như chưa hiểu rõ các quy định nào của BLHS năm 2015 là quy định có lợi cho người phạm tội. Do đó, trong thực tiễn xét xử, vẫn còn những trường hợp Hội đồng xét xử lúng túng trong quá trình vận dụng quy định của BLHS. Có trường hợp dù vụ án xảy ra tại thời điểm BLHS năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật nhưng Hội đồng xét xử vẫn căn cứ vào các dấu hiệu định tội của BLHS năm 1999 để định tội danh, như vụ án được xét xử tại Bản án số 

154/2019/HS-ST ngày 31/10/2019 của Toà án nhân dânh tỉnh Nghệ An hoặc có những vụ án mà quy định của BLHS năm 2015 có lợi hơn cho người phạm tội nhưng Hội đồng xét xử vẫn vận dụng quy định của BLHS năm 1999 để xét xử như vụ án tại Bản án số 63/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên hay Bản án số 02/2019/HSST ngày 04/01/2019 của Toà án nhân dân thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông. Điều này dẫn tới không chính xác trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Thứ tư, trong quá trình xét xử, vẫn còn một số trường hợp khi nhận định về hành vi phạm tội của người phạm tội và những người đồng phạm chưa thực sự khách quan trong việc đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án. Điều này dẫn tới việc quyết định hình phạt đối với những bị cáo chưa thực sự đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, ví dụ như vụ án được xét xử tại Bản án số 20/2017/HS- ST ngày 17/8/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Thứ năm, trong một số vụ án mua bán người, mua bán trẻ em khi đưa ra xét xử, Toà án quyết định xét xử lưu động với mục đích tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân, qua đó, người dân có thể nắm bắt được các phương thức, thủ đoạn của những kẻ buôn bán người để phòng tránh. Tuy nhiên, quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà lưu động đã gây khó khăn trong việc triệu tập nạn nhân đến phiên toà, vì khi xét xử lưu động, mọi thông tin, hình ảnh của nạn nhân về những ngày bị mua bán, bị bóc lột, có khi là bóc lột tình dục sẽ bị mọi người biết. Họ lo sợ mọi người trong xã hội sẽ kỳ thị, xa lánh họ và danh dự, nhân phẩm của họ sẽ bị chà đạp, không thể hoà nhập với xã hội. Do đó, đối với những phiên tòa lưu động thì việc triệu tập nạn nhân là rất khó khăn132.

2.3.1.2.    Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ em

Có thể thấy, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ em nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

-   Một là, quy định của pháp luật hình sự, mà cụ thể là quy định tại Điều 150 và Điều 151 BLHS năm 2015 vẫn còn một số bất cập, hạn chế tại cấu thành cơ bản cũng như các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, dẫn tới khó khăn trong việc phân biệt tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi với một số tội danh khác có cấu thành tương tự để xác định tội danh phù hợp. Bên cạnh đó, quy định của BLHS năm 2015 về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi vẫn còn chưa thực sự phù hợp, thống nhất với một số đạo luật khác trong hệ thống pháp luật cũng như chưa hoàn toàn phù hợp, tương thích với pháp luật quốc tế.

- Hai là, năng lực, trình độ, nhận thức của một bộ phận cán bộ làm công tác thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đồng đều, thống nhất. Một số cán bộ làm công tác tố tụng chưa cập nhật kịp thời những quy định mới, những chính sách pháp luật mới dẫn tới lúng túng trong việc áp dụng pháp luật. Một số cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng giải quyết các vụ án có tính nhậy cảm, đặc biệt là kỹ năng nhậy cảm giới trong quá trình giải quyết vụ án.

- Ba là, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận người dân còn nhiều hạn chế, nhất là nghĩa vụ tố giác tội phạm. Nạn nhân, gia đình nạn nhân thì lo sợ bị kỳ thị, xấu hổ không dám trình báo hoặc trình báo muộn. Những người dù biết được, nhìn thấy, nghe thấy về vụ việc nhưng vẫn không dám tố giác do lo sợ bị trả thù, không dám ra làm chứng.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới, quy định mới của pháp luật hình sự chưa thực sự hiệu quả, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa phong phú, các loại hình, phương thức tuyền truyền, phổ biến chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn nên người dân chưa hào hứng tìm hiểu những quy định mới của pháp luật. Bên cạnh đó, đối tượng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng chưa được đồng đều, trải rộng và phủ khắp đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi hoặc vùng dân tộc thiểu số.

 

 

 

 

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1.   Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngay từ năm 1985 khi xây dựng BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nhà làm luật đã quy định hai tội danh liên quan đến mua bán người là tội mua bán phụ nữ và tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung BLHS, tội mua bán người và tội mua bán trẻ em cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này cũng như đảm bảo hài hòa hơn với pháp luật quốc tế.

2. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 02 tội danh về mua bán người tại 02 điều luật: Tội mua bán người (Điều 150) và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151). Nội dung của hai điều luật này đã khắc phục được nhiều bất cập, hạn chế của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đồng thời tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật. Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 2015 về hai tội danh này vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế nhất định ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này. Những bất cập, hạn chế này của BLHS năm 2015 tập trung ở ba góc độ. Một là, chưa hoàn toàn phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế quy định về tội phạm này, điều này nhiều khả năng dẫn tới những khó khăn về hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm này. Hai là, chưa phân hoá một cách đầy đủ, toàn diện trong chính sách xử lý giữa tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi với một số tội danh khác của BLHS. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong thực tiễn vận dụng các quy định của BLHS để xử lý tội phạm. Ba là, chưa hoàn toàn bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của BLHS với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật.

3.   Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2011 đến năm 2020, hệ thống Toà án nhân dân trên toàn quốc đã xét xử 1.536 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, số vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi có chiều hướng gia tăng, từ năm 2015 đến năm 2017, số vụ án này có xu hướng giảm dù không đáng kể. Riêng giai đoạn 03 năm, từ năm 2018 đến năm 2020, số vụ án mua bán người và mua bán người

 

 

 

 

dưới 16 tuổi mà hệ thống Toà án nhân dân trong toàn quốc đã thụ lý và xét xử có sự giảm mạnh. Việc giảm về số vụ án có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân dễ nhận biết nhất đó là do có sự thay đổi của BLHS năm 2015 về hai tội danh này dẫn tới số vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi giảm mạnh.

Trong tổng số 1.536 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi mà Toà án nhân dân đã xét xử từ năm 2011 đến năm 2020, qua nghiên cứu ngẫu nhiên 147 bản án, có thể thấy rằng, việc định tội danh và quyết định hình phạt trong các vụ án này là có cơ sở pháp lý, phù hợp với các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLHS năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít vụ án mà Toà án chưa quán triệt đầy đủ và toàn diện tinh thần đổi mới của BLHS năm 2015 về hai tội danh này; cũng có những vụ án mà Toà án đã áp dụng pháp luật chưa thực sự thống nhất, nhất quán về nguyên tắc có lợi cho người phạm tội để quyết định hình phạt, dẫn tới thực trạng là có sự khác biệt giữa các địa phương khi vận dụng pháp luật để xét xử và quyết định hình phạt; cũng có một số ít vụ án mà Toà án quyết định hình phạt chưa phù hợp với những nhận định mà Toà án đưa ra về vai trò của những người đồng phạm trong vụ án. Tất cả những yếu tố này ít nhiều đều ảnh hưởng tới sự công bằng trong quyết định hình phạt cũng như tính đúng đắn, chính xác của bản án và Toà án đã tuyên nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Theo: Lê Thị Vân Anh

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1bAJCIP8lEBJjb5g5cSJq6ExZ7fNcQoTC/edit

avatar
Đặng Quỳnh
583 ngày trước
MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MUA BÁN NGƯỜI, MUA BÁN TRẺ EM
2.3.1.  Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ em và nguyên nhân2.3.1.1. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ emQua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ em trong 10 năm qua cũng như qua phản ánh của một số chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các bài viết trên tạp chí thì thực tiễn xét xử tội mua bán người, tội mua bán trẻ em có một số khó khăn, vướng mắc sau:Thứ nhất, trong nhiều vụ án, nạn nhân là người ở vùng sâu, vùng xa, hiểu biết pháp luật còn hạn chế cùng với hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, nên việc cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để ghi lời khai và tham gia các hoạt động tố tụng khác nhằm mở rộng điều tra vụ án gặp nhiều khó khăn. Thực tế nhiều vụ án khi đưa ra xét xử do vắng mặt bị hại nên đã hoãn phiên toà. Điều này dẫn tới nhiều vụ án kéo dài, án đình chỉ và có thể khiến người dân, dư luận hoài nghi có tiêu cực. Trong khi đó, các địa phương chưa thống nhất trong cách giải quyết, có địa phương khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, nhưng có địa phương không phê chuẩn hoặc trả hồ sơ để yêu cầu xác định và đưa người bị hại vào tham gia tố tụng nên vụ án thường bị kéo dài, không đủ cơ sở để điều tra xác minh vụ án và xử lý triệt để các đối tượng phạm tội130.Thứ hai, khó khăn trong việc phân định chính xác tội danh để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, bởi lẽ, trong nhiều vụ án mua bán người, nạn nhân bị mua bán còn bị xâm hại tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm, ép buộc hoạt động mại dâm, khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…), xâm phạm tính mạng, sức khỏe (giết người, làm chết người, vô ý làm chết người, cố ý gây thương tích, vô ý gây thương tích…), cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể. Đây là những tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, cùng với tội mua bán người, hành vi phạm tội còn có các dấu hiệu của các tội phạm khác như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội mua bán, tội môi giới mại dâm, tội chứa mại dâm, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người… Với nguyên tắc áp dụng pháp luật là một tình tiết khi đã coi là dấu hiệu định khung hình phạt của một tội phạm thì không được coi là dấu hiệu định tội của một tội riêng biệt khác. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc thu hút về tội danh có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn để truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý riêng biệt đối với từng trường hợp này, vì thế thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp không ít lúng túng trong quá trình xét xử vụ án131.Thứ ba, chính sách hình sự của BLHS năm 2015 về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi đã có những thay đổi cơ bản và toàn diện so với quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đặc biệt, Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 đã quy định về thời điểm có hiệu lực sớm hơn đối với một số quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS. Tuy nhiên, nhiều cán bộ làm công tác thực tiễn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần này của Nghị quyết số 41/2014/QH14 cũng như chưa hiểu rõ các quy định nào của BLHS năm 2015 là quy định có lợi cho người phạm tội. Do đó, trong thực tiễn xét xử, vẫn còn những trường hợp Hội đồng xét xử lúng túng trong quá trình vận dụng quy định của BLHS. Có trường hợp dù vụ án xảy ra tại thời điểm BLHS năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật nhưng Hội đồng xét xử vẫn căn cứ vào các dấu hiệu định tội của BLHS năm 1999 để định tội danh, như vụ án được xét xử tại Bản án số 154/2019/HS-ST ngày 31/10/2019 của Toà án nhân dânh tỉnh Nghệ An hoặc có những vụ án mà quy định của BLHS năm 2015 có lợi hơn cho người phạm tội nhưng Hội đồng xét xử vẫn vận dụng quy định của BLHS năm 1999 để xét xử như vụ án tại Bản án số 63/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên hay Bản án số 02/2019/HSST ngày 04/01/2019 của Toà án nhân dân thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông. Điều này dẫn tới không chính xác trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội.Thứ tư, trong quá trình xét xử, vẫn còn một số trường hợp khi nhận định về hành vi phạm tội của người phạm tội và những người đồng phạm chưa thực sự khách quan trong việc đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án. Điều này dẫn tới việc quyết định hình phạt đối với những bị cáo chưa thực sự đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, ví dụ như vụ án được xét xử tại Bản án số 20/2017/HS- ST ngày 17/8/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh.Thứ năm, trong một số vụ án mua bán người, mua bán trẻ em khi đưa ra xét xử, Toà án quyết định xét xử lưu động với mục đích tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân, qua đó, người dân có thể nắm bắt được các phương thức, thủ đoạn của những kẻ buôn bán người để phòng tránh. Tuy nhiên, quyết định đưa vụ án ra xét xử tại phiên toà lưu động đã gây khó khăn trong việc triệu tập nạn nhân đến phiên toà, vì khi xét xử lưu động, mọi thông tin, hình ảnh của nạn nhân về những ngày bị mua bán, bị bóc lột, có khi là bóc lột tình dục sẽ bị mọi người biết. Họ lo sợ mọi người trong xã hội sẽ kỳ thị, xa lánh họ và danh dự, nhân phẩm của họ sẽ bị chà đạp, không thể hoà nhập với xã hội. Do đó, đối với những phiên tòa lưu động thì việc triệu tập nạn nhân là rất khó khăn132.2.3.1.2.    Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ emCó thể thấy, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án mua bán người, mua bán trẻ em nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:-   Một là, quy định của pháp luật hình sự, mà cụ thể là quy định tại Điều 150 và Điều 151 BLHS năm 2015 vẫn còn một số bất cập, hạn chế tại cấu thành cơ bản cũng như các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, dẫn tới khó khăn trong việc phân biệt tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi với một số tội danh khác có cấu thành tương tự để xác định tội danh phù hợp. Bên cạnh đó, quy định của BLHS năm 2015 về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi vẫn còn chưa thực sự phù hợp, thống nhất với một số đạo luật khác trong hệ thống pháp luật cũng như chưa hoàn toàn phù hợp, tương thích với pháp luật quốc tế.- Hai là, năng lực, trình độ, nhận thức của một bộ phận cán bộ làm công tác thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đồng đều, thống nhất. Một số cán bộ làm công tác tố tụng chưa cập nhật kịp thời những quy định mới, những chính sách pháp luật mới dẫn tới lúng túng trong việc áp dụng pháp luật. Một số cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng giải quyết các vụ án có tính nhậy cảm, đặc biệt là kỹ năng nhậy cảm giới trong quá trình giải quyết vụ án.- Ba là, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận người dân còn nhiều hạn chế, nhất là nghĩa vụ tố giác tội phạm. Nạn nhân, gia đình nạn nhân thì lo sợ bị kỳ thị, xấu hổ không dám trình báo hoặc trình báo muộn. Những người dù biết được, nhìn thấy, nghe thấy về vụ việc nhưng vẫn không dám tố giác do lo sợ bị trả thù, không dám ra làm chứng.Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới, quy định mới của pháp luật hình sự chưa thực sự hiệu quả, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa phong phú, các loại hình, phương thức tuyền truyền, phổ biến chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn nên người dân chưa hào hứng tìm hiểu những quy định mới của pháp luật. Bên cạnh đó, đối tượng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng chưa được đồng đều, trải rộng và phủ khắp đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi hoặc vùng dân tộc thiểu số.    KẾT LUẬN CHƯƠNG 21.   Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngay từ năm 1985 khi xây dựng BLHS đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nhà làm luật đã quy định hai tội danh liên quan đến mua bán người là tội mua bán phụ nữ và tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung BLHS, tội mua bán người và tội mua bán trẻ em cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này cũng như đảm bảo hài hòa hơn với pháp luật quốc tế.2. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 02 tội danh về mua bán người tại 02 điều luật: Tội mua bán người (Điều 150) và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151). Nội dung của hai điều luật này đã khắc phục được nhiều bất cập, hạn chế của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đồng thời tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật. Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 2015 về hai tội danh này vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế nhất định ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này. Những bất cập, hạn chế này của BLHS năm 2015 tập trung ở ba góc độ. Một là, chưa hoàn toàn phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế quy định về tội phạm này, điều này nhiều khả năng dẫn tới những khó khăn về hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm này. Hai là, chưa phân hoá một cách đầy đủ, toàn diện trong chính sách xử lý giữa tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi với một số tội danh khác của BLHS. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong thực tiễn vận dụng các quy định của BLHS để xử lý tội phạm. Ba là, chưa hoàn toàn bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của BLHS với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật.3.   Trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2011 đến năm 2020, hệ thống Toà án nhân dân trên toàn quốc đã xét xử 1.536 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, số vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi có chiều hướng gia tăng, từ năm 2015 đến năm 2017, số vụ án này có xu hướng giảm dù không đáng kể. Riêng giai đoạn 03 năm, từ năm 2018 đến năm 2020, số vụ án mua bán người và mua bán người    dưới 16 tuổi mà hệ thống Toà án nhân dân trong toàn quốc đã thụ lý và xét xử có sự giảm mạnh. Việc giảm về số vụ án có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân dễ nhận biết nhất đó là do có sự thay đổi của BLHS năm 2015 về hai tội danh này dẫn tới số vụ án mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi giảm mạnh.Trong tổng số 1.536 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em/mua bán người dưới 16 tuổi mà Toà án nhân dân đã xét xử từ năm 2011 đến năm 2020, qua nghiên cứu ngẫu nhiên 147 bản án, có thể thấy rằng, việc định tội danh và quyết định hình phạt trong các vụ án này là có cơ sở pháp lý, phù hợp với các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLHS năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít vụ án mà Toà án chưa quán triệt đầy đủ và toàn diện tinh thần đổi mới của BLHS năm 2015 về hai tội danh này; cũng có những vụ án mà Toà án đã áp dụng pháp luật chưa thực sự thống nhất, nhất quán về nguyên tắc có lợi cho người phạm tội để quyết định hình phạt, dẫn tới thực trạng là có sự khác biệt giữa các địa phương khi vận dụng pháp luật để xét xử và quyết định hình phạt; cũng có một số ít vụ án mà Toà án quyết định hình phạt chưa phù hợp với những nhận định mà Toà án đưa ra về vai trò của những người đồng phạm trong vụ án. Tất cả những yếu tố này ít nhiều đều ảnh hưởng tới sự công bằng trong quyết định hình phạt cũng như tính đúng đắn, chính xác của bản án và Toà án đã tuyên nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo: Lê Thị Vân AnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1bAJCIP8lEBJjb5g5cSJq6ExZ7fNcQoTC/edit