0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648b24018c011-CƠ-SỞ-LÝ-LUẬN-VỀ-GIẢI-THÍCH-VĂN-BẢN-QUY-PHẠM-PHÁP-LUẬT-CỦA-TÒA-ÁN.jpg.webp

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN

 

3.1. Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật

3.1.1.   Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Thông luật

3.1.1.1. Quy tắc thông luật truyền thống

Trong quá trình GTVBQPPL, có ba quy tắc truyền thống xuất phát từ Anh được hầu hết thẩm phán các nước Thông luật áp dụng.

●   Quy tắc tiếp cận câu chữ (Literal rule)

Đây là quy tắc cơ bản của thông luật yêu cầu thẩm phán khi GTVBQPPL phải dựa trên ngữ nghĩa của từ và cấu trúc câu, khi đạt được nghĩa rõ ràng thẩm phán phải áp dụng theo nghĩa đó. Lời bình luận của thẩm phán Anh, Tindal (LCJ) về quy tắc này được trích dẫn rất thường xuyên: “Nếu bản thân từ ngữ sử dụng trong luật đã rõ thì không cần làm gì ngoài việc giải thích từ ngữ này theo nghĩa thông thường của nó. Bản thân các từ đã nói lên ý định tốt nhất của nhà làm luật”.

Quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm (Golden rule)

Đây là quy tắc ngoại lệ của quy tắc tiếp cận câu chữ, cho phép tòa án sửa nghĩa văn phạm khi nghĩa này tạo ra một kết quả không hợp lý, không công bằng hoặc đối nghịch với ý định của nhà làm luật nhằm hạn chế làm sai lệch ý chí của chủ thể ban hành qua cách thức sử dụng từ ngữ. Trong vụ Grey v. Pearson, thẩm phán Wensleydale đã viết: “… Khi giải thích di chúc, luật thành văn và tất cả các văn bản khác, nghĩa thông thường theo ngữ pháp phải được xem xét trước, trừ khi nghĩa này dẫn đến sự vô lý, không phù hợp với phần còn lại của văn bản được giải thích. Khi đó, người giải thích có quyền sửa nghĩa thông thường theo lời văn nhằm tránh những sự mâu thuẫn, không phù hợp, không rõ ràng.403 Ví dụ: trong vụ Adler v. George [1964] 2 QB 7 tòa án Anh giải thích quy định “cấm tạo ra các chướng ngại vật ở vùng lân cận của cơ sở không quân” bao gồm cấm hành vi tạo chướng ngại vật ngay trong vùng cơ sở không quân. Với quy tắc này thì nghĩa văn phạm chỉ được chấp nhận khi nó có được tính hợp lý và công bằng, không bị lấn át bởi các yếu tố khác mạnh hơn.

●   Quy tắc khắc phục bất cập (Mischief rule)

Tương tự như quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm, quy tắc khắc phục bất cập được áp dụng khi giải thích theo câu chữ tạo ra kết quả thiếu thuyết phục. Nếu quy định được ban hành nhằm khắc phục hiện trạng pháp lý đang tồn tại nhưng nếu dựa trên cách diễn đạt của quy định thì bất cập đó không được khắc phục, tòa án có quyền sửa nghĩa dựa trên câu chữ của quy định. Quy tắc này có cơ sở từ giải thích công bằng (Equitable Construction) được áp dụng phổ biến ở Anh vào thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.404 Dựa trên tiêu chí công bằng thẩm phán có thể giải thích ngược lại với những gì được diễn đạt. Áp dụng quy tắc này có nguy cơ lạm quyền,405 nên chỉ khi nào có nghi ngờ phát sinh từ ngôn ngữ của quy định, thẩm phán mới có thể xem xét đến bất cập mà luật được ban hành để giải quyết. Trong vụ Smith v. Hughs [1960] 2 All ER 859 theo Luật vi phạm trên đường phố năm 1959 của Anh thì hành vi lảng vảng, chèo kéo khách ở trên đường cho mục đích mại dâm là tội phạm. Bị cáo cho rằng mình không phạm tội vì chỉ chèo kéo đàn ông trên bancon nhà mình. Áp dụng quy tắc trên, tòa án cho rằng dự định đúng của Nghị viện là để khắc phục tình trạng quấy rối từ hoạt động mại dâm và tuyên án bị cáo có tội.

3.1.1.2. Quy tắc thông luật hiện đại

Thông luật ngày nay không dựa hoàn toàn một trong ba quy tắc thông luật truyền thống trên mà kết hợp cả ba. Cách tiếp cận theo thông luật hiện đại là phải xem xét ngữ cảnh quy định ở mức độ rộng nhất. Trong bản án mang tên CIC Insurance Ltd v Bankstown Football Club Ltd (1997) 187 CLR 384 tại đoạn 408 các thẩm phán Úc cho rằng:

Có được quan điểm nhất quán trong quy tắc thông luật về GTVBQPPL là tòa án phải xem xét bài báo cáo của cơ quan cải cách pháp luật để biết được bất cập nào luật dự định để khắc phục. Thêm vào đó, ngữ cảnh thì được xem xét đầu tiên, không phải chỉ khi nào có sự mơ hồ trong ngữ nghĩa và phải sử dụng ngữ cảnh theo nghĩa rộng nhất bao gồm tình trạng hiện hành của luật, vấn đề phát sinh cần ban hành luật để giải quyết. Đối với các từ ngữ được sử dụng một cách chung chung cần giải thích chủ yếu dựa trên ngữ cảnh. Từ ngữ có thể được sửa đổi cho khác đi sao cho phù hợp với mục đích của luật, hoặc vấn đề mà luật được thiết kế ra nhằm loại bỏ hoặc khắc phục. Khi giải thích đem đến một kết quả không phù hợp, tòa án có thể xem xét nghĩa dựa trên sự thay đổi cấu trúc của quy định hoặc ý định lập pháp.

Tương tự, xu hướng GTVBQPPL ở Anh từ sau năm 1950 đến nay được cho là giải thích theo mục đích. Từ năm 1830 đến 1950 là giai đoạn giải thích câu chữ nghiêm ngặt trong khi đó trước năm 1830 là giải thích tự do nhằm đảm bảo tính công bằng của luật thành văn. Nhà nghiên cứu người Anh Evan Bell cho rằng “qua nhiều thế kỉ, cách tiếp cận của tòa án trong GTVBQPPL có nhiều chuyển biến. Mặc dù có lẽ sai để cho rằng cách tiếp cận mục đích là cách tiếp cận hiện đại ngày nay, nhưng tòa án gần đây có xu hướng rời xa câu chữ để tiến đến cách tiếp cận theo ngữ cảnh và mục đích”.408 Theo Evan Bell, có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi này trong đó có sự nhận biết rõ hơn về sự phức tạp của ngôn ngữ, về vai trò quan trọng của ngữ cảnh và mục đích trong giao tiếp.409 Như vậy, có thể cho rằng cách tiếp cận hiện đại của thông luật về GTVBQPPL là cách tiếp cận mục đích nhưng không bỏ qua yếu tố trung tâm là câu chữ của quy định,410 hay cách tiếp cận câu chữ trong tổng quan của ngữ cảnh mà câu chữ đó được sử dụng.

3.1.1.3. Các quy ước (canon) giải thích

Các quy tắc do thẩm phán Thông luật thiết lập và sử dụng trong quá trình GTVBQPPL được gọi là canon (tác giả luận án tạm dịch là quy ước). Các quy ước được chia làm hai loại, quy ước thiên về ngôn ngữ (linguistic canon) và quy ước thiên về nội dung (substantive canon) trong đó có nhiều quy ước cổ điển được diễn đạt bằng ngôn ngữ Latin.

●   Quy ước giải thích về ngôn ngữ hay canon ngôn ngữ (Linguistic Canon)

Quy ước về ngôn ngữ được thẩm phán Thông luật thiết lập để xác định nghĩa của quy định trên cơ sở suy luận rằng chủ thể ban hành đã sử dụng ngôn ngữ hợp lý.413 Quy ước về ngôn ngữ được chia làm 3 nhóm: quy ước về ngữ cảnh, ngữ nghĩa và cú pháp.

Từ ngữ không thể hiểu tách rời với ngữ cảnh, các từ xung quanh tạo nên ngữ cảnh cho quy định mà nó hợp thành, toàn bộ văn bản tạo nên ngữ cảnh cho mỗi phần của nó.414 Một số quy ước liên quan đến ngữ cảnh trong GTVBQPPL của thẩm phán Thông luật bao gồm: nghĩa của từ được xác định dựa vào các từ chung quanh;  từ ngữ được sử dụng không dư thừa;  từ ngữ được sử dụng nhất quán (từ giống nhau nghĩa giống nhau, từ khác nhau nghĩa khác nhau);417 khi quy định liệt kê nhiều từ cùng đặc điểm và theo sau bởi các từ chung chung rộng hơn, thì nghĩa của các từ chung chung này được xác định trong giới hạn cùng loại với các từ đã được liệt kê.

Quy ước cơ bản liên quan đến ngữ nghĩa trong GTVBQPPL ở các nước Thông luật chính là: từ ngữ được hiểu theo nghĩa thông thường, trừ khi ngữ cảnh chỉ ra rằng từ ngữ đó có nghĩa kỹ thuật. Nếu có nhiều hơn một nghĩa thông thường, ngữ cảnh sẽ giúp người giải thích tìm nghĩa thông thường phù hợp nhất. Trong các vụ án hình sự, nghĩa thông thường hợp lý và có lợi cho bị cáo sẽ được ưu tiên. Ví dụ nghĩa thông thường của từ trộm cắp chỉ giới hạn ở tài sản hữu hình, không bao gồm sở hữu trí tuệ. Nghĩa thông thường sẽ không được chọn nếu đem đến kết quả giải thích không công bằng, vô lý hoặc trái với mục đích của luật. Nghĩa kỹ thuật của từ là nghĩa được hiểu bởi những người có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Từ ngữ có thể có nhiều nghĩa kỹ thuật hoặc vừa có nghĩa kỹ thuật vừa có nghĩa thông thường, để biết nghĩa nào được sử dụng thẩm phán thường dựa vào ngữ cảnh. Nếu từ hoặc nhóm từ mang nghĩa kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể và được sử dụng trong ngữ cảnh của chuyên môn đó thì nghĩa kỹ thuật được chấp nhận, trừ khi có định nghĩa khác trong luật hoặc ngữ cảnh chỉ ra ý định ngược lại.

·  Quy ước liên quan đến cú pháp trong GTVBQPPL, thẩm phán Thông luật có các quy ước sau:

Từ ngữ bổ nghĩa cho cả chuỗi các từ tương đồng được liệt kê. Ví dụ theo Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần 4 có cụm từ lục soát và tịch thu bất hợp pháp thì trạng từ bất hợp pháp bổ nghĩa cho cả hai động từ lục soát và tịch thu. Đại từ thay thế chỉ đại diện cho danh từ hoặc cụm danh từ cuối cùng gần nhất với nó. Quy ước này được Tòa án tối cao Mỹ làm rõ bằng một ví dụ về lời dặn dò của cha đối với con chưa thành niên: “Con sẽ bị phạt nếu con tổ chức tiệc hoặc có bất kỳ hoạt động nào khác mà hoạt động đó gây thiệt hại đến căn nhà.” Đứa trẻ khó tránh khỏi việc bị phạt bằng cách lập luận rằng việc tổ chức tiệc chưa hoặc không gây thiệt hại cho căn nhà vì đại từ thay thế “hoạt động đó” (that) chỉ đại diện cho cụm từ gần nhất là “bất kỳ hành động nào khác” không bao gồm việc “tổ chức tiệc”. Trường hợp này ý định của người cha không phải duy nhất là chỉ để bảo vệ căn nhà mà có thể ngăn chặn con mình uống bia, rượu khi chưa đủ tuổi.

Một quy ước khác về cú pháp là khi cấu trúc câu không liên quan đến một chuỗi các từ tương đồng thì mệnh đề phụ đứng trước hoặc sau chỉ bổ nghĩa cho danh từ hoặc động từ gần nhất. Ví dụ: theo Điều 32 Luật Cấm đoán của bang Virginia (Mỹ) năm 1924 thì “những quy định trong luật này không được giải thích để ngăn cản bất kỳ người nào sản xuất cho mục đích tiêu thụ tại nhà … rượu vang, rượu táo từ trái cây họ tự trồng”. Danh từ sản xuất (manufacturing) và tiêu thụ (consumption) được sử dụng trong quy định không tương đồng nhau về ngữ pháp, do đó trạng từ chỉ nơi chốn “tại nhà” chỉ bổ nghĩa cho danh từ gần nhất đó là tiêu thụ.433

Được thiết lập chủ yếu dựa trên sự diễn đạt của VBQPPL, quy ước ngôn ngữ giúp giải mã ngôn ngữ pháp lý dựa trên quy tắc ngữ pháp thông thường. Các quy ước không mang tính ràng buộc cứng nhắc nên trong một vụ việc cụ thể, thẩm phán có thể từ chối áp dụng nếu việc áp dụng một quy ước nào đó dẫn đến kết quả không chính đáng.

●   Quy ước giải thích thiên về nội dung hay canon nội dung (Substantive canon)

Nếu quy ước về ngôn ngữ chỉ quan tâm đến sự diễn đạt của ngôn ngữ thì quy ước thiên về nội dung chủ yếu được thiết lập dựa trên các chính sách của nhà nước để ủng hộ hoặc phản đối một kết quả giải thích cụ thể. Đây là những quy ước được tạo ra bởi thẩm phán Thông luật nhằm bảo vệ các nguyên tắc hiến định, thực tiễn của thông luật hoặc các chính sách liên quan trong một lĩnh vực pháp lý cụ thể.

Trong các quy ước về nội dung, nổi tiếng nhất là quy ước khoan dung, cho rằng sự mơ hồ trong các đạo luật hình sự phải giải thích theo hướng có lợi cho người phạm tội.436 Tính hợp lý của nguyên tắc này là không nên bắt một người phải chịu hình phạt về một hành vi mà quy định về nó chưa rõ ràng.  Thẩm phán cũng giải thích các quy định mơ hồ theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho người vi phạm hoặc giảm gánh nặng về nghĩa vụ thuế khi có sự mơ hồ trong quy định. Ngược lại, khi giải thích các quy định liên quan đến người yếu thế như trẻ em, người được hưởng phúc lợi xã hội, người thiểu số bản địa… thẩm phán giải thích theo hướng có lợi cho họ.

Bên cạnh đó, có các quy ước nội dung xuất phát từ tính thống nhất của hệ thống pháp luật như: khi có hai hoặc nhiều hơn cách giải thích hợp lý, thẩm phán nên chọn cách giải thích có thể tránh phát sinh câu hỏi về tính hợp hiến, thẩm phán nên duy trì các nguyên tắc án lệ lâu đời bằng cách khi có nhiều hơn một cách giải thích thì cách nào phù hợp với án lệ được ưu tiên.

Suy luận chống lại hồi tố là quy ước được phát triển bởi tòa án các nước Thông luật qua quá trình GTVBQPPL, theo đó VBQPPL không thể tác động đến các quan hệ xã hội diễn ra trước ngày chúng có hiệu lực.442 Với quan điểm rằng mục đích của pháp luật nói chung không phải là tạo ra mà phải ngăn ngừa lạm dụng nên xuất hiện một quy ước khác khá phổ biến là VBQPPL được giải thích để ngăn ngừa một người hưởng lợi từ chính cái sai của mình. Đây là suy luận cơ bản nhằm đảm bảo công bằng, được áp dụng chủ yếu để giải thích các quy định trong lĩnh vực luật tư.443 Ngoài ra, đối với nhà nước quân chủ như Anh, Úc thẩm phán còn suy luận rằng “luật thành văn không ràng buộc hoàng gia”.

3.1.1.4. Quy định thành văn về giải thích văn bản quy phạm pháp luật

Qua phân tích các quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật cho thấy các quy tắc chủ yếu có nguồn gốc từ thông luật, nội dung các luật do nghị viện ban hành chủ yếu ghi nhận lại các quy tắc giải thích cơ bản từ thông luật. Điều này được lý giải rằng nghị viện xem GTVBQPPL là lãnh địa riêng của tòa án nên ngại ngùng can thiệp, điều chỉnh sâu vào lĩnh vực này. Đặc điểm chung của các quy tắc GTVBQPPL là chúng mang tính hướng dẫn, định hướng cho thẩm phán. Trong mỗi trường hợp giải thích, thẩm phán Thông luật xem xét rất nhiều yếu tố liên quan và quyết định yếu tố nào quan trọng hơn, đồng thời gắn với “quy tắc” cụ thể nào.

3.1.2.   Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Dân luật

Dù các nước Dân luật có truyền thống luật thành văn nhưng lại rất ít các quy định thành văn liên quan đến GTVBQPPL. Ở Pháp, không có quy định thành văn nào mô tả một cách cụ thể làm thế nào luật được giải thích. Bên cạnh đó, rất hiếm để tìm thấy trong các phán quyết của tòa án quy tắc về giải thích,  một số quy tắc GTVBQPPL được tìm thấy dưới dạng học thuyết. Trong quyển “Luận thuyết về giải thích pháp luật” (the Traité de l'Interpritation Juridique) xuất bản năm 1849, Delisle, trưởng khoa luật của Caen đã thiết kế các quy tắc giải thích như sau: Người giải thích phải theo nghĩa văn phạm của quy định trừ khi có lý do hợp lý để rời bỏ nó; không được phép để giới hạn câu chữ của quy định đến mức không có nghĩa; câu chữ của quy định có thể được mở rộng đến các tình huống không được dự định bởi nhà lập pháp; các tình huống được bao quát theo câu chữ của quy định có thể bị loại bỏ nếu việc bao quát đó làm mất đi tính công bằng; khi có nhiều nghĩa có thể, nghĩa được chọn là nghĩa công bằng nhất hoặc ít bất công nhất…

Ngoài ra, ở Pháp còn có một số quy tắc suy luận dù không được trình bày qua các quy định cụ thể nhưng chúng được sử dụng trong thực tế GTVBQPPL như:

- Suy luận về sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Nếu tòa án nhận thấy có hai quy tắc pháp lý dường như xung đột nhau, tòa án có xu hướng giải thích cả hai theo hướng không xung đột để cả hai đều có giá trị. Nếu không thể hóa giải xung đột, thẩm phán dựa theo tiêu chí ưu tiên sau: giá trị pháp lý cao ưu tiên hơn thấp, điều chỉnh riêng ưu tiên hơn điều chỉnh chung, hiện đại ưu tiên hơn cũ. Các quy tắc ưu tiên trên cũng chỉ được xem là truyền thống pháp lý, không được thể hiện qua các quy định thành văn.

-  Suy luận rằng luật thành văn khi có hiệu lực thì đã có sự xác nhận tính phù hợp với hiến pháp và những quy tắc chung của luật.

-  Suy luận rằng nghị viện không có ý định tạo ra kết quả ngớ ngẩn.

-  Suy luận rằng ý chí của nhà lập pháp được thể hiện qua câu chữ của luật. Đối với những tình huống lập pháp không thể dự liệu lúc ban hành, thẩm phán có thể liên hệ đến ý chí của nhà lập pháp hiện hành.

- Khi giải thích pháp luật hành chính, thẩm phán suy luận rằng luật trao quyền quản lý vì lợi ích chung.

-  Suy luận rằng VBQPPL không có hiệu lực hồi tố trừ khi được trình bày rõ ràng.

Ở Đức, khó để tìm thấy quy định nào trong Hiến pháp, kể cả trong luật mô tả cụ thể làm thế nào một VBQPPL được giải thích. Riêng đối với các quy định về lấp khoảng trống pháp lý, ở Đức chỉ có thể tìm thấy trong các bộ luật cũ và trong bản thảo đầu tiên của Bộ luật Dân sự. Trong bản thảo này có một quy tắc lấp khoảng trống pháp lý bằng cách áp dụng pháp luật tương tự nhưng sau đó bị loại bỏ với lý do: “áp dụng tương tự và giải thích có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng đã không có quy định nào liên quan đến giải thích trong Bộ luật Dân sự”  Hơn nữa, dù quyết định của tòa án Hiến pháp liên bang Đức có tính ràng buộc đối với tòa án cấp dưới theo Điều 31 Luật tòa án Hiến pháp liên bang nhưng cách trình bày mang tính phương pháp luận bởi tòa án này thì không ràng buộc theo quy tắc trên. Hơn nữa, sự không thống nhất về mặt phương pháp cũng không được làm rõ bằng cách đưa vấn đề này lên Hội đồng tối cao của tòa án Tư pháp liên bang Đức theo quy trình của Điều 132 Luật Hiến pháp tòa án Đức (Gerichtsverfassungsgesetz – GVG).460 Khoản 2 Điều 103 Luật cơ bản Đức cấm áp dụng pháp luật tương tự và cấm hồi tố để kết tội hay xử phạt một người:“Một hành vi chỉ có thể bị phạt nếu nó là hành vi vi phạm và phải chịu biện pháp xử phạt được quy định trong luật trước khi hành vi đó được thực hiện”. Có thể cho rằng ngoài quy định trên thì ở Đức không có quy định nào liên quan đến GTVBQPPL.

Tương tự như ở Pháp, ở Đức cũng có các quy tắc mang tính suy luận được sử dụng trong quá trình giải thích. Có ba suy luận chung trong quá trình GTVBQPPL là chủ thể ban hành VBQPPL (1) đã chọn các từ ngữ cẩn thận, (2) đã cố gắng loại trừ các quy định mâu thuẫn (3) đã hạn chế tối đa các quy định ngớ ngẫn. Bên cạnh đó, khi giải thích các VBQPPL điều chỉnh hành vi của người dân thì tòa án Đức có khuynh hướng ủng hộ nghĩa  thông thường. Ngoài ra, cũng có các quy ước liên quan đến tuổi của luật như luật cũ hơn thì sức mạnh ràng buộc theo từ ngữ yếu hơn, ý định lập pháp chính thức cũng yếu hơn.463 Quy định càng chung chung thì yếu tố tự do trong giải thích càng cao, quy định càng cụ thể thì hiệu lực ràng buộc đối với câu từ càng cao.

Theo: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1xFwgC6aacX69knvPfs3_XlM4r64mhWOW/edit

avatar
Đặng Quỳnh
450 ngày trước
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN
 3.1. Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật3.1.1.   Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Thông luật3.1.1.1. Quy tắc thông luật truyền thốngTrong quá trình GTVBQPPL, có ba quy tắc truyền thống xuất phát từ Anh được hầu hết thẩm phán các nước Thông luật áp dụng.●   Quy tắc tiếp cận câu chữ (Literal rule)Đây là quy tắc cơ bản của thông luật yêu cầu thẩm phán khi GTVBQPPL phải dựa trên ngữ nghĩa của từ và cấu trúc câu, khi đạt được nghĩa rõ ràng thẩm phán phải áp dụng theo nghĩa đó. Lời bình luận của thẩm phán Anh, Tindal (LCJ) về quy tắc này được trích dẫn rất thường xuyên: “Nếu bản thân từ ngữ sử dụng trong luật đã rõ thì không cần làm gì ngoài việc giải thích từ ngữ này theo nghĩa thông thường của nó. Bản thân các từ đã nói lên ý định tốt nhất của nhà làm luật”.● Quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm (Golden rule)Đây là quy tắc ngoại lệ của quy tắc tiếp cận câu chữ, cho phép tòa án sửa nghĩa văn phạm khi nghĩa này tạo ra một kết quả không hợp lý, không công bằng hoặc đối nghịch với ý định của nhà làm luật nhằm hạn chế làm sai lệch ý chí của chủ thể ban hành qua cách thức sử dụng từ ngữ. Trong vụ Grey v. Pearson, thẩm phán Wensleydale đã viết: “… Khi giải thích di chúc, luật thành văn và tất cả các văn bản khác, nghĩa thông thường theo ngữ pháp phải được xem xét trước, trừ khi nghĩa này dẫn đến sự vô lý, không phù hợp với phần còn lại của văn bản được giải thích. Khi đó, người giải thích có quyền sửa nghĩa thông thường theo lời văn nhằm tránh những sự mâu thuẫn, không phù hợp, không rõ ràng.403 Ví dụ: trong vụ Adler v. George [1964] 2 QB 7 tòa án Anh giải thích quy định “cấm tạo ra các chướng ngại vật ở vùng lân cận của cơ sở không quân” bao gồm cấm hành vi tạo chướng ngại vật ngay trong vùng cơ sở không quân. Với quy tắc này thì nghĩa văn phạm chỉ được chấp nhận khi nó có được tính hợp lý và công bằng, không bị lấn át bởi các yếu tố khác mạnh hơn.●   Quy tắc khắc phục bất cập (Mischief rule)Tương tự như quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm, quy tắc khắc phục bất cập được áp dụng khi giải thích theo câu chữ tạo ra kết quả thiếu thuyết phục. Nếu quy định được ban hành nhằm khắc phục hiện trạng pháp lý đang tồn tại nhưng nếu dựa trên cách diễn đạt của quy định thì bất cập đó không được khắc phục, tòa án có quyền sửa nghĩa dựa trên câu chữ của quy định. Quy tắc này có cơ sở từ giải thích công bằng (Equitable Construction) được áp dụng phổ biến ở Anh vào thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.404 Dựa trên tiêu chí công bằng thẩm phán có thể giải thích ngược lại với những gì được diễn đạt. Áp dụng quy tắc này có nguy cơ lạm quyền,405 nên chỉ khi nào có nghi ngờ phát sinh từ ngôn ngữ của quy định, thẩm phán mới có thể xem xét đến bất cập mà luật được ban hành để giải quyết. Trong vụ Smith v. Hughs [1960] 2 All ER 859 theo Luật vi phạm trên đường phố năm 1959 của Anh thì hành vi lảng vảng, chèo kéo khách ở trên đường cho mục đích mại dâm là tội phạm. Bị cáo cho rằng mình không phạm tội vì chỉ chèo kéo đàn ông trên bancon nhà mình. Áp dụng quy tắc trên, tòa án cho rằng dự định đúng của Nghị viện là để khắc phục tình trạng quấy rối từ hoạt động mại dâm và tuyên án bị cáo có tội.3.1.1.2. Quy tắc thông luật hiện đạiThông luật ngày nay không dựa hoàn toàn một trong ba quy tắc thông luật truyền thống trên mà kết hợp cả ba. Cách tiếp cận theo thông luật hiện đại là phải xem xét ngữ cảnh quy định ở mức độ rộng nhất. Trong bản án mang tên CIC Insurance Ltd v Bankstown Football Club Ltd (1997) 187 CLR 384 tại đoạn 408 các thẩm phán Úc cho rằng:Có được quan điểm nhất quán trong quy tắc thông luật về GTVBQPPL là tòa án phải xem xét bài báo cáo của cơ quan cải cách pháp luật để biết được bất cập nào luật dự định để khắc phục. Thêm vào đó, ngữ cảnh thì được xem xét đầu tiên, không phải chỉ khi nào có sự mơ hồ trong ngữ nghĩa và phải sử dụng ngữ cảnh theo nghĩa rộng nhất bao gồm tình trạng hiện hành của luật, vấn đề phát sinh cần ban hành luật để giải quyết. Đối với các từ ngữ được sử dụng một cách chung chung cần giải thích chủ yếu dựa trên ngữ cảnh. Từ ngữ có thể được sửa đổi cho khác đi sao cho phù hợp với mục đích của luật, hoặc vấn đề mà luật được thiết kế ra nhằm loại bỏ hoặc khắc phục. Khi giải thích đem đến một kết quả không phù hợp, tòa án có thể xem xét nghĩa dựa trên sự thay đổi cấu trúc của quy định hoặc ý định lập pháp.Tương tự, xu hướng GTVBQPPL ở Anh từ sau năm 1950 đến nay được cho là giải thích theo mục đích. Từ năm 1830 đến 1950 là giai đoạn giải thích câu chữ nghiêm ngặt trong khi đó trước năm 1830 là giải thích tự do nhằm đảm bảo tính công bằng của luật thành văn. Nhà nghiên cứu người Anh Evan Bell cho rằng “qua nhiều thế kỉ, cách tiếp cận của tòa án trong GTVBQPPL có nhiều chuyển biến. Mặc dù có lẽ sai để cho rằng cách tiếp cận mục đích là cách tiếp cận hiện đại ngày nay, nhưng tòa án gần đây có xu hướng rời xa câu chữ để tiến đến cách tiếp cận theo ngữ cảnh và mục đích”.408 Theo Evan Bell, có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi này trong đó có sự nhận biết rõ hơn về sự phức tạp của ngôn ngữ, về vai trò quan trọng của ngữ cảnh và mục đích trong giao tiếp.409 Như vậy, có thể cho rằng cách tiếp cận hiện đại của thông luật về GTVBQPPL là cách tiếp cận mục đích nhưng không bỏ qua yếu tố trung tâm là câu chữ của quy định,410 hay cách tiếp cận câu chữ trong tổng quan của ngữ cảnh mà câu chữ đó được sử dụng.3.1.1.3. Các quy ước (canon) giải thíchCác quy tắc do thẩm phán Thông luật thiết lập và sử dụng trong quá trình GTVBQPPL được gọi là canon (tác giả luận án tạm dịch là quy ước). Các quy ước được chia làm hai loại, quy ước thiên về ngôn ngữ (linguistic canon) và quy ước thiên về nội dung (substantive canon) trong đó có nhiều quy ước cổ điển được diễn đạt bằng ngôn ngữ Latin.●   Quy ước giải thích về ngôn ngữ hay canon ngôn ngữ (Linguistic Canon)Quy ước về ngôn ngữ được thẩm phán Thông luật thiết lập để xác định nghĩa của quy định trên cơ sở suy luận rằng chủ thể ban hành đã sử dụng ngôn ngữ hợp lý.413 Quy ước về ngôn ngữ được chia làm 3 nhóm: quy ước về ngữ cảnh, ngữ nghĩa và cú pháp.Từ ngữ không thể hiểu tách rời với ngữ cảnh, các từ xung quanh tạo nên ngữ cảnh cho quy định mà nó hợp thành, toàn bộ văn bản tạo nên ngữ cảnh cho mỗi phần của nó.414 Một số quy ước liên quan đến ngữ cảnh trong GTVBQPPL của thẩm phán Thông luật bao gồm: nghĩa của từ được xác định dựa vào các từ chung quanh;  từ ngữ được sử dụng không dư thừa;  từ ngữ được sử dụng nhất quán (từ giống nhau nghĩa giống nhau, từ khác nhau nghĩa khác nhau);417 khi quy định liệt kê nhiều từ cùng đặc điểm và theo sau bởi các từ chung chung rộng hơn, thì nghĩa của các từ chung chung này được xác định trong giới hạn cùng loại với các từ đã được liệt kê.Quy ước cơ bản liên quan đến ngữ nghĩa trong GTVBQPPL ở các nước Thông luật chính là: từ ngữ được hiểu theo nghĩa thông thường, trừ khi ngữ cảnh chỉ ra rằng từ ngữ đó có nghĩa kỹ thuật. Nếu có nhiều hơn một nghĩa thông thường, ngữ cảnh sẽ giúp người giải thích tìm nghĩa thông thường phù hợp nhất. Trong các vụ án hình sự, nghĩa thông thường hợp lý và có lợi cho bị cáo sẽ được ưu tiên. Ví dụ nghĩa thông thường của từ trộm cắp chỉ giới hạn ở tài sản hữu hình, không bao gồm sở hữu trí tuệ. Nghĩa thông thường sẽ không được chọn nếu đem đến kết quả giải thích không công bằng, vô lý hoặc trái với mục đích của luật. Nghĩa kỹ thuật của từ là nghĩa được hiểu bởi những người có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Từ ngữ có thể có nhiều nghĩa kỹ thuật hoặc vừa có nghĩa kỹ thuật vừa có nghĩa thông thường, để biết nghĩa nào được sử dụng thẩm phán thường dựa vào ngữ cảnh. Nếu từ hoặc nhóm từ mang nghĩa kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể và được sử dụng trong ngữ cảnh của chuyên môn đó thì nghĩa kỹ thuật được chấp nhận, trừ khi có định nghĩa khác trong luật hoặc ngữ cảnh chỉ ra ý định ngược lại.·  Quy ước liên quan đến cú pháp trong GTVBQPPL, thẩm phán Thông luật có các quy ước sau:Từ ngữ bổ nghĩa cho cả chuỗi các từ tương đồng được liệt kê. Ví dụ theo Hiến pháp Mỹ sửa đổi lần 4 có cụm từ lục soát và tịch thu bất hợp pháp thì trạng từ bất hợp pháp bổ nghĩa cho cả hai động từ lục soát và tịch thu. Đại từ thay thế chỉ đại diện cho danh từ hoặc cụm danh từ cuối cùng gần nhất với nó. Quy ước này được Tòa án tối cao Mỹ làm rõ bằng một ví dụ về lời dặn dò của cha đối với con chưa thành niên: “Con sẽ bị phạt nếu con tổ chức tiệc hoặc có bất kỳ hoạt động nào khác mà hoạt động đó gây thiệt hại đến căn nhà.” Đứa trẻ khó tránh khỏi việc bị phạt bằng cách lập luận rằng việc tổ chức tiệc chưa hoặc không gây thiệt hại cho căn nhà vì đại từ thay thế “hoạt động đó” (that) chỉ đại diện cho cụm từ gần nhất là “bất kỳ hành động nào khác” không bao gồm việc “tổ chức tiệc”. Trường hợp này ý định của người cha không phải duy nhất là chỉ để bảo vệ căn nhà mà có thể ngăn chặn con mình uống bia, rượu khi chưa đủ tuổi.Một quy ước khác về cú pháp là khi cấu trúc câu không liên quan đến một chuỗi các từ tương đồng thì mệnh đề phụ đứng trước hoặc sau chỉ bổ nghĩa cho danh từ hoặc động từ gần nhất. Ví dụ: theo Điều 32 Luật Cấm đoán của bang Virginia (Mỹ) năm 1924 thì “những quy định trong luật này không được giải thích để ngăn cản bất kỳ người nào sản xuất cho mục đích tiêu thụ tại nhà … rượu vang, rượu táo từ trái cây họ tự trồng”. Danh từ sản xuất (manufacturing) và tiêu thụ (consumption) được sử dụng trong quy định không tương đồng nhau về ngữ pháp, do đó trạng từ chỉ nơi chốn “tại nhà” chỉ bổ nghĩa cho danh từ gần nhất đó là tiêu thụ.433Được thiết lập chủ yếu dựa trên sự diễn đạt của VBQPPL, quy ước ngôn ngữ giúp giải mã ngôn ngữ pháp lý dựa trên quy tắc ngữ pháp thông thường. Các quy ước không mang tính ràng buộc cứng nhắc nên trong một vụ việc cụ thể, thẩm phán có thể từ chối áp dụng nếu việc áp dụng một quy ước nào đó dẫn đến kết quả không chính đáng.●   Quy ước giải thích thiên về nội dung hay canon nội dung (Substantive canon)Nếu quy ước về ngôn ngữ chỉ quan tâm đến sự diễn đạt của ngôn ngữ thì quy ước thiên về nội dung chủ yếu được thiết lập dựa trên các chính sách của nhà nước để ủng hộ hoặc phản đối một kết quả giải thích cụ thể. Đây là những quy ước được tạo ra bởi thẩm phán Thông luật nhằm bảo vệ các nguyên tắc hiến định, thực tiễn của thông luật hoặc các chính sách liên quan trong một lĩnh vực pháp lý cụ thể.Trong các quy ước về nội dung, nổi tiếng nhất là quy ước khoan dung, cho rằng sự mơ hồ trong các đạo luật hình sự phải giải thích theo hướng có lợi cho người phạm tội.436 Tính hợp lý của nguyên tắc này là không nên bắt một người phải chịu hình phạt về một hành vi mà quy định về nó chưa rõ ràng.  Thẩm phán cũng giải thích các quy định mơ hồ theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho người vi phạm hoặc giảm gánh nặng về nghĩa vụ thuế khi có sự mơ hồ trong quy định. Ngược lại, khi giải thích các quy định liên quan đến người yếu thế như trẻ em, người được hưởng phúc lợi xã hội, người thiểu số bản địa… thẩm phán giải thích theo hướng có lợi cho họ.Bên cạnh đó, có các quy ước nội dung xuất phát từ tính thống nhất của hệ thống pháp luật như: khi có hai hoặc nhiều hơn cách giải thích hợp lý, thẩm phán nên chọn cách giải thích có thể tránh phát sinh câu hỏi về tính hợp hiến, thẩm phán nên duy trì các nguyên tắc án lệ lâu đời bằng cách khi có nhiều hơn một cách giải thích thì cách nào phù hợp với án lệ được ưu tiên.Suy luận chống lại hồi tố là quy ước được phát triển bởi tòa án các nước Thông luật qua quá trình GTVBQPPL, theo đó VBQPPL không thể tác động đến các quan hệ xã hội diễn ra trước ngày chúng có hiệu lực.442 Với quan điểm rằng mục đích của pháp luật nói chung không phải là tạo ra mà phải ngăn ngừa lạm dụng nên xuất hiện một quy ước khác khá phổ biến là VBQPPL được giải thích để ngăn ngừa một người hưởng lợi từ chính cái sai của mình. Đây là suy luận cơ bản nhằm đảm bảo công bằng, được áp dụng chủ yếu để giải thích các quy định trong lĩnh vực luật tư.443 Ngoài ra, đối với nhà nước quân chủ như Anh, Úc thẩm phán còn suy luận rằng “luật thành văn không ràng buộc hoàng gia”.3.1.1.4. Quy định thành văn về giải thích văn bản quy phạm pháp luậtQua phân tích các quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật cho thấy các quy tắc chủ yếu có nguồn gốc từ thông luật, nội dung các luật do nghị viện ban hành chủ yếu ghi nhận lại các quy tắc giải thích cơ bản từ thông luật. Điều này được lý giải rằng nghị viện xem GTVBQPPL là lãnh địa riêng của tòa án nên ngại ngùng can thiệp, điều chỉnh sâu vào lĩnh vực này. Đặc điểm chung của các quy tắc GTVBQPPL là chúng mang tính hướng dẫn, định hướng cho thẩm phán. Trong mỗi trường hợp giải thích, thẩm phán Thông luật xem xét rất nhiều yếu tố liên quan và quyết định yếu tố nào quan trọng hơn, đồng thời gắn với “quy tắc” cụ thể nào.3.1.2.   Quy tắc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án các nước thuộc hệ thống Dân luậtDù các nước Dân luật có truyền thống luật thành văn nhưng lại rất ít các quy định thành văn liên quan đến GTVBQPPL. Ở Pháp, không có quy định thành văn nào mô tả một cách cụ thể làm thế nào luật được giải thích. Bên cạnh đó, rất hiếm để tìm thấy trong các phán quyết của tòa án quy tắc về giải thích,  một số quy tắc GTVBQPPL được tìm thấy dưới dạng học thuyết. Trong quyển “Luận thuyết về giải thích pháp luật” (the Traité de l'Interpritation Juridique) xuất bản năm 1849, Delisle, trưởng khoa luật của Caen đã thiết kế các quy tắc giải thích như sau: Người giải thích phải theo nghĩa văn phạm của quy định trừ khi có lý do hợp lý để rời bỏ nó; không được phép để giới hạn câu chữ của quy định đến mức không có nghĩa; câu chữ của quy định có thể được mở rộng đến các tình huống không được dự định bởi nhà lập pháp; các tình huống được bao quát theo câu chữ của quy định có thể bị loại bỏ nếu việc bao quát đó làm mất đi tính công bằng; khi có nhiều nghĩa có thể, nghĩa được chọn là nghĩa công bằng nhất hoặc ít bất công nhất…Ngoài ra, ở Pháp còn có một số quy tắc suy luận dù không được trình bày qua các quy định cụ thể nhưng chúng được sử dụng trong thực tế GTVBQPPL như:- Suy luận về sự thống nhất của hệ thống pháp luật.Nếu tòa án nhận thấy có hai quy tắc pháp lý dường như xung đột nhau, tòa án có xu hướng giải thích cả hai theo hướng không xung đột để cả hai đều có giá trị. Nếu không thể hóa giải xung đột, thẩm phán dựa theo tiêu chí ưu tiên sau: giá trị pháp lý cao ưu tiên hơn thấp, điều chỉnh riêng ưu tiên hơn điều chỉnh chung, hiện đại ưu tiên hơn cũ. Các quy tắc ưu tiên trên cũng chỉ được xem là truyền thống pháp lý, không được thể hiện qua các quy định thành văn.-  Suy luận rằng luật thành văn khi có hiệu lực thì đã có sự xác nhận tính phù hợp với hiến pháp và những quy tắc chung của luật.-  Suy luận rằng nghị viện không có ý định tạo ra kết quả ngớ ngẩn.-  Suy luận rằng ý chí của nhà lập pháp được thể hiện qua câu chữ của luật. Đối với những tình huống lập pháp không thể dự liệu lúc ban hành, thẩm phán có thể liên hệ đến ý chí của nhà lập pháp hiện hành.- Khi giải thích pháp luật hành chính, thẩm phán suy luận rằng luật trao quyền quản lý vì lợi ích chung.-  Suy luận rằng VBQPPL không có hiệu lực hồi tố trừ khi được trình bày rõ ràng.Ở Đức, khó để tìm thấy quy định nào trong Hiến pháp, kể cả trong luật mô tả cụ thể làm thế nào một VBQPPL được giải thích. Riêng đối với các quy định về lấp khoảng trống pháp lý, ở Đức chỉ có thể tìm thấy trong các bộ luật cũ và trong bản thảo đầu tiên của Bộ luật Dân sự. Trong bản thảo này có một quy tắc lấp khoảng trống pháp lý bằng cách áp dụng pháp luật tương tự nhưng sau đó bị loại bỏ với lý do: “áp dụng tương tự và giải thích có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng đã không có quy định nào liên quan đến giải thích trong Bộ luật Dân sự”  Hơn nữa, dù quyết định của tòa án Hiến pháp liên bang Đức có tính ràng buộc đối với tòa án cấp dưới theo Điều 31 Luật tòa án Hiến pháp liên bang nhưng cách trình bày mang tính phương pháp luận bởi tòa án này thì không ràng buộc theo quy tắc trên. Hơn nữa, sự không thống nhất về mặt phương pháp cũng không được làm rõ bằng cách đưa vấn đề này lên Hội đồng tối cao của tòa án Tư pháp liên bang Đức theo quy trình của Điều 132 Luật Hiến pháp tòa án Đức (Gerichtsverfassungsgesetz – GVG).460 Khoản 2 Điều 103 Luật cơ bản Đức cấm áp dụng pháp luật tương tự và cấm hồi tố để kết tội hay xử phạt một người:“Một hành vi chỉ có thể bị phạt nếu nó là hành vi vi phạm và phải chịu biện pháp xử phạt được quy định trong luật trước khi hành vi đó được thực hiện”. Có thể cho rằng ngoài quy định trên thì ở Đức không có quy định nào liên quan đến GTVBQPPL.Tương tự như ở Pháp, ở Đức cũng có các quy tắc mang tính suy luận được sử dụng trong quá trình giải thích. Có ba suy luận chung trong quá trình GTVBQPPL là chủ thể ban hành VBQPPL (1) đã chọn các từ ngữ cẩn thận, (2) đã cố gắng loại trừ các quy định mâu thuẫn (3) đã hạn chế tối đa các quy định ngớ ngẫn. Bên cạnh đó, khi giải thích các VBQPPL điều chỉnh hành vi của người dân thì tòa án Đức có khuynh hướng ủng hộ nghĩa  thông thường. Ngoài ra, cũng có các quy ước liên quan đến tuổi của luật như luật cũ hơn thì sức mạnh ràng buộc theo từ ngữ yếu hơn, ý định lập pháp chính thức cũng yếu hơn.463 Quy định càng chung chung thì yếu tố tự do trong giải thích càng cao, quy định càng cụ thể thì hiệu lực ràng buộc đối với câu từ càng cao.Theo: Huỳnh Thị Sinh HiềnLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1xFwgC6aacX69knvPfs3_XlM4r64mhWOW/edit