0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648b2625310e6-HOẠT-ĐỘNG-GIẢI-THÍCH-VĂN-BẢN-QUY-PHẠM-PHÁP-LUẬT-CỦA-TÒA-ÁN-VIỆT-NAM-VÀ-GIẢI-PHÁP-HOÀN-THIỆN.jpg.webp

HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

4.1. Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án Việt Nam

4.1.1. Về thẩm quyền giải thích

Bàn luận về GTVBQPPL của tòa án, vấn đề thẩm quyền mang tính nền tảng. Trong những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với cải cách tư pháp thì pháp luật Việt Nam có những chuyển biến tích cực liên quan đến vấn đề này.

4.1.1.1. Về thẩm quyền giải thích mang tính cá biệt

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên chỉ rõ sự phân định quyền lực nhà nước theo chiều ngang, trong đó khoản 1 Điều 102 ghi nhận “Tòa án thực hiện quyền tư pháp”. Dưới góc nhìn của không ít học giả Việt Nam ngày nay, khái niệm quyền tư pháp không chỉ giới hạn ở chức năng xét xử thuần túy mà trong đó có chức năng GTVBQPPL và tạo lập án lệ.547

Thêm vào đó, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.548 Nguyên phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ tin rằng quy định trên đã gián tiếp giao cho cơ quan xét xử cao nhất của nước ta chức năng GTVBQPPL.549 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cụ thể hóa nhiệm vụ hiến định này bằng cách ghi nhận Hội đồng thẩm phán TANDTC có quyền tạo lập án lệ. Tiếp theo đó, với Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau. Hiện nay, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP còn cho thấy rõ hơn yếu tố giải thích trong án lệ. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định.550 Như vậy, án lệ nước ta đã chính thức ra đời như là sản phẩm của tòa án trong hoạt động GTVBQPPL mang tính cá biệt.

Hiện nay, trong quá trình xét xử, Tòa án có quyền phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH.551 Quy định trên thừa nhận một sự thật khách quan rằng tòa án tất nhiên phải GTVBQPPL khi xét xử. Trong quá trình xét xử, chỉ có thể thông qua giải thích tòa án mới phát hiện được các văn bản xung đột nhau, từ đó mới đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đến việc sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản sai trái. Tuy nhiên, với quyền kiến nghị trên, giải pháp mà pháp luật tố tụng đưa ra cho tòa án không gì khác hơn chỉ có thể là đợi chờ sự không phản hồi của chủ thể được đề nghị để tiến tới chọn VBQPPL có giá trị pháp lý cao hơn để áp dụng.552 Từ phân tích trên cho thấy thẩm quyền GTVBQPPL theo vụ việc của tòa án Việt Nam dù được gián tiếp thừa nhận ở mức độ nào đó nhưng giá trị của hoạt động này vẫn còn được nhìn nhận một cách rất hạn chế.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nguyên tắc “bất khẳng thụ lý” được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng Dân sự hiện hành làm tăng thẩm quyền GTVBQPPL sẵn có của tòa án.553 Để giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng khi các bên không có thỏa thuận, tòa án được yêu cầu áp dụng lần lượt từ tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.554 Tính hợp lý của ý kiến trên dựa trên cơ sở rằng tòa án không thể giải quyết các vụ việc bằng nguyên tắc chung của pháp luật, quy định tương tự hay lẽ công bằng mà không giải thích các quy định có liên quan. Có thể thấy, áp dụng tương tự pháp luật là kỹ thuật giải thích logic được sử dụng phổ biến ở các nước Dân luật, còn áp dụng nguyên tắc của pháp luật và lẽ công bằng là nội dung chính của phương pháp giải thích thực tế được sử dụng ở cả hệ thống Thông luật và Dân luật.

4.1.1.2. Về thẩm quyền giải thích mang tính quy phạm

Hiến pháp hiện hành chỉ trực tiếp trao quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh cho chủ thể duy nhất là UBTVQH.555 Tuy nhiên, theo Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 thì hội đồng thẩm phán TANDTC có quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL nước ta qua các thời kỳ đều ghi nhận thẩm quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC.556 Ngoài ra, trước ngày 01/7/2016, Chánh án TANDTC còn có quyền phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng.557

Về mặt lý luận, chúng ta không thể đồng nhất giữa GTPL và hướng dẫn áp dụng pháp luật vì giải thích là làm cho hiểu rõ pháp luật, còn hướng dẫn áp dụng pháp luật là chỉ dẫn cách thức vận dụng pháp luật để giải quyết các trường hợp cụ thể.558 Tuy nhiên, hai hoạt động trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, thậm chí không thể tách rời. Quy phạm pháp luật thành văn được xây dựng dưới dạng khái quát chung nên khi đứng trước một vụ việc cụ thể, thẩm phán đưa ra các giải pháp khác nhau là do cách hiểu, cách giải thích khác nhau của họ về cùng một quy tắc pháp lý.559 Kết quả giải thích khác nhau sẽ dẫn đến kết quả áp dụng khác nhau nên khi TANDTC hướng dẫn áp dụng VBQPPL thì không thể bỏ qua công đoạn hướng dẫn GTVBQPPL.560

GTVBQPPL của tòa án đòi hỏi phải được đặt trong mối quan hệ với kết quả áp dụng quy định được giải thích. Để chấp nhận hay từ chối bất kỳ kết quả giải thích nào, thẩm phán phải đặt kết quả giải thích đó vào kết quả của vụ việc đang giải quyết. Nếu chấp nhận nghĩa văn phạm thông thường của quy định dẫn đến kết quả vụ án không bình thường thì thẩm phán phải xem lại lần nữa nghĩa được dự định đó.561 Ở các nước Thông luật, khi đặt kết quả giải thích vào kết quả áp dụng pháp luật rơi vào sáu trường hợp sau đây, thẩm phán sẽ tìm hướng giải thích khác: không thực tế; không tiện lợi; không hợp lý; không khắc phục được hậu quả mà luật thành văn ban hành để khắc phục; kết quả vô ích hoặc kết quả do người giải thích tạo ra.562 Vì áp dụng VBQPPL và GTVBQPPL luôn tương tác lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai nên việc trao thẩm quyền cho TANDTC hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đồng nghĩa với việc ngầm thừa nhận thẩm quyền giải thích các quy định pháp luật mà chính cơ quan này hướng dẫn áp dụng. Thực tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu để TANDTC ban hành VBQPPL để hướng dẫn áp dụng pháp luật đều xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định vào tình huống cụ thể, chủ yếu do tòa án cấp dưới hiểu các quy định không thống nhất nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Các VBQPPL hướng dẫn áp dụng pháp luật có chứa đựng yếu tố GTVBQPPL có giá trị pháp lý ràng buộc nên thẩm phán không thực hiện theo đúng hướng dẫn thì phán quyết của họ có thể bị sửa hoặc bị hủy theo thủ tục tố tụng.

 Nhằm giải đáp những vướng mắc trong xét xử, TANDTC còn tổ chức đối thoại với thẩm phán tòa án các cấp xem như là hoạt động tổng kết thực tiễn. Một trong những cách làm mới trong công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC từ năm 2019 là tổ chức đối thoại trực tuyến để trao đổi, giải đáp kịp thời những vướng mắc phát sinh trong cách hiểu, cách áp dụng các quy định vào vụ việc cụ thể. Kết thúc các buổi đối thoại trực tuyến, TANDTC ban hành các công văn nhằm tổng kết và thông báo kết quả giải đáp. So với các VBQPPL hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC, việc ban hành các công văn hay giải đáp đơn giản hơn nên chúng được xem là giải pháp mới trong việc thực thi nhiệm vụ hiến định “bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu GTVBQPPL trong xét xử.563 Tuy nhiên, giá trị của các công văn này chỉ giới hạn trong nội bộ ngành tòa án, các tòa án bên dưới có trách nhiệm “nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền”.564 Xét về bản chất thì công văn và giải đáp của TANDTC không phải là “pháp luật” nhưng trên thực tế chúng được tin rằng có tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới.565

Ở nước ta, theo các chuyên gia pháp lý thì tòa án đặc biệt là TANDTC luôn có vai trò to lớn trong GTVBQPPL, cho dù thẩm quyền này của tòa án chưa được ghi nhận chính thức và công khai.566 Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành 24 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật (so với nhiệm kỳ trước tăng 11 Nghị quyết), ban hành 05 tập giải đáp và 03 công văn thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.567 Chỉ tính riêng trong năm 2019, có đến 40 văn bản, giải đáp hơn 150 vấn đề vướng mắc của các tòa án.568

Qua phân tích và giải thích các quy định có liên quan cho thấy khó có thể phủ nhận hoàn toàn thẩm quyền GTVBQPPL của tòa án nước ta. Tuy nhiên, điểm hạn chế và cũng chính là sự khác biệt lớn về thẩm quyền GTVBQPPL giữa tòa án Việt Nam so với tòa án các nước Thông luật và Dân luật thể hiện như sau:

Thứ nhất, nếu thẩm quyền giải thích Hiến pháp ở Mỹ và Úc thuộc về Tòa án tối cao, ở Pháp, Đức và Ý thuộc về cơ quan bảo hiến chuyên trách thì thẩm quyền giải thích Hiến pháp ở Việt Nam thuộc về UBTVQH. Xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1959 đến nay, thẩm quyền GTPL nói chung (Hiến pháp năm 1959), thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh mang tính quy phạm thuộc về UBTVQH. Trong khi đó, theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành thì tòa án nắm giữ quyền tư pháp nhưng nội hàm của quyền này có bao gồm quyền GTVBQPPL mang tính cá biệt hay không chưa từng được UBTVQH chính thức giải thích làm rõ.

Thứ hai, có thể cho rằng TANDTC ở Việt Nam có thẩm quyền ngầm định trong việc GTVBQPPL, chủ yếu gắn liền với thẩm quyền hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của cơ quan xét xử cao nhất. Trên thực tế, để thực hiện nghĩa vụ hiến định “tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, TANDTC tham gia GTVBQPPL thông qua các Nghị quyết, các công văn, giải đáp vướng mắc phát sinh trong quá trình xét xử cho tòa án bên dưới. Khác với các nước Thông luật lẫn Dân luật, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác trao quyền cho tòa án ban hành VBQPPL.569 Chính điều này đã tạo nên truyền thống giải thích xen lẫn với hướng dẫn áp dụng pháp luật của tòa án tối cao cho tòa án bên dưới, đồng thời hạn chế phần nào vai trò GTVBQPPL của từng cá nhân thẩm phán trong quá trình xét xử.

Nếu ở các nước Thông luật và Dân luật, giải thích làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ, còn tranh cãi là nghĩa vụ của cá nhân thẩm phán, gắn liền với hoạt động xét xử để hình thành và phát triển án lệ thì ở Việt Nam thẩm quyền chủ yếu lại nghiên về TANDTC với vai trò hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Sự khác biệt này phần nào gây khó khăn cho việc đánh giá hoạt động GTVBQPPL của tòa án Việt Nam trong mối quan hệ tương đồng so với hoạt động này của tòa án các nước Thông luật và Dân luật. Trong chương này, các căn cứ, quy tắc và phương pháp GTVBQPPL của tòa án Việt Nam mang tính quy phạm lẫn cá biệt đều được phân tích, đánh giá.

4.1.2. Về căn cứ giải thích

4.1.2.1. Mặt tích cực

 

Tương tự các nước Thông luật và Dân luật, khi GTVBQPPL tòa án nước ta không bỏ qua căn cứ cơ bản là câu chữ diễn đạt của quy định. Cụm từ “thủ đoạn xảo quyệt” được TANDTC giải thích theo lối định nghĩa là thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.570 Ngoài câu từ của quy định được giải tích, tòa án còn căn cứ vào các quy định khác có liên quan trong cùng VBQPPL.

 Giải thích nghĩa của từ “Tòa án” trong khoản 5 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, TANDTC cho rằng: trường hợp đơn khởi kiện đã được nhận mà chánh án chưa phân công thẩm phán thì “Tòa án” được hiểu là “chánh án”, trường hợp chánh án đã phân công thẩm phán thì “Tòa án” được hiểu là “thẩm phán”. Có được kết quả trên do TANDTC dựa vào điểm k khoản 1 Điều 47 và khoản 14 Điều 48; điểm b khoản 2 Điều 203 trong cùng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án tòa án và thẩm phán.571

Không giới hạn ở các yếu tố cấu thành bên trong VBQPPL, khi GTVBQPPL tòa án nước ta còn căn cứ vào các VBQPPL khác có sử dụng từ ngữ cần giải thích. Điểm c khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự “không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra…”. Dựa vào quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 rằng Thanh tra sở là một trong những cơ quan thanh tra nhà nước, TANDTC cho rằng thanh tra viên chuyên ngành của Sở Tài nguyên và môi trường không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi bị kiện.572

Ngoài ra, từ điển cũng là căn cứ GTVBQPPL được tòa án nước ta sử dụng. Tình tiết “chứa mại dâm từ 4 người trở lên” quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được giải thích là bao gồm từ 4 người bán dâm trở lên vì theo từ điển Tiếng Việt (không nêu từ điển cụ thể) thì “mại” là bán, mãi là “mua”.573

Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến nhưng lịch sử lập pháp cũng được tòa án viện dẫn để làm rõ nghĩa của quy định cần giải thích. Khi giải thích Điều 317 của Bộ luật Dân sự năm 2015, TANDTC đã viện dẫn Bản thuyết minh dự án của Bộ luật này để chỉ ra mục đích của quy định là đảm bảo công bằng đối với người thiện chí, ngay tình, cũng như sự ổn định trong các quan hệ dân sự.574 Do đó, trong cụm từ “chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác” trong Điều 317 thì từ “giao dịch dân sự” được hiểu bao gồm thế chấp, dù thế chấp theo định nghĩa của luật không nhất thiết phải chuyển giao tài sản.

Các văn bản triển khai thi hành luật của cơ quan hành chính nhà nước có chứa đựng yếu tố giải thích cũng được tòa án dựa vào. Qua bản án phúc thẩm số 247/2017/HC- PT, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh làm rõ khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008: “sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra thì không chịu thuế giá trị gia tăng”. Để làm rõ quy định trên, Tòa án đã viện dẫn nhiều nghị định và thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bao gồm Nghị định số 123/2008/NĐ- CP; Nghị định 121/2011/NĐ-CP;575 Nghị định số 209/2013;576 Thông tư 06/2012/TT- BTC;577 và Thông tư 219/2013/TT-BTC.578 Tuy nhiên, tất cả các VBQPPL nêu trên chỉ mới làm rõ sản phẩm trồng trọt như lúa qua sơ chế thông thường như sấy khô và tách vỏ, thì gạo là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; vỏ trấu được tách ra từ lúa có phải chịu thuế này hay không vẫn chưa xác định được. Ngày 31 tháng 10 năm 2014 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 15895/BTC-CST nhằm giải quyết các vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm từ trồng trọt.579 Tại mục 2 của Công văn này viện dẫn Thông tư số 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính trong đó có ví dụ sau:

“Ví dụ lúa (thóc) xay xát ra gạo, gạo đã qua công đoạn đánh bóng; phế phẩm,

phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm, trấu, cám, đầu tôm, vỏ tôm, đầu cá, xương cá, nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật, mỡ tươi đều là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại.”

Như vậy, đến năm 2014 thì Bộ Tài chính mới có văn bản làm rõ phụ phẩm, phế phẩm của sản phẩm trồng trọt được xem là “sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” vì vậy không đánh thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này. Hướng dẫn của Bộ Tài chính qua Công văn 15895/BTC-CST được Tòa án chấp nhận, dựa vào đó để giải quyết vụ việc.

Qua các phân tích trên có thể thấy rằng, không khác với các nước thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật, các căn cứ giải thích bên trong VBQPPL tòa án Việt Nam sử dụng để làm rõ nghĩa của quy định được giải thích bao gồm chính câu từ của quy định đó và các quy định khác có liên quan. Các căn cứ bên ngoài VBQPPL được tòa án nước ta sử dụng bao gồm các VBQPPL có liên quan, từ điển, lịch sử lập pháp đồng thời cũng là mục đích của quy định, kể cả công văn hướng dẫn thi hành của cơ quan hành chính.

 

4.1.2.2. Mặt hạn chế

Hiện nay, tòa án nước ta chủ yếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng câu chữ diễn đạt của quy định, cùng với các quy định khác có liên quan trong cùng văn bản mà bỏ qua các yếu tố cấu thành còn lại như tựa văn bản, tên chương, cấu trúc ngữ pháp… với vai trò là căn cứ GTVBQPPL kể cả khi cần thiết.

Thông qua một Thông tư liên tịch của TANDTC với các cơ quan có thẩm quyền, cụm từ “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 được làm rõ là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ, không áp dụng trong các không gian khác như trường học, bến xe, công trường…580 Tuy nhiên, lý do nào dẫn đến kết quả trên thì không được trình bày trong Thông tư. Dù pháp luật hình sự xác định hành vi “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là tội phạm nhưng các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ lại được chứa đựng trong Luật Giao thông đường bộ. Do đó, để chứng tỏ rằng việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhất thiết phải gắn liền với không gian là đường bộ thì tòa án chỉ cần viện dẫn tên gọi và phạm vi điều chỉnh của luật chứa các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.581

Do quy định về điều kiện đình chỉ giải quyết vụ án tại điểm đ, khoản 1, Điều 143 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 “Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt” không rõ về thời điểm và mục đích của buổi triệu tập mà người khởi kiện vắng mặt nên TANDTC cho rằng đây là buổi triệu tập đến tòa để lấy lời khai trước khi mở phiên tòa. Để có được kết quả này, TANDTC viện dẫn quy định trong cùng VBQPPL về đối thoại. Theo đó, nếu vắng mặt tại phiên đối thoại thì vụ án phải được tiếp tục giải quyết, không thuộc trường hợp đình chỉ.582 Tuy nhiên, Tòa án không nêu căn cứ để loại trừ trường hợp vắng mặt tại phiên tòa dù chỉ đơn giản viện dẫn lời tựa của chương chứa quy định cần giải thích là “thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử”.

Ngoài việc không xem xét, viện dẫn nhiều căn cứ giải thích khi cần thiết, tòa án còn bỏ qua việc phân tích cấu trúc ngữ pháp thể hiện trên bề mặt câu chữ của quy định cần giải thích. Xem xét Công văn số 89/TANDTC-PC của TANDTC làm rõ quy định của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP về hành vi tổ chức sử dụng ma túy sẽ nhận thấy điều này. Theo Thông tư liên tịch trên, tổ chức sử dụng chất ma túy là “chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy…”583 nhưng khi giải thích TANDTC đã dùng dấu chấm phẩy tách riêng cụm từ “cung cấp chất ma túy” để nó có nghĩa độc lập như sau: “thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương tiện, dụng cụ… để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy”.584 Trong trường hợp này, TANDTC đã bỏ qua việc phân tích cấu trúc câu, dấu câu, sự bổ nghĩa của động từ cho các cụm danh từ trong quy định vì khi tách riêng cụm từ “cung cấp chất ma túy” thì các từ “chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị,” còn lại trong quy định sẽ trở nên vô nghĩa.

Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định án lệ phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể. Từ đó cho thấy có hai loại án lệ: thứ nhất là án lệ GTVBQPPL, thứ hai là án lệ sáng tạo pháp luật, thẩm phán dựa trên lẽ công bằng để phán quyết các vấn đề chưa có điều luật quy định. Đặt trong mối quan hệ với GTVBQPPL của thẩm phán Thông luật và Dân luật, có thể cho rằng loại án lệ thứ hai cũng được hình thành trên cơ sở GTVBQPPL nhưng là giải thích thực tế, năng động để bù đắp lỗ hổng pháp lý của pháp luật thành văn. Theo Điều 8 của Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thì “khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau.” Như vậy, theo quy định hiện hành thì án lệ là căn cứ trong GTVBQPPL của tòa án vì án lệ là sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL, là cách hiểu và áp dụng VBQPPL chính thức trong hệ thống tòa án. Tuy nhiên, án lệ hiện nay nhìn chung chưa được tòa án nước ta sử dụng như một căn cứ phổ biến để GTVBQPPL.

Khi bàn về căn cứ GTVBQPPL của tòa án Việt Nam, án lệ có thể được xem xét dưới góc độ như là một căn cứ để tòa án dựa vào đó mà GTVBQPPL. Đồng thời, vì án lệ cũng chính là sản phẩm GTVBQPPL mang tính cá biệt của tòa án nên qua xem xét án lệ có thể đánh giá các căn cứ khác được tòa án sử dụng trong quá trình GTVBQPPL. Từ các bản án lệ Việt Nam hiện hành cho thấy nhiều căn cứ giải thích hữu ích chưa được sử dụng trong quá trình GTVBPQPL theo vụ việc của thẩm phán Việt Nam, đặc biệt là các căn cứ không có giá trị pháp lý như tình hình thực tế của xã hội, học thuyết pháp lý. Ví dụ, với án lệ số 03/2016/AL và án lệ 04/2016/AL, tòa án cho rằng: khi các bên có liên quan biết được việc tặng cho hoặc chuyển nhượng bất động sản mà không phản đối hoặc thậm chí có hành vi khác thể hiện sự đồng tình thì xem như người đó đồng ý với việc tặng cho hoặc chuyển nhượng, theo đó hợp đồng tặng cho hoặc chuyển nhượng bất động sản vẫn có hiệu lực.

 

Trong cả hai án lệ trên, tòa án không đưa ra lý lẽ tại sao có được giải pháp như vậy, không nêu lên các căn cứ giải thích khác nhau để tiến tới cân nhắc về mặt lợi ích giữa các căn cứ. Có ý kiến cho rằng trong các án lệ trên tòa án hoàn toàn có thể viện dẫn học thuyết về sự thể hiện ý chí và ý chí đích thực trong giao kết hợp đồng để giải thích. Thêm vào đó, tòa án đáng lẽ ra nên viện dẫn thực tiễn về giao kết hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam để chỉ ra khó khăn và bất hợp lý nếu không “mềm hóa” các quy định cứng nhắc về hình thức của hợp đồng liên quan đến các giao dịch về bất động sản.585 Tuy nhiên, trong các yếu tố nêu trên không có yếu tố nào được tòa án sử dụng làm căn cứ GTVBQPPL để tạo nên án lệ 03/2016/AL và án lệ 04/2016/AL.

Nghiên cứu căn cứ GTVBQPPL qua các án lệ nổi tiếng trên thế giới cho thấy các căn cứ giải thích được chia làm 3 tầng: Tầng thứ nhất là tầng bề mặt bao gồm các quy tắc pháp lý, tầng thứ hai sâu hơn thể hiện dưới dạng các nguyên tắc pháp lý làm nền tảng cho các quy tắc và tầng cuối cùng là các học thuyết pháp lý được xem như hạ tầng pháp luật làm nền tảng cho cả nguyên tắc lẫn quy tắc.586 Trong khi đó, qua phân tích án lệ Việt Nam cho thấy các căn cứ giải thích được thể hiện trong án lệ còn rất mơ hồ, các căn cứ nếu có chỉ tập trung ở tầng thứ nhất, thiếu vắng các căn cứ giải thích thuộc tầng thứ hai và thứ ba.

Tóm lại, tòa án nước ta chỉ mới chủ yếu sử dụng các căn cứ giải thích có giá trị pháp lý như như câu từ của quy định được giải thích, các quy định khác trong cùng văn bản hoặc các quy định khác trong VBQPPL có liên quan. Một số căn cứ giải thích là các bộ phận cấu thành nên VBQPPL như cấu trúc ngữ pháp, dấu câu, tựa của văn bản, tựa của chương hiếm khi được tòa án sử dụng kể cả khi cần thiết. Các căn cứ giải thích không có giá trị pháp lý nhìn chung chưa được tòa án sử dụng hoặc được sử dụng rất hạn chế. Từ điển và sách ngữ pháp chưa được xem là tài liệu hữu ích trong GTVBQPPL. Trong trường hợp giải thích hiếm hoi, TANDTC cho rằng nghĩa này có được từ từ điển Tiếng Việt nhưng không trích dẫn cụ thể.587 Khác với các nước Dân luật, lịch sử lập pháp ở nước ta chưa được hệ thống và công khai hóa do đó chúng rất ít khi được sử dụng để làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ. Chính sách pháp lý, nguyên tắc pháp lý, học thuyết pháp lý và các yếu tố khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo, kinh tế… cũng chưa được tòa án công khai sử dụng như là căn cứ hỗ trợ trong GTVBQPPL.

4.1.3. Về quy tắc giải thích

4.1.3.1. Mặt tích cực

Từ việc đối chiếu với các quy tắc GTVBQPPL của thẩm phán các nước Thông luật và Dân luật cho thấy rằng các quy tắc GTVBQPPL của tòa án Việt Nam nhìn chung chưa được thiết lập đầy đủ. Các quy tắc áp dụng pháp luật ở nước ta có nội dung gần giống với các quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật và Dân luật. Cụ thể, Luật Ban hành VBQPPL hiện hành quy định: “Trong trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau”.588 Quy tắc ưu tiên áp dụng VBQPPL chuyên ngành so với VBQPPL quy định chung chưa được Luật này ghi nhận. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Trường hợp quy định trong luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể mà trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng. Bằng phương pháp suy lý ngược ta có được quy tắc rằng khi quy định trong luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong lĩnh vực cụ thể mà không trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự trên thì quy định đó được ưu tiên áp dụng. Bên cạnh đó, có thể kể một số quy định pháp luật ở nước ta giống với các quy tắc GTVBQPPL của các nước Thông luật và Dân luật như sau: VBQPPL về nguyên tắc không có hiệu lực hồi tố, hiệu lực hồi tố được áp dụng theo hướng có lợi cho chủ thể bị xử lý, luật thành văn không có hiệu lực vượt ra ngoài lãnh thổ (trừ khi có quy định rõ ràng), nghị viện ban hành luật trên tinh thần phù hợp với luật quốc tế.589

Quy tắc GTVBQPPL của tòa án nước ta chưa được chính thức ghi nhận trong bất kỳ VBQPPL nào. Luật ban hành VBQPPL chỉ quy định nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH. Mặc dù vậy, chúng ta đã có các quy tắc áp dụng pháp luật rất gần với quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật và Dân Luật. Thiết nghĩ có sự tương quan này là do hoạt động giải thích và áp dụng VBQPPL của tòa án các nước Thông luật và Dân luật luôn tương tác qua lại, thậm chí trộn lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai. Cụ thể, GTVBQPPL của tòa án không dừng lại ở việc tìm nghĩa của quy định mà còn phải xác định phạm vi áp dụng của quy định vào vụ việc thực tế. Do đó, quy tắc giải thích các quy định pháp luật thành văn ở các nước này không chỉ giới hạn ở các quy tắc liên quan đến việc tìm nghĩa của chúng mà còn chứa đựng luôn cả các quy tắc áp dụng các quy định thành văn vào từng trường hợp cá biệt, bao gồm các quy tắc xác định hiệu lực hay phạm vi tác động của quy định cần giải thích. Trong khi đó, các quy tắc áp dụng VBQPPL ở Việt Nam chưa được nhìn nhận như là một phần của quy tắc GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán.

Ngoài ra, mặc dù các quy tắc được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành không đề cập trực tiếp đến vấn đề giải thích nhưng chúng có tác động đến kết cách thức GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán trong quá trình xét xử. Cụ thể, Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành cho phép áp dụng pháp luật tương tự, áp dụng lẽ công bằng trong lĩnh vực dân sự đồng nghĩa với việc cho phép thẩm phán GTVBQPPL theo phương pháp giải thích logic (hệ thống) và phương pháp giải thích thực tế.590 Song song đó, với định nghĩa tội phạm trong Bộ luật hình sự, Quốc hội không cho phép thẩm phán áp dụng tương tự pháp luật trong quá trình giải thích các quy định về tội phạm, thay vì phải dựa trên câu chữ của quy định là chủ yếu, không được giải thích theo hướng mở rộng để kết tội một người.591

4.1.3.2. Mặt hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực được trình bày trên, nhiều quy tắc cần thiết cho tính thống nhất, minh bạch của hoạt động GTVBQPPL của tòa án được sử dụng khá phổ biến ở các nước Thông luật và Dân luật nhưng chưa được chính thức ghi nhận ở nước ta. Chẳng hạn như về quy tắc tôn trọng nghĩa thông thường, phổ biến của quy định, khoản 1 Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu bia…gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ…” Người khác trong quy định này được TANDTC nước ta giải thích là bất kỳ người nào, kể cả chính người được giao điều khiển phương tiện giao thông.592 Cách giải thích này chưa đúng với nghĩa thông thường, hằng ngày của quy định.

Từ cách thức giải thích cụm từ “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” của TANDTC qua Công văn số 89/TANDTC-PC như đã được phân tích bên trên còn cho thấy tòa án nước ta hiện không bị ràng buộc bởi các quy tắc bổ nghĩa về mặt ngữ pháp.593 Các quy ước giải thích liên quan đến ngữ cảnh hay cú pháp đóng vai trò là thông điệp giao tiếp giữa chủ thể ban hành và chủ thể GTVBQPPL cũng chưa được hình thành. Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 là một minh chứng cho thấy nhà soạn thảo chưa chú ý đến các quy tắc ngữ pháp, gây khó khăn cho việc hiểu nghĩa của quy định một cách nhất quán. Điều luật có đoạn được diễn đạt như sau: “… thì được ủy quyền cho cha mẹ, vợ chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại”. Điều kiện “đã thành niên” và “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” chỉ bổ nghĩa cho danh từ liền trước hay cho tất cả các danh từ được liệt kê là vấn đề được đặt ra. Xét về tính hợp lý và hợp pháp của quy định, thì bất kỳ người nào thực hiện việc ủy quyền cần phải “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” vì vậy có thể suy luận rằng cụm từ “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” bổ nghĩa cho tất cả các chủ thể được liệt kê. Tuy nhiên, nếu đây là điều kiện cần thiết cho tất cả chủ thể được liệt kê thì có lẽ nhà làm luật không cần bổ sung thêm điều kiện “đã thành niên” cho chủ thể là “con”. Hơn nữa, tính từ “đã thành niên” bổ nghĩa duy nhất cho chủ thể là “con” hay tất cả chủ thể trong cùng chuỗi được liệt kê thì chưa có quy ước rõ trong quá trình soạn thảo và GTVBQPPL ở nước ta.

Quan sát thực tế giải thích của tòa án cho thấy tòa án vẫn chấp nhận nghĩa của quy định vượt ra khỏi nội dung câu chữ của chúng mặc dù chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện điều này. Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03 tháng 4 năm 2019 giải thích cụm từ “người tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có” là người tiêu thụ tài sản có được từ người khác một cách trái pháp luật, cho dù hành vi đó không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không thể xử lý hình sự...594 Trường hợp khác, Công văn 89/TANDTC- PC ngày 30 tháng 6 năm 2020 giải thích chất ma túy trong Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm chất khác không phải ma túy nhưng người mua và người bán ý thức rằng đó là chất ma túy.595 Bất kỳ ai đã tham khảo các quy tắc giải thích ở các nước Thông luật đều có thể nhận ra đây chính là nội dung của quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm (golden rule). Từ hai ví dụ trên khiến tác giả luận án liên tưởng đến một vụ án ở Anh có giải thích khoản 1, Điều 8 Luật thực phẩm và dược phẩm năm 1955 (The food and drugs Act): “người nào bán thực phẩm không phù hợp cho người tiêu thụ thì phạm tội”. Hai đứa trẻ đến cửa hàng hỏi mua nước chanh (lemonade) nhưng lại được đưa chai caustic soda, kết quả là sau khi uống hai đứa trẻ bị say. Bị cáo tranh cãi rằng caustic soda không phải là thực phẩm. Tòa án cho rằng để đảm bảo tính công bằng và hợp lý cần phải thoát khỏi nghĩa văn phạm bằng cách diễn đạt lại cụm từ “bán bất kỳ thực phẩm nào” (sell any food) thành “bán bất kỳ thứ gì như thực phẩm” (sell any thing as food).596 Như vậy, qua kết quả giải thích hai vụ việc trên chúng ta thấy tòa án Việt Nam vẫn giải thích theo hướng rời bỏ nghĩa văn phạm để đạt kết quả hợp lý hơn mặc dù quy tắc thông luật truyền thống (Golden rule) về sửa nghĩa văn phạm chưa từng được ghi nhận ở nước ta.

Như vậy, còn khá nhiều quy tắc cần thiết, hữu ích cho hoạt động GTVBQPPL của tòa án nhưng chưa được ghi nhận ở nước ta như quy tắc rời bỏ nghĩa văn phạm, quy tắc về ngữ nghĩa, ngữ cảnh và các quy tắc khác liên quan đến sử dụng cấu trúc ngữ pháp nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa người đọc và người soạn thảo VBQPPL.

Theo: Huỳnh Thị Sinh Hiền

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1xFwgC6aacX69knvPfs3_XlM4r64mhWOW/edit

avatar
Đặng Quỳnh
450 ngày trước
HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
4.1. Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án Việt Nam4.1.1. Về thẩm quyền giải thíchBàn luận về GTVBQPPL của tòa án, vấn đề thẩm quyền mang tính nền tảng. Trong những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với cải cách tư pháp thì pháp luật Việt Nam có những chuyển biến tích cực liên quan đến vấn đề này.4.1.1.1. Về thẩm quyền giải thích mang tính cá biệtHiến pháp năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên chỉ rõ sự phân định quyền lực nhà nước theo chiều ngang, trong đó khoản 1 Điều 102 ghi nhận “Tòa án thực hiện quyền tư pháp”. Dưới góc nhìn của không ít học giả Việt Nam ngày nay, khái niệm quyền tư pháp không chỉ giới hạn ở chức năng xét xử thuần túy mà trong đó có chức năng GTVBQPPL và tạo lập án lệ.547Thêm vào đó, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.548 Nguyên phó Chánh án TANDTC Trần Văn Độ tin rằng quy định trên đã gián tiếp giao cho cơ quan xét xử cao nhất của nước ta chức năng GTVBQPPL.549 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cụ thể hóa nhiệm vụ hiến định này bằng cách ghi nhận Hội đồng thẩm phán TANDTC có quyền tạo lập án lệ. Tiếp theo đó, với Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau. Hiện nay, Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP còn cho thấy rõ hơn yếu tố giải thích trong án lệ. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, án lệ phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định.550 Như vậy, án lệ nước ta đã chính thức ra đời như là sản phẩm của tòa án trong hoạt động GTVBQPPL mang tính cá biệt.Hiện nay, trong quá trình xét xử, Tòa án có quyền phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH.551 Quy định trên thừa nhận một sự thật khách quan rằng tòa án tất nhiên phải GTVBQPPL khi xét xử. Trong quá trình xét xử, chỉ có thể thông qua giải thích tòa án mới phát hiện được các văn bản xung đột nhau, từ đó mới đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đến việc sửa đổi, hoặc bãi bỏ văn bản sai trái. Tuy nhiên, với quyền kiến nghị trên, giải pháp mà pháp luật tố tụng đưa ra cho tòa án không gì khác hơn chỉ có thể là đợi chờ sự không phản hồi của chủ thể được đề nghị để tiến tới chọn VBQPPL có giá trị pháp lý cao hơn để áp dụng.552 Từ phân tích trên cho thấy thẩm quyền GTVBQPPL theo vụ việc của tòa án Việt Nam dù được gián tiếp thừa nhận ở mức độ nào đó nhưng giá trị của hoạt động này vẫn còn được nhìn nhận một cách rất hạn chế.Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nguyên tắc “bất khẳng thụ lý” được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng Dân sự hiện hành làm tăng thẩm quyền GTVBQPPL sẵn có của tòa án.553 Để giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng khi các bên không có thỏa thuận, tòa án được yêu cầu áp dụng lần lượt từ tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.554 Tính hợp lý của ý kiến trên dựa trên cơ sở rằng tòa án không thể giải quyết các vụ việc bằng nguyên tắc chung của pháp luật, quy định tương tự hay lẽ công bằng mà không giải thích các quy định có liên quan. Có thể thấy, áp dụng tương tự pháp luật là kỹ thuật giải thích logic được sử dụng phổ biến ở các nước Dân luật, còn áp dụng nguyên tắc của pháp luật và lẽ công bằng là nội dung chính của phương pháp giải thích thực tế được sử dụng ở cả hệ thống Thông luật và Dân luật.4.1.1.2. Về thẩm quyền giải thích mang tính quy phạmHiến pháp hiện hành chỉ trực tiếp trao quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh cho chủ thể duy nhất là UBTVQH.555 Tuy nhiên, theo Điều 22 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 thì hội đồng thẩm phán TANDTC có quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL nước ta qua các thời kỳ đều ghi nhận thẩm quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC.556 Ngoài ra, trước ngày 01/7/2016, Chánh án TANDTC còn có quyền phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng.557Về mặt lý luận, chúng ta không thể đồng nhất giữa GTPL và hướng dẫn áp dụng pháp luật vì giải thích là làm cho hiểu rõ pháp luật, còn hướng dẫn áp dụng pháp luật là chỉ dẫn cách thức vận dụng pháp luật để giải quyết các trường hợp cụ thể.558 Tuy nhiên, hai hoạt động trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, thậm chí không thể tách rời. Quy phạm pháp luật thành văn được xây dựng dưới dạng khái quát chung nên khi đứng trước một vụ việc cụ thể, thẩm phán đưa ra các giải pháp khác nhau là do cách hiểu, cách giải thích khác nhau của họ về cùng một quy tắc pháp lý.559 Kết quả giải thích khác nhau sẽ dẫn đến kết quả áp dụng khác nhau nên khi TANDTC hướng dẫn áp dụng VBQPPL thì không thể bỏ qua công đoạn hướng dẫn GTVBQPPL.560GTVBQPPL của tòa án đòi hỏi phải được đặt trong mối quan hệ với kết quả áp dụng quy định được giải thích. Để chấp nhận hay từ chối bất kỳ kết quả giải thích nào, thẩm phán phải đặt kết quả giải thích đó vào kết quả của vụ việc đang giải quyết. Nếu chấp nhận nghĩa văn phạm thông thường của quy định dẫn đến kết quả vụ án không bình thường thì thẩm phán phải xem lại lần nữa nghĩa được dự định đó.561 Ở các nước Thông luật, khi đặt kết quả giải thích vào kết quả áp dụng pháp luật rơi vào sáu trường hợp sau đây, thẩm phán sẽ tìm hướng giải thích khác: không thực tế; không tiện lợi; không hợp lý; không khắc phục được hậu quả mà luật thành văn ban hành để khắc phục; kết quả vô ích hoặc kết quả do người giải thích tạo ra.562 Vì áp dụng VBQPPL và GTVBQPPL luôn tương tác lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai nên việc trao thẩm quyền cho TANDTC hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đồng nghĩa với việc ngầm thừa nhận thẩm quyền giải thích các quy định pháp luật mà chính cơ quan này hướng dẫn áp dụng. Thực tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu để TANDTC ban hành VBQPPL để hướng dẫn áp dụng pháp luật đều xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định vào tình huống cụ thể, chủ yếu do tòa án cấp dưới hiểu các quy định không thống nhất nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Các VBQPPL hướng dẫn áp dụng pháp luật có chứa đựng yếu tố GTVBQPPL có giá trị pháp lý ràng buộc nên thẩm phán không thực hiện theo đúng hướng dẫn thì phán quyết của họ có thể bị sửa hoặc bị hủy theo thủ tục tố tụng. Nhằm giải đáp những vướng mắc trong xét xử, TANDTC còn tổ chức đối thoại với thẩm phán tòa án các cấp xem như là hoạt động tổng kết thực tiễn. Một trong những cách làm mới trong công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC từ năm 2019 là tổ chức đối thoại trực tuyến để trao đổi, giải đáp kịp thời những vướng mắc phát sinh trong cách hiểu, cách áp dụng các quy định vào vụ việc cụ thể. Kết thúc các buổi đối thoại trực tuyến, TANDTC ban hành các công văn nhằm tổng kết và thông báo kết quả giải đáp. So với các VBQPPL hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của TANDTC, việc ban hành các công văn hay giải đáp đơn giản hơn nên chúng được xem là giải pháp mới trong việc thực thi nhiệm vụ hiến định “bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu GTVBQPPL trong xét xử.563 Tuy nhiên, giá trị của các công văn này chỉ giới hạn trong nội bộ ngành tòa án, các tòa án bên dưới có trách nhiệm “nghiên cứu, tham khảo trong quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền”.564 Xét về bản chất thì công văn và giải đáp của TANDTC không phải là “pháp luật” nhưng trên thực tế chúng được tin rằng có tác động mạnh mẽ đến việc áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới.565Ở nước ta, theo các chuyên gia pháp lý thì tòa án đặc biệt là TANDTC luôn có vai trò to lớn trong GTVBQPPL, cho dù thẩm quyền này của tòa án chưa được ghi nhận chính thức và công khai.566 Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án, trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành 24 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật (so với nhiệm kỳ trước tăng 11 Nghị quyết), ban hành 05 tập giải đáp và 03 công văn thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.567 Chỉ tính riêng trong năm 2019, có đến 40 văn bản, giải đáp hơn 150 vấn đề vướng mắc của các tòa án.568Qua phân tích và giải thích các quy định có liên quan cho thấy khó có thể phủ nhận hoàn toàn thẩm quyền GTVBQPPL của tòa án nước ta. Tuy nhiên, điểm hạn chế và cũng chính là sự khác biệt lớn về thẩm quyền GTVBQPPL giữa tòa án Việt Nam so với tòa án các nước Thông luật và Dân luật thể hiện như sau:Thứ nhất, nếu thẩm quyền giải thích Hiến pháp ở Mỹ và Úc thuộc về Tòa án tối cao, ở Pháp, Đức và Ý thuộc về cơ quan bảo hiến chuyên trách thì thẩm quyền giải thích Hiến pháp ở Việt Nam thuộc về UBTVQH. Xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1959 đến nay, thẩm quyền GTPL nói chung (Hiến pháp năm 1959), thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh mang tính quy phạm thuộc về UBTVQH. Trong khi đó, theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành thì tòa án nắm giữ quyền tư pháp nhưng nội hàm của quyền này có bao gồm quyền GTVBQPPL mang tính cá biệt hay không chưa từng được UBTVQH chính thức giải thích làm rõ.Thứ hai, có thể cho rằng TANDTC ở Việt Nam có thẩm quyền ngầm định trong việc GTVBQPPL, chủ yếu gắn liền với thẩm quyền hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của cơ quan xét xử cao nhất. Trên thực tế, để thực hiện nghĩa vụ hiến định “tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, TANDTC tham gia GTVBQPPL thông qua các Nghị quyết, các công văn, giải đáp vướng mắc phát sinh trong quá trình xét xử cho tòa án bên dưới. Khác với các nước Thông luật lẫn Dân luật, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác trao quyền cho tòa án ban hành VBQPPL.569 Chính điều này đã tạo nên truyền thống giải thích xen lẫn với hướng dẫn áp dụng pháp luật của tòa án tối cao cho tòa án bên dưới, đồng thời hạn chế phần nào vai trò GTVBQPPL của từng cá nhân thẩm phán trong quá trình xét xử.Nếu ở các nước Thông luật và Dân luật, giải thích làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ, còn tranh cãi là nghĩa vụ của cá nhân thẩm phán, gắn liền với hoạt động xét xử để hình thành và phát triển án lệ thì ở Việt Nam thẩm quyền chủ yếu lại nghiên về TANDTC với vai trò hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Sự khác biệt này phần nào gây khó khăn cho việc đánh giá hoạt động GTVBQPPL của tòa án Việt Nam trong mối quan hệ tương đồng so với hoạt động này của tòa án các nước Thông luật và Dân luật. Trong chương này, các căn cứ, quy tắc và phương pháp GTVBQPPL của tòa án Việt Nam mang tính quy phạm lẫn cá biệt đều được phân tích, đánh giá.4.1.2. Về căn cứ giải thích4.1.2.1. Mặt tích cực Tương tự các nước Thông luật và Dân luật, khi GTVBQPPL tòa án nước ta không bỏ qua căn cứ cơ bản là câu chữ diễn đạt của quy định. Cụm từ “thủ đoạn xảo quyệt” được TANDTC giải thích theo lối định nghĩa là thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.570 Ngoài câu từ của quy định được giải tích, tòa án còn căn cứ vào các quy định khác có liên quan trong cùng VBQPPL. Giải thích nghĩa của từ “Tòa án” trong khoản 5 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, TANDTC cho rằng: trường hợp đơn khởi kiện đã được nhận mà chánh án chưa phân công thẩm phán thì “Tòa án” được hiểu là “chánh án”, trường hợp chánh án đã phân công thẩm phán thì “Tòa án” được hiểu là “thẩm phán”. Có được kết quả trên do TANDTC dựa vào điểm k khoản 1 Điều 47 và khoản 14 Điều 48; điểm b khoản 2 Điều 203 trong cùng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án tòa án và thẩm phán.571Không giới hạn ở các yếu tố cấu thành bên trong VBQPPL, khi GTVBQPPL tòa án nước ta còn căn cứ vào các VBQPPL khác có sử dụng từ ngữ cần giải thích. Điểm c khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự “không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra…”. Dựa vào quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 rằng Thanh tra sở là một trong những cơ quan thanh tra nhà nước, TANDTC cho rằng thanh tra viên chuyên ngành của Sở Tài nguyên và môi trường không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi bị kiện.572Ngoài ra, từ điển cũng là căn cứ GTVBQPPL được tòa án nước ta sử dụng. Tình tiết “chứa mại dâm từ 4 người trở lên” quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được giải thích là bao gồm từ 4 người bán dâm trở lên vì theo từ điển Tiếng Việt (không nêu từ điển cụ thể) thì “mại” là bán, mãi là “mua”.573Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến nhưng lịch sử lập pháp cũng được tòa án viện dẫn để làm rõ nghĩa của quy định cần giải thích. Khi giải thích Điều 317 của Bộ luật Dân sự năm 2015, TANDTC đã viện dẫn Bản thuyết minh dự án của Bộ luật này để chỉ ra mục đích của quy định là đảm bảo công bằng đối với người thiện chí, ngay tình, cũng như sự ổn định trong các quan hệ dân sự.574 Do đó, trong cụm từ “chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác” trong Điều 317 thì từ “giao dịch dân sự” được hiểu bao gồm thế chấp, dù thế chấp theo định nghĩa của luật không nhất thiết phải chuyển giao tài sản.Các văn bản triển khai thi hành luật của cơ quan hành chính nhà nước có chứa đựng yếu tố giải thích cũng được tòa án dựa vào. Qua bản án phúc thẩm số 247/2017/HC- PT, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh làm rõ khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008: “sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra thì không chịu thuế giá trị gia tăng”. Để làm rõ quy định trên, Tòa án đã viện dẫn nhiều nghị định và thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bao gồm Nghị định số 123/2008/NĐ- CP; Nghị định 121/2011/NĐ-CP;575 Nghị định số 209/2013;576 Thông tư 06/2012/TT- BTC;577 và Thông tư 219/2013/TT-BTC.578 Tuy nhiên, tất cả các VBQPPL nêu trên chỉ mới làm rõ sản phẩm trồng trọt như lúa qua sơ chế thông thường như sấy khô và tách vỏ, thì gạo là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; vỏ trấu được tách ra từ lúa có phải chịu thuế này hay không vẫn chưa xác định được. Ngày 31 tháng 10 năm 2014 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 15895/BTC-CST nhằm giải quyết các vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm từ trồng trọt.579 Tại mục 2 của Công văn này viện dẫn Thông tư số 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính trong đó có ví dụ sau:“Ví dụ lúa (thóc) xay xát ra gạo, gạo đã qua công đoạn đánh bóng; phế phẩm,phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm, trấu, cám, đầu tôm, vỏ tôm, đầu cá, xương cá, nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật, mỡ tươi đều là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại.”Như vậy, đến năm 2014 thì Bộ Tài chính mới có văn bản làm rõ phụ phẩm, phế phẩm của sản phẩm trồng trọt được xem là “sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” vì vậy không đánh thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này. Hướng dẫn của Bộ Tài chính qua Công văn 15895/BTC-CST được Tòa án chấp nhận, dựa vào đó để giải quyết vụ việc.Qua các phân tích trên có thể thấy rằng, không khác với các nước thuộc hệ thống Thông luật và Dân luật, các căn cứ giải thích bên trong VBQPPL tòa án Việt Nam sử dụng để làm rõ nghĩa của quy định được giải thích bao gồm chính câu từ của quy định đó và các quy định khác có liên quan. Các căn cứ bên ngoài VBQPPL được tòa án nước ta sử dụng bao gồm các VBQPPL có liên quan, từ điển, lịch sử lập pháp đồng thời cũng là mục đích của quy định, kể cả công văn hướng dẫn thi hành của cơ quan hành chính. 4.1.2.2. Mặt hạn chếHiện nay, tòa án nước ta chủ yếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng câu chữ diễn đạt của quy định, cùng với các quy định khác có liên quan trong cùng văn bản mà bỏ qua các yếu tố cấu thành còn lại như tựa văn bản, tên chương, cấu trúc ngữ pháp… với vai trò là căn cứ GTVBQPPL kể cả khi cần thiết.Thông qua một Thông tư liên tịch của TANDTC với các cơ quan có thẩm quyền, cụm từ “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 được làm rõ là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ, không áp dụng trong các không gian khác như trường học, bến xe, công trường…580 Tuy nhiên, lý do nào dẫn đến kết quả trên thì không được trình bày trong Thông tư. Dù pháp luật hình sự xác định hành vi “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là tội phạm nhưng các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ lại được chứa đựng trong Luật Giao thông đường bộ. Do đó, để chứng tỏ rằng việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhất thiết phải gắn liền với không gian là đường bộ thì tòa án chỉ cần viện dẫn tên gọi và phạm vi điều chỉnh của luật chứa các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.581Do quy định về điều kiện đình chỉ giải quyết vụ án tại điểm đ, khoản 1, Điều 143 Luật tố tụng Hành chính năm 2015 “Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt” không rõ về thời điểm và mục đích của buổi triệu tập mà người khởi kiện vắng mặt nên TANDTC cho rằng đây là buổi triệu tập đến tòa để lấy lời khai trước khi mở phiên tòa. Để có được kết quả này, TANDTC viện dẫn quy định trong cùng VBQPPL về đối thoại. Theo đó, nếu vắng mặt tại phiên đối thoại thì vụ án phải được tiếp tục giải quyết, không thuộc trường hợp đình chỉ.582 Tuy nhiên, Tòa án không nêu căn cứ để loại trừ trường hợp vắng mặt tại phiên tòa dù chỉ đơn giản viện dẫn lời tựa của chương chứa quy định cần giải thích là “thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử”.Ngoài việc không xem xét, viện dẫn nhiều căn cứ giải thích khi cần thiết, tòa án còn bỏ qua việc phân tích cấu trúc ngữ pháp thể hiện trên bề mặt câu chữ của quy định cần giải thích. Xem xét Công văn số 89/TANDTC-PC của TANDTC làm rõ quy định của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP về hành vi tổ chức sử dụng ma túy sẽ nhận thấy điều này. Theo Thông tư liên tịch trên, tổ chức sử dụng chất ma túy là “chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy…”583 nhưng khi giải thích TANDTC đã dùng dấu chấm phẩy tách riêng cụm từ “cung cấp chất ma túy” để nó có nghĩa độc lập như sau: “thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương tiện, dụng cụ… để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy”.584 Trong trường hợp này, TANDTC đã bỏ qua việc phân tích cấu trúc câu, dấu câu, sự bổ nghĩa của động từ cho các cụm danh từ trong quy định vì khi tách riêng cụm từ “cung cấp chất ma túy” thì các từ “chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị,” còn lại trong quy định sẽ trở nên vô nghĩa.Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định án lệ phải có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể. Từ đó cho thấy có hai loại án lệ: thứ nhất là án lệ GTVBQPPL, thứ hai là án lệ sáng tạo pháp luật, thẩm phán dựa trên lẽ công bằng để phán quyết các vấn đề chưa có điều luật quy định. Đặt trong mối quan hệ với GTVBQPPL của thẩm phán Thông luật và Dân luật, có thể cho rằng loại án lệ thứ hai cũng được hình thành trên cơ sở GTVBQPPL nhưng là giải thích thực tế, năng động để bù đắp lỗ hổng pháp lý của pháp luật thành văn. Theo Điều 8 của Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thì “khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau.” Như vậy, theo quy định hiện hành thì án lệ là căn cứ trong GTVBQPPL của tòa án vì án lệ là sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL, là cách hiểu và áp dụng VBQPPL chính thức trong hệ thống tòa án. Tuy nhiên, án lệ hiện nay nhìn chung chưa được tòa án nước ta sử dụng như một căn cứ phổ biến để GTVBQPPL.Khi bàn về căn cứ GTVBQPPL của tòa án Việt Nam, án lệ có thể được xem xét dưới góc độ như là một căn cứ để tòa án dựa vào đó mà GTVBQPPL. Đồng thời, vì án lệ cũng chính là sản phẩm GTVBQPPL mang tính cá biệt của tòa án nên qua xem xét án lệ có thể đánh giá các căn cứ khác được tòa án sử dụng trong quá trình GTVBQPPL. Từ các bản án lệ Việt Nam hiện hành cho thấy nhiều căn cứ giải thích hữu ích chưa được sử dụng trong quá trình GTVBPQPL theo vụ việc của thẩm phán Việt Nam, đặc biệt là các căn cứ không có giá trị pháp lý như tình hình thực tế của xã hội, học thuyết pháp lý. Ví dụ, với án lệ số 03/2016/AL và án lệ 04/2016/AL, tòa án cho rằng: khi các bên có liên quan biết được việc tặng cho hoặc chuyển nhượng bất động sản mà không phản đối hoặc thậm chí có hành vi khác thể hiện sự đồng tình thì xem như người đó đồng ý với việc tặng cho hoặc chuyển nhượng, theo đó hợp đồng tặng cho hoặc chuyển nhượng bất động sản vẫn có hiệu lực. Trong cả hai án lệ trên, tòa án không đưa ra lý lẽ tại sao có được giải pháp như vậy, không nêu lên các căn cứ giải thích khác nhau để tiến tới cân nhắc về mặt lợi ích giữa các căn cứ. Có ý kiến cho rằng trong các án lệ trên tòa án hoàn toàn có thể viện dẫn học thuyết về sự thể hiện ý chí và ý chí đích thực trong giao kết hợp đồng để giải thích. Thêm vào đó, tòa án đáng lẽ ra nên viện dẫn thực tiễn về giao kết hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam để chỉ ra khó khăn và bất hợp lý nếu không “mềm hóa” các quy định cứng nhắc về hình thức của hợp đồng liên quan đến các giao dịch về bất động sản.585 Tuy nhiên, trong các yếu tố nêu trên không có yếu tố nào được tòa án sử dụng làm căn cứ GTVBQPPL để tạo nên án lệ 03/2016/AL và án lệ 04/2016/AL.Nghiên cứu căn cứ GTVBQPPL qua các án lệ nổi tiếng trên thế giới cho thấy các căn cứ giải thích được chia làm 3 tầng: Tầng thứ nhất là tầng bề mặt bao gồm các quy tắc pháp lý, tầng thứ hai sâu hơn thể hiện dưới dạng các nguyên tắc pháp lý làm nền tảng cho các quy tắc và tầng cuối cùng là các học thuyết pháp lý được xem như hạ tầng pháp luật làm nền tảng cho cả nguyên tắc lẫn quy tắc.586 Trong khi đó, qua phân tích án lệ Việt Nam cho thấy các căn cứ giải thích được thể hiện trong án lệ còn rất mơ hồ, các căn cứ nếu có chỉ tập trung ở tầng thứ nhất, thiếu vắng các căn cứ giải thích thuộc tầng thứ hai và thứ ba.Tóm lại, tòa án nước ta chỉ mới chủ yếu sử dụng các căn cứ giải thích có giá trị pháp lý như như câu từ của quy định được giải thích, các quy định khác trong cùng văn bản hoặc các quy định khác trong VBQPPL có liên quan. Một số căn cứ giải thích là các bộ phận cấu thành nên VBQPPL như cấu trúc ngữ pháp, dấu câu, tựa của văn bản, tựa của chương hiếm khi được tòa án sử dụng kể cả khi cần thiết. Các căn cứ giải thích không có giá trị pháp lý nhìn chung chưa được tòa án sử dụng hoặc được sử dụng rất hạn chế. Từ điển và sách ngữ pháp chưa được xem là tài liệu hữu ích trong GTVBQPPL. Trong trường hợp giải thích hiếm hoi, TANDTC cho rằng nghĩa này có được từ từ điển Tiếng Việt nhưng không trích dẫn cụ thể.587 Khác với các nước Dân luật, lịch sử lập pháp ở nước ta chưa được hệ thống và công khai hóa do đó chúng rất ít khi được sử dụng để làm rõ nghĩa của các quy định mơ hồ. Chính sách pháp lý, nguyên tắc pháp lý, học thuyết pháp lý và các yếu tố khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo, kinh tế… cũng chưa được tòa án công khai sử dụng như là căn cứ hỗ trợ trong GTVBQPPL.4.1.3. Về quy tắc giải thích4.1.3.1. Mặt tích cựcTừ việc đối chiếu với các quy tắc GTVBQPPL của thẩm phán các nước Thông luật và Dân luật cho thấy rằng các quy tắc GTVBQPPL của tòa án Việt Nam nhìn chung chưa được thiết lập đầy đủ. Các quy tắc áp dụng pháp luật ở nước ta có nội dung gần giống với các quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật và Dân luật. Cụ thể, Luật Ban hành VBQPPL hiện hành quy định: “Trong trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau”.588 Quy tắc ưu tiên áp dụng VBQPPL chuyên ngành so với VBQPPL quy định chung chưa được Luật này ghi nhận. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Trường hợp quy định trong luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể mà trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng. Bằng phương pháp suy lý ngược ta có được quy tắc rằng khi quy định trong luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong lĩnh vực cụ thể mà không trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự trên thì quy định đó được ưu tiên áp dụng. Bên cạnh đó, có thể kể một số quy định pháp luật ở nước ta giống với các quy tắc GTVBQPPL của các nước Thông luật và Dân luật như sau: VBQPPL về nguyên tắc không có hiệu lực hồi tố, hiệu lực hồi tố được áp dụng theo hướng có lợi cho chủ thể bị xử lý, luật thành văn không có hiệu lực vượt ra ngoài lãnh thổ (trừ khi có quy định rõ ràng), nghị viện ban hành luật trên tinh thần phù hợp với luật quốc tế.589Quy tắc GTVBQPPL của tòa án nước ta chưa được chính thức ghi nhận trong bất kỳ VBQPPL nào. Luật ban hành VBQPPL chỉ quy định nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh của UBTVQH. Mặc dù vậy, chúng ta đã có các quy tắc áp dụng pháp luật rất gần với quy tắc GTVBQPPL ở các nước Thông luật và Dân Luật. Thiết nghĩ có sự tương quan này là do hoạt động giải thích và áp dụng VBQPPL của tòa án các nước Thông luật và Dân luật luôn tương tác qua lại, thậm chí trộn lẫn nhau nhằm đem đến kết quả phù hợp cho cả hai. Cụ thể, GTVBQPPL của tòa án không dừng lại ở việc tìm nghĩa của quy định mà còn phải xác định phạm vi áp dụng của quy định vào vụ việc thực tế. Do đó, quy tắc giải thích các quy định pháp luật thành văn ở các nước này không chỉ giới hạn ở các quy tắc liên quan đến việc tìm nghĩa của chúng mà còn chứa đựng luôn cả các quy tắc áp dụng các quy định thành văn vào từng trường hợp cá biệt, bao gồm các quy tắc xác định hiệu lực hay phạm vi tác động của quy định cần giải thích. Trong khi đó, các quy tắc áp dụng VBQPPL ở Việt Nam chưa được nhìn nhận như là một phần của quy tắc GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán.Ngoài ra, mặc dù các quy tắc được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành không đề cập trực tiếp đến vấn đề giải thích nhưng chúng có tác động đến kết cách thức GTVBQPPL mang tính cá biệt của thẩm phán trong quá trình xét xử. Cụ thể, Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành cho phép áp dụng pháp luật tương tự, áp dụng lẽ công bằng trong lĩnh vực dân sự đồng nghĩa với việc cho phép thẩm phán GTVBQPPL theo phương pháp giải thích logic (hệ thống) và phương pháp giải thích thực tế.590 Song song đó, với định nghĩa tội phạm trong Bộ luật hình sự, Quốc hội không cho phép thẩm phán áp dụng tương tự pháp luật trong quá trình giải thích các quy định về tội phạm, thay vì phải dựa trên câu chữ của quy định là chủ yếu, không được giải thích theo hướng mở rộng để kết tội một người.5914.1.3.2. Mặt hạn chếBên cạnh mặt tích cực được trình bày trên, nhiều quy tắc cần thiết cho tính thống nhất, minh bạch của hoạt động GTVBQPPL của tòa án được sử dụng khá phổ biến ở các nước Thông luật và Dân luật nhưng chưa được chính thức ghi nhận ở nước ta. Chẳng hạn như về quy tắc tôn trọng nghĩa thông thường, phổ biến của quy định, khoản 1 Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu bia…gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ…” Người khác trong quy định này được TANDTC nước ta giải thích là bất kỳ người nào, kể cả chính người được giao điều khiển phương tiện giao thông.592 Cách giải thích này chưa đúng với nghĩa thông thường, hằng ngày của quy định.Từ cách thức giải thích cụm từ “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” của TANDTC qua Công văn số 89/TANDTC-PC như đã được phân tích bên trên còn cho thấy tòa án nước ta hiện không bị ràng buộc bởi các quy tắc bổ nghĩa về mặt ngữ pháp.593 Các quy ước giải thích liên quan đến ngữ cảnh hay cú pháp đóng vai trò là thông điệp giao tiếp giữa chủ thể ban hành và chủ thể GTVBQPPL cũng chưa được hình thành. Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 là một minh chứng cho thấy nhà soạn thảo chưa chú ý đến các quy tắc ngữ pháp, gây khó khăn cho việc hiểu nghĩa của quy định một cách nhất quán. Điều luật có đoạn được diễn đạt như sau: “… thì được ủy quyền cho cha mẹ, vợ chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại”. Điều kiện “đã thành niên” và “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” chỉ bổ nghĩa cho danh từ liền trước hay cho tất cả các danh từ được liệt kê là vấn đề được đặt ra. Xét về tính hợp lý và hợp pháp của quy định, thì bất kỳ người nào thực hiện việc ủy quyền cần phải “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” vì vậy có thể suy luận rằng cụm từ “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” bổ nghĩa cho tất cả các chủ thể được liệt kê. Tuy nhiên, nếu đây là điều kiện cần thiết cho tất cả chủ thể được liệt kê thì có lẽ nhà làm luật không cần bổ sung thêm điều kiện “đã thành niên” cho chủ thể là “con”. Hơn nữa, tính từ “đã thành niên” bổ nghĩa duy nhất cho chủ thể là “con” hay tất cả chủ thể trong cùng chuỗi được liệt kê thì chưa có quy ước rõ trong quá trình soạn thảo và GTVBQPPL ở nước ta.Quan sát thực tế giải thích của tòa án cho thấy tòa án vẫn chấp nhận nghĩa của quy định vượt ra khỏi nội dung câu chữ của chúng mặc dù chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện điều này. Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03 tháng 4 năm 2019 giải thích cụm từ “người tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có” là người tiêu thụ tài sản có được từ người khác một cách trái pháp luật, cho dù hành vi đó không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không thể xử lý hình sự...594 Trường hợp khác, Công văn 89/TANDTC- PC ngày 30 tháng 6 năm 2020 giải thích chất ma túy trong Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm chất khác không phải ma túy nhưng người mua và người bán ý thức rằng đó là chất ma túy.595 Bất kỳ ai đã tham khảo các quy tắc giải thích ở các nước Thông luật đều có thể nhận ra đây chính là nội dung của quy tắc sửa đổi nghĩa văn phạm (golden rule). Từ hai ví dụ trên khiến tác giả luận án liên tưởng đến một vụ án ở Anh có giải thích khoản 1, Điều 8 Luật thực phẩm và dược phẩm năm 1955 (The food and drugs Act): “người nào bán thực phẩm không phù hợp cho người tiêu thụ thì phạm tội”. Hai đứa trẻ đến cửa hàng hỏi mua nước chanh (lemonade) nhưng lại được đưa chai caustic soda, kết quả là sau khi uống hai đứa trẻ bị say. Bị cáo tranh cãi rằng caustic soda không phải là thực phẩm. Tòa án cho rằng để đảm bảo tính công bằng và hợp lý cần phải thoát khỏi nghĩa văn phạm bằng cách diễn đạt lại cụm từ “bán bất kỳ thực phẩm nào” (sell any food) thành “bán bất kỳ thứ gì như thực phẩm” (sell any thing as food).596 Như vậy, qua kết quả giải thích hai vụ việc trên chúng ta thấy tòa án Việt Nam vẫn giải thích theo hướng rời bỏ nghĩa văn phạm để đạt kết quả hợp lý hơn mặc dù quy tắc thông luật truyền thống (Golden rule) về sửa nghĩa văn phạm chưa từng được ghi nhận ở nước ta.Như vậy, còn khá nhiều quy tắc cần thiết, hữu ích cho hoạt động GTVBQPPL của tòa án nhưng chưa được ghi nhận ở nước ta như quy tắc rời bỏ nghĩa văn phạm, quy tắc về ngữ nghĩa, ngữ cảnh và các quy tắc khác liên quan đến sử dụng cấu trúc ngữ pháp nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa người đọc và người soạn thảo VBQPPL.Theo: Huỳnh Thị Sinh HiềnLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1xFwgC6aacX69knvPfs3_XlM4r64mhWOW/edit