0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648b2c98528d0-LÝ-LUẬN-VỀ-NHIỀU-TỘI-PHẠM-VÀ-CÁC-TÌNH-TIẾT-TĂNG-NẶNG-TRÁCH-NHIỆM-HÌNH-SỰ-LIÊN-QUAN-ĐẾN-NHIỀU-TỘI-PHẠM.jpg.webp

LÝ LUẬN VỀ NHIỀU TỘI PHẠM VÀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỀU TỘI PHẠM

 

1.1. Lý luận về nhiều tội phạm

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhiều tội phạm

Thực tiễn xét xử cho thấy, một người không chỉ thực hiện một tội phạm mà còn có thể thực hiện nhiều tội phạm khác nhau, xâm phạm đến nhiều nhóm quan hệ xã hội khác nhau hoặc nhiều lần xâm phạm đến cùng một nhóm quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Do đó, khi một người thực hiện nhiều tội phạm thì thông thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cũng như thể hiện nhân thân của người phạm tội trong tình trạng xấu hơn so với trường hợp phạm một tội và đương nhiên người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn. Từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến nay thì vấn đề nhiều tội phạm vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện, do đó các BLHS vẫn chưa đưa ra định nghĩa về “nhiều tội phạm”. Điều này dẫn đến thực tiễn xét xử gặp nhiều khó khăn khi xác định các hình thức của nhiều tội phạm, chẳng hạn như trong trường hợp chủ thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trường hợp nào chỉ phạm vào một tội được quy định trong các khoản khác nhau của cùng một điều luật hoặc trường hợp nào phạm vào các điều luật khác nhau trong Phần các tội phạm của BLHS … Mặc dù khái nhiệm “nhiều tội phạm” chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm pháp luật riêng biệt nhưng vấn đề nhiều tội phạm là sự kiện pháp lý khách quan, vì vậy khái niệm này vẫn đang được các nhà khoa học pháp lý hình sự trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, tác giả khái quát một số quan điểm như sau. Khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay có các quan điểm khác nhau về nhiều tội phạm, cụ thể là:

Tác giả Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nhiều tội phạm được hiểu là việc một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng hai cấu thành tội phạm độc lập trở lên”.24 Quan điểm này tác giả đã đưa ra được các đặc trưng cơ bản của nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội trong cùng một khoảng thời gian hoặc vào các khoảng thời gian khác nhau nhưng những hành vi nguy hiểm này phải thỏa mãn dấu hiệu từ hai CTTP độc lập trở lên. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đưa ra các đặc điểm trong hành vi của nhiều tội phạm mà chưa mô tả các đặc điểm pháp lý, các rào cản pháp lý của các hành vi phạm tội này. Chẳng hạn như người phạm tội thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn dấu hiệu của hai CTTP độc lập nhưng một trong hai tội phạm này không còn án tích hoặc hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có được xem là nhiều tội phạm hay không thì định nghĩa này chưa mô tả hết các dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm.

Tác giả Lê Văn Đệ cho rằng: “Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự”.25 Quan điểm này đã đưa ra đặc điểm của nhiều tội phạm rõ ràng và cụ thể hơn so với quan điểm thứ nhất, cụ thể là tác giả cho rằng nhiều tội phạm bao gồm hai đặc điểm cơ bản nêu sau: một là số lượng hành vi phạm tội là người phạm tội phải thực hiện từ hai tội phạm trở lên; hai là tính chất của hành vi phạm tội thì các hành vi phạm tội này không phụ thuộc vào việc đã từng bị xét xử hay chưa nhưng phải đảm bảo chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS cũng như không có bất kỳ những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, quan điểm này chưa mô tả cụ thể tính chất của các loại tội phạm mà người phạm tội thực hiện trong trường hợp nhiều tội phạm là các loại tội phạm khác nhau hoặc cùng một tội phạm. Trong khi vấn đề này là một trong những căn cứ để xác định các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm là bao gồm các hình thức phạm tội nào.

Tác giả Lê Cảm cho rằng: “Đa tội phạm (nhiều tội phạm) là một chế định độc lập của luật hình sự Việt Nam bao gồm các dạng (trường hợp) như phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà trong những điều kiện như nhau các dạng này thường cho thấy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm được thực hiện, cũng như của nhân thân người phạm tội”.26 Ngược lại với hai quan điểm nêu trên thì quan điểm này tác giả không đưa ra khái niệm về nhiều tội phạm nhưng lại đưa ra bốn hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm bao gồm: phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệpvà cho rằng trong trường hợp nhiều tội phạm thì hành vi phạm tội sẽ thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp phạm tội thông thường. Mặc dù cách định nghĩa này chưa mô tả các đặc điểm cơ bản của nhiều tội phạm nhưng thông qua các trường hợp nhiều tội phạm mà tác giả đã liệt kê nêu trên thì cho thấy rằng đặc điểm cơ bản của nhiều tội phạm là người phạm tội có thể thực hiện từ hai tội phạm trở lên hoặc thực hiện một tội phạm nhưng từ hai lần trở lên. Tuy nhiên, cách liệt kê các hình thức của định nghĩa này chưa mô tả rõ nét các dấu hiệu của nhiều tội phạm và lý giải tại sao nhiều tội phạm lại bao gồm các hình thức phạm tội này.

Đây là ba quan điểm điển hình về nhiều tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự ở Việt Nam hiện nay. Về cơ bản các quan điểm này đều cho rằng nhiều tội phạm là trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp thực hiện một tội phạm và thể hiện yếu tố nhân thân xấu của người phạm tội và cần được ghi nhận là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự Việt Nam. Thông qua định nghĩa về nhiều tội phạm thì các quan điểm nêu trên đã dần đưa ra các đặc điểm của nhiều tội phạm và thống nhất cho rằng dấu hiệu đặc trưng nhất của nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện từ 02 (hai) tội phạm trở lên. Tuy nhiên vì các quan điểm này chưa xác định rõ tính chất của từng loại tội phạm thực hiện là cùng một loại tội phạm hay bao gồm các loại tội phạm khác nhau nên các quan điểm này còn chưa thống nhất với nhau về các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm cũng như chưa mô tả đầy đủ các rào cản pháp lý (nếu có) của các hành vi phạm tội mà người phạm tội thực hiện.

Khi nghiên cứu quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự ở nước ngoài thì tác giả nhận thấy rằng về mặt thuật ngữ sử dụng thì nhiều tội phạm được sử dụng với tên gọi tiếng Anh là “multiple crimes” nhưng về mặt nội dung các quan điểm có cách tiếp cận nghiên cứu và đưa ra định nghĩa là khác nhau. Theo tác giả V.P Malkôv – một trong những người đặt nền móng đầu tiên về nhiều tội phạm trong khoa học luật hình sự Liên Xô trước đây thì tác giả không đưa ra khái niệm về nhiều tội phạm mà chỉ đưa ra các hình thức của nhiều tội phạm, cụ thể là tác giả cho rằng: nhiều tội phạm bao gồm phạm tội lặp lại và phạm nhiều tội trừu trượng, cụ thể bao gồm hai trường hợp: một là những hành vi có sự lặp lại mà những hành vi này không gắn liền với sự kết tội về một hành vi đã thực hiện trước đó; hai là những hành vi lặp đi lặp lại nhưng trong số những hành vi này đã từng bị kết án và tái phạm sau khi chấp hành xong bản án về tội đã phạm trước đó.27 Phát triển kết quả nghiên cứu của V.P Malkôv và các nhà nghiên cứu khoa học luật hình sự của Liên Bang Nga thì tác giả Dosaeva Glera Suleimanovna cho rằng không có một phương pháp tiếp cận nào để đưa ra một khái niệm tổng thể và nhất quán về nhiều tội phạm và tác giả cho rằng để đưa ra khái niệm chính xác nhất về nhiều tội phạm thì trước tiên phải đưa ra các trường hợp của nhiều tội phạm. Cụ thể tác giả cho rằng nhiều tội phạm có thể bao gồm các trường hợp nêu sau: thứ nhất, người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm TNHS về tất cả các hành vi này trong cùng một lần kết án; thứ hai là sau khi bị kết án nhưng người phạm tội vẫn tiếp tục phạm một hoặc nhiều tội mới và những tội phạm này có thể cùng loại hoặc khác loại với các tội phạm trước đây mà người phạm tội đã thực hiện.28 Ngoài ra, khi tìm hiểu về cách định nghĩa về nhiều tội phạm của khu vực Châu Âu thì các quan điểm cho rằng nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội ít nhất hai tội trong cùng một lần xét xử, những tội phạm này có thể cùng một loại tội phạm hoặc khác loại tội phạm mà do cùng một người thực hiện29 hoặc là trường hợp người thực hiện ít nhất là hai tội phạm trở lên, những loại tội phạm này có thể cùng loại tội phạm hoặc là các tội phạm khác nhau, nhưng phải trong cùng một lần xét xử.30 Như vậy, mặc dù có cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau nhưng hầu như quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự ở nước ngoài đều xem dấu hiệu người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên là dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm. Theo các quan điểm này thì những hành vi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm có thể được thực hiện sau khi người phạm tội đã bị kết án hoặc trước khi bị kết án nhưng các quan điểm này lại không đưa ra điều kiện các hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Tác giả cho rằng chưa hợp lý, bởi vì có nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới ngay sau khi được xóa án tích đối với tội phạm cũ được thực hiện trước đây hoặc ngay sau khi hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội đã phạm trước đây, thì trong trường hợp này cũng không được xem là nhiều tội phạm. Do đó, ngoài dấu hiệu người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên thì dấu hiệu tất cả những tội phạm này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS cũng là dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm.

1.1.2. Các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm

Hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm là cách thức tổ chức, cơ cấu của nhiều tội phạm.34 Khi chủ thể thực hiện một tội phạm thì cách thức tổ chức thực hiện tội phạm đã đa dạng và phức tạp. Do đó, khi chủ thể thực hiện nhiều tội phạm thì cách thức tổ chức thực hiện tội phạm lại càng phức tạp và khó xác định hơn. Đó là lý do mà hiện nay khi đưa ra các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả đưa ra 2 nhóm quan điểm điển hình như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: nhiều tội phạm chỉ bao gồm ba hình thức biểu hiện, đó là: phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Quan điểm này cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệpkhông phải là một hình thức riêng biệt của nhiều tội phạm mà là một dạng đặc biệt của hình thức phạm tội nhiều lần.35

Quan điểm thứ hai cho rằng: nhiều tội phạm có bốn hình thức biểu hiện là phạm nhiều tội; phạm tội nhiều lần; tái phạm, tái phạm nguy hiểm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.36 Ngược với nhóm quan điểm thứ nhất thì nhóm quan điểm này cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp không phải là một hình thức của phạm tội nhiều lần mà là một hình thức phạm tội riêng của nhiều tội phạm.

Từ nội dung tác giả nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của nhiều tội phạm nêu trên, tác giả cho rằng cả hai nhóm quan điểm nêu trên không hợp lý hoàn toàn. Bởi vì, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; đồng thời, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.37 Trong khi đó, phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội phạm, trong đó mỗi lần đều đã đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần.38 Do đó, trường hợp một người cố ý phạm tội từ 05 lần về cùng một tội phạm nhưng trong số các lần phạm tội này chỉ có một lần chưa bị truy cứu TNHS và người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính thì trong trong trường hợp này mặc dù người phạm tội có 05 lần phạm tội nhưng không thỏa mãn các dấu hiệu của phạm tội nhiều lần vì trong số các lần phạm tội này chỉ có một lần người phạm tội chưa bị truy cứu TNHS. Do đó, tác giả cho rằng tùy trường hợp cụ thể mà phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được xem là một dạng đặc biệt của phạm tội nhiều lần. Ngoài ra, đối với quan điểm thứ hai, tác giả cho rằng nếu chỉ đưa tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là một trong các hình thức của nhiều tội phạm thì sẽ không bao quát hết được các trường hợp tái phạm tội xảy ra trong thực tiễn xét xử. Bởi vì, thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp người phạm tội đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích nhưng lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc trong một số trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới nhưng không thuộc các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì cũng xem là nhiều tội phạm. Do đó, tái phạm và tái phạm nguy hiểm không phải là hai hình thức duy nhất của hành vi tái phạm tội.

Pháp lý hình sự Việt Nam nêu trên đã khá thống nhất đưa ra các đặc điểm của phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội phạm từ hai tội phạm trở lên; những tội này chưa bị truy cứu TNHS và được đưa ra xét xử một lần. Tuy nhiên các quan điểm còn chưa đồng nhất nội dung là phạm nhiều tội chỉ tồn tại trong các điều luật khác nhau hoặc có thể trong cùng một điều luật của BLHS. Tác giả cho rằng trong nhiều trường hợp khi thực hiện hai hành vi phạm tội trở lên và những hành vi này thỏa mãn dấu hiệu của hai tội phạm trở lên và những tội phạm này được quy định trong cùng một điều luật của BLHS thì vẫn bị xem là nhiều tội phạm. Vì hiện nay trong BLHS năm 2015, kỹ thuật lập pháp có trường hợp một điều luật chứa đựng các dấu hiệu của một tội phạm44 nhưng cũng có trường hợp chứa đựng dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm khác nhau trong cùng một điều luật. Do đó, theo tác giả mặc dù trong cùng một điều luật nhưng điều luật này chứa từ dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm trở lên thì vẫn tồn tại phạm nhiều tội.

Trong khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì phạm nhiều tội được định nghĩa với nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể là:

Tác giả Tomas Girdenis cho rằng phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội từ hai hoặc nhiều tội trở lên nhưng người phạm tội phải bị đưa ra xét xử và kết án một lần và phạm nhiều tội được xây dựng dựa trên 02 thuộc tính cơ bản: một là người phạm tội bị khởi tố vì nhiều tội danh; hai là những tội này được thực hiện trước khi bị kết án.46 Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra quan điểm không đồng ý khi định nghĩa phạm nhiều tội là phạm hai hoặc nhiều tội trở lên, bất kể người phạm tội có bị kết án trước đó hay chưa. Như vậy theo tác giả Tomas Girdenis thì những hành vi phạm tội của người phạm tội phải bị đưa ra xét xử và kết án trong cùng một lần là dấu hiệu cơ bản của phạm nhiều tội.

Tác giả A. B. Shnitenkov cho rằng phạm nhiều tội là trường hợp một người có đủ năng lực TNHS thực hiện hai hay nhiều hành vi phạm tội có dấu hiệu của nhiều cấu thành khác nhau. Và theo tác giả, phạm nhiều tội được xác định bởi các yếu tố sau: một là, một người thực hiện thực hiện một số hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS được xem là tội phạm, hai là mỗi hành vi phạm tội chứa đựng các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành độc lập.47 Quan điểm này thì nhấn mạnh hành vi phạm tội của người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu của các CTTP khác nhau được quy định trong BLHS là dấu hiệu cơ bản của phạm nhiều tội. Tác giả cho rằng chưa hợp lý, bởi vì có trường hợp người phạm tội phạm tội mới ngay sau khi được xóa án tích hoặc ngay sau khi hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội phạm cũ đã thực hiện trước đây, thì trong trường hợp này cũng không được xem là phạm nhiều tội. Do đó, theo tác giả, ngoài dấu hiệu chủ thể thực hiện từ hai tội phạm trở lên thì dấu hiệu tất cả những tội phạm này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và phải cùng bị đưa ra kết án trong một lần cũng là dấu hiệu đặc trưng của phạm nhiều tội.

Từ phân tích các quan điểm nêu trên, tác giả cho rằng để làm rõ khái niệm “phạm nhiều tội” chúng ta cần phải làm rõ hai khái niệm “phạm tội” và “nhiều”. Trong đó, “phạm tội” được hiểu là những hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một hoặc nhiều CTTP được quy định trong BLHS; từ “nhiều” được hiểu là từ hai lần trở lên. Do đó, theo tác giả: “Phạm nhiều tội là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm của hai tội phạm trở lên được quy định trong Bộ luật hình sự và được đưa ra xét xử cùng một lần trong một vụ án”. Từ định nghĩa này, phạm nhiều tội có các đặc điểm nêu sau:

Một là, người phạm tội thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên hoặc một hành vi phạm tội nhưng phải thỏa mãn từ hai CTTP độc lập trở lên. Dấu hiệu đầu tiên của phạm nhiều tội là người phạm tội phải phạm từ hai tội phạm tội trở lên, người phạm tội có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ thực hiện một hành vi phạm tội nhưng phải thỏa mãn hai CTTP trở lên được quy định trong BLHS. Các CTTP này có thể được quy định trong các điều luật khác nhau quy định về các tội phạm khác nhau của BLHS hoặc trong cùng một điều luật mà điều luật này quy định nhiều tội phạm khác nhau của BLHS (ví dụ như Điều 304 BLHS năm 2015 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Hai là, các tội phạm trong phạm nhiều tội chưa từng bị đưa ra xét xử, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và các tội phạm này cùng bị đưa ra xét xử một lần. Trường hợp người thực hiện hai tội phạm nhưng một trong hai tội phạm này đã bị đưa ra xét xử trong một bản án có hiệu lực pháp luật thì không xem là phạm nhiều tội, mà có thể là các trường hợp tái phạm tội của người phạm tội.

1.1.2.2. Phạm tội nhiều lần

Phạm tội nhiều lần là một trong các hình thức của nhiều tội phạm, nó không chỉ đóng vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS mà còn là các dấu hiệu định khung hình phạt trong một số tội danh tại Phần các tội phạm của BLHS. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, phạm tội nhiều lần được quy định với các tên gọi khác nhau. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hình sự trước năm 1985, BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, hình thức này được gọi là “phạm tội nhiều lần”.48 Còn theo quy định của BLHS năm 2015, nhà làm luật đã thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên”. Do đó, nếu xét về bản chất thì hình thức “phạm tội nhiều lần” và “phạm tội 02 lần trở lên” là giống nhau về mặt nội dung và chỉ khác nhau về cách dùng từ. Mặc dù BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng TNHS nhưng cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về tình tiết này. Do đó hiện nay trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam thì phạm tội nhiều lần vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Phạm tội nhiều lần với tư cách là một loại nhiều tội phạm được hiểu là trường hợp một người phạm tội từ hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể là giống nhau hoặc cũng có thể là các tội phạm khác nhau (cùng loại hoặc không cùng loại)”.

Quan điểm thứ hai cho rằng: "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án".51

Quan điểm thứ ba cho rằng: "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu TNHS và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử".52

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên đối với cùng một tội phạm”.53

Quan điểm thứ năm cho rằng: “Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp phạm tội mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử”.

Quan điểm thứ sáu cho rằng: “Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần”.

Như vậy, có thể thấy, trong khoa học pháp lý thế nào là phạm tội nhiều lần vẫn chưa có sự thống nhất và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả không đồng ý với năm quan điểm đầu tiên vì nhóm quan điểm này khi đưa ra định nghĩa về phạm tội nhiều lần chưa mô tả đầy đủ các dấu hiệu của nó, cụ thể là: có quan điểm cho rằng dấu hiệu phạm tội nhiều lần đối với cùng một tội phạm là dấu hiệu cơ bản củ tình tiết này nhưng cũng có quan điểm cho rằng dấu hiệu tất cả các lần phạm tội phải bị xét xử cùng một lần là dấu hiệu bắt buộc của tình tiết này. Tác giả cho rằng là chưa phù hợp, vì ngoài dấu hiệu số lần phạm tội từ 02 lần trở lên thì dấu hiệu các lần phạm tội của người phạm tội phải bị xét xử cùng một lần cũng là dấu hiệu cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần. Do đó, tác giả đồng tình với cách hiểu của quan điểm thứ sáu vì quan điểm này đã mô tả đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của phạm tội nhiều lần: số lượng hành vi phạm tội, tính chất của từng hành vi phạm tội, …nên tác giả cho rằng: “Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hai lần trở lên cùng một loại tội, trong đó mỗi hành vi đều đã có đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và các hành vi phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần”.

Từ khái niệm trên, có thể xác định các đặc điểm của phạm tội nhiều lần như

sau:

Thứ nhất, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên.

Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội trong từng lần thực hiện tội phạm thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS.

Thứ ba, các tội phạm được thực hiện phải cùng một loại tội phạm với nhau. Người phạm tội 02 lần trở lên phải thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi lần thực hiện hành vi phải thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP độc lập và các hành vi này cùng thực hiện một loại tội phạm. Các hành vi phạm tội trong phạm tội 02 lần trở lên có thể cùng một CTTP (cùng là CTTP cơ bản hoặc CTTP tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) nhưng cũng có thể thuộc các CTTP khác nhau của cùng một tội phạm. Như tác giả phân tích các dấu hiệu của phạm nhiều tội nêu trên thì hiện nay trong BLHS năm 2015, kỹ thuật lập pháp có trường hợp một điều luật chứa đựng các dấu hiệu của một tội phạm nhưng cũng có trường hợp chứa đựng dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm khác nhau trong cùng một điều luật. Do đó, hành vi của người phạm tội trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên có thể tồn tại trong cùng một điều luật hoặc trong các điều luật khác nhau nhưng phải đảm bảo điều kiện các hành vi phạm tội này là cùng một loại tội phạm.

Thứ tư, các hành vi phạm tội trong phạm tội 02 lần trở lên chưa bị truy cứu TNHS và phải còn thời hiệu truy cứu TNHS nay các hành vi phạm tội này bị đưa ra xét xử cùng một lần.

Như vậy, để đánh giá và xác định đúng phạm tội nhiều lần thì cần xác định những hành vi phạm tội của người phạm tội phải thỏa mãn đầy đủ cả bốn đặc điểm nêu trên, cả về số lần phạm tội và tính chất của từng hành vi phạm tội. Trường hợp các hành vi phạm tội không thỏa mãn đầy đủ một trong bốn đặc điểm nêu trên thì đây không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.

1.1.2.3. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

Mặc dù phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được quy định trong BLHS từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến nay, nó không chỉ được quy định với vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của một số tội danh trong các BLHS. Tuy nhiên, khái niệm của tình tiết này vẫn chưa được quy định chính thức trong các BLHS mà nó chỉ được đề cập trong các văn bản hướng dẫn của TANDTC khi áp dụng tình tiết này trong hoạt động xét xử. Cụ thể tại mục 5.1 của Nghị quyết số 01 thì phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; đồng thời, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.56 Ngoài hướng dẫn của Nghị quyết số 01, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn được hướng dẫn tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết số 03 hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS năm 2015 về tội rửa tiền, theo đó tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 BLHS là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập”.57 Tuy nhiên, do nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 03 không hoàn toàn giống nhau, nên trong khoa học luật hình sự Việt Nam vẫn còn có một số quan điểm khác nhau về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một dạng của chế định đa tội phạm. Theo đó, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một dạng của phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội”.

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là phạm tội có tính chất liên tiếp từ năm lần trở lên, chuyên lấy việc phạm tội làm nghề sống và lấy tài sản, kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội chuyên lấy việc phạm tội làm nghề sống chính hoặc tạo ra nguồn thu nhập chính. Mức độ tăng nặng của tình tiết phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp, thời gian hoạt động phạm tội, mức độ thu nhập bằng con đường phạm tội”.61

Như vậy, hầu hết các quan điểm trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam đều cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội lấy các khoản lợi thu được từ các lần phạm tội để làm nguồn thu nhập phục vụ cho cuộc sống của người phạm tội. Tuy nhiên, các quan điểm nêu trên chưa đồng nhất với nhau về việc xác định số lần phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: có quan điểm cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp phải từ 05 lần trở lên, có quan điểm cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần (có thể hai lần, ba lần, bốn lần, … tùy thuộc vào tính chất của từng loại tội phạm được thực hiện). Ngoài ra, phần lớn các quan điểm trên còn nhận định cho rằng người phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp phải xem việc phạm tội là “nghề sinh sống” và lấy các khoản thu được từ các lần phạm tội làm “nguồn sống chính”. Tác giả không đồng ý với nội dung này, bởi vì thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp người phạm tội có công việc làm ổn định, có nguồn thu nhập chính nhưng vẫn thực hiện nhiều hành vi phạm tội mang tính chuyên nghiệp về cùng một tội phạm hoặc trong một số trường hợp không xem việc phạm tội là phương tiện để kiếm sống mà chỉ có nhu cầu làm tăng thu nhập nên phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần để phục vụ thêm cho nhu cầu sống của bản thân. Cho nên, theo tác giả việc xác định dấu hiệu “nghề sinh sống” hoặc “nguồn sống chính” trong mọi trường hợp khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là không phù hợp và khó xác định trong thực tiễn xét xử.

Nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì hiện nay phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng được quan tâm và định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hoạt động tội phạm chuyên nghiệp là hoạt động bất hợp pháp của người có kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp và công cụ tương ứng, người coi hoạt động này là nghề cơ bản và là nguồn thu nhập tiền chính hoặc phụ”.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Phạm tội chuyên nghiệp được xem như là một nghề vi phạm pháp luật, là nguồn cung cấp phương kế cho tội phạm; nó đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng; nó tạo ra những mối quan hệ nhất định với tư tưởng chống đối xã hội; nó xác định việc phạm tội là công việc ổn định (đáp ứng đủ các yếu tố giống như các nghề thông thường). Tính chuyên nghiệp trong việc phạm tội tạo cơ hội cho việc chuẩn bị, phạm tội và che đậy dấu vết để tránh trách nhiệm hình sự, có thu nhập ổn định”.

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Người phạm tội chuyên nghiệp là một người đã nhiều lần phạm tội, sử dụng kiến thức và kỹ năng đặc biệt, để tạo ra nguồn thu nhập chính hoặc phụ”.

Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì cho rằng đặc điểm nổi bật của phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội đã sử dụng các kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp thực hiện tội phạm một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, để xác định tính “chuyên nghiệp” trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì các quan điểm này còn cho rằng người phạm tội xem việc phạm tội như một nghề cơ bản để kiếm các nguồn thu nhập phục vụ cho bản thân cũng như cho rằng số lần phạm tội của người phạm tội sẽ không đánh giá một cách đầy đủ là người phạm tội có tính chuyên nghiệp hay không.

Từ các nội dung nêu trên, theo tác giả, để đưa ra khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp chính xác và đầy đủ thì cần phải làm rõ bản chất của cụm từ “có tính chất chuyên nghiệp” trong tên gọi của tình tiết này. Theo từ điển tiếng Việt thì “chuyên nghiệp là chuyên một nghề làm ăn nhất định và có học hành về nghề nghiệp đó”.65 Tuy nhiên, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải gánh chịu hậu quả pháp lý là TNHS nên không thể đồng nhất cách hiểu “chuyên nghiệp” nêu trên trong tội phạm giống như là một nghề nghiệp bình thường của xã hội. Theo tác giả, bản chất của cụm từ “có tính chất chuyên nghiệp” đối với hành vi phạm tội được thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội này được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội đã sử dụng những kỹ năng, phương pháp nhất định trong các lần thực hiện tội phạm và lấy các khoản thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập. Do đó, theo tác giả để làm rõ khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cần làm sáng tỏ các nội dung sau:

Thứ nhất, tội phạm được lặp đi lặp lại nhiều lần được hiểu như thế nào? Tội phạm được thực hiện bao nhiêu lần thì được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp? Như tác giả phân tích nêu trên thì hiện nay vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng phạm tội từ 02 lần trở lên thì được xem là lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc có quan điểm cho rằng phải từ 05 lần phạm tội trở lên thì mới được xem là lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác giả cho rằng phạm tội 02 lần trở lên không thể xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được, bởi vì quy định này sẽ dẫn đến trùng lặp với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên và với 02 lần phạm tội thì không thể đánh giá hành vi của người phạm tội là “chuyên nghiệp” hay “không chuyên nghiệp”. Còn trường hợp khi cho phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là phải phạm tội từ 05 lần trở lên cũng không phù hợp, bởi vì nếu quy định như thế này chủ yếu để phân biệt phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên và thực tiễn xét xử hầu hết chỉ quan tâm đến số lần phạm tội để kết luận có phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không mà không quan tâm đến các dấu hiệu khác của phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Do đó theo tác giả, tội phạm được lặp đi lặp lại nhiều lần được hiểu là hành vi phạm tội đã được thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định, không phụ thuộc các hành vi phạm tội này đã bị xét xử hay chưa mà chỉ cần những hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, cùng gây thiệt hại cho một khách thể trực tiếp hoặc khách thể có cùng tính chất được Luật hình sự bảo vệ.

Thứ hai, người phạm tội lấy các khoản thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập được hiểu như thế nào? Hiện nay có hai cách hiểu khác nhau về dấu hiệu này: một là người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính; hai là, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nguồn sống chính. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy rằng trong nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không xem việc phạm tội là một nghề để kiếm sống mà chỉ nhằm mục đích có thu nhập để đáp ứng các nhu cầu của người phạm tội. Xuất phát từ bản chất “có tính chất chuyên nghiệp” là hành vi phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tác giả cho rằng không nên xem việc phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một nghề kiếm sống mà chỉ cần xác định người phạm tội lấy việc phạm tội để tạo ra các nguồn thu nhập cho bản thân phục vụ các nhu cầu của người phạm tội, nguồn thu nhập này có thể là nguồn thu nhập chủ yếu hoặc nguồn thu nhập thứ yếu chỉ giúp làm tăng thu nhập cho người phạm tội.

Từ các nội dung phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoản thời gian nhất định, những hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, cùng xâm hại đến một hoặc nhiều khách thể có cùng tính chất và người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nguồn thu nhập cho bản thân”

Tóm lại, theo tác giả, các trường hợp tái phạm tội là hành vi phạm tội lại lần nữa của người đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới. Do đó, để đưa ra một khái niệm về tái phạm tội chính xác nhất thì trong khái niệm phải chứa đựng bản chất pháp lý và những điều kiện đặc trưng của tái phạm tội, cụ thể là:

Thứ nhất, người phạm tội là người đã từng bị kết án về ít nhất một tội phạm theo quy định của pháp luật và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật;

Thứ hai, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới sau khi bản án của những hành vi phạm tội cũ đã có hiệu lực pháp luật;

Thứ ba, bản án kết tội đối với hành vi phạm tội cũ vẫn chưa được xóa án tích vào thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm mới.

Từ nội dung phân tích trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm các trường hợp tái phạm tội như sau: “Tái phạm tội là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm mới trong thời gian chưa được xóa án tích về tội phạm mà người đó đã bị kết án trước đó”. Từ định nghĩa này cho thấy, tái phạm tội không chỉ bao gồm tái phạm, tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm đặc biệt nguy hiểm mà còn bao gồm các trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nhưng không thuộc các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm đặc biệt nguy hiểm.

1.1.3. Phân biệt nhiều tội phạm với các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm

Trong thực tiễn xét xử nhận thấy rằng mỗi một tội phạm, người phạm tội thực hiện một hành vi khách quan tại một thời điểm nhất định nhưng cũng có trường hợp hành vi khách quan được thực hiện ở dạng cấu trúc đặc biệt, bao gồm tội kéo dài, tội liên tục, tội ghép. Tuy nhiên, hiện nay một số hình thức của các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của nhiều tội phạm. Do đó, để đảm bảo tính chính xác khi định tội danh và QĐHP thì cần phân biệt ranh giới giữa nhiều tội phạm và các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm. Cụ thể như sau:

Tội kéo dài là tội phạm có hành vi khách quan diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian dài.72 Hành vi khách quan trong tội kéo dài được thực hiện một lần có thể bằng hành động hoặc không hành động, hành vi kéo dài trong một khoản thời gian nhất định và hành vi kéo dài cho đến khi người phạm tội bị bắt giữ. Trong trường hợp này, về bản chất hành vi phạm tội kéo dài từ lúc bắt đầu được thực hiện và thường chỉ kết thúc khi tội phạm bị phát hiện bắt giữ hoặc người phạm tội chủ động kết thúc việc phạm tội đó. Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS năm 2015) bắt đầu từ khi người phạm tội có hành vi cất giữ vũ khí quân dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đến khi bị phát hiện hoặc họ tự ra đầu thú. Như vậy, sự khác nhau cơ bản của tội kéo dài và nhiều tội phạm thể hiện ở chỗ: tội kéo dài thì người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi phạm tội nhưng mang tính chất kéo dài và hành vi này cấu thành một tội phạm duy nhất, còn nhiều tội phạm thì hành vi của người phạm tội thực hiện thỏa mãn dấu hiệu của từ hai tội phạm độc lập trở lên.

Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội và cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất.73 Nói cách khác, phạm tội liên tục là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động phạm tội cùng tính chất đối với cùng một đối tượng và vì vậy cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Tội bức tử (Điều 130 BLHS năm 2015) người phạm tội đã có hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình dẫn đến việc người đó tự sát. Hành vi ức hiếp, ngược đãi phải xảy ra liên tục, thường xuyên thì mới cấu thành tội bức tử. Hoặc trường hợp tội đầu cơ (Điều 196 BLHS năm 2015), hành vi “mua vét” hàng hóa - mua số lượng lớn hàng hóa, có thể mua một lần hoặc nhiều lần với số lượng hàng hóa nào đó vượt quá nhiều lần nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu dự trữ của nghề nghiệp trong điều kiện hàng hóa khan hiếm, … đồng thời việc mua vét này có căn cứ chứng minh nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Nhìn chung, trong trường hợp tội liên tục và nhiều tội phạm thì người phạm tội đều thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên nhưng đối với tội liên tục thì các hành vi phạm tội này chỉ cấu thành một tội phạm cụ thể, còn trường hợp nhiều tội phạm thì các hành vi phạm tội cấu thành hai tội phạm độc lập với nhau. Đây chính là sự khác biệt giữa phạm tội liên tục và nhiều tội phạm.

Tội ghép là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành từ nhiều hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể khác nhau.74 Nói cách khác, tội ghép có thể được hiểu là trường hợp phạm tội bao gồm hai hành vi phạm tội trở lên, nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi đó nên chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015). Tội danh này bao gồm hai hành vi phạm tội, xâm hại đến hai khách thể khác nhau đó là quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, mục đích của người phạm tội là chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015). Mỗi hành vi phạm tội trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015) có thể được đánh giá như một tội phạm độc lập, nhưng vì sự thống nhất bên trong (mục đích chiếm đoạt tài sản) của chúng mà các hành vi đó hợp lại thành cấu thành một tội phạm chứ không phải nhiều tội phạm. Như vậy, có thể thấy đó các hành vi phạm tội trong tội ghép xảy ra cùng nhau tại một thời điểm, mặc dù từng hành vi phạm tội có thể được đánh giá như một tội phạm độc lập, xâm hại những khách thể khác nhau nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi phạm tội này mà chỉ được quy định thành một tội phạm trong BLHS và chỉ bị xét xử cùng một tội được quy định trong BLHS. Trong khi đó trường hợp nhiều tội phạm, mặc dù người phạm tội thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên nhưng những hành vi này không có tính thống nhất bên trong và xâm hại đến các khách thể khác nhau hoặc xâm hại đến cùng một khách thể nhưng nhiều lần khác nhau

1.2. Lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều tội phạm

1.2.1. Khái niệm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều tội phạm

Để đưa ra khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS liên quan đến nhiều tội phạm thì tác giả nghiên cứu làm rõ nội dung khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS. Từ khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS theo góc độ tác giả đã tiếp cận kết hợp cùng khái niệm, đặc điểm của nhiều tội phạm được nghiên cứu tại mục 1.1, tác giả đưa ra khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS liên quan đến nhiều tội phạm.

Theo quy định của BLHS, khi QĐHP, Tòa án ngoài việc căn cứ theo quy định của BLHS thì Tòa án còn căn cứ vào nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS.77 Vì vậy việc nghiên cứu làm rõ khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS góp phần to lớn cho hoạt động xét xử của Tòa án. Hiện nay, trong văn bản pháp luật hình sự Việt Nam, khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS vẫn chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm pháp luật hình sự. Do đó, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS, cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có ý nghĩa làm tăng mức độ TNHS trong phạm vi một khung hình phạt nhất định”.78

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặng TNHS đối với trường hợp phạm tội đó”.79

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng TNHS có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi QĐHP vì chúng làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng đối với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật hình sự quy định với tội phạm đó”.80

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Những tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết làm cho một hành vi phạm tội hoặc người phạm tội tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt đã được xác định”.81

Quan điểm thứ năm cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng có ý nghĩa trong việc QĐHP, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt”.

Theo: Nguyễn Thị Minh Trâm

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/11K7u7VITITpKZGu49A2YEKYmObB6f6LX/edit

avatar
Đặng Quỳnh
490 ngày trước
LÝ LUẬN VỀ NHIỀU TỘI PHẠM VÀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỀU TỘI PHẠM
 1.1. Lý luận về nhiều tội phạm1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhiều tội phạmThực tiễn xét xử cho thấy, một người không chỉ thực hiện một tội phạm mà còn có thể thực hiện nhiều tội phạm khác nhau, xâm phạm đến nhiều nhóm quan hệ xã hội khác nhau hoặc nhiều lần xâm phạm đến cùng một nhóm quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Do đó, khi một người thực hiện nhiều tội phạm thì thông thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cũng như thể hiện nhân thân của người phạm tội trong tình trạng xấu hơn so với trường hợp phạm một tội và đương nhiên người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn. Từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến nay thì vấn đề nhiều tội phạm vẫn chưa được quan tâm một cách toàn diện, do đó các BLHS vẫn chưa đưa ra định nghĩa về “nhiều tội phạm”. Điều này dẫn đến thực tiễn xét xử gặp nhiều khó khăn khi xác định các hình thức của nhiều tội phạm, chẳng hạn như trong trường hợp chủ thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trường hợp nào chỉ phạm vào một tội được quy định trong các khoản khác nhau của cùng một điều luật hoặc trường hợp nào phạm vào các điều luật khác nhau trong Phần các tội phạm của BLHS … Mặc dù khái nhiệm “nhiều tội phạm” chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm pháp luật riêng biệt nhưng vấn đề nhiều tội phạm là sự kiện pháp lý khách quan, vì vậy khái niệm này vẫn đang được các nhà khoa học pháp lý hình sự trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, tác giả khái quát một số quan điểm như sau. Khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay có các quan điểm khác nhau về nhiều tội phạm, cụ thể là:Tác giả Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nhiều tội phạm được hiểu là việc một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng hai cấu thành tội phạm độc lập trở lên”.24 Quan điểm này tác giả đã đưa ra được các đặc trưng cơ bản của nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội trong cùng một khoảng thời gian hoặc vào các khoảng thời gian khác nhau nhưng những hành vi nguy hiểm này phải thỏa mãn dấu hiệu từ hai CTTP độc lập trở lên. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đưa ra các đặc điểm trong hành vi của nhiều tội phạm mà chưa mô tả các đặc điểm pháp lý, các rào cản pháp lý của các hành vi phạm tội này. Chẳng hạn như người phạm tội thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn dấu hiệu của hai CTTP độc lập nhưng một trong hai tội phạm này không còn án tích hoặc hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có được xem là nhiều tội phạm hay không thì định nghĩa này chưa mô tả hết các dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm.Tác giả Lê Văn Đệ cho rằng: “Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự”.25 Quan điểm này đã đưa ra đặc điểm của nhiều tội phạm rõ ràng và cụ thể hơn so với quan điểm thứ nhất, cụ thể là tác giả cho rằng nhiều tội phạm bao gồm hai đặc điểm cơ bản nêu sau: một là số lượng hành vi phạm tội là người phạm tội phải thực hiện từ hai tội phạm trở lên; hai là tính chất của hành vi phạm tội thì các hành vi phạm tội này không phụ thuộc vào việc đã từng bị xét xử hay chưa nhưng phải đảm bảo chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS cũng như không có bất kỳ những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, quan điểm này chưa mô tả cụ thể tính chất của các loại tội phạm mà người phạm tội thực hiện trong trường hợp nhiều tội phạm là các loại tội phạm khác nhau hoặc cùng một tội phạm. Trong khi vấn đề này là một trong những căn cứ để xác định các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm là bao gồm các hình thức phạm tội nào.Tác giả Lê Cảm cho rằng: “Đa tội phạm (nhiều tội phạm) là một chế định độc lập của luật hình sự Việt Nam bao gồm các dạng (trường hợp) như phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà trong những điều kiện như nhau các dạng này thường cho thấy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm được thực hiện, cũng như của nhân thân người phạm tội”.26 Ngược lại với hai quan điểm nêu trên thì quan điểm này tác giả không đưa ra khái niệm về nhiều tội phạm nhưng lại đưa ra bốn hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm bao gồm: phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệpvà cho rằng trong trường hợp nhiều tội phạm thì hành vi phạm tội sẽ thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp phạm tội thông thường. Mặc dù cách định nghĩa này chưa mô tả các đặc điểm cơ bản của nhiều tội phạm nhưng thông qua các trường hợp nhiều tội phạm mà tác giả đã liệt kê nêu trên thì cho thấy rằng đặc điểm cơ bản của nhiều tội phạm là người phạm tội có thể thực hiện từ hai tội phạm trở lên hoặc thực hiện một tội phạm nhưng từ hai lần trở lên. Tuy nhiên, cách liệt kê các hình thức của định nghĩa này chưa mô tả rõ nét các dấu hiệu của nhiều tội phạm và lý giải tại sao nhiều tội phạm lại bao gồm các hình thức phạm tội này.Đây là ba quan điểm điển hình về nhiều tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự ở Việt Nam hiện nay. Về cơ bản các quan điểm này đều cho rằng nhiều tội phạm là trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp thực hiện một tội phạm và thể hiện yếu tố nhân thân xấu của người phạm tội và cần được ghi nhận là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự Việt Nam. Thông qua định nghĩa về nhiều tội phạm thì các quan điểm nêu trên đã dần đưa ra các đặc điểm của nhiều tội phạm và thống nhất cho rằng dấu hiệu đặc trưng nhất của nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện từ 02 (hai) tội phạm trở lên. Tuy nhiên vì các quan điểm này chưa xác định rõ tính chất của từng loại tội phạm thực hiện là cùng một loại tội phạm hay bao gồm các loại tội phạm khác nhau nên các quan điểm này còn chưa thống nhất với nhau về các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm cũng như chưa mô tả đầy đủ các rào cản pháp lý (nếu có) của các hành vi phạm tội mà người phạm tội thực hiện.Khi nghiên cứu quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự ở nước ngoài thì tác giả nhận thấy rằng về mặt thuật ngữ sử dụng thì nhiều tội phạm được sử dụng với tên gọi tiếng Anh là “multiple crimes” nhưng về mặt nội dung các quan điểm có cách tiếp cận nghiên cứu và đưa ra định nghĩa là khác nhau. Theo tác giả V.P Malkôv – một trong những người đặt nền móng đầu tiên về nhiều tội phạm trong khoa học luật hình sự Liên Xô trước đây thì tác giả không đưa ra khái niệm về nhiều tội phạm mà chỉ đưa ra các hình thức của nhiều tội phạm, cụ thể là tác giả cho rằng: nhiều tội phạm bao gồm phạm tội lặp lại và phạm nhiều tội trừu trượng, cụ thể bao gồm hai trường hợp: một là những hành vi có sự lặp lại mà những hành vi này không gắn liền với sự kết tội về một hành vi đã thực hiện trước đó; hai là những hành vi lặp đi lặp lại nhưng trong số những hành vi này đã từng bị kết án và tái phạm sau khi chấp hành xong bản án về tội đã phạm trước đó.27 Phát triển kết quả nghiên cứu của V.P Malkôv và các nhà nghiên cứu khoa học luật hình sự của Liên Bang Nga thì tác giả Dosaeva Glera Suleimanovna cho rằng không có một phương pháp tiếp cận nào để đưa ra một khái niệm tổng thể và nhất quán về nhiều tội phạm và tác giả cho rằng để đưa ra khái niệm chính xác nhất về nhiều tội phạm thì trước tiên phải đưa ra các trường hợp của nhiều tội phạm. Cụ thể tác giả cho rằng nhiều tội phạm có thể bao gồm các trường hợp nêu sau: thứ nhất, người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm TNHS về tất cả các hành vi này trong cùng một lần kết án; thứ hai là sau khi bị kết án nhưng người phạm tội vẫn tiếp tục phạm một hoặc nhiều tội mới và những tội phạm này có thể cùng loại hoặc khác loại với các tội phạm trước đây mà người phạm tội đã thực hiện.28 Ngoài ra, khi tìm hiểu về cách định nghĩa về nhiều tội phạm của khu vực Châu Âu thì các quan điểm cho rằng nhiều tội phạm là trường hợp người phạm tội ít nhất hai tội trong cùng một lần xét xử, những tội phạm này có thể cùng một loại tội phạm hoặc khác loại tội phạm mà do cùng một người thực hiện29 hoặc là trường hợp người thực hiện ít nhất là hai tội phạm trở lên, những loại tội phạm này có thể cùng loại tội phạm hoặc là các tội phạm khác nhau, nhưng phải trong cùng một lần xét xử.30 Như vậy, mặc dù có cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau nhưng hầu như quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự ở nước ngoài đều xem dấu hiệu người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên là dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm. Theo các quan điểm này thì những hành vi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm có thể được thực hiện sau khi người phạm tội đã bị kết án hoặc trước khi bị kết án nhưng các quan điểm này lại không đưa ra điều kiện các hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Tác giả cho rằng chưa hợp lý, bởi vì có nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới ngay sau khi được xóa án tích đối với tội phạm cũ được thực hiện trước đây hoặc ngay sau khi hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội đã phạm trước đây, thì trong trường hợp này cũng không được xem là nhiều tội phạm. Do đó, ngoài dấu hiệu người phạm tội thực hiện từ hai tội phạm trở lên thì dấu hiệu tất cả những tội phạm này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS cũng là dấu hiệu đặc trưng của nhiều tội phạm.1.1.2. Các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạmHình thức biểu hiện của nhiều tội phạm là cách thức tổ chức, cơ cấu của nhiều tội phạm.34 Khi chủ thể thực hiện một tội phạm thì cách thức tổ chức thực hiện tội phạm đã đa dạng và phức tạp. Do đó, khi chủ thể thực hiện nhiều tội phạm thì cách thức tổ chức thực hiện tội phạm lại càng phức tạp và khó xác định hơn. Đó là lý do mà hiện nay khi đưa ra các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả đưa ra 2 nhóm quan điểm điển hình như sau:Quan điểm thứ nhất cho rằng: nhiều tội phạm chỉ bao gồm ba hình thức biểu hiện, đó là: phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Quan điểm này cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệpkhông phải là một hình thức riêng biệt của nhiều tội phạm mà là một dạng đặc biệt của hình thức phạm tội nhiều lần.35Quan điểm thứ hai cho rằng: nhiều tội phạm có bốn hình thức biểu hiện là phạm nhiều tội; phạm tội nhiều lần; tái phạm, tái phạm nguy hiểm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.36 Ngược với nhóm quan điểm thứ nhất thì nhóm quan điểm này cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp không phải là một hình thức của phạm tội nhiều lần mà là một hình thức phạm tội riêng của nhiều tội phạm.Từ nội dung tác giả nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của nhiều tội phạm nêu trên, tác giả cho rằng cả hai nhóm quan điểm nêu trên không hợp lý hoàn toàn. Bởi vì, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; đồng thời, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.37 Trong khi đó, phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội phạm, trong đó mỗi lần đều đã đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần.38 Do đó, trường hợp một người cố ý phạm tội từ 05 lần về cùng một tội phạm nhưng trong số các lần phạm tội này chỉ có một lần chưa bị truy cứu TNHS và người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính thì trong trong trường hợp này mặc dù người phạm tội có 05 lần phạm tội nhưng không thỏa mãn các dấu hiệu của phạm tội nhiều lần vì trong số các lần phạm tội này chỉ có một lần người phạm tội chưa bị truy cứu TNHS. Do đó, tác giả cho rằng tùy trường hợp cụ thể mà phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được xem là một dạng đặc biệt của phạm tội nhiều lần. Ngoài ra, đối với quan điểm thứ hai, tác giả cho rằng nếu chỉ đưa tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là một trong các hình thức của nhiều tội phạm thì sẽ không bao quát hết được các trường hợp tái phạm tội xảy ra trong thực tiễn xét xử. Bởi vì, thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp người phạm tội đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích nhưng lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc trong một số trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới nhưng không thuộc các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì cũng xem là nhiều tội phạm. Do đó, tái phạm và tái phạm nguy hiểm không phải là hai hình thức duy nhất của hành vi tái phạm tội.Pháp lý hình sự Việt Nam nêu trên đã khá thống nhất đưa ra các đặc điểm của phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội phạm từ hai tội phạm trở lên; những tội này chưa bị truy cứu TNHS và được đưa ra xét xử một lần. Tuy nhiên các quan điểm còn chưa đồng nhất nội dung là phạm nhiều tội chỉ tồn tại trong các điều luật khác nhau hoặc có thể trong cùng một điều luật của BLHS. Tác giả cho rằng trong nhiều trường hợp khi thực hiện hai hành vi phạm tội trở lên và những hành vi này thỏa mãn dấu hiệu của hai tội phạm trở lên và những tội phạm này được quy định trong cùng một điều luật của BLHS thì vẫn bị xem là nhiều tội phạm. Vì hiện nay trong BLHS năm 2015, kỹ thuật lập pháp có trường hợp một điều luật chứa đựng các dấu hiệu của một tội phạm44 nhưng cũng có trường hợp chứa đựng dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm khác nhau trong cùng một điều luật. Do đó, theo tác giả mặc dù trong cùng một điều luật nhưng điều luật này chứa từ dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm trở lên thì vẫn tồn tại phạm nhiều tội.Trong khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì phạm nhiều tội được định nghĩa với nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể là:Tác giả Tomas Girdenis cho rằng phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội từ hai hoặc nhiều tội trở lên nhưng người phạm tội phải bị đưa ra xét xử và kết án một lần và phạm nhiều tội được xây dựng dựa trên 02 thuộc tính cơ bản: một là người phạm tội bị khởi tố vì nhiều tội danh; hai là những tội này được thực hiện trước khi bị kết án.46 Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra quan điểm không đồng ý khi định nghĩa phạm nhiều tội là phạm hai hoặc nhiều tội trở lên, bất kể người phạm tội có bị kết án trước đó hay chưa. Như vậy theo tác giả Tomas Girdenis thì những hành vi phạm tội của người phạm tội phải bị đưa ra xét xử và kết án trong cùng một lần là dấu hiệu cơ bản của phạm nhiều tội.Tác giả A. B. Shnitenkov cho rằng phạm nhiều tội là trường hợp một người có đủ năng lực TNHS thực hiện hai hay nhiều hành vi phạm tội có dấu hiệu của nhiều cấu thành khác nhau. Và theo tác giả, phạm nhiều tội được xác định bởi các yếu tố sau: một là, một người thực hiện thực hiện một số hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS được xem là tội phạm, hai là mỗi hành vi phạm tội chứa đựng các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành độc lập.47 Quan điểm này thì nhấn mạnh hành vi phạm tội của người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu của các CTTP khác nhau được quy định trong BLHS là dấu hiệu cơ bản của phạm nhiều tội. Tác giả cho rằng chưa hợp lý, bởi vì có trường hợp người phạm tội phạm tội mới ngay sau khi được xóa án tích hoặc ngay sau khi hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội phạm cũ đã thực hiện trước đây, thì trong trường hợp này cũng không được xem là phạm nhiều tội. Do đó, theo tác giả, ngoài dấu hiệu chủ thể thực hiện từ hai tội phạm trở lên thì dấu hiệu tất cả những tội phạm này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và phải cùng bị đưa ra kết án trong một lần cũng là dấu hiệu đặc trưng của phạm nhiều tội.Từ phân tích các quan điểm nêu trên, tác giả cho rằng để làm rõ khái niệm “phạm nhiều tội” chúng ta cần phải làm rõ hai khái niệm “phạm tội” và “nhiều”. Trong đó, “phạm tội” được hiểu là những hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một hoặc nhiều CTTP được quy định trong BLHS; từ “nhiều” được hiểu là từ hai lần trở lên. Do đó, theo tác giả: “Phạm nhiều tội là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm của hai tội phạm trở lên được quy định trong Bộ luật hình sự và được đưa ra xét xử cùng một lần trong một vụ án”. Từ định nghĩa này, phạm nhiều tội có các đặc điểm nêu sau:Một là, người phạm tội thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên hoặc một hành vi phạm tội nhưng phải thỏa mãn từ hai CTTP độc lập trở lên. Dấu hiệu đầu tiên của phạm nhiều tội là người phạm tội phải phạm từ hai tội phạm tội trở lên, người phạm tội có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ thực hiện một hành vi phạm tội nhưng phải thỏa mãn hai CTTP trở lên được quy định trong BLHS. Các CTTP này có thể được quy định trong các điều luật khác nhau quy định về các tội phạm khác nhau của BLHS hoặc trong cùng một điều luật mà điều luật này quy định nhiều tội phạm khác nhau của BLHS (ví dụ như Điều 304 BLHS năm 2015 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).Hai là, các tội phạm trong phạm nhiều tội chưa từng bị đưa ra xét xử, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và các tội phạm này cùng bị đưa ra xét xử một lần. Trường hợp người thực hiện hai tội phạm nhưng một trong hai tội phạm này đã bị đưa ra xét xử trong một bản án có hiệu lực pháp luật thì không xem là phạm nhiều tội, mà có thể là các trường hợp tái phạm tội của người phạm tội.1.1.2.2. Phạm tội nhiều lầnPhạm tội nhiều lần là một trong các hình thức của nhiều tội phạm, nó không chỉ đóng vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS mà còn là các dấu hiệu định khung hình phạt trong một số tội danh tại Phần các tội phạm của BLHS. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, phạm tội nhiều lần được quy định với các tên gọi khác nhau. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hình sự trước năm 1985, BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, hình thức này được gọi là “phạm tội nhiều lần”.48 Còn theo quy định của BLHS năm 2015, nhà làm luật đã thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên”. Do đó, nếu xét về bản chất thì hình thức “phạm tội nhiều lần” và “phạm tội 02 lần trở lên” là giống nhau về mặt nội dung và chỉ khác nhau về cách dùng từ. Mặc dù BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đều quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng TNHS nhưng cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về tình tiết này. Do đó hiện nay trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam thì phạm tội nhiều lần vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau.Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Phạm tội nhiều lần với tư cách là một loại nhiều tội phạm được hiểu là trường hợp một người phạm tội từ hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể là giống nhau hoặc cũng có thể là các tội phạm khác nhau (cùng loại hoặc không cùng loại)”.Quan điểm thứ hai cho rằng: "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án".51Quan điểm thứ ba cho rằng: "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu TNHS và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử".52Quan điểm thứ tư cho rằng: “Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên đối với cùng một tội phạm”.53Quan điểm thứ năm cho rằng: “Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp phạm tội mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử”.Quan điểm thứ sáu cho rằng: “Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần”.Như vậy, có thể thấy, trong khoa học pháp lý thế nào là phạm tội nhiều lần vẫn chưa có sự thống nhất và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả không đồng ý với năm quan điểm đầu tiên vì nhóm quan điểm này khi đưa ra định nghĩa về phạm tội nhiều lần chưa mô tả đầy đủ các dấu hiệu của nó, cụ thể là: có quan điểm cho rằng dấu hiệu phạm tội nhiều lần đối với cùng một tội phạm là dấu hiệu cơ bản củ tình tiết này nhưng cũng có quan điểm cho rằng dấu hiệu tất cả các lần phạm tội phải bị xét xử cùng một lần là dấu hiệu bắt buộc của tình tiết này. Tác giả cho rằng là chưa phù hợp, vì ngoài dấu hiệu số lần phạm tội từ 02 lần trở lên thì dấu hiệu các lần phạm tội của người phạm tội phải bị xét xử cùng một lần cũng là dấu hiệu cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần. Do đó, tác giả đồng tình với cách hiểu của quan điểm thứ sáu vì quan điểm này đã mô tả đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của phạm tội nhiều lần: số lượng hành vi phạm tội, tính chất của từng hành vi phạm tội, …nên tác giả cho rằng: “Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hai lần trở lên cùng một loại tội, trong đó mỗi hành vi đều đã có đủ yếu tố CTTP, chưa bị truy cứu TNHS, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và các hành vi phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần”.Từ khái niệm trên, có thể xác định các đặc điểm của phạm tội nhiều lần nhưsau:Thứ nhất, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên.Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội trong từng lần thực hiện tội phạm thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS.Thứ ba, các tội phạm được thực hiện phải cùng một loại tội phạm với nhau. Người phạm tội 02 lần trở lên phải thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi lần thực hiện hành vi phải thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP độc lập và các hành vi này cùng thực hiện một loại tội phạm. Các hành vi phạm tội trong phạm tội 02 lần trở lên có thể cùng một CTTP (cùng là CTTP cơ bản hoặc CTTP tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) nhưng cũng có thể thuộc các CTTP khác nhau của cùng một tội phạm. Như tác giả phân tích các dấu hiệu của phạm nhiều tội nêu trên thì hiện nay trong BLHS năm 2015, kỹ thuật lập pháp có trường hợp một điều luật chứa đựng các dấu hiệu của một tội phạm nhưng cũng có trường hợp chứa đựng dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm khác nhau trong cùng một điều luật. Do đó, hành vi của người phạm tội trong trường hợp phạm tội 02 lần trở lên có thể tồn tại trong cùng một điều luật hoặc trong các điều luật khác nhau nhưng phải đảm bảo điều kiện các hành vi phạm tội này là cùng một loại tội phạm.Thứ tư, các hành vi phạm tội trong phạm tội 02 lần trở lên chưa bị truy cứu TNHS và phải còn thời hiệu truy cứu TNHS nay các hành vi phạm tội này bị đưa ra xét xử cùng một lần.Như vậy, để đánh giá và xác định đúng phạm tội nhiều lần thì cần xác định những hành vi phạm tội của người phạm tội phải thỏa mãn đầy đủ cả bốn đặc điểm nêu trên, cả về số lần phạm tội và tính chất của từng hành vi phạm tội. Trường hợp các hành vi phạm tội không thỏa mãn đầy đủ một trong bốn đặc điểm nêu trên thì đây không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.1.1.2.3. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệpMặc dù phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được quy định trong BLHS từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến nay, nó không chỉ được quy định với vai trò là tình tiết tăng nặng TNHS mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt của một số tội danh trong các BLHS. Tuy nhiên, khái niệm của tình tiết này vẫn chưa được quy định chính thức trong các BLHS mà nó chỉ được đề cập trong các văn bản hướng dẫn của TANDTC khi áp dụng tình tiết này trong hoạt động xét xử. Cụ thể tại mục 5.1 của Nghị quyết số 01 thì phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ 05 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích; đồng thời, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.56 Ngoài hướng dẫn của Nghị quyết số 01, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn được hướng dẫn tại điểm 3 Điều 5 Nghị quyết số 03 hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS năm 2015 về tội rửa tiền, theo đó tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 BLHS là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập”.57 Tuy nhiên, do nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 03 không hoàn toàn giống nhau, nên trong khoa học luật hình sự Việt Nam vẫn còn có một số quan điểm khác nhau về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cụ thể:Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.Quan điểm thứ hai cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một dạng của chế định đa tội phạm. Theo đó, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một dạng của phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội”.Quan điểm thứ ba cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là phạm tội có tính chất liên tiếp từ năm lần trở lên, chuyên lấy việc phạm tội làm nghề sống và lấy tài sản, kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính”.Quan điểm thứ tư cho rằng: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội chuyên lấy việc phạm tội làm nghề sống chính hoặc tạo ra nguồn thu nhập chính. Mức độ tăng nặng của tình tiết phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp, thời gian hoạt động phạm tội, mức độ thu nhập bằng con đường phạm tội”.61Như vậy, hầu hết các quan điểm trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam đều cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội lấy các khoản lợi thu được từ các lần phạm tội để làm nguồn thu nhập phục vụ cho cuộc sống của người phạm tội. Tuy nhiên, các quan điểm nêu trên chưa đồng nhất với nhau về việc xác định số lần phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: có quan điểm cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp phải từ 05 lần trở lên, có quan điểm cho rằng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần (có thể hai lần, ba lần, bốn lần, … tùy thuộc vào tính chất của từng loại tội phạm được thực hiện). Ngoài ra, phần lớn các quan điểm trên còn nhận định cho rằng người phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp phải xem việc phạm tội là “nghề sinh sống” và lấy các khoản thu được từ các lần phạm tội làm “nguồn sống chính”. Tác giả không đồng ý với nội dung này, bởi vì thực tiễn cho thấy trong nhiều trường hợp người phạm tội có công việc làm ổn định, có nguồn thu nhập chính nhưng vẫn thực hiện nhiều hành vi phạm tội mang tính chuyên nghiệp về cùng một tội phạm hoặc trong một số trường hợp không xem việc phạm tội là phương tiện để kiếm sống mà chỉ có nhu cầu làm tăng thu nhập nên phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần để phục vụ thêm cho nhu cầu sống của bản thân. Cho nên, theo tác giả việc xác định dấu hiệu “nghề sinh sống” hoặc “nguồn sống chính” trong mọi trường hợp khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là không phù hợp và khó xác định trong thực tiễn xét xử.Nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì hiện nay phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng được quan tâm và định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là:Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hoạt động tội phạm chuyên nghiệp là hoạt động bất hợp pháp của người có kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp và công cụ tương ứng, người coi hoạt động này là nghề cơ bản và là nguồn thu nhập tiền chính hoặc phụ”.Quan điểm thứ hai cho rằng: “Phạm tội chuyên nghiệp được xem như là một nghề vi phạm pháp luật, là nguồn cung cấp phương kế cho tội phạm; nó đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng; nó tạo ra những mối quan hệ nhất định với tư tưởng chống đối xã hội; nó xác định việc phạm tội là công việc ổn định (đáp ứng đủ các yếu tố giống như các nghề thông thường). Tính chuyên nghiệp trong việc phạm tội tạo cơ hội cho việc chuẩn bị, phạm tội và che đậy dấu vết để tránh trách nhiệm hình sự, có thu nhập ổn định”.Quan điểm thứ ba cho rằng: “Người phạm tội chuyên nghiệp là một người đã nhiều lần phạm tội, sử dụng kiến thức và kỹ năng đặc biệt, để tạo ra nguồn thu nhập chính hoặc phụ”.Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự nước ngoài thì cho rằng đặc điểm nổi bật của phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội đã sử dụng các kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp thực hiện tội phạm một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, để xác định tính “chuyên nghiệp” trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì các quan điểm này còn cho rằng người phạm tội xem việc phạm tội như một nghề cơ bản để kiếm các nguồn thu nhập phục vụ cho bản thân cũng như cho rằng số lần phạm tội của người phạm tội sẽ không đánh giá một cách đầy đủ là người phạm tội có tính chuyên nghiệp hay không.Từ các nội dung nêu trên, theo tác giả, để đưa ra khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp chính xác và đầy đủ thì cần phải làm rõ bản chất của cụm từ “có tính chất chuyên nghiệp” trong tên gọi của tình tiết này. Theo từ điển tiếng Việt thì “chuyên nghiệp là chuyên một nghề làm ăn nhất định và có học hành về nghề nghiệp đó”.65 Tuy nhiên, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải gánh chịu hậu quả pháp lý là TNHS nên không thể đồng nhất cách hiểu “chuyên nghiệp” nêu trên trong tội phạm giống như là một nghề nghiệp bình thường của xã hội. Theo tác giả, bản chất của cụm từ “có tính chất chuyên nghiệp” đối với hành vi phạm tội được thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội này được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội đã sử dụng những kỹ năng, phương pháp nhất định trong các lần thực hiện tội phạm và lấy các khoản thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập. Do đó, theo tác giả để làm rõ khái niệm phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cần làm sáng tỏ các nội dung sau:Thứ nhất, tội phạm được lặp đi lặp lại nhiều lần được hiểu như thế nào? Tội phạm được thực hiện bao nhiêu lần thì được coi là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp? Như tác giả phân tích nêu trên thì hiện nay vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng phạm tội từ 02 lần trở lên thì được xem là lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc có quan điểm cho rằng phải từ 05 lần phạm tội trở lên thì mới được xem là lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác giả cho rằng phạm tội 02 lần trở lên không thể xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được, bởi vì quy định này sẽ dẫn đến trùng lặp với tình tiết phạm tội 02 lần trở lên và với 02 lần phạm tội thì không thể đánh giá hành vi của người phạm tội là “chuyên nghiệp” hay “không chuyên nghiệp”. Còn trường hợp khi cho phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là phải phạm tội từ 05 lần trở lên cũng không phù hợp, bởi vì nếu quy định như thế này chủ yếu để phân biệt phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội 02 lần trở lên và thực tiễn xét xử hầu hết chỉ quan tâm đến số lần phạm tội để kết luận có phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không mà không quan tâm đến các dấu hiệu khác của phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Do đó theo tác giả, tội phạm được lặp đi lặp lại nhiều lần được hiểu là hành vi phạm tội đã được thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định, không phụ thuộc các hành vi phạm tội này đã bị xét xử hay chưa mà chỉ cần những hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, cùng gây thiệt hại cho một khách thể trực tiếp hoặc khách thể có cùng tính chất được Luật hình sự bảo vệ.Thứ hai, người phạm tội lấy các khoản thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập được hiểu như thế nào? Hiện nay có hai cách hiểu khác nhau về dấu hiệu này: một là người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính; hai là, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nguồn sống chính. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy rằng trong nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không xem việc phạm tội là một nghề để kiếm sống mà chỉ nhằm mục đích có thu nhập để đáp ứng các nhu cầu của người phạm tội. Xuất phát từ bản chất “có tính chất chuyên nghiệp” là hành vi phạm tội được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tác giả cho rằng không nên xem việc phạm tội trong phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một nghề kiếm sống mà chỉ cần xác định người phạm tội lấy việc phạm tội để tạo ra các nguồn thu nhập cho bản thân phục vụ các nhu cầu của người phạm tội, nguồn thu nhập này có thể là nguồn thu nhập chủ yếu hoặc nguồn thu nhập thứ yếu chỉ giúp làm tăng thu nhập cho người phạm tội.Từ các nội dung phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp hành vi phạm tội lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoản thời gian nhất định, những hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, cùng xâm hại đến một hoặc nhiều khách thể có cùng tính chất và người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nguồn thu nhập cho bản thân”Tóm lại, theo tác giả, các trường hợp tái phạm tội là hành vi phạm tội lại lần nữa của người đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội mới. Do đó, để đưa ra một khái niệm về tái phạm tội chính xác nhất thì trong khái niệm phải chứa đựng bản chất pháp lý và những điều kiện đặc trưng của tái phạm tội, cụ thể là:+  Thứ nhất, người phạm tội là người đã từng bị kết án về ít nhất một tội phạm theo quy định của pháp luật và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật;+  Thứ hai, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới sau khi bản án của những hành vi phạm tội cũ đã có hiệu lực pháp luật;+  Thứ ba, bản án kết tội đối với hành vi phạm tội cũ vẫn chưa được xóa án tích vào thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm mới.Từ nội dung phân tích trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm các trường hợp tái phạm tội như sau: “Tái phạm tội là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm mới trong thời gian chưa được xóa án tích về tội phạm mà người đó đã bị kết án trước đó”. Từ định nghĩa này cho thấy, tái phạm tội không chỉ bao gồm tái phạm, tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm đặc biệt nguy hiểm mà còn bao gồm các trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nhưng không thuộc các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm đặc biệt nguy hiểm.1.1.3. Phân biệt nhiều tội phạm với các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạmTrong thực tiễn xét xử nhận thấy rằng mỗi một tội phạm, người phạm tội thực hiện một hành vi khách quan tại một thời điểm nhất định nhưng cũng có trường hợp hành vi khách quan được thực hiện ở dạng cấu trúc đặc biệt, bao gồm tội kéo dài, tội liên tục, tội ghép. Tuy nhiên, hiện nay một số hình thức của các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của nhiều tội phạm. Do đó, để đảm bảo tính chính xác khi định tội danh và QĐHP thì cần phân biệt ranh giới giữa nhiều tội phạm và các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm. Cụ thể như sau:Tội kéo dài là tội phạm có hành vi khách quan diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian dài.72 Hành vi khách quan trong tội kéo dài được thực hiện một lần có thể bằng hành động hoặc không hành động, hành vi kéo dài trong một khoản thời gian nhất định và hành vi kéo dài cho đến khi người phạm tội bị bắt giữ. Trong trường hợp này, về bản chất hành vi phạm tội kéo dài từ lúc bắt đầu được thực hiện và thường chỉ kết thúc khi tội phạm bị phát hiện bắt giữ hoặc người phạm tội chủ động kết thúc việc phạm tội đó. Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS năm 2015) bắt đầu từ khi người phạm tội có hành vi cất giữ vũ khí quân dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đến khi bị phát hiện hoặc họ tự ra đầu thú. Như vậy, sự khác nhau cơ bản của tội kéo dài và nhiều tội phạm thể hiện ở chỗ: tội kéo dài thì người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi phạm tội nhưng mang tính chất kéo dài và hành vi này cấu thành một tội phạm duy nhất, còn nhiều tội phạm thì hành vi của người phạm tội thực hiện thỏa mãn dấu hiệu của từ hai tội phạm độc lập trở lên.Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội và cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất.73 Nói cách khác, phạm tội liên tục là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động phạm tội cùng tính chất đối với cùng một đối tượng và vì vậy cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Tội bức tử (Điều 130 BLHS năm 2015) người phạm tội đã có hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình dẫn đến việc người đó tự sát. Hành vi ức hiếp, ngược đãi phải xảy ra liên tục, thường xuyên thì mới cấu thành tội bức tử. Hoặc trường hợp tội đầu cơ (Điều 196 BLHS năm 2015), hành vi “mua vét” hàng hóa - mua số lượng lớn hàng hóa, có thể mua một lần hoặc nhiều lần với số lượng hàng hóa nào đó vượt quá nhiều lần nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu dự trữ của nghề nghiệp trong điều kiện hàng hóa khan hiếm, … đồng thời việc mua vét này có căn cứ chứng minh nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Nhìn chung, trong trường hợp tội liên tục và nhiều tội phạm thì người phạm tội đều thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên nhưng đối với tội liên tục thì các hành vi phạm tội này chỉ cấu thành một tội phạm cụ thể, còn trường hợp nhiều tội phạm thì các hành vi phạm tội cấu thành hai tội phạm độc lập với nhau. Đây chính là sự khác biệt giữa phạm tội liên tục và nhiều tội phạm.Tội ghép là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành từ nhiều hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể khác nhau.74 Nói cách khác, tội ghép có thể được hiểu là trường hợp phạm tội bao gồm hai hành vi phạm tội trở lên, nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi đó nên chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015). Tội danh này bao gồm hai hành vi phạm tội, xâm hại đến hai khách thể khác nhau đó là quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, mục đích của người phạm tội là chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên chỉ cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015). Mỗi hành vi phạm tội trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS năm 2015) có thể được đánh giá như một tội phạm độc lập, nhưng vì sự thống nhất bên trong (mục đích chiếm đoạt tài sản) của chúng mà các hành vi đó hợp lại thành cấu thành một tội phạm chứ không phải nhiều tội phạm. Như vậy, có thể thấy đó các hành vi phạm tội trong tội ghép xảy ra cùng nhau tại một thời điểm, mặc dù từng hành vi phạm tội có thể được đánh giá như một tội phạm độc lập, xâm hại những khách thể khác nhau nhưng vì sự thống nhất bên trong của các hành vi phạm tội này mà chỉ được quy định thành một tội phạm trong BLHS và chỉ bị xét xử cùng một tội được quy định trong BLHS. Trong khi đó trường hợp nhiều tội phạm, mặc dù người phạm tội thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên nhưng những hành vi này không có tính thống nhất bên trong và xâm hại đến các khách thể khác nhau hoặc xâm hại đến cùng một khách thể nhưng nhiều lần khác nhau1.2. Lý luận về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều tội phạm1.2.1. Khái niệm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều tội phạmĐể đưa ra khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS liên quan đến nhiều tội phạm thì tác giả nghiên cứu làm rõ nội dung khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS. Từ khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS theo góc độ tác giả đã tiếp cận kết hợp cùng khái niệm, đặc điểm của nhiều tội phạm được nghiên cứu tại mục 1.1, tác giả đưa ra khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS liên quan đến nhiều tội phạm.Theo quy định của BLHS, khi QĐHP, Tòa án ngoài việc căn cứ theo quy định của BLHS thì Tòa án còn căn cứ vào nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS.77 Vì vậy việc nghiên cứu làm rõ khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS góp phần to lớn cho hoạt động xét xử của Tòa án. Hiện nay, trong văn bản pháp luật hình sự Việt Nam, khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS vẫn chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm pháp luật hình sự. Do đó, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS, cụ thể như sau:Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có ý nghĩa làm tăng mức độ TNHS trong phạm vi một khung hình phạt nhất định”.78Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặng TNHS đối với trường hợp phạm tội đó”.79Quan điểm thứ ba cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng TNHS có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi QĐHP vì chúng làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng đối với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật hình sự quy định với tội phạm đó”.80Quan điểm thứ tư cho rằng: “Những tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết làm cho một hành vi phạm tội hoặc người phạm tội tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt đã được xác định”.81Quan điểm thứ năm cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết được quy định trong BLHS phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng có ý nghĩa trong việc QĐHP, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt”.Theo: Nguyễn Thị Minh TrâmLink luận án: https://docs.google.com/document/d/11K7u7VITITpKZGu49A2YEKYmObB6f6LX/edit