0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648be1fbb3212-THỰC-TIỄN-XỬ-LÝ-VI-PHẠN-PHÁP-LUẬT-HÔN-NHÂN-VÀ-GIA-ĐÌNH-VỀ-BẢO-VỆ-QUYỀN-TRẺ-EM.jpg.webp

THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM


 

3.1. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ em

Với mục đích ngăn chặn những hành vi của cha, mẹ hoặc các thành viên gia đình khác trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của con, pháp luật HN&GĐ và pháp luật khác có liên quan đã qui định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền của trẻ em tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

3.1.1. Bảo vệ quyền trẻ em trong quy định về căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Theo khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi có căn cứ sau:

Thứ nhất: Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Khi cha, mẹ có hành vi vi phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý thì ngoài việc bị xử lý hình sự theo quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) của BLHS năm 2015 thì còn bị xem xét hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và bị xử lý về hình sự. Cha, mẹ thực hiện hành vi này đối với con bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật dù có lỗi cố ý hay vô ý. Theo Điều 50 của Luật Trẻ em năm 2016 thì khi trẻ em bị xâm hại sẽ áp dụng biện pháp bảo vệ ở “cấp độ can thiệp” nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại. Đặc biệt, tại khoản 2 Điều 50 của Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định, cần bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em khi cha, mẹ chính là người xâm hại trẻ em.

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì chỉ khi cha mẹ “bị kết án” mới có căn cứ hạn chế quyền của họ đối với con. Vấn đề đặt ra là nếu cha, mẹ có hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự mà

chỉ bị xử phạt hành chính thì họ có bị hạn chế quyền với con chưa thành niên không? Chúng tôi cho rằng, đối với trường hợp này, sau khi cha, mẹ có hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con mà chỉ bị phạt hành chính thì người thân, người giám hộ hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Trường hợp người mẹ bị xử lý hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 với lỗi cố ý, nếu đứa trẻ còn sống thì việc hạn chế quyền của người mẹ này đối với đứa trẻ cũng cần xem xét đến lợi ích của đứa trẻ, bởi sự “cách ly” trẻ sơ sinh với mẹ khi mà đứa trẻ đang cần được nuôi dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Thiết nghĩ, căn cứ vào thái độ hối cải của người mẹ và tình trạng sức khoẻ, tinh thần của con... để Toà án xem xét việc hạn chế quyền của người mẹ đối đứa trẻ. Nếu người mẹ nhận rõ sai lầm, hành vi đối với con là nhất thời, do bồng bột, phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh... thì có thể không hạn chế quyền của người mẹ đối với con, đồng thời có phương án giám sát, bảo vệ đứa trẻ từ các thành viên khác trong gia đình.

Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể, là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân tạo nên giá trị một con người. Nhân phẩm của trẻ em chưa định hình rõ ràng, thường gắn với nhân phẩm, giá trị của cha mẹ, gia đình. Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp nhằm tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của trẻ em là làm cho trẻ em bị coi thường, khinh rẻ trong gia đình, tập thể...

Khi cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì tức là đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của con. Do đó, cha mẹ phải bị hạn chế quyền đối với con. Hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên của cha mẹ có thể bao gồm: trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc thực hiện trách nhiệm một cách qua loa, không đầy đủ, không quan tâm đến giờ ăn, giấc ngủ của con làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất hoặc tinh thần của con; không cho con đi học, ép buộc con làm công việc quá sức lao động, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức; đưa con vào môi trường sống không lành mạnh; bỏ mặc, bỏ bê không chăm lo cho con về vật chất, và tinh thần... Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con đến mức nghiêm trọng thì cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, việc hiểu thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” thì còn có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, việc áp dụng quy định này còn hạn chế, chưa thực sự có tính răn đe.

Các hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự với trẻ em hiện nay nổi cộm về các tội liên quan đến tình dục của trẻ em. Đây là một trong các nhóm tội phạm mà BLHS năm 2015 (từ Điều 142 đến Điều 146) xử lý hết sức nghiêm khắc, bởi hậu quả nặng nề mà nạn nhân phải gánh chịu. Vì vậy, khi trẻ em bị chính cha, mẹ, người thân trong gia đình xâm hại có nên đặt ra việc phải xử lý nghiêm khắc hơn.

Thứ hai: Cha, mẹ phá tán tài sản của con.

Theo quy định tại Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Luật HN&GĐ năm 2014 thì con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, trừ trường hợp con đang được người khác giám hộ hoặc người tặng cho tài sản, người để lại thừa kế chỉ định người khác quản lý. Trong quá trình quản lý tài sản riêng của con mà cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con thì có căn cứ để Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con khi có yêu cầu. Tuy nhiên, phá tán tài sản là thuật ngữ còn mang nghĩa rộng nên có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khó áp dụng trong thực tế. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể để thuận lợi cho việc áp dụng. Chúng tôi cho rằng, hành vi phá tán tài sản của con có thể hiểu là cha, mẹ sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây thất thoát đối với tài sản riêng của con như: Dùng tài sản riêng của con để chi tiêu cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; để kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con; có hành vi chiếm đoạt tài sản của con... Như vậy, quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con trong trường hợp này là bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của con chưa thành niên, trong đó có trẻ em.

Thứ ba: Cha, mẹ có lối sống đồi trụy.

Người chưa thành niên nói chung và trẻ em nói riêng là những người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần và nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi, lối sống của cha mẹ, rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái mà bản thân họ chưa nhận thức được. Lối sống đồi trụy của cha mẹ được hiểu là lối sống buông thả, ăn chơi, tiêu khiển thiếu lành mạnh; nghiện chất kích thích, ham mê cờ bạc, tàng trữ, mua bán văn hóa phẩm bạo lực, khiêu dâm... Khi trẻ em chứng kiến, tiếp xúc lối sống hằng ngày của cha mẹ, có thể dẫn đến định hình tính cách, bắt chước hành động của cha mẹ và có khả năng có những hành vi giống như cha mẹ trong tương lai. Cha mẹ có lối sống như vậy cũng cần bị cách ly, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con bằng biện pháp hạn chế các quyền đối với con.

Thứ tư: Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Một trong nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 là “không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Hành vi của cha mẹ có thể được xác định là “xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi

lang thang; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác...

Như vậy, quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thanh niên, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, “phá tán tài sản của con” và “có lối sống đồi trụy”. Điều này dẫn đến việc áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, do có những quan điểm khác nhau. Do vậy, cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể, tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Việc xem xét tính chất, mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hay nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản của hay phá tán tài sản của con cần được đặt trong các yếu tố cụ thể tác động đến sự phát triển toàn diện của con để Tòa án ra quyết định hạn chế hay không hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con.

3.1.2. Hậu quả của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:

Một là: Cha, mẹ không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật.

Khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì dẫn đến hậu quả là người cha, người mẹ đó không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm (khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014). Đây được coi là biện pháp chế tài áp dụng đối với người cha, người mẹ khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con chưa thành niên hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên.

Tuy nhiên, quy định này dường như thiếu tính khả thi. “Khi cha, mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con nhưng họ vẫn sống cùng với con thì rất khó hạn chế việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục con trong thực tế cũng như không thể ngăn chặn được ảnh hưởng xấu của lối sống đồi truỵ của cha, mẹ đối với con. Bởi lẽ, việc trông nom, chăm sóc và đặc biệt là việc giáo dục con được thực hiện bằng tổng hợp các hành vi. Thậm chí chỉ bằng cách ứng xử hàng ngày trong cuộc sống của cha,

mẹ cũng có thể tác động xấu đến sự phát triển nhân cách của con. Do đó, mặc dù pháp luật quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhưng khi toà án ra quyết định thì việc thi hành các quyết định đó cũng gặp rất nhiều khó khăn”132.

Đồng thời, pháp luật quy định thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là từ 01 năm đến 05 năm. Tùy từng trường hợp mà Tòa án có thể xem xét quyết định thời hạn sao cho phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm. Tòa án cũng có thể rút ngắn thời hạn này (khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014). Về thời hạn này nhận thấy, khung thời gian còn quá rộng sẽ xảy ra việc áp dụng pháp luật khác nhau khi có cùng một hành vi, tính chất. Thêm nữa, cần xem xét việc Tòa án rút ngắn thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ có cần phải xem xét đến lợi ích của con chưa thành niên hay không cũng chưa được pháp luật quy định.

Hai là: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật được bảo đảm bởi các chủ thể khác.

Khi cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người mẹ hoặc cha còn lại thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Trường hợp người còn lại không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con hoặc cả cha và mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con thì giao cho người giám hộ trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014).

Như vậy, trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Pháp luật dự liệu đầy đủ các tình huống để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên. Vì vậy, việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là hoàn toàn xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thanh niên. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ và không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp việc cách ly như vậy theo quy định của pháp luật là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 9).

Ngoài việc xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ quyền trẻ em theo Luật HN&GĐ, trong lĩnh vực HN&GĐ, việc xác định các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn… được bị xử lý hành chính được quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm



 

132 Ngô Thị Hường (2020), “Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Luật học, số 6/2020, trang 31 - 41.

hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP). Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trẻ em như vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, hành vi bạo lực với trẻ em và các hành vi vi phạm quyền trẻ em khác…sẽ bị xử lý theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Nghiêm khắc hơn khi các hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. BLHS năm 2015 quy định các tội xâm phạm chế độ hôn HN&GĐ từ Điều 181 đến điều 187 và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người từ Điều 123 đến Điều 156. Cha, mẹ, người thân thích khác của trẻ em có hành vi phạm tội đối với trẻ em thì áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 để xử lý.

Như vậy, khi cha mẹ thực hiện các hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được xem xét xử lý như các chủ thể khác có hành vi tương tự với trẻ em. Tuy nhiên, qua phân tích chúng tôi nhận thấy, việc xử lý hành vi vi phạm của các chủ thể có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn gặp nhiều vướng mắc bởi đang gặp phải những yếu tố trở ngại để phát hiện kịp thời, thái độ thờ ơ của một số người trong đó có cả thành viên gia đình vẫn tồn tại, tâm lý “việc nội bộ gia đình” “con do cha mẹ đẻ ra thì phải dạy” khiến nhiều người e dè, không lên tiếng. Việc ngăn chặn, phát hiện báo tin, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình nói chung và trẻ em bị bạo lực gia đình nói riêng đã được pháp luật bảo vệ tại Điều 60, Điều 62, Nghị định số 144/2021 NĐ-CP 133. Việc cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình cũng bị xem xét xử lý sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, việc giám sát cộng đồng trong toàn xã hội.

Theo chúng tôi, mọi hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ liên quan đến trẻ em đều phải phải xử lý để đảm bảo tốt nhất cho trẻ em có điều kiện phát triển. Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em từ chính thành viên gia đình cần phải bị lên án và xử lý nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp cần xem xét là tình tiết tăng nặng bởi không những xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em mà còn phá vỡ môi trường an toàn của gia đình và trật tự xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

 

Luật HN&GĐ năm 2014 đã xây dựng các chế định để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình đồng thời để bảo vệ các quyền của trẻ em trong gia đình. Các quyền trẻ em được bảo vệ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chế định cụ thể đảm bảo hài hòa các quan hệ trong gia đình.

Tại Chương 3 Luận án đã phân tích, đánh giá các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 trong lĩnh vực kết hôn thể hiện việc bảo vệ trực tiếp quyền được phát triển của trẻ em cũng như các quyền cơ bản khác của trẻ em. Trong các quy đinh về các điều kiện kết hôn đã bảo vệ nhóm các quyền được phát triển khỏe mạnh về thể chất của trẻ em đồng thời thể hiện trách nhiệm của các chủ thể trong gia đình tạo môi trường và điều kiện để trẻ em phát triển. Việc hủy kết hôn trái pháp luật đều hướng tới đảm bảo con chưa thành niên có chỗ ở ổn định, bảo vệ quyền của trẻ em.

Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ về nhân thân và quyền về tài sản giữa vợ và chồng để bảo vệ quyền trẻ em cũng được phân tích sâu sắc. Vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ nhân thân với nhau đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt quyền được chung sống cùng cha, mẹ của trẻ em. Việc thực hiện các quyền về tài sản của vợ chồng đảm bảo một cách tốt nhất quyền được phát triển của trẻ em trong gia đình.

Trong Chương này Luận án đã phân tích và đánh giá các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trẻ em đã xác định vai trò là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp, cha mẹ, thành viên khác trong gia đình cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với con chưa thành niên theo quy định pháp luật cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các quy định về nghĩa vụ và quyền của các bậc cha mẹ xác định rõ ràng hơn về trách nhiệm pháp lý của mình, tìm hiểu và áp dụng các tri thức khác để chăm sóc, nuôi dưỡng con, em của mình với tình cảm yêu thương, nhất định mỗi đứa trẻ sẽ được tôn trọng và thành công trong cuộc sống. Mỗi trẻ em trước khi là một công dân, một nhà khoa học, một nguyên thủ thì đầu tiên và là những đứa trẻ, đứa con trong một gia đình. Để đảm bảo cho mỗi đứa trẻ được trưởng thành gánh vác các trọng trách của xã hội cần nuôi dưỡng, rèn luyện và ấp ủ bởi một gia đình đủ ấm, đủ tình yêu thương và kỷ luật, đó chính là trách nhiệm của mỗi người lớn, người cha, người mẹ làm tốt nhất “nghề” của mình.

Trong chương này, chúng tôi cũng đã đề cập việc xử lý các hành vi vi phạm Luật HN&GĐ của các chủ thể có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em. Các hành vi này đều bị xem xét và xử lý theo các ngành luật khác nhau tùy thuộc vào tình chất và mức độ và hành vi vi phạm, bảo đảm tính thực thi của pháp luật HN&GĐ nói riêng và pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em nói chung được tuân thủ.

Theo: Nguyễn Thị Hạnh

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit

avatar
Đặng Quỳnh
317 ngày trước
THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
 3.1. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ emVới mục đích ngăn chặn những hành vi của cha, mẹ hoặc các thành viên gia đình khác trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của con, pháp luật HN&GĐ và pháp luật khác có liên quan đã qui định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền của trẻ em tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.3.1.1. Bảo vệ quyền trẻ em trong quy định về căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niênTheo khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi có căn cứ sau:Thứ nhất: Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Khi cha, mẹ có hành vi vi phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý thì ngoài việc bị xử lý hình sự theo quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) của BLHS năm 2015 thì còn bị xem xét hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và bị xử lý về hình sự. Cha, mẹ thực hiện hành vi này đối với con bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật dù có lỗi cố ý hay vô ý. Theo Điều 50 của Luật Trẻ em năm 2016 thì khi trẻ em bị xâm hại sẽ áp dụng biện pháp bảo vệ ở “cấp độ can thiệp” nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại. Đặc biệt, tại khoản 2 Điều 50 của Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định, cần bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em khi cha, mẹ chính là người xâm hại trẻ em.Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì chỉ khi cha mẹ “bị kết án” mới có căn cứ hạn chế quyền của họ đối với con. Vấn đề đặt ra là nếu cha, mẹ có hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự màchỉ bị xử phạt hành chính thì họ có bị hạn chế quyền với con chưa thành niên không? Chúng tôi cho rằng, đối với trường hợp này, sau khi cha, mẹ có hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con mà chỉ bị phạt hành chính thì người thân, người giám hộ hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.Trường hợp người mẹ bị xử lý hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ quy định tại Điều 124 BLHS năm 2015 với lỗi cố ý, nếu đứa trẻ còn sống thì việc hạn chế quyền của người mẹ này đối với đứa trẻ cũng cần xem xét đến lợi ích của đứa trẻ, bởi sự “cách ly” trẻ sơ sinh với mẹ khi mà đứa trẻ đang cần được nuôi dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Thiết nghĩ, căn cứ vào thái độ hối cải của người mẹ và tình trạng sức khoẻ, tinh thần của con... để Toà án xem xét việc hạn chế quyền của người mẹ đối đứa trẻ. Nếu người mẹ nhận rõ sai lầm, hành vi đối với con là nhất thời, do bồng bột, phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh... thì có thể không hạn chế quyền của người mẹ đối với con, đồng thời có phương án giám sát, bảo vệ đứa trẻ từ các thành viên khác trong gia đình.Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể, là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân tạo nên giá trị một con người. Nhân phẩm của trẻ em chưa định hình rõ ràng, thường gắn với nhân phẩm, giá trị của cha mẹ, gia đình. Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp nhằm tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của trẻ em là làm cho trẻ em bị coi thường, khinh rẻ trong gia đình, tập thể...Khi cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì tức là đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền của con. Do đó, cha mẹ phải bị hạn chế quyền đối với con. Hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên của cha mẹ có thể bao gồm: trốn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc thực hiện trách nhiệm một cách qua loa, không đầy đủ, không quan tâm đến giờ ăn, giấc ngủ của con làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất hoặc tinh thần của con; không cho con đi học, ép buộc con làm công việc quá sức lao động, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức; đưa con vào môi trường sống không lành mạnh; bỏ mặc, bỏ bê không chăm lo cho con về vật chất, và tinh thần... Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con đến mức nghiêm trọng thì cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, việc hiểu thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” thì còn có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, việc áp dụng quy định này còn hạn chế, chưa thực sự có tính răn đe.Các hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự với trẻ em hiện nay nổi cộm về các tội liên quan đến tình dục của trẻ em. Đây là một trong các nhóm tội phạm mà BLHS năm 2015 (từ Điều 142 đến Điều 146) xử lý hết sức nghiêm khắc, bởi hậu quả nặng nề mà nạn nhân phải gánh chịu. Vì vậy, khi trẻ em bị chính cha, mẹ, người thân trong gia đình xâm hại có nên đặt ra việc phải xử lý nghiêm khắc hơn.Thứ hai: Cha, mẹ phá tán tài sản của con.Theo quy định tại Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Luật HN&GĐ năm 2014 thì con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, trừ trường hợp con đang được người khác giám hộ hoặc người tặng cho tài sản, người để lại thừa kế chỉ định người khác quản lý. Trong quá trình quản lý tài sản riêng của con mà cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con thì có căn cứ để Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con khi có yêu cầu. Tuy nhiên, phá tán tài sản là thuật ngữ còn mang nghĩa rộng nên có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khó áp dụng trong thực tế. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể để thuận lợi cho việc áp dụng. Chúng tôi cho rằng, hành vi phá tán tài sản của con có thể hiểu là cha, mẹ sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây thất thoát đối với tài sản riêng của con như: Dùng tài sản riêng của con để chi tiêu cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; để kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con; có hành vi chiếm đoạt tài sản của con... Như vậy, quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con trong trường hợp này là bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của con chưa thành niên, trong đó có trẻ em.Thứ ba: Cha, mẹ có lối sống đồi trụy.Người chưa thành niên nói chung và trẻ em nói riêng là những người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần và nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi, lối sống của cha mẹ, rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái mà bản thân họ chưa nhận thức được. Lối sống đồi trụy của cha mẹ được hiểu là lối sống buông thả, ăn chơi, tiêu khiển thiếu lành mạnh; nghiện chất kích thích, ham mê cờ bạc, tàng trữ, mua bán văn hóa phẩm bạo lực, khiêu dâm... Khi trẻ em chứng kiến, tiếp xúc lối sống hằng ngày của cha mẹ, có thể dẫn đến định hình tính cách, bắt chước hành động của cha mẹ và có khả năng có những hành vi giống như cha mẹ trong tương lai. Cha mẹ có lối sống như vậy cũng cần bị cách ly, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con bằng biện pháp hạn chế các quyền đối với con.Thứ tư: Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.Một trong nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 là “không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Hành vi của cha mẹ có thể được xác định là “xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đilang thang; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác...Như vậy, quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thanh niên, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, “phá tán tài sản của con” và “có lối sống đồi trụy”. Điều này dẫn đến việc áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, do có những quan điểm khác nhau. Do vậy, cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể, tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Việc xem xét tính chất, mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hay nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản của hay phá tán tài sản của con cần được đặt trong các yếu tố cụ thể tác động đến sự phát triển toàn diện của con để Tòa án ra quyết định hạn chế hay không hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con.3.1.2. Hậu quả của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niênKhi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:Một là: Cha, mẹ không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật.Khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì dẫn đến hậu quả là người cha, người mẹ đó không được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm (khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014). Đây được coi là biện pháp chế tài áp dụng đối với người cha, người mẹ khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con chưa thành niên hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên.Tuy nhiên, quy định này dường như thiếu tính khả thi. “Khi cha, mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con nhưng họ vẫn sống cùng với con thì rất khó hạn chế việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục con trong thực tế cũng như không thể ngăn chặn được ảnh hưởng xấu của lối sống đồi truỵ của cha, mẹ đối với con. Bởi lẽ, việc trông nom, chăm sóc và đặc biệt là việc giáo dục con được thực hiện bằng tổng hợp các hành vi. Thậm chí chỉ bằng cách ứng xử hàng ngày trong cuộc sống của cha,mẹ cũng có thể tác động xấu đến sự phát triển nhân cách của con. Do đó, mặc dù pháp luật quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhưng khi toà án ra quyết định thì việc thi hành các quyết định đó cũng gặp rất nhiều khó khăn”132.Đồng thời, pháp luật quy định thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là từ 01 năm đến 05 năm. Tùy từng trường hợp mà Tòa án có thể xem xét quyết định thời hạn sao cho phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm. Tòa án cũng có thể rút ngắn thời hạn này (khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014). Về thời hạn này nhận thấy, khung thời gian còn quá rộng sẽ xảy ra việc áp dụng pháp luật khác nhau khi có cùng một hành vi, tính chất. Thêm nữa, cần xem xét việc Tòa án rút ngắn thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ có cần phải xem xét đến lợi ích của con chưa thành niên hay không cũng chưa được pháp luật quy định.Hai là: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con theo pháp luật được bảo đảm bởi các chủ thể khác.Khi cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người mẹ hoặc cha còn lại thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Trường hợp người còn lại không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con hoặc cả cha và mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con thì giao cho người giám hộ trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014).Như vậy, trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Pháp luật dự liệu đầy đủ các tình huống để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên. Vì vậy, việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là hoàn toàn xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thanh niên. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ và không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp việc cách ly như vậy theo quy định của pháp luật là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 9).Ngoài việc xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ quyền trẻ em theo Luật HN&GĐ, trong lĩnh vực HN&GĐ, việc xác định các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn… được bị xử lý hành chính được quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm 132 Ngô Thị Hường (2020), “Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Luật học, số 6/2020, trang 31 - 41.hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Nghị định số 82/2020/NĐ-CP). Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trẻ em như vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, hành vi bạo lực với trẻ em và các hành vi vi phạm quyền trẻ em khác…sẽ bị xử lý theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Nghiêm khắc hơn khi các hành vi xâm phạm quyền trẻ em mà cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. BLHS năm 2015 quy định các tội xâm phạm chế độ hôn HN&GĐ từ Điều 181 đến điều 187 và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người từ Điều 123 đến Điều 156. Cha, mẹ, người thân thích khác của trẻ em có hành vi phạm tội đối với trẻ em thì áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 để xử lý.Như vậy, khi cha mẹ thực hiện các hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được xem xét xử lý như các chủ thể khác có hành vi tương tự với trẻ em. Tuy nhiên, qua phân tích chúng tôi nhận thấy, việc xử lý hành vi vi phạm của các chủ thể có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn gặp nhiều vướng mắc bởi đang gặp phải những yếu tố trở ngại để phát hiện kịp thời, thái độ thờ ơ của một số người trong đó có cả thành viên gia đình vẫn tồn tại, tâm lý “việc nội bộ gia đình” “con do cha mẹ đẻ ra thì phải dạy” khiến nhiều người e dè, không lên tiếng. Việc ngăn chặn, phát hiện báo tin, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình nói chung và trẻ em bị bạo lực gia đình nói riêng đã được pháp luật bảo vệ tại Điều 60, Điều 62, Nghị định số 144/2021 NĐ-CP 133. Việc cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình cũng bị xem xét xử lý sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, việc giám sát cộng đồng trong toàn xã hội.Theo chúng tôi, mọi hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ liên quan đến trẻ em đều phải phải xử lý để đảm bảo tốt nhất cho trẻ em có điều kiện phát triển. Các hành vi xâm phạm quyền trẻ em từ chính thành viên gia đình cần phải bị lên án và xử lý nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp cần xem xét là tình tiết tăng nặng bởi không những xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em mà còn phá vỡ môi trường an toàn của gia đình và trật tự xã hội.KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã xây dựng các chế định để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình đồng thời để bảo vệ các quyền của trẻ em trong gia đình. Các quyền trẻ em được bảo vệ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chế định cụ thể đảm bảo hài hòa các quan hệ trong gia đình.Tại Chương 3 Luận án đã phân tích, đánh giá các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 trong lĩnh vực kết hôn thể hiện việc bảo vệ trực tiếp quyền được phát triển của trẻ em cũng như các quyền cơ bản khác của trẻ em. Trong các quy đinh về các điều kiện kết hôn đã bảo vệ nhóm các quyền được phát triển khỏe mạnh về thể chất của trẻ em đồng thời thể hiện trách nhiệm của các chủ thể trong gia đình tạo môi trường và điều kiện để trẻ em phát triển. Việc hủy kết hôn trái pháp luật đều hướng tới đảm bảo con chưa thành niên có chỗ ở ổn định, bảo vệ quyền của trẻ em.Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ về nhân thân và quyền về tài sản giữa vợ và chồng để bảo vệ quyền trẻ em cũng được phân tích sâu sắc. Vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ nhân thân với nhau đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt quyền được chung sống cùng cha, mẹ của trẻ em. Việc thực hiện các quyền về tài sản của vợ chồng đảm bảo một cách tốt nhất quyền được phát triển của trẻ em trong gia đình.Trong Chương này Luận án đã phân tích và đánh giá các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trẻ em đã xác định vai trò là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp, cha mẹ, thành viên khác trong gia đình cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với con chưa thành niên theo quy định pháp luật cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các quy định về nghĩa vụ và quyền của các bậc cha mẹ xác định rõ ràng hơn về trách nhiệm pháp lý của mình, tìm hiểu và áp dụng các tri thức khác để chăm sóc, nuôi dưỡng con, em của mình với tình cảm yêu thương, nhất định mỗi đứa trẻ sẽ được tôn trọng và thành công trong cuộc sống. Mỗi trẻ em trước khi là một công dân, một nhà khoa học, một nguyên thủ thì đầu tiên và là những đứa trẻ, đứa con trong một gia đình. Để đảm bảo cho mỗi đứa trẻ được trưởng thành gánh vác các trọng trách của xã hội cần nuôi dưỡng, rèn luyện và ấp ủ bởi một gia đình đủ ấm, đủ tình yêu thương và kỷ luật, đó chính là trách nhiệm của mỗi người lớn, người cha, người mẹ làm tốt nhất “nghề” của mình.Trong chương này, chúng tôi cũng đã đề cập việc xử lý các hành vi vi phạm Luật HN&GĐ của các chủ thể có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em. Các hành vi này đều bị xem xét và xử lý theo các ngành luật khác nhau tùy thuộc vào tình chất và mức độ và hành vi vi phạm, bảo đảm tính thực thi của pháp luật HN&GĐ nói riêng và pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em nói chung được tuân thủ.Theo: Nguyễn Thị HạnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit