0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648be3115a9cf-_HOÀN-THIỆN-PHÁP-LUẬT-HÔN-NH-N-GIA-ĐÌNH-VỀ-BẢO-VỆ-QUYỀN-TRẺ-EM-.jpg.webp

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM


 

4.1.1.  Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ em phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới là phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật. Hiện nay, quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em được ghi nhận trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Trẻ em năm 2016; Luật HN&GĐ năm 2014; Luật Giáo dục năm 2019; Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019... Sự đồng bộ, thống nhất các quy định pháp luật có vai trò quyết định trong việc áp dụng và thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật trên thực tế. Điều này tạo ra sự gắn kết, có tính hệ thống và đảm bảo tính liền mạch trong mỗi quan hệ pháp luật. Do đó, các quy định của Luật HN&GĐ cần phải được xem xét cân nhắc trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan. Chẳng hạn, khi Luật Giáo dục quy định việc miễn học phí cho bậc tiểu học, đồng thời pháp luật HN&GĐ quy định cha mẹ có nghĩa vụ “chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập” thì cũng phải quy định biện pháp chế tài khi cha, mẹ để con đến tuổi đi học cấp tiểu học lại không được đến trường trong khi con có đủ điều kiện tham gia học tập, cũng như Nhà nước cũng đã tạo điều kiện học tập cho trẻ em. Việc khắc phục khó khăn do điều kiện địa lý cha mẹ cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ để trẻ em đến trường, không được cấm cản việc đi học của trẻ em... Như vậy, hiện nay, còn tồn tại một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến quyền của trẻ em trong quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp, có những tác động tiêu cực nhất định đến lợi ích của các chủ thể. Do vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật cần tính đến các yếu tố liên ngành trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy

phạm pháp luật, có như vậy mới đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trong môi trường gia đình.

4.1.2.  Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ em phải hướng tới việc xử lý nghiêm minh các hành vi của các thành viên gia đình xâm phạm quyền trẻ em

Trước thực trạng pháp luật hiện nay, nhiều quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ ghi nhận các quyền của trẻ em và nghĩa vụ chung của các chủ thể là thành viên gia đình, thiếu chế tài xử lý khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ dẫn đến thực trạng là thiếu tôn trọng pháp luật. Các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ ngày càng phổ biến dẫn đến việc đương nhiên vi phạm pháp luật như: hành vi cha, mẹ không trông nom, chăm sóc, giáo dục con mà gửi cho ông, bà nội, ông bà ngoại, các thành viên gia đình khác trông nom, chăm sóc, giáo dục mặc dù cha, mẹ có sức khỏe, điều kiện khác để trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ em có cha mẹ nhưng lại phải sống cùng ông, bà, cô, dì, chú bác.... Dù các em có thể vẫn được ông, bà yêu thương, chăm sóc, giáo dục nhưng các em thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc từ cha, mẹ duy trì sự gắn kết giữa cha mẹ và con. Đây là thiệt thòi lớn của trẻ em. Hành vi “ỷ lại” của cha mẹ hiện nay ngày càng phổ biến dẫn đến con cái rơi vào tình trạng bị bỏ mặc và nhiều nguy cơ các quyền khác của trẻ em bị xâm phạm.

Một bộ phận gia đình hiện nay cha mẹ chưa thực sự đến việc bảo đảm các quyền của trẻ em, họ thường lấy cớ vì kinh tế khó khăn mà buộc con còn ở độ tuổi trẻ em phải tham gia lao động sớm để đảm bảo cuộc sống mưu sinh hằng ngày của bản thân và gia đình, dẫn đến những rào cản nhất định trong việc thực hiện quyền được học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em. Các em thực sự rơi vào tình trạng nghèo về giáo dục, nghèo về cơ hội phát triển. Trên thực tế, tình trạng vi phạm các quyền trẻ em có xu hướng càng ngày càng gia tăng như nhiều trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ngay chính trong môi trường gia đình. Nhiều trẻ em bị bỏ rơi, bị xao nhãng, bị bóc lột sức lao động. Nhiều trẻ em lang thang, vi phạm pháp luật, nhiễm HIV/AIDS, bị tai nạn thương tích... là do cha mẹ. Đặc biệt có những trường hợp cha, mẹ đẩy con ra khỏi nhà lang thang kiếm sống; cha, mẹ, ông, bà có hành vi xâm hại tính mạng, xâm hại tình dục chính con, cháu của mình... Đây chính là những hành vi vi phạm pháp luật của cha, mẹ, ông, bà dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đó. Việc xử lý các hành vi này của cha mẹ cũng cần xem xét để nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của cha, mẹ. Tuy nhiên, cha, mẹ, ông, bà dường như vô can bởi các quy phạm pháp luật HN&GĐ chủ yếu mang tính điều chỉnh, hướng dẫn mà thiếu các quy phạm mang tính bảo vệ. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em.

Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em chủ yếu bị xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em, đặc biệt là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi bạo lực trong gia đình cần xây dựng và bổ sung các quy định pháp luật làm căn cứ pháp lý xử lý nghiêm minh, kịp thời. Vì thế, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà soát và nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời, quy định rõ và hướng dẫn những biện pháp, phương thức cụ thể, cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em để giúp các em có thể được tiếp cận các quyền của mình trên thực tế đề chính các em thực hiện các quyền của mình để có những đòi hỏi cha mẹ phải thực hiện các quyền chính đáng của các em.

Từ thực tiễn trên, việc hoàn thiện pháp luật HN&GĐ theo hướng quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, ông, bà đối với con, cháu chưa thành niên và có chế tài nhất định sẽ là cơ sở để dễ dàng xử lý khi cha, mẹ, ông, bà có hành vi vi phạm pháp luật đối với con, cháu đang ở độ tuổi trẻ em.

Khi quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể và biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em thì mới nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Từ đó sẽ nâng phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung cũng như bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cha mẹ cần nâng cao hiểu biết của mình đặc biệt là các quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, chính cha, mẹ là người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các nghĩa vụ của mình đối với trẻ em, sẽ thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cha mẹ trước tính răn đe của pháp luật. Đồng thời, cha mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội, trang bị và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con cái, để không chỉ góp phần tăng cường, nâng cao và phát huy được vai trò giáo dục gia đình, nhất là với các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn, miền núi mà còn khắc phục phương pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Thực tế cho thấy, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục, uốn nắn con và thường tác động đến sự phát triển và định hướng tương lai của con trẻ, song nếu giáo dục không đúng và định hướng “không chuẩn”, không sát điều kiện thực tế của chính bản thân con trẻ và gia đình thì con trẻ không những không phát huy được khả năng của mình mà còn luôn cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn đến suy sụp tinh thần và thể chất.

Theo: Nguyễn Thị Hạnh

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit

 

 

 

avatar
Đặng Quỳnh
318 ngày trước
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
 4.1.1.  Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ em phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt NamMột trong những mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới là phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật. Hiện nay, quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em được ghi nhận trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Trẻ em năm 2016; Luật HN&GĐ năm 2014; Luật Giáo dục năm 2019; Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019... Sự đồng bộ, thống nhất các quy định pháp luật có vai trò quyết định trong việc áp dụng và thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật trên thực tế. Điều này tạo ra sự gắn kết, có tính hệ thống và đảm bảo tính liền mạch trong mỗi quan hệ pháp luật. Do đó, các quy định của Luật HN&GĐ cần phải được xem xét cân nhắc trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan. Chẳng hạn, khi Luật Giáo dục quy định việc miễn học phí cho bậc tiểu học, đồng thời pháp luật HN&GĐ quy định cha mẹ có nghĩa vụ “chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập” thì cũng phải quy định biện pháp chế tài khi cha, mẹ để con đến tuổi đi học cấp tiểu học lại không được đến trường trong khi con có đủ điều kiện tham gia học tập, cũng như Nhà nước cũng đã tạo điều kiện học tập cho trẻ em. Việc khắc phục khó khăn do điều kiện địa lý cha mẹ cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ để trẻ em đến trường, không được cấm cản việc đi học của trẻ em... Như vậy, hiện nay, còn tồn tại một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến quyền của trẻ em trong quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp, có những tác động tiêu cực nhất định đến lợi ích của các chủ thể. Do vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật cần tính đến các yếu tố liên ngành trong việc xây dựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật, có như vậy mới đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trong môi trường gia đình.4.1.2.  Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền trẻ em phải hướng tới việc xử lý nghiêm minh các hành vi của các thành viên gia đình xâm phạm quyền trẻ emTrước thực trạng pháp luật hiện nay, nhiều quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ ghi nhận các quyền của trẻ em và nghĩa vụ chung của các chủ thể là thành viên gia đình, thiếu chế tài xử lý khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ dẫn đến thực trạng là thiếu tôn trọng pháp luật. Các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ ngày càng phổ biến dẫn đến việc đương nhiên vi phạm pháp luật như: hành vi cha, mẹ không trông nom, chăm sóc, giáo dục con mà gửi cho ông, bà nội, ông bà ngoại, các thành viên gia đình khác trông nom, chăm sóc, giáo dục mặc dù cha, mẹ có sức khỏe, điều kiện khác để trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ em có cha mẹ nhưng lại phải sống cùng ông, bà, cô, dì, chú bác.... Dù các em có thể vẫn được ông, bà yêu thương, chăm sóc, giáo dục nhưng các em thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc từ cha, mẹ duy trì sự gắn kết giữa cha mẹ và con. Đây là thiệt thòi lớn của trẻ em. Hành vi “ỷ lại” của cha mẹ hiện nay ngày càng phổ biến dẫn đến con cái rơi vào tình trạng bị bỏ mặc và nhiều nguy cơ các quyền khác của trẻ em bị xâm phạm.Một bộ phận gia đình hiện nay cha mẹ chưa thực sự đến việc bảo đảm các quyền của trẻ em, họ thường lấy cớ vì kinh tế khó khăn mà buộc con còn ở độ tuổi trẻ em phải tham gia lao động sớm để đảm bảo cuộc sống mưu sinh hằng ngày của bản thân và gia đình, dẫn đến những rào cản nhất định trong việc thực hiện quyền được học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em. Các em thực sự rơi vào tình trạng nghèo về giáo dục, nghèo về cơ hội phát triển. Trên thực tế, tình trạng vi phạm các quyền trẻ em có xu hướng càng ngày càng gia tăng như nhiều trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ngay chính trong môi trường gia đình. Nhiều trẻ em bị bỏ rơi, bị xao nhãng, bị bóc lột sức lao động. Nhiều trẻ em lang thang, vi phạm pháp luật, nhiễm HIV/AIDS, bị tai nạn thương tích... là do cha mẹ. Đặc biệt có những trường hợp cha, mẹ đẩy con ra khỏi nhà lang thang kiếm sống; cha, mẹ, ông, bà có hành vi xâm hại tính mạng, xâm hại tình dục chính con, cháu của mình... Đây chính là những hành vi vi phạm pháp luật của cha, mẹ, ông, bà dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đó. Việc xử lý các hành vi này của cha mẹ cũng cần xem xét để nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của cha, mẹ. Tuy nhiên, cha, mẹ, ông, bà dường như vô can bởi các quy phạm pháp luật HN&GĐ chủ yếu mang tính điều chỉnh, hướng dẫn mà thiếu các quy phạm mang tính bảo vệ. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em.Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em chủ yếu bị xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em, đặc biệt là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi bạo lực trong gia đình cần xây dựng và bổ sung các quy định pháp luật làm căn cứ pháp lý xử lý nghiêm minh, kịp thời. Vì thế, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà soát và nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời, quy định rõ và hướng dẫn những biện pháp, phương thức cụ thể, cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em để giúp các em có thể được tiếp cận các quyền của mình trên thực tế đề chính các em thực hiện các quyền của mình để có những đòi hỏi cha mẹ phải thực hiện các quyền chính đáng của các em.Từ thực tiễn trên, việc hoàn thiện pháp luật HN&GĐ theo hướng quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, ông, bà đối với con, cháu chưa thành niên và có chế tài nhất định sẽ là cơ sở để dễ dàng xử lý khi cha, mẹ, ông, bà có hành vi vi phạm pháp luật đối với con, cháu đang ở độ tuổi trẻ em.Khi quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể và biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em thì mới nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Từ đó sẽ nâng phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung cũng như bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cha mẹ cần nâng cao hiểu biết của mình đặc biệt là các quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, chính cha, mẹ là người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các nghĩa vụ của mình đối với trẻ em, sẽ thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cha mẹ trước tính răn đe của pháp luật. Đồng thời, cha mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội, trang bị và nâng cao kiến thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con cái, để không chỉ góp phần tăng cường, nâng cao và phát huy được vai trò giáo dục gia đình, nhất là với các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn, miền núi mà còn khắc phục phương pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Thực tế cho thấy, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục, uốn nắn con và thường tác động đến sự phát triển và định hướng tương lai của con trẻ, song nếu giáo dục không đúng và định hướng “không chuẩn”, không sát điều kiện thực tế của chính bản thân con trẻ và gia đình thì con trẻ không những không phát huy được khả năng của mình mà còn luôn cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn đến suy sụp tinh thần và thể chất.Theo: Nguyễn Thị HạnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit