0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648be4227a133-GIẢI-PHÁP-HOÀN-THIỆN-LUẬT-HÔN-NHÂN-GIA-ĐÌNH-VỀ-BẢO-VỆ-QUYỀN-TRẺ-EM.jpg.webp

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

4.1. Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong việc bảo vệ quyền trẻ em

4.1.1.  Giải pháp hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nhóm các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con

Luật HN&GĐ năm 2014 đã tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền của trẻ em trong quan hệ HN&GĐ, là công cụ pháp lý quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em ở nước ta. Tuy nhiên, qua thực tế thi hành, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng bộc lộ một số hạn chế, khiếm khuyết. Thêm nữa, cùng với sự vận động của xã hội, các quan hệ HN&GĐ cũng có những biến đổi nhất định mà Luật HN&GĐ hiện hành chưa dự liệu. Điều này dẫn đến việc bảo đảm các quyền của trẻ em trên thực tế bị hạn chế hết. Vì vậy, để bảo vệ quyền của trẻ em, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật thống nhất. Trong khuôn khổ của phạm vi Luận án, chúng tôi tập trung ý kiến hoàn thiện Luật HN&GĐ năm 2014 trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

4.1.1.1      Bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để làm rõ nghĩa vụ của cha mẹ trong việc tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực đối với con

Nghĩa vụ giáo dục của cha mẹ đối với con gắn liền với quyền được giáo dục của trẻ em được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con. Tuy nhiên, quan niệm về giáo dục trẻ em cũng có nhiều luồng suy nghĩ và phương pháp tiếp cận. Chúng ta biết rằng, một trong các quyền của trẻ em là quyền được giáo dục. Đây vừa là một yếu tố có tác dụng tăng cường quyền con người cho mọi cá nhân, vừa là điều kiện không thể thiếu để thực hiện các quyền con người khác và đảm bảo phẩm giá con người. Quyền được giáo dục còn là phương tiện quan trọng nhất mà nhờ đó, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể tự mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói và tham gia đầy đủ vào cộng đồng. Đối với xã hội, quyền được giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhân loại, đồng thời là yếu tố then chốt để đạt được hòa bình lâu dài và phát triển bền vững. Như vậy, quyền được giáo dục của trẻ em không chỉ là được giáo dục về kiến thức mà đầy đủ hơn đó là được giáo dục đầy đủ về tri thức, về phẩm giá của con người.

Mỗi con người khi sinh ra, thông thường đều có một gia đình, được sinh ra từ người cha, người mẹ... Vì thế, ánh mắt đầu tiên là cái nhìn về cha mẹ, âm thanh đầu tiên tiếp nhận là âm thanh từ cha mẹ, ông bà, anh chị... là âm thanh của gia đình. Sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân trong gia đình giúp các em dần lớn lên, kể cả về thể chất và tâm, sinh lý. Cùng với sự dạy dỗ của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị... các em được tiếp xúc và thẩm thấu nếp sống, văn hóa của gia đình và nền văn hóa xã hội. Chính cha mẹ và thành viên khác trong gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội: “Học ăn, học nói, học gói, học mở; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; trên kính dưới nhường... Chính vì vậy, hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình. Trẻ em có hành vi tốt hay xấu phản ánh rất nhiều yếu tố giáo dục của gia đình, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, tiểu học. Theo GS. Văn Như Cương cần định hướng cho trẻ một số đức tính như: Trung thực, lòng thương người và sự ham hiểu biết. Ông nói rõ thêm trung thực tức là không biết nói dối, là không nói một đằng, làm một nẻo. Sau này các em sẽ là lứa người quản lý xã hội, đất nước, nên cần tạo ra những lớp người như vậy. Về lòng thương người, lòng yêu thương đất nước, yêu dân tộc rất quan trọng, không thể vô cảm trước sự đau khổ của nhân dân, đồng loại. Một công dân hoàn thiện cũng cần có lòng ham học, ham hiểu biết, có ý chí hướng và rèn luyện ý chí140. Như vậy, trước những sức ép của thời đại, cha mẹ giờ đây không chỉ phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục con cái vâng lời cha mẹ hay những giá trị không còn phù hợp với thực tế mà cần sống và làm việc theo pháp luật. Khi luật pháp có những quy định rõ ràng về những giá trị về đạo đức mà mỗi con người cần tôn trọng và hướng tới để cho các bậc làm cha, mẹ thực hiện thì sẽ dễ dàng hơn cho việc xử lý các vi phạm của cha mẹ khi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Chúng tôi cho rằng, để bảo vệ trẻ em ngày một tốt hơn, đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi bạo hành trẻ em, Luật HN&GĐ nên quy định về việc “giáo dục trong gia đình không bạo lực” để định hướng hành vi của các bậc cha mẹ theo kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức “Trẻ em có quyền được giáo dục không bạo lực. Không được phép trừng phạt thân thể, gây tổn thương tinh thần và các biện pháp hạ thấp nhân phẩm, danh dự khác” (khoản 2 Điều 1631)141. Để thực hiện được điều đó, các hướng dẫn cần xem xét về điều kiện thực hiện, đặc biệt là thời gian. Cha mẹ cần thời gian để bên con, hiểu về cả về tâm lý, cảm xúc của con. Quỹ thời gian của mỗi người là không đổi, chính bởi vậy, nên xem xét quy định thời gian cha, mẹ dành cho con là bắt buộc để cha, mẹ cân đối hài hòa các nhu cầu khác của mình. Vì vậy, việc hướng dẫn bằng văn bản quy phạm pháp luật với nội dung “cha, mẹ có trách nhiệm dành thời gian trong ngày để quan tâm tới con bằng nhiều hình thức” là cần thiết để cha, mẹ có ý thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc đầu tư thời gian, công sức của mình cho các hoạt động của con trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt ở độ tuổi trẻ em. Khi đã nhận thức được nghĩa vụ về dành thời gian để đồng hành cùng con thì cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc cân đối, điều chỉnh với các nghĩa vụ khác với gia đình và xã hội. Tham khảo các quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức việc đặt ra quy định “trẻ em có quyền được hưởng giáo dục không bạo lực”, đồng thời kiện toàn những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với cha mẹ trẻ em trong việc giáo dục tạo nên tính khả thi và đồng bộ trong giáo dục trẻ em.

Về nội dung bổ sung này có ý kiến cho rằng: Nên bổ sung thành nguyên tắc chung “tôn trọng giáo dục không bạo lực với trẻ em” trong các quy định pháp luật để có thể áp dụng đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ của các thành viên gia đình với trẻ em, Luận án xây dựng hướng hoàn thiện Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ hiện nay đồng thời hướng hoàn thiện này phù hợp và tương thích với các quy định xử lý hành vi vi phạm hành chính hiện hành.

Vì vậy, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực của con...”. Quy định này cũng cần được khẳng định lại tại khoản 1 Điều 104 khi quy định nghĩa vụ của ông bà nội, ngoại cháu “Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực của cháu,... ”.

4.2.1.2. Luật Hôn nhân và gia đình cần quy định biện pháp để hạn chế việc cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Luật HN&GĐ hiện hành chưa quy định các biện pháp mang tính nguyên tắc trong việc việc thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Khi cha, mẹ vi phạm các nghĩa vụ này còn thiếu các chế tài để xử lý. Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định nội dung về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con được xác định như một biện pháp chế tài. Các hành vi vi phạm khác được xem xét xử lý hành chính và xử lý hình sự. Như vậy, thông thường với các hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em nếu chưa gây hậu quả rõ ràng thì không bị xem xét xử lý vi phạm.

Trên thực tế, hành vi không trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con của cha mẹ hầu như không bị xử lý. Tình trạng, cha mẹ đi làm ăn xa, để con cho ông bà nội, ông bà ngoại chăm sóc, trông nom rất dễ nhìn thấy tại các vùng nông thôn nước ta. Trong số những trường hợp đó, cũng có nhiều cha mẹ bỏ đi không về, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến sự sinh tồn của đứa trẻ. Trước thực tế này, việc xem xét để tiến hành xử lý các bậc cha mẹ là rất khó khăn. Bởi vì: Nếu áp dụng quy định pháp luật HN&GĐ là “hạn chế quyền của cha mẹ với con” thì không đáp ứng được ý nghĩa của biện pháp chế tài này vì trên thực tế cha mẹ đang không trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nếu áp dụng Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì với mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng trước thời điểm ngày 01/01/2022 cũng không giải quyết được bởi trên thực tế cha mẹ bị phạt thì vẫn tồn tại việc trẻ em bị vi phạm quyền được chăm sóc nuôi dưỡng Thêm nữa, trong trường hợp này khó thực thi cả về mức phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bởi cha mẹ đã cắt đứt, bỏ mặc trẻ em, cá biệt có trường hợp còn không liên lạc được với cha mẹ trong nhiều tháng. Như vậy, rõ ràng biện pháp chế tài của Luật HN&GĐ đã thiếu tính khả thi trong trường hợp này.

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em là một trong những quyền cơ bản, có ý nghĩa làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ khác của trẻ em. Nếu không bảo đảm quyền cơ bản này dẫn theo hệ lụy nhiều quyền cơ bản khác của trẻ em không được thực hiện. Để nâng cao hiệu quả của quy định pháp luật này cần thiết những cơ chế phối hợp, liên ngành của quy định pháp luật và chính sách khác để có thể quản lý tốt hơn tình trạng cha mẹ “ỷ lại” không thực hiện nghĩa vụ của mình với con chưa thành niên.

Bên cạnh đó, hiện tượng cha, mẹ gửi con cho ông, bà, nội ngoại chăm sóc nuôi dưỡng còn diễn ra trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Khi ly hôn, quyền được sống chung với cha mẹ và được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc đã không được đảm bảo. Thêm nữa, khi cha hoặc mẹ là người nuôi dưỡng trực tiếp trẻ em lại tiếp tục gửi trẻ em cho ông, bà nội, ngoại chăm sóc, giáo dục sẽ dẫn tới hệ lụy nhân đôi cho những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh cha mẹ ly hôn. Việc ông, bà chăm sóc, giáo dục trẻ em đã trở thành “gánh nặng” cho ông, bà ở nhiều hộ gia đình đặc biệt khi cha, mẹ sau ly hôn là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ em lại có tâm thể ỷ lại, bỏ mặc con cho cha, mẹ mình nuôi dưỡng, giáo dục.

Trước thực tế như vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2014 cần quy định việc cha, mẹ buộc phải thực hiện việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo đó, bổ sung Điều 71 như sau:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau sắp xếp tối đa thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Từ quy định này, yêu cầu các quy định của các ngành luật khác tôn trọng để bố trí thời gian tối thiểu trong năm hoặc trong kỳ công tác để bảo đảm cha, mẹ được trực tiếp chăm sóc, giáo dục con trong lứa tuổi trẻ em của mình. Trong những lĩnh vực công tác đặc thù, thời gian dài có thể bố trí lao động, chế độ thăm thân, gia đình đi cùng với người đi công tác, đi làm nhiệm vụ theo thời gian nhất định trên cơ sở vì sự phát triển và lợi ích của con chưa thành niên.

4.1.2. Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nhóm các quy định về bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn

4.2.2.1. Kiến nghị sửa đổi các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn

Thứ nhất, từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Theo đó, khi vợ chồng ly hôn, họ không còn chung sống với nhau, không thể cùng nhau nuôi dạy con chung nên pháp luật quy định về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của bên trực tiếp nuôi con và bên không trực tiếp nuôi con nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ quy định giải quyết vấn đề con chung khi cha mẹ ly hôn là vẫn còn khoảng trống trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, nhiều trường hợp cha mẹ của trẻ em không sống chung với nhau như:

(i) Cha mẹ không phải là vợ chồng mà cũng không chung sống như vợ chồng;

(ii) Cha mẹ là vợ chồng nhưng không sống chung với nhau do họ có thỏa thuận hoặc do yêu cầu nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác (theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014).

(iii) Sau khi ly hôn, con do bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, sau đó, người trực tiếp nuôi chết. Người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con trước đây, nay mong muốn được nuôi con.

Giả thiết rằng, cha mẹ của trẻ em trong trường hợp (i) và (ii) không thỏa thuận được về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con mà yêu cầu thì Tòa án có thể áp dụng quy định từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 để giải quyết hay không? Hoặc người không trực tiếp nuôi con trong trường hợp (iii) mà có tranh chấp nuôi con với ông bà nội hoặc ông bà ngoại của đứa trẻ nên họ yêu cầu thì Tòa án căn cứ vào quy định nào để giải quyết? Rõ ràng, đối với các trường hợp trên, nhà làm luật chưa dự liệu nên thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định hai trường hợp vấn đề con chung được “giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn”, đó là hủy việc kết hôn trái pháp luật và trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Như vậy, có một bộ phận trẻ em trong các trường hợp đã nêu tại (i), (ii),

(iii) không được bảo vệ đầy đủ, toàn diện.

Từ thực tế nêu trên chúng tôi cho rằng mọi trẻ em đều được bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 nên thay thế cụm từ “sau khi ly hôn” bằng cụm từ “khi cha mẹ không sống chung với nhau” trong các quy định từ Điều 82 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014. Quy định như vậy mới có cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về nuôi con, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con, cấp dưỡng và đại diện cho con trước pháp luật đối với trẻ em khi cha mẹ không sống chung với nhau.

Có ý kiến cho rằng quy định việc nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho con chưa thành niên “khi cha mẹ không sống chung với nhau” là cổ súy cho việc làm mẹ đơn thân, cổ súy cho việc có con chung khi không là vợ chồng (ngoại tình, có con khi không kết hôn hoặc không chung sống... ), cổ súy cho việc ly thân... và như vậy thì sẽ càng có nhiều trẻ em không được sống chung với cả cha và mẹ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tình trạng có con khi không kết hôn, không chung sống, khi là mẹ đơn thân... là hiện tượng xã hội, phát sinh và tồn tại như một tất yếu mà không thể ngăn chặn hay xóa bỏ. Do vậy, cần có quy định bao quát, bao phủ mọi đối tượng, chủ thể trong xã hôin để bảo đảm tốt nhất cho những đứa trẻ được sinh ra trong những hoàn cảnh nêu trên. Việc thay đổi cụm từ này sẽ giải quyết được những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em. Bởi lẽ, trẻ em không thể lựa chọn cách mình được sinh ra, pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong mọi hoàn cảnh là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ hai, thực tiễn giải quyết việc giao con cho ai nuôi khi cha mẹ ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 còn những bất cập nhất định. Tòa án công nhận thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Việc công nhận này của Tòa án sẽ giúp thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiếp cận các bản án hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho thấy Tòa án chỉ nhận định công nhận sự thỏa thuận của các bên mà không có thể hiện việc xác minh khả năng của mỗi bên về việc bảo đảm việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Điều này khiến cho các quyết định về con chung có phần dễ dãi. Về nguyên tắc, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề con chung khi ly hôn nhưng cũng cần xem xét đến lợi ích về mọi mặt của con. Do đó, khi vợ chồng thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi dưỡng con cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con chung thì Tòa án cũng cần xem xét sự thỏa thuận đó có bảo vệ được quyền của con hay không. Nếu xét thấy sự thỏa thuận đó là không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì Tòa án có quyền quyết định. Xét về lý thuyết cũng như thực tiễn có thể thấy nhiều tình huống sự thỏa thuận của cha mẹ không hoàn toàn vì lợi ích của con. Chẳng hạn: Một bên lấy việc nuôi con để gây áp lực cho bên kia trong việc ly hôn; một bên lấy việc cấp dưỡng cho con để đánh đổi quyền được nuôi con... Các thỏa thuận phổ biến nhất trong các bản án, quyết định ly hôn về người trực tiếp nuôi con và các nghĩa vụ của các bên khi ly hôn được Tòa án công nhận là người không trực tiếp nuôi con không phải cấp dưỡng cho con “do người trực tiếp nuôi con không yêu cầu”. Thực tế này xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 81 chưa rõ ràng, có thể hiểu rằng chỉ trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn mà Tòa án quyết định thì mới phải “căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”. Từ góc độ bảo vệ quyền trẻ em chúng tôi nhận thấy quy định này có thể tạo khoảng trống trong việc bảo vệ trẻ em khi cha mẹ ly hôn, Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng liên quan đến người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của các bên với con sau ly hôn đã vô tình bỏ qua nguyên tắc bảo vệ trẻ em.

Trước thực tiễn áp dụng pháp luật nói trên, chúng tôi kiến nghị sửa khoản 2 Điều 81, Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

“Người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn do vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định phải đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích của con chưa thành niên và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Với quy định này, Tòa án có trách nhiệm xem xét thỏa thuận của vợ, chồng có thực chất có vì lợi ích của con hay không trước khi công nhận thỏa thuận đó, đảm bảo các quyền của trẻ em đồng thời đảm bảo tính ổn định của các bản án, quyết định liên quan đến việc trực tiếp nuôi dưỡng con.

Thứ ba, theo Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 hiện nay đang quy định hai điều kiện thay đổi quyền nuôi con, đó là tôn trọng thỏa thuận của cha, mẹ và điều kiện chăm sóc của cha, mẹ144. Trên thực tế có nhiều tình huống pháp lý xảy ra, được giải quyết tại các bản án đã phân tích tại Chương 3 của Luận án tóm gọn lại như:

(i) Bên trực tiếp nuôi con một mặt yêu cầu bên không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền nuôi con của mình mặt khác cố tình cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bằng cách đem con bỏ đi nơi khác, không thông báo cũng như không để lại địa chỉ, phương tiện liên lạc với người không trực tiếp nuôi con.

(ii) Trường hợp cả cha và mẹ đều đáp ứng các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 về điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con và không thỏa thuận được việc thay đổi quyền nuôi con.

Vậy, nên bổ sung điểm c khoản 2 Điều 84 như sau: “Trường hợp người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở hoặc các hành vi khác khiến cho người không trực tiếp nuôi con không thực hiện được quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con” là căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 84 như sau: “Trong trường hợp các bên đều đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì ưu tiên giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con trên cơ sở bảo đảm tính ổn định cho sự phát triển của con”.

4.2.2.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần quy định thống nhất thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 114 mà không quy định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn. Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn nên hầu hết các trường hợp Tòa án không ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án145. Chỉ một số ít bản án, quyết định ghi thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng việc xác định thời điểm có khác nhau. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thi hành án nếu người phải cấp dưỡng không tự nguyện thi hành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không bảo đảm được quyền lợi của con. Về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn hiện có ba quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quan điểm này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Việc cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên sau khi ly hôn là hệ quả của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quan điểm này dường như không phù hợp đối với trường hợp vợ chồng đã có thời gian “ly thân” trước khi ly hôn và trường hợp bản án có kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, quan điểm này không thống nhất với pháp luật thi hành án dân sự. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, việc thi hành nội dung về cấp dưỡng trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay và không phụ thuộc vào việc có hiệu lực hay không kể cả bản án được xét xử phúc thẩm. Quy định này là để bảo vệ quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng là con chưa thành niên. Có thể thấy trong một số vụ án, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hay giám đốc thẩm thì thời gian sẽ kéo dài, có thể vài năm, thậm chí khi bản án có hiệu lực để bên không nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì con đã thành niên.

Quan điểm thứ hai cho rằng thời điểm bắt đầu nghĩa vụ cấp dưỡng từ ngày Tòa án tuyên án hoặc ban hành quyết định ly hôn sơ thẩm, tức là khi bản án, quyết định ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật. Quan điểm này dựa trên tính đặc thù của quan hệ vợ chồng khi đã có yêu cầu ly hôn. Khi Tòa án quyết định ly hôn thì vợ, chồng có thể đã sống riêng nên không cùng nuôi dạy con nữa. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vào thời điểm này là hợp lý, bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên một cách kịp thời và nhanh chóng. Quan điểm này phù hợp với khoản 2 Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).

Quan điểm thứ ba cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ thời điểm vợ chồng ly thân và một bên không sống chung với con chưa thành niên trên thực tế. Có thể thấy quan điểm này chú trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên một cách triệt để146, bởi qua thực tế cho thấy phần lớn các vụ ly hôn thì vợ chồng đã có thời gian “ly thân”.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo vệ trẻ em, chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất và thứ ba. Do đó, khi Tòa án giải quyết ly hôn, nếu vợ chồng đã ly thân, thời điểm ly thân xác định được thì bản án, quyết định phải nêu rõ cấp dưỡng cho con từ thời điểm ly thân. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thi hành ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của con. Điều này cũng phù hợp với quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, theo điểm a khoản 2 Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bản án, quyết định về cấp dưỡng của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị. Từ quy định này có thể hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện nay khi Tòa án ban hành bản án hoặc quyết định về cấp dưỡng. Vì vậy, khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án thì Tòa án cần phải ghi rõ thời điểm cấp dưỡng cho con. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của con và không vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

“Thời điểm cấp dưỡng được xác định như sau: Từ khi cha hoặc mẹ không sống chung với con; từ ngày Tòa án ra bản án hoặc quyết định ly hôn; từ ngày Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

4.1.3.  Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác trong gia đình với việc bảo vệ quyền trẻ em và các khái niệm pháp lý

4.2.3.1.   Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần quy định quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với các thành viên khác trong gia đình và hạn chế quyền của các thành viên khác trong gia đình đối với người chưa thành niên

Luật HN&GĐ hiện hành quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa cô (dì, chú, bác, cậu) ruột và cháu, trong đó quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn nhưng quyền và nghĩa vụ của các khác trong gia đình đối với người chưa thành niên thì chưa được quy định cụ thể. Thực tế, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ông, bà đối với cháu chưa thành niên, của anh, chị đối với em chưa thành niên và của cô, dì, chú, bác, cậu ruột đối với cháu chưa thành niên phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết, kết nối của cha mẹ. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ không có quan hệ vợ chồng thì mối liên hệ giữa ông bà nội hoặc ông bà ngoại, giữa cô, chú, bác hoặc dì, cậu ruột đối với cháu chưa thành niên có thể rất lỏng lẻo, xa cách, dẫn đến việc cháu chưa thành niên không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của những người thân thích. Vì vậy, Luật HN&GĐ cần quy định quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với ông, bà, cô, dì, cậu, chú, bác ruột để đảm bảo quyền nhân thân của trẻ em. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo cho trẻ em có thể được hưởng quyền thăm nom, chăm sóc, liên lạc, lưu trú... với ông bà và các thành viên khác trong gia đình của mình.

Tham khảo Bộ luật Dân sự Pháp tại Điều 371-4 quy định “Trẻ em có quyền duy trì mối quan hệ cá nhân với thế hệ trước của mình. Việc thực hiện quyền này chỉ có thể bị ngăn trở nếu có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ”147. Quy định này được sửa đổi năm 2002 cụm từ “thế hệ trước” được thay thế cụm từ “ông bà”, đã khẳng định quyền giữ quan hệ riêng của trẻ em với ông bà/cô dì chú bác một cách độc lập, không bị ngăn trở bởi ý chí chủ quan của cha mẹ. Cha mẹ không được ngăn cấm, cản trở việc trẻ em giữ quan hệ với thế hệ trước của mình trừ khi ảnh hưởng “lợi ích” của trẻ em. Như vậy, quy định này đã khẳng định sự bình đẳng về quyền của trẻ em trong mối quan hệ cá nhân với ông bà độc lập hơn, bảo vệ tốt hơn các quyền của trẻ em. Việc xác định quyền “duy trì mối quan hệ với thế hệ trước mình” sẽ xác lập các quyền thăm nom, liên lạc mà không bị cản trở bởi cha, mẹ trẻ em. Để đảm bảo quyền duy trì liên hệ thì cha, mẹ trẻ em buộc phải thực hiện các điều kiện để đảm bảo thực hiện các quyền này như cung cấp phương tiện liên lạc, tạo điều kiện để trẻ em thực hiện nghĩa vụ thăm nom ông bà nội ngoại và ngược lại. Điều này rất có ý nghĩa với trẻ em khi cha mẹ ly hôn hoặc khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân, bởi trên cơ sở pháp lý thì quan hệ của trẻ em đối với ông, bà, cô, dì, cậu, chú, bác ruột không phụ thuộc vào việc cha mẹ của trẻ em có tồn tại quan hệ hôn nhân hay không.

Quy định quyền giữ mối liên hệ của trẻ em với thành viên khác trong gia đình sẽ là giải pháp khắc phục tình trạng cha hoặc mẹ cản trở, ngăn cấm ông, bà, anh, chị, cô, chú, bác, dì, cậu ruột thăm nom, chăm sóc trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn hoặc trẻ em là con ngoài hôn nhân.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định việc hạn chế quyền thăm nom cháu, tiếp cận cháu của ông bà trên cơ sở nếu hành vi thăm nom, tiếp cận cháu của ông bà có thể làm phương hại đến sự phát triển bình thường hoặc tác động tiêu cực đến trẻ em. Đây là quy định cần thiết mang tính chế tài để đảm bảo cho lợi ích của trẻ em. Người ông, bà có hành vi bị xử lý hành chính, hình sự về các vi phạm liên quan đến trẻ em cần bị xem xét hạn chế quyền được thăm nom, chăm sóc giáo dục cháu mình. Biện pháp chế tài này cần được bổ sung đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến trẻ em.

Thứ nhất, cần bổ sung quy định tại Chương VI Luật HN&GĐ như sau: “Điều 106a. Quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với các thành viên khác trong gia đình.

1.   Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên có quyền được giữ mối liên hệ với ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác, cậu ruột mà không ai có quyền ngăn cản.

2.   Trong trường hợp các thành viên khác trong gia đình lợi dụng việc thăm nom người chưa thành niên để có hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về mọi mặt của người chưa thành niên thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của thành viên gia đình đó”.

Thứ hai, bổ sung hướng dẫn chi tiết các hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nghĩa vụ của cha, mẹ và hành vi “phá tán tài sản” của con để làm căn cứ xác định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ với con. Việc xác định mức độ vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ với con bởi hậu quả pháp lý của biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền trẻ em trong quan hệ hon nhân và gia đình. Căn cứ vào các quy định pháp luật khác có liên quan để giải thích như sau:

Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên của cha mẹ đến mức con chưa thành niên không thể phát triển bình thường về thể chất và tinh thần trong khoảng thời gian nhất định theo kết luận của cơ quan giám định sức khỏe thể chất và tinh thần.

Hành vi “phá tán tài sản” của con là việc cha mẹ sử dụng tài sản riêng của con chưa thành niên không vì lợi ích của con khiến tài sản đó mất đi, không thể lấy lại được khiến con chưa con rơi vào hoàn cảnh không có tài sản riêng để tự nuôi dưỡng mình.

Thứ ba, cần hướng dẫn cụ thể về hậu quả của việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên hiện nay cần qui định cụ thể thế nào là “không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con”. Theo qui định này có đòi hỏi cha, mẹ bị hạn chế quyền phải ở xa con, cách ly con không?

Chúng tôi cho rằng, biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con có thể hiểu là việc “cách ly” người bị hạn chế quyền đối với con. (i) Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Như vậy, chỉ người bị hạn chế quyền phải cách xa con về mặt địa lý đồng thời không thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản của con để bảo vệ lợi ích cho con chưa thành niên. (ii) Trường hợp cả cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì các nghĩa vụ khác do người giám họ thực hiện. Trường hợp này, cả cha và mẹ đều thực hiện cách ly, cấm tiếp xúc với con. Theo chúng tôi như vậy là phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bởi biện pháp “cấm tiếp xúc” được áp dụng khi người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân và phài “có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc” (Điều 20, Điều 21).

Theo chúng tôi: Trường hợp (i), việc cha hoặc mẹ bị cách ly với con thì con sẽ do người còn lại chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục vì vậy con sẽ ở cùng cha hoặc mẹ trong thời gian mẹ hoặc cha bị cấm tiếp xúc ở nơi khác, không cùng chỗ ở với trẻ em, tức sẽ đưa người bị cấm tiếp xúc đi nơi khác.

Trường hợp (ii), khi cả cha và mẹ đều bị cấm tiếp xúc, cách ly với con thì cần đưa con đến ở với người có giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Việc cấm tiếp xúc, cách ly trong một thời hạn nhất định giúp nhằm hạn chế các quyền của cha, mẹ nhưng không làm cản trở đến quá trình phát triển của trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong thời gian tạm thời. Việc hạn chế này không làm mất đi quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, vì vậy vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014). Tuy nhiên, việc cách ly, cấm tiếp xúc trực tiếp với con hiện nay còn gặp khó khăn khi chỗ ở của con trong thời hạn, thời gian cấm tiếp xúc vì vậy khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ với con cần cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của quyết định.

Thêm nữa, trước thực tế hiện nay tồn tại việc cha, mẹ bỏ rơi, thiếu trách nhiệm với con, để lại con trong cho ông, bà hoặc cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, người chăm sóc mà không vì lý do khách quan hoặc cha mẹ ngược đãi nghiêm trọng, cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con…cần xem xét quy định việc “hạn chế vĩnh viễn quyền của cah mẹ với con chưa thành niên” hoặc “tước toàn bộ quyền của cha mẹ với con chưa thành niên” tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi của cha mẹ và vì lợi ích tốt nhất của trẻ phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Điều 9). Từ đó, việc tìm kiếm, xây dựng các biện pháp bảo trợ trẻ em sẽ thuận lợi hơn. Như vậy, biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con mới thực sự bảo vệ được quyền của con chưa thành niên và của trẻ em.

4.2.3.2. Bổ sung các quy định hướng dẫn chi tiết về nghĩa vụ yêu thương, trông nom, chăm sóc đối với người chưa thành niên

Luật HN&GĐ hiện hành quy định về nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc của cha, mẹ với con, của ông bà đối với cháu, của anh chị đối với em, của cô (dì, chú, bác, cậu) ruột đối với cháu. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ này rất chung chung, thiếu cụ thể, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa đủ căn cứ pháp lý chắc chắn để thực hiện. Qua thực tế cho thấy nhiều người không thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền này đối với con, cháu, trong đó phần lớn là chưa hiểu đúng thế nào là “yêu thương”, “chăm sóc”. Để đảm bảo quyền của trẻ em được các thành viên trong gia đình yêu thương, chăm sóc thì pháp luật cần quy định cụ thể về các nghĩa vụ này.

Nghĩa vụ “thương yêu” được quy định tại khoản 1 Điều 69, Luật HN&GĐ hiện hành cần được làm rõ để đảm bảo cha, mẹ, ông bà... yêu thương con, cháu đúng cách.

Hiện nay, đang tồn tại những quan điểm trái ngược nhau về quyền và nghĩa vụ yêu thương con. (i) Với quan điểm thứ nhất cho rằng yêu thương là làm mọi việc việc cho con, đáp ứng mọi yêu cầu của con, kể cả những yêu cầu không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Trước các yêu cầu của con, cha mẹ đáp ứng vô điều kiện dẫn đến trẻ em được chiều chuộng, không có động lực để học tập và phấn đấu. (ii) Với quan điểm thứ hai cho rằng con thuộc sở hữu của cha mẹ, họ muốn làm gì thì làm, mọi quyết định và hành động của cha mẹ đối với con đều là hợp lý và hợp pháp, quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” đã và đang ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người nên cha mẹ, ông bà thường có hành vi bạo lực đối với con, cháu. Chúng tôi cho rằng cả hai quan điểm trên đều không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ trẻ em cũng như sự phát triển về mọi mặt của trẻ em. Việc yêu thương, chăm sóc con là của mỗi gia đình, nhưng việc hiểu cho đúng các nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái là vô cùng cần thiết trong việc định hướng suy nghĩ, hành xử đối với trẻ em. Như vậy, nghĩa vụ “thương yêu” cũng cần có những quy định pháp luật quy định rõ tránh hiện tượng yêu thương không giới hạn, chiều theo mọi sở thích, yêu cầu của con dẫn đến làm hư trẻ em. Yêu thương đi kèm với giáo dục theo những chuẩn mực nhất định về đạo đức mới là đích đến của cha mẹ. Theo quan điểm cá nhân của Nghiên cứu sinh cần quy định rõ “Thương yêu đối với người chưa thành niên là tình cảm trong các xử sự của cha mẹ, thành viên khác trong gia đình trên cơ sở những tri thức, hiểu biết về quá trình trưởng thành để chăm sóc, giáo dục con theo những chuẩn mực, giá trị nhất định phù hợp với độ tuổi văn hóa, thuần phong mỹ tục, của dân tộc”.

Pháp luật HN&GĐ là văn bản pháp lý có tác động trực tiếp đến các mối quan hệ gia đình, được xây dựng trên cơ sở tình cảm vì vậy, việc luật hóa “tình cảm” các thuật ngữ trong quy định cũng cần được xem xét giải thích thấu đáo đảm bảo việc hiểu đúng, đầy đủ trong pháp luật, gần gũi, dễ dàng thực thi trong đời sống xã hội. Từ việc quy định về tình yêu thương như vậy, cha mẹ sẽ có trách nhiệm và ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ tìm hiểu tri thức, kiến thức về quy luật vận động phát triển thể chất, tâm lý của con để chăm sóc, giáo dục con tốt nhất. Việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương con trên cơ sở tìm hiểu tri thức kiến thức không phủ nhận vai trò, thiên chức thiên bẩm làm mẹ, làm cha của phụ huynh mà thực chất là việc củng cố, tiếp các kỹ năng cho cha mẹ trong quá trình nuôi, dạy con. Tình yêu thương của cha mẹ với con chưa thành niên khi được đảm bảo bằng pháp luật thì khi đó, Nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ xây dựng những biện pháp, dịch vụ bảo đảm hỗ trợ cha, mẹ thực hiện các nghĩa vụ này. Việc thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn đã được đưa vào Chương trình của Chính phủ tại Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình thí điểm “phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc”

Theo: Nguyễn Thị Hạnh

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit

avatar
Đặng Quỳnh
317 ngày trước
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
4.1. Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong việc bảo vệ quyền trẻ em4.1.1.  Giải pháp hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nhóm các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với conLuật HN&GĐ năm 2014 đã tương đối đầy đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền của trẻ em trong quan hệ HN&GĐ, là công cụ pháp lý quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em ở nước ta. Tuy nhiên, qua thực tế thi hành, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng bộc lộ một số hạn chế, khiếm khuyết. Thêm nữa, cùng với sự vận động của xã hội, các quan hệ HN&GĐ cũng có những biến đổi nhất định mà Luật HN&GĐ hiện hành chưa dự liệu. Điều này dẫn đến việc bảo đảm các quyền của trẻ em trên thực tế bị hạn chế hết. Vì vậy, để bảo vệ quyền của trẻ em, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật thống nhất. Trong khuôn khổ của phạm vi Luận án, chúng tôi tập trung ý kiến hoàn thiện Luật HN&GĐ năm 2014 trong việc bảo vệ quyền trẻ em.4.1.1.1      Bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để làm rõ nghĩa vụ của cha mẹ trong việc tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực đối với conNghĩa vụ giáo dục của cha mẹ đối với con gắn liền với quyền được giáo dục của trẻ em được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con. Tuy nhiên, quan niệm về giáo dục trẻ em cũng có nhiều luồng suy nghĩ và phương pháp tiếp cận. Chúng ta biết rằng, một trong các quyền của trẻ em là quyền được giáo dục. Đây vừa là một yếu tố có tác dụng tăng cường quyền con người cho mọi cá nhân, vừa là điều kiện không thể thiếu để thực hiện các quyền con người khác và đảm bảo phẩm giá con người. Quyền được giáo dục còn là phương tiện quan trọng nhất mà nhờ đó, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể tự mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói và tham gia đầy đủ vào cộng đồng. Đối với xã hội, quyền được giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhân loại, đồng thời là yếu tố then chốt để đạt được hòa bình lâu dài và phát triển bền vững. Như vậy, quyền được giáo dục của trẻ em không chỉ là được giáo dục về kiến thức mà đầy đủ hơn đó là được giáo dục đầy đủ về tri thức, về phẩm giá của con người.Mỗi con người khi sinh ra, thông thường đều có một gia đình, được sinh ra từ người cha, người mẹ... Vì thế, ánh mắt đầu tiên là cái nhìn về cha mẹ, âm thanh đầu tiên tiếp nhận là âm thanh từ cha mẹ, ông bà, anh chị... là âm thanh của gia đình. Sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân trong gia đình giúp các em dần lớn lên, kể cả về thể chất và tâm, sinh lý. Cùng với sự dạy dỗ của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị... các em được tiếp xúc và thẩm thấu nếp sống, văn hóa của gia đình và nền văn hóa xã hội. Chính cha mẹ và thành viên khác trong gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội: “Học ăn, học nói, học gói, học mở; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; trên kính dưới nhường... Chính vì vậy, hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình. Trẻ em có hành vi tốt hay xấu phản ánh rất nhiều yếu tố giáo dục của gia đình, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, tiểu học. Theo GS. Văn Như Cương cần định hướng cho trẻ một số đức tính như: Trung thực, lòng thương người và sự ham hiểu biết. Ông nói rõ thêm trung thực tức là không biết nói dối, là không nói một đằng, làm một nẻo. Sau này các em sẽ là lứa người quản lý xã hội, đất nước, nên cần tạo ra những lớp người như vậy. Về lòng thương người, lòng yêu thương đất nước, yêu dân tộc rất quan trọng, không thể vô cảm trước sự đau khổ của nhân dân, đồng loại. Một công dân hoàn thiện cũng cần có lòng ham học, ham hiểu biết, có ý chí hướng và rèn luyện ý chí140. Như vậy, trước những sức ép của thời đại, cha mẹ giờ đây không chỉ phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục con cái vâng lời cha mẹ hay những giá trị không còn phù hợp với thực tế mà cần sống và làm việc theo pháp luật. Khi luật pháp có những quy định rõ ràng về những giá trị về đạo đức mà mỗi con người cần tôn trọng và hướng tới để cho các bậc làm cha, mẹ thực hiện thì sẽ dễ dàng hơn cho việc xử lý các vi phạm của cha mẹ khi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.Chúng tôi cho rằng, để bảo vệ trẻ em ngày một tốt hơn, đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi bạo hành trẻ em, Luật HN&GĐ nên quy định về việc “giáo dục trong gia đình không bạo lực” để định hướng hành vi của các bậc cha mẹ theo kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức “Trẻ em có quyền được giáo dục không bạo lực. Không được phép trừng phạt thân thể, gây tổn thương tinh thần và các biện pháp hạ thấp nhân phẩm, danh dự khác” (khoản 2 Điều 1631)141. Để thực hiện được điều đó, các hướng dẫn cần xem xét về điều kiện thực hiện, đặc biệt là thời gian. Cha mẹ cần thời gian để bên con, hiểu về cả về tâm lý, cảm xúc của con. Quỹ thời gian của mỗi người là không đổi, chính bởi vậy, nên xem xét quy định thời gian cha, mẹ dành cho con là bắt buộc để cha, mẹ cân đối hài hòa các nhu cầu khác của mình. Vì vậy, việc hướng dẫn bằng văn bản quy phạm pháp luật với nội dung “cha, mẹ có trách nhiệm dành thời gian trong ngày để quan tâm tới con bằng nhiều hình thức” là cần thiết để cha, mẹ có ý thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc đầu tư thời gian, công sức của mình cho các hoạt động của con trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt ở độ tuổi trẻ em. Khi đã nhận thức được nghĩa vụ về dành thời gian để đồng hành cùng con thì cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc cân đối, điều chỉnh với các nghĩa vụ khác với gia đình và xã hội. Tham khảo các quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức việc đặt ra quy định “trẻ em có quyền được hưởng giáo dục không bạo lực”, đồng thời kiện toàn những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với cha mẹ trẻ em trong việc giáo dục tạo nên tính khả thi và đồng bộ trong giáo dục trẻ em.Về nội dung bổ sung này có ý kiến cho rằng: Nên bổ sung thành nguyên tắc chung “tôn trọng giáo dục không bạo lực với trẻ em” trong các quy định pháp luật để có thể áp dụng đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ của các thành viên gia đình với trẻ em, Luận án xây dựng hướng hoàn thiện Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở thực tiễn thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ hiện nay đồng thời hướng hoàn thiện này phù hợp và tương thích với các quy định xử lý hành vi vi phạm hành chính hiện hành.Vì vậy, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực của con...”. Quy định này cũng cần được khẳng định lại tại khoản 1 Điều 104 khi quy định nghĩa vụ của ông bà nội, ngoại cháu “Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, tôn trọng quyền được giáo dục không bạo lực của cháu,... ”.4.2.1.2. Luật Hôn nhân và gia đình cần quy định biện pháp để hạn chế việc cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ emLuật HN&GĐ hiện hành chưa quy định các biện pháp mang tính nguyên tắc trong việc việc thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Khi cha, mẹ vi phạm các nghĩa vụ này còn thiếu các chế tài để xử lý. Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định nội dung về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con được xác định như một biện pháp chế tài. Các hành vi vi phạm khác được xem xét xử lý hành chính và xử lý hình sự. Như vậy, thông thường với các hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em nếu chưa gây hậu quả rõ ràng thì không bị xem xét xử lý vi phạm.Trên thực tế, hành vi không trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con của cha mẹ hầu như không bị xử lý. Tình trạng, cha mẹ đi làm ăn xa, để con cho ông bà nội, ông bà ngoại chăm sóc, trông nom rất dễ nhìn thấy tại các vùng nông thôn nước ta. Trong số những trường hợp đó, cũng có nhiều cha mẹ bỏ đi không về, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến sự sinh tồn của đứa trẻ. Trước thực tế này, việc xem xét để tiến hành xử lý các bậc cha mẹ là rất khó khăn. Bởi vì: Nếu áp dụng quy định pháp luật HN&GĐ là “hạn chế quyền của cha mẹ với con” thì không đáp ứng được ý nghĩa của biện pháp chế tài này vì trên thực tế cha mẹ đang không trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nếu áp dụng Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì với mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng trước thời điểm ngày 01/01/2022 cũng không giải quyết được bởi trên thực tế cha mẹ bị phạt thì vẫn tồn tại việc trẻ em bị vi phạm quyền được chăm sóc nuôi dưỡng Thêm nữa, trong trường hợp này khó thực thi cả về mức phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bởi cha mẹ đã cắt đứt, bỏ mặc trẻ em, cá biệt có trường hợp còn không liên lạc được với cha mẹ trong nhiều tháng. Như vậy, rõ ràng biện pháp chế tài của Luật HN&GĐ đã thiếu tính khả thi trong trường hợp này.Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em là một trong những quyền cơ bản, có ý nghĩa làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ khác của trẻ em. Nếu không bảo đảm quyền cơ bản này dẫn theo hệ lụy nhiều quyền cơ bản khác của trẻ em không được thực hiện. Để nâng cao hiệu quả của quy định pháp luật này cần thiết những cơ chế phối hợp, liên ngành của quy định pháp luật và chính sách khác để có thể quản lý tốt hơn tình trạng cha mẹ “ỷ lại” không thực hiện nghĩa vụ của mình với con chưa thành niên.Bên cạnh đó, hiện tượng cha, mẹ gửi con cho ông, bà, nội ngoại chăm sóc nuôi dưỡng còn diễn ra trong trường hợp cha mẹ ly hôn. Khi ly hôn, quyền được sống chung với cha mẹ và được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc đã không được đảm bảo. Thêm nữa, khi cha hoặc mẹ là người nuôi dưỡng trực tiếp trẻ em lại tiếp tục gửi trẻ em cho ông, bà nội, ngoại chăm sóc, giáo dục sẽ dẫn tới hệ lụy nhân đôi cho những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh cha mẹ ly hôn. Việc ông, bà chăm sóc, giáo dục trẻ em đã trở thành “gánh nặng” cho ông, bà ở nhiều hộ gia đình đặc biệt khi cha, mẹ sau ly hôn là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ em lại có tâm thể ỷ lại, bỏ mặc con cho cha, mẹ mình nuôi dưỡng, giáo dục.Trước thực tế như vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2014 cần quy định việc cha, mẹ buộc phải thực hiện việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo đó, bổ sung Điều 71 như sau:“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau sắp xếp tối đa thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.Từ quy định này, yêu cầu các quy định của các ngành luật khác tôn trọng để bố trí thời gian tối thiểu trong năm hoặc trong kỳ công tác để bảo đảm cha, mẹ được trực tiếp chăm sóc, giáo dục con trong lứa tuổi trẻ em của mình. Trong những lĩnh vực công tác đặc thù, thời gian dài có thể bố trí lao động, chế độ thăm thân, gia đình đi cùng với người đi công tác, đi làm nhiệm vụ theo thời gian nhất định trên cơ sở vì sự phát triển và lợi ích của con chưa thành niên.4.1.2. Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nhóm các quy định về bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn4.2.2.1. Kiến nghị sửa đổi các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hônThứ nhất, từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Theo đó, khi vợ chồng ly hôn, họ không còn chung sống với nhau, không thể cùng nhau nuôi dạy con chung nên pháp luật quy định về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của bên trực tiếp nuôi con và bên không trực tiếp nuôi con nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ quy định giải quyết vấn đề con chung khi cha mẹ ly hôn là vẫn còn khoảng trống trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, nhiều trường hợp cha mẹ của trẻ em không sống chung với nhau như:(i) Cha mẹ không phải là vợ chồng mà cũng không chung sống như vợ chồng;(ii) Cha mẹ là vợ chồng nhưng không sống chung với nhau do họ có thỏa thuận hoặc do yêu cầu nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác (theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014).(iii) Sau khi ly hôn, con do bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, sau đó, người trực tiếp nuôi chết. Người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con trước đây, nay mong muốn được nuôi con.Giả thiết rằng, cha mẹ của trẻ em trong trường hợp (i) và (ii) không thỏa thuận được về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản của con, đại diện cho con mà yêu cầu thì Tòa án có thể áp dụng quy định từ Điều 81 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 để giải quyết hay không? Hoặc người không trực tiếp nuôi con trong trường hợp (iii) mà có tranh chấp nuôi con với ông bà nội hoặc ông bà ngoại của đứa trẻ nên họ yêu cầu thì Tòa án căn cứ vào quy định nào để giải quyết? Rõ ràng, đối với các trường hợp trên, nhà làm luật chưa dự liệu nên thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định hai trường hợp vấn đề con chung được “giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn”, đó là hủy việc kết hôn trái pháp luật và trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Như vậy, có một bộ phận trẻ em trong các trường hợp đã nêu tại (i), (ii),(iii) không được bảo vệ đầy đủ, toàn diện.Từ thực tế nêu trên chúng tôi cho rằng mọi trẻ em đều được bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 nên thay thế cụm từ “sau khi ly hôn” bằng cụm từ “khi cha mẹ không sống chung với nhau” trong các quy định từ Điều 82 đến Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014. Quy định như vậy mới có cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về nuôi con, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con, cấp dưỡng và đại diện cho con trước pháp luật đối với trẻ em khi cha mẹ không sống chung với nhau.Có ý kiến cho rằng quy định việc nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho con chưa thành niên “khi cha mẹ không sống chung với nhau” là cổ súy cho việc làm mẹ đơn thân, cổ súy cho việc có con chung khi không là vợ chồng (ngoại tình, có con khi không kết hôn hoặc không chung sống... ), cổ súy cho việc ly thân... và như vậy thì sẽ càng có nhiều trẻ em không được sống chung với cả cha và mẹ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tình trạng có con khi không kết hôn, không chung sống, khi là mẹ đơn thân... là hiện tượng xã hội, phát sinh và tồn tại như một tất yếu mà không thể ngăn chặn hay xóa bỏ. Do vậy, cần có quy định bao quát, bao phủ mọi đối tượng, chủ thể trong xã hôin để bảo đảm tốt nhất cho những đứa trẻ được sinh ra trong những hoàn cảnh nêu trên. Việc thay đổi cụm từ này sẽ giải quyết được những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em. Bởi lẽ, trẻ em không thể lựa chọn cách mình được sinh ra, pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong mọi hoàn cảnh là hoàn toàn đúng đắn.Thứ hai, thực tiễn giải quyết việc giao con cho ai nuôi khi cha mẹ ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 còn những bất cập nhất định. Tòa án công nhận thỏa thuận của vợ, chồng về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Việc công nhận này của Tòa án sẽ giúp thủ tục giải quyết vụ án ly hôn nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiếp cận các bản án hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho thấy Tòa án chỉ nhận định công nhận sự thỏa thuận của các bên mà không có thể hiện việc xác minh khả năng của mỗi bên về việc bảo đảm việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Điều này khiến cho các quyết định về con chung có phần dễ dãi. Về nguyên tắc, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề con chung khi ly hôn nhưng cũng cần xem xét đến lợi ích về mọi mặt của con. Do đó, khi vợ chồng thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi dưỡng con cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con chung thì Tòa án cũng cần xem xét sự thỏa thuận đó có bảo vệ được quyền của con hay không. Nếu xét thấy sự thỏa thuận đó là không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì Tòa án có quyền quyết định. Xét về lý thuyết cũng như thực tiễn có thể thấy nhiều tình huống sự thỏa thuận của cha mẹ không hoàn toàn vì lợi ích của con. Chẳng hạn: Một bên lấy việc nuôi con để gây áp lực cho bên kia trong việc ly hôn; một bên lấy việc cấp dưỡng cho con để đánh đổi quyền được nuôi con... Các thỏa thuận phổ biến nhất trong các bản án, quyết định ly hôn về người trực tiếp nuôi con và các nghĩa vụ của các bên khi ly hôn được Tòa án công nhận là người không trực tiếp nuôi con không phải cấp dưỡng cho con “do người trực tiếp nuôi con không yêu cầu”. Thực tế này xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 81 chưa rõ ràng, có thể hiểu rằng chỉ trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn mà Tòa án quyết định thì mới phải “căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”. Từ góc độ bảo vệ quyền trẻ em chúng tôi nhận thấy quy định này có thể tạo khoảng trống trong việc bảo vệ trẻ em khi cha mẹ ly hôn, Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng liên quan đến người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của các bên với con sau ly hôn đã vô tình bỏ qua nguyên tắc bảo vệ trẻ em.Trước thực tiễn áp dụng pháp luật nói trên, chúng tôi kiến nghị sửa khoản 2 Điều 81, Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:“Người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn do vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định phải đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích của con chưa thành niên và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.Với quy định này, Tòa án có trách nhiệm xem xét thỏa thuận của vợ, chồng có thực chất có vì lợi ích của con hay không trước khi công nhận thỏa thuận đó, đảm bảo các quyền của trẻ em đồng thời đảm bảo tính ổn định của các bản án, quyết định liên quan đến việc trực tiếp nuôi dưỡng con.Thứ ba, theo Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 hiện nay đang quy định hai điều kiện thay đổi quyền nuôi con, đó là tôn trọng thỏa thuận của cha, mẹ và điều kiện chăm sóc của cha, mẹ144. Trên thực tế có nhiều tình huống pháp lý xảy ra, được giải quyết tại các bản án đã phân tích tại Chương 3 của Luận án tóm gọn lại như:(i) Bên trực tiếp nuôi con một mặt yêu cầu bên không trực tiếp nuôi con tôn trọng quyền nuôi con của mình mặt khác cố tình cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bằng cách đem con bỏ đi nơi khác, không thông báo cũng như không để lại địa chỉ, phương tiện liên lạc với người không trực tiếp nuôi con.(ii) Trường hợp cả cha và mẹ đều đáp ứng các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 về điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con và không thỏa thuận được việc thay đổi quyền nuôi con.Vậy, nên bổ sung điểm c khoản 2 Điều 84 như sau: “Trường hợp người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở hoặc các hành vi khác khiến cho người không trực tiếp nuôi con không thực hiện được quyền thăm nom, chăm sóc giáo dục con” là căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 84 như sau: “Trong trường hợp các bên đều đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì ưu tiên giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con trên cơ sở bảo đảm tính ổn định cho sự phát triển của con”.4.2.2.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần quy định thống nhất thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngLuật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 114 mà không quy định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn. Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn nên hầu hết các trường hợp Tòa án không ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án145. Chỉ một số ít bản án, quyết định ghi thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng việc xác định thời điểm có khác nhau. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thi hành án nếu người phải cấp dưỡng không tự nguyện thi hành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không bảo đảm được quyền lợi của con. Về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn hiện có ba quan điểm khác nhau:Quan điểm thứ nhất cho rằng: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ cấp dưỡng và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quan điểm này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Việc cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên sau khi ly hôn là hệ quả của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quan điểm này dường như không phù hợp đối với trường hợp vợ chồng đã có thời gian “ly thân” trước khi ly hôn và trường hợp bản án có kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, quan điểm này không thống nhất với pháp luật thi hành án dân sự. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, việc thi hành nội dung về cấp dưỡng trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay và không phụ thuộc vào việc có hiệu lực hay không kể cả bản án được xét xử phúc thẩm. Quy định này là để bảo vệ quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng là con chưa thành niên. Có thể thấy trong một số vụ án, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm hay giám đốc thẩm thì thời gian sẽ kéo dài, có thể vài năm, thậm chí khi bản án có hiệu lực để bên không nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì con đã thành niên.Quan điểm thứ hai cho rằng thời điểm bắt đầu nghĩa vụ cấp dưỡng từ ngày Tòa án tuyên án hoặc ban hành quyết định ly hôn sơ thẩm, tức là khi bản án, quyết định ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật. Quan điểm này dựa trên tính đặc thù của quan hệ vợ chồng khi đã có yêu cầu ly hôn. Khi Tòa án quyết định ly hôn thì vợ, chồng có thể đã sống riêng nên không cùng nuôi dạy con nữa. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vào thời điểm này là hợp lý, bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên một cách kịp thời và nhanh chóng. Quan điểm này phù hợp với khoản 2 Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).Quan điểm thứ ba cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ thời điểm vợ chồng ly thân và một bên không sống chung với con chưa thành niên trên thực tế. Có thể thấy quan điểm này chú trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên một cách triệt để146, bởi qua thực tế cho thấy phần lớn các vụ ly hôn thì vợ chồng đã có thời gian “ly thân”.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo vệ trẻ em, chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất và thứ ba. Do đó, khi Tòa án giải quyết ly hôn, nếu vợ chồng đã ly thân, thời điểm ly thân xác định được thì bản án, quyết định phải nêu rõ cấp dưỡng cho con từ thời điểm ly thân. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thi hành ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của con. Điều này cũng phù hợp với quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, theo điểm a khoản 2 Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bản án, quyết định về cấp dưỡng của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị. Từ quy định này có thể hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện nay khi Tòa án ban hành bản án hoặc quyết định về cấp dưỡng. Vì vậy, khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án thì Tòa án cần phải ghi rõ thời điểm cấp dưỡng cho con. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của con và không vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:“Thời điểm cấp dưỡng được xác định như sau: Từ khi cha hoặc mẹ không sống chung với con; từ ngày Tòa án ra bản án hoặc quyết định ly hôn; từ ngày Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.4.1.3.  Giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác trong gia đình với việc bảo vệ quyền trẻ em và các khái niệm pháp lý4.2.3.1.   Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cần quy định quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với các thành viên khác trong gia đình và hạn chế quyền của các thành viên khác trong gia đình đối với người chưa thành niênLuật HN&GĐ hiện hành quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa cô (dì, chú, bác, cậu) ruột và cháu, trong đó quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn nhưng quyền và nghĩa vụ của các khác trong gia đình đối với người chưa thành niên thì chưa được quy định cụ thể. Thực tế, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ông, bà đối với cháu chưa thành niên, của anh, chị đối với em chưa thành niên và của cô, dì, chú, bác, cậu ruột đối với cháu chưa thành niên phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết, kết nối của cha mẹ. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ không có quan hệ vợ chồng thì mối liên hệ giữa ông bà nội hoặc ông bà ngoại, giữa cô, chú, bác hoặc dì, cậu ruột đối với cháu chưa thành niên có thể rất lỏng lẻo, xa cách, dẫn đến việc cháu chưa thành niên không nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của những người thân thích. Vì vậy, Luật HN&GĐ cần quy định quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với ông, bà, cô, dì, cậu, chú, bác ruột để đảm bảo quyền nhân thân của trẻ em. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo cho trẻ em có thể được hưởng quyền thăm nom, chăm sóc, liên lạc, lưu trú... với ông bà và các thành viên khác trong gia đình của mình.Tham khảo Bộ luật Dân sự Pháp tại Điều 371-4 quy định “Trẻ em có quyền duy trì mối quan hệ cá nhân với thế hệ trước của mình. Việc thực hiện quyền này chỉ có thể bị ngăn trở nếu có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ”147. Quy định này được sửa đổi năm 2002 cụm từ “thế hệ trước” được thay thế cụm từ “ông bà”, đã khẳng định quyền giữ quan hệ riêng của trẻ em với ông bà/cô dì chú bác một cách độc lập, không bị ngăn trở bởi ý chí chủ quan của cha mẹ. Cha mẹ không được ngăn cấm, cản trở việc trẻ em giữ quan hệ với thế hệ trước của mình trừ khi ảnh hưởng “lợi ích” của trẻ em. Như vậy, quy định này đã khẳng định sự bình đẳng về quyền của trẻ em trong mối quan hệ cá nhân với ông bà độc lập hơn, bảo vệ tốt hơn các quyền của trẻ em. Việc xác định quyền “duy trì mối quan hệ với thế hệ trước mình” sẽ xác lập các quyền thăm nom, liên lạc mà không bị cản trở bởi cha, mẹ trẻ em. Để đảm bảo quyền duy trì liên hệ thì cha, mẹ trẻ em buộc phải thực hiện các điều kiện để đảm bảo thực hiện các quyền này như cung cấp phương tiện liên lạc, tạo điều kiện để trẻ em thực hiện nghĩa vụ thăm nom ông bà nội ngoại và ngược lại. Điều này rất có ý nghĩa với trẻ em khi cha mẹ ly hôn hoặc khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân, bởi trên cơ sở pháp lý thì quan hệ của trẻ em đối với ông, bà, cô, dì, cậu, chú, bác ruột không phụ thuộc vào việc cha mẹ của trẻ em có tồn tại quan hệ hôn nhân hay không.Quy định quyền giữ mối liên hệ của trẻ em với thành viên khác trong gia đình sẽ là giải pháp khắc phục tình trạng cha hoặc mẹ cản trở, ngăn cấm ông, bà, anh, chị, cô, chú, bác, dì, cậu ruột thăm nom, chăm sóc trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn hoặc trẻ em là con ngoài hôn nhân.Bên cạnh đó, cũng cần quy định việc hạn chế quyền thăm nom cháu, tiếp cận cháu của ông bà trên cơ sở nếu hành vi thăm nom, tiếp cận cháu của ông bà có thể làm phương hại đến sự phát triển bình thường hoặc tác động tiêu cực đến trẻ em. Đây là quy định cần thiết mang tính chế tài để đảm bảo cho lợi ích của trẻ em. Người ông, bà có hành vi bị xử lý hành chính, hình sự về các vi phạm liên quan đến trẻ em cần bị xem xét hạn chế quyền được thăm nom, chăm sóc giáo dục cháu mình. Biện pháp chế tài này cần được bổ sung đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến trẻ em.Thứ nhất, cần bổ sung quy định tại Chương VI Luật HN&GĐ như sau: “Điều 106a. Quyền giữ mối liên hệ của người chưa thành niên với các thành viên khác trong gia đình.1.   Trong mọi trường hợp, người chưa thành niên có quyền được giữ mối liên hệ với ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác, cậu ruột mà không ai có quyền ngăn cản.2.   Trong trường hợp các thành viên khác trong gia đình lợi dụng việc thăm nom người chưa thành niên để có hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về mọi mặt của người chưa thành niên thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của thành viên gia đình đó”.Thứ hai, bổ sung hướng dẫn chi tiết các hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nghĩa vụ của cha, mẹ và hành vi “phá tán tài sản” của con để làm căn cứ xác định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ với con. Việc xác định mức độ vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ với con bởi hậu quả pháp lý của biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền trẻ em trong quan hệ hon nhân và gia đình. Căn cứ vào các quy định pháp luật khác có liên quan để giải thích như sau:Những hành vi vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên của cha mẹ đến mức con chưa thành niên không thể phát triển bình thường về thể chất và tinh thần trong khoảng thời gian nhất định theo kết luận của cơ quan giám định sức khỏe thể chất và tinh thần.Hành vi “phá tán tài sản” của con là việc cha mẹ sử dụng tài sản riêng của con chưa thành niên không vì lợi ích của con khiến tài sản đó mất đi, không thể lấy lại được khiến con chưa con rơi vào hoàn cảnh không có tài sản riêng để tự nuôi dưỡng mình.Thứ ba, cần hướng dẫn cụ thể về hậu quả của việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên hiện nay cần qui định cụ thể thế nào là “không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con”. Theo qui định này có đòi hỏi cha, mẹ bị hạn chế quyền phải ở xa con, cách ly con không?Chúng tôi cho rằng, biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con có thể hiểu là việc “cách ly” người bị hạn chế quyền đối với con. (i) Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Như vậy, chỉ người bị hạn chế quyền phải cách xa con về mặt địa lý đồng thời không thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản của con để bảo vệ lợi ích cho con chưa thành niên. (ii) Trường hợp cả cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì các nghĩa vụ khác do người giám họ thực hiện. Trường hợp này, cả cha và mẹ đều thực hiện cách ly, cấm tiếp xúc với con. Theo chúng tôi như vậy là phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, bởi biện pháp “cấm tiếp xúc” được áp dụng khi người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân và phài “có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc” (Điều 20, Điều 21).Theo chúng tôi: Trường hợp (i), việc cha hoặc mẹ bị cách ly với con thì con sẽ do người còn lại chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục vì vậy con sẽ ở cùng cha hoặc mẹ trong thời gian mẹ hoặc cha bị cấm tiếp xúc ở nơi khác, không cùng chỗ ở với trẻ em, tức sẽ đưa người bị cấm tiếp xúc đi nơi khác.Trường hợp (ii), khi cả cha và mẹ đều bị cấm tiếp xúc, cách ly với con thì cần đưa con đến ở với người có giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.Việc cấm tiếp xúc, cách ly trong một thời hạn nhất định giúp nhằm hạn chế các quyền của cha, mẹ nhưng không làm cản trở đến quá trình phát triển của trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong thời gian tạm thời. Việc hạn chế này không làm mất đi quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, vì vậy vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014). Tuy nhiên, việc cách ly, cấm tiếp xúc trực tiếp với con hiện nay còn gặp khó khăn khi chỗ ở của con trong thời hạn, thời gian cấm tiếp xúc vì vậy khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ với con cần cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của quyết định.Thêm nữa, trước thực tế hiện nay tồn tại việc cha, mẹ bỏ rơi, thiếu trách nhiệm với con, để lại con trong cho ông, bà hoặc cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, người chăm sóc mà không vì lý do khách quan hoặc cha mẹ ngược đãi nghiêm trọng, cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con…cần xem xét quy định việc “hạn chế vĩnh viễn quyền của cah mẹ với con chưa thành niên” hoặc “tước toàn bộ quyền của cha mẹ với con chưa thành niên” tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi của cha mẹ và vì lợi ích tốt nhất của trẻ phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Điều 9). Từ đó, việc tìm kiếm, xây dựng các biện pháp bảo trợ trẻ em sẽ thuận lợi hơn. Như vậy, biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con mới thực sự bảo vệ được quyền của con chưa thành niên và của trẻ em.4.2.3.2. Bổ sung các quy định hướng dẫn chi tiết về nghĩa vụ yêu thương, trông nom, chăm sóc đối với người chưa thành niênLuật HN&GĐ hiện hành quy định về nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc của cha, mẹ với con, của ông bà đối với cháu, của anh chị đối với em, của cô (dì, chú, bác, cậu) ruột đối với cháu. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ này rất chung chung, thiếu cụ thể, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa đủ căn cứ pháp lý chắc chắn để thực hiện. Qua thực tế cho thấy nhiều người không thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền này đối với con, cháu, trong đó phần lớn là chưa hiểu đúng thế nào là “yêu thương”, “chăm sóc”. Để đảm bảo quyền của trẻ em được các thành viên trong gia đình yêu thương, chăm sóc thì pháp luật cần quy định cụ thể về các nghĩa vụ này.Nghĩa vụ “thương yêu” được quy định tại khoản 1 Điều 69, Luật HN&GĐ hiện hành cần được làm rõ để đảm bảo cha, mẹ, ông bà... yêu thương con, cháu đúng cách.Hiện nay, đang tồn tại những quan điểm trái ngược nhau về quyền và nghĩa vụ yêu thương con. (i) Với quan điểm thứ nhất cho rằng yêu thương là làm mọi việc việc cho con, đáp ứng mọi yêu cầu của con, kể cả những yêu cầu không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Trước các yêu cầu của con, cha mẹ đáp ứng vô điều kiện dẫn đến trẻ em được chiều chuộng, không có động lực để học tập và phấn đấu. (ii) Với quan điểm thứ hai cho rằng con thuộc sở hữu của cha mẹ, họ muốn làm gì thì làm, mọi quyết định và hành động của cha mẹ đối với con đều là hợp lý và hợp pháp, quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” đã và đang ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người nên cha mẹ, ông bà thường có hành vi bạo lực đối với con, cháu. Chúng tôi cho rằng cả hai quan điểm trên đều không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ trẻ em cũng như sự phát triển về mọi mặt của trẻ em. Việc yêu thương, chăm sóc con là của mỗi gia đình, nhưng việc hiểu cho đúng các nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái là vô cùng cần thiết trong việc định hướng suy nghĩ, hành xử đối với trẻ em. Như vậy, nghĩa vụ “thương yêu” cũng cần có những quy định pháp luật quy định rõ tránh hiện tượng yêu thương không giới hạn, chiều theo mọi sở thích, yêu cầu của con dẫn đến làm hư trẻ em. Yêu thương đi kèm với giáo dục theo những chuẩn mực nhất định về đạo đức mới là đích đến của cha mẹ. Theo quan điểm cá nhân của Nghiên cứu sinh cần quy định rõ “Thương yêu đối với người chưa thành niên là tình cảm trong các xử sự của cha mẹ, thành viên khác trong gia đình trên cơ sở những tri thức, hiểu biết về quá trình trưởng thành để chăm sóc, giáo dục con theo những chuẩn mực, giá trị nhất định phù hợp với độ tuổi văn hóa, thuần phong mỹ tục, của dân tộc”.Pháp luật HN&GĐ là văn bản pháp lý có tác động trực tiếp đến các mối quan hệ gia đình, được xây dựng trên cơ sở tình cảm vì vậy, việc luật hóa “tình cảm” các thuật ngữ trong quy định cũng cần được xem xét giải thích thấu đáo đảm bảo việc hiểu đúng, đầy đủ trong pháp luật, gần gũi, dễ dàng thực thi trong đời sống xã hội. Từ việc quy định về tình yêu thương như vậy, cha mẹ sẽ có trách nhiệm và ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ tìm hiểu tri thức, kiến thức về quy luật vận động phát triển thể chất, tâm lý của con để chăm sóc, giáo dục con tốt nhất. Việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương con trên cơ sở tìm hiểu tri thức kiến thức không phủ nhận vai trò, thiên chức thiên bẩm làm mẹ, làm cha của phụ huynh mà thực chất là việc củng cố, tiếp các kỹ năng cho cha mẹ trong quá trình nuôi, dạy con. Tình yêu thương của cha mẹ với con chưa thành niên khi được đảm bảo bằng pháp luật thì khi đó, Nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ xây dựng những biện pháp, dịch vụ bảo đảm hỗ trợ cha, mẹ thực hiện các nghĩa vụ này. Việc thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn đã được đưa vào Chương trình của Chính phủ tại Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình thí điểm “phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc”Theo: Nguyễn Thị HạnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1HLstYqVahRReSa2YdJhVrAbNdOHfYy4z/edit