0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648c05ca38532-MỘT-SỐ-VẤN-ĐỀ-LÝ-LUẬN-VÀ-PHÁP-LÝ-VỀ-QUẢN-LÝ-NHÀ-NƯỚC-ĐỐI-VỚI-BIỂU-DIỄN-NGHỆ-THUẬT.jpg.webp

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT


 

2.1. Khái niệm, phân loại biểu diễn nghệ thuật

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm biểu diễn nghệ thuật

Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) và biểu diễn nghệ thuật (BDNT) là hai khái niệm cùng tồn tại song hành, có mối quan hệ biện chứng nhưng giữa chúng có sự khác biệt nhất định dưới góc độ lý luận. Do đó, cần làm rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này để thông qua đó làm tiền đề xác định nội hàm của quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật.

2.1.1.1 Nghệ thuật biểu diễn

Giống như các loại nghệ thuật khác, NTBD có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời, cũng là hoạt động sáng tạo của con người từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. NTBD là một trong những lĩnh vực quan trọng có tính đặc thù của văn hóa. Sản phẩm của NTBD trước hết liên quan đến sáng tạo giá trị văn hóa nghệ thuật - giá trị mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, thẩm mỹ, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách con người.

Tính đặc thù của NTBD xét ở góc độ khái quát nhất là hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi cảm nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nghệ thuật là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người, gắn liền với tâm tư, tình cảm của con người. Bằng những phương tiện biểu hiện đặc thù riêng của mình, nghệ thuật phản ánh thế giới và cải tạo thế giới. Nghệ thuật giúp con người nhận thức những giá trị chân, thiện, mỹ, là phương tiện tác động vào thế giới nội tâm của con người, làm cho con người gắn bó với cộng đồng: “Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, nghệ thuật mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó không chỉ phản ánh các điều kiện sinh hoạt thông thường của xã hội mà còn thể hiện chiều sâu của tâm lý”.12

Nền văn hoá nghệ thuật của toàn nhân loại đã trải qua năm thời kỳ phát triển kỹ thuật sân khấn nghệ thuật biểu diễn: Thời kỳ thứ nhất, là nghệ thuật diễn xướng dân gian folklore, có không gian sân khấu diễn kể hỗn đồng mang ý thức tâm linh. Thời kỳ thứ hai, phát triển sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp kịch nói cổ điển Châu Âu, đã ra đời khái niệm thuật nghữ “Nghệ thuật biểu diễn” vào năm 171113.

Theo một số từ điển như Oxford Advandced Learner’s Dictionary, Cambridge Dictionary, “nghệ thuật biểu diễn” - “performing art” được định nghĩa những loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, sân khấu (kịch) được biểu diễn trước khán giả14. Thời kỳ thứ 3, đến năm 1880 ra đời nghệ thuật biểu diễn hiện đại (Modern performing arts). Thời kỳ thứ tư, vào năm 1960 ra đời nghệ thuật biểu diễn đương đại (Contemporary performing arts). Thời kỳ thứ năm, khoảng năm 1970, xuất hiện nghệ thuật biểu diễn hậu hiện đại (Art of postmodern performance)

Theo từ điển bách khoa toàn thư Encarta: “NTBD bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu hoặc biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật nhất định như sân khấu, múa, hát (hoặc các loại hình nghệ thuật kết hợp như opera và kịch hát), kịch câm, tạp kỹ, xiếc và rối”16.

Như vậy, theo cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới, NTBD khá tương đồng với nghệ thuật sân khấu. Một số giáo trình văn hóa - nghệ thuật hiện nay định nghĩa sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Bằng sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như văn học, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên các hình tượng nghệ thuật sống động đối với công chúng nghệ thuật. Ngôn ngữ đặc trưng của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động ngôn ngữ), thông qua diễn xuất, biểu đạt cảm xúc của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động mang tính xung đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch mang tính nhất quán chứ không phải bất kỳ hành động có tính chất ngẫu nhiên nào.

Ở nước ta, khái niệm nghệ thuật biểu diễn xuất hiện đã lâu, tuy nhiên vẫn chưa được thống nhất về nội hàm của nó.

Tác giả Đỗ Thị Hương cho rằng: Khái niệm nghệ thuật diễn xuất hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn được dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người (perfromence). Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận performance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, bằng cách thức nào, trong bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia17 

Nhà sưu tầm, nghiên cứu múa dân tộc NSND GS.TS Lê Ngọc Canh quan niệm: nghệ thuật biểu diễn bao hàm những loại hình nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông qua các loại hình NTBD như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn xướng... Chúng chuyển động trong mọi không gian, thời gian trình diễn khác nhau. Sự chuyển động trình diễn ấy do các nghệ nhân, các nghệ sĩ thực hiện thông qua những âm thanh, hình thể, điệu bộ, hình dáng của cơ thể con người và cảm xúc, tâm hồn. Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy lại tái tạo, bổ sung, hoàn thiện những bài bản đã có, đã tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật chuyển động đa loại, đa dạng, đa hình, đa âm. Có nhà nghiên cứu còn gọi là nghệ thuật động giàu tính thẩm mỹ trực quan, đem lại cho người tiếp cận bằng thị giác, thính giác (nghe, nhìn), tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ.

Tác giả Phạm Tấn Anh thì nhận định rằng: “Nghệ thuật biểu diễn là những loại hình nghệ thuật tổng hợp (gồm cả không gian và thời gian) do các nghệ sĩ sáng tạo (cả chuyên nghiệp và không chuyên) và được trình diễn trên sân khấu bằng ngôn ngữ đặc trưng của mình cho khán giả xem trực tiếp, NTBD là loại hình có mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa tác giả, đạo diễn, diễn viên với các thành phần sáng tạo khác như họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo múa, ánh sáng, tiếng động, phục trang, âm thanh, ca múa và khán giả”.19

Nhà nghiên cứu Đình Quang cho rằng: Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp và tập thể với nhiều nghệ thuật hợp lại, nhưng nghệ thuật biểu diễn của diễn viên luôn đóng vai trò chủ yếu, vai trò trung tâm chi phối tất cả các yếu tố nghệ thuật khác. Có đầy đủ mọi thứ như kịch bản, sân khấu, đạo cụ... mà không có diễn viên thì đêm diễn không thể thành hình được20.

Theo đó mà nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc khẳng định rằng: “Nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của nghệ sĩ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc”

Như vậy, NTBD là hoạt động nghệ thuật gắn với vai trò của người biểu diễn. Người biểu diễn đóng vai trò trung tâm chi phối các yếu tố nghệ thuật khác. Thông qua quá trình sáng tạo từ lúc nghiên cứu tác phẩm đến khi đặt mình trong hoàn cảnh và hành động, đó là một quá trình hoá thân của người biểu diễn, dùng tâm hồn, cơ thể mình, hoạt động trong vai kịch, hay thể hiện một ca khúc, một bản nhạc… Cho nên, việc bài trí, trang phục… không giữ vị trí quyết định - tối chèo với vẻn vẹn một cái hòm, một chiếc chiếu trải giữa sân đình xưa kia, đêm kịch trong kháng chiến bên đống lửa, thiếu mọi phương tiện cần thiết, nhưng sao ta vẫn gọi đó là buổi biẻu diễn được? Đó là nhờ yếu tố biểu diễn của diễn viên. Trái lại có đầy đủ mọi thứ mà không có diễn viên thì đêm diễn xuất không thể thành hình được. Xta-ni-xlap-xki thường gọi diễn viên là “ông vua bà chúa” của nghệ thuật biểu diễn là vì vậy22.

Qua các quan niệm cho ta sự hiểu biết về NTBD để từ đó nhận định thấy bản chất, chức năng của nó nhằm tìm ra hướng quản lý đúng đắn nhất phù hợp nhất để đưa NTBD phát triển. Là một bộ phận của văn hóa nghệ thuật, NTBD cũng có đặc trưng riêng. Đây là một nội dung quan trọng của văn hóa tinh thần, là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hóa thẩm mỹ. Nó được hình thành và có sức tác động lớn tới tâm hồn, trí tuệ con người xã hội. NTBD chịu sự tác động trực tiếp của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời có tính độc lập riêng. Do vậy, nó có thể tạo ra những tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống xã hội. Vì có sức tác động lớn về tâm hồn, trí tuệ nên NTBD đảm đương nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí… đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Chính vì vậy, NTBD chính là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là ngọn đuốc soi đường, định hướng con người sống đẹp, biết nhìn vào hiện thực để tự hoàn thiện mình. NTBD cũng là con dao hai lưỡi, kẻ xấu có thể lợi dụng để làm lung lạc ý chí của công chúng bằng những tác phẩm có nội dung thiếu lành mạnh, đi ngược lại giá trị nhân văn của toàn nhân loại và phong tục của đất nước.

Như vậy, NTBD là hoạt động nghệ thuật gắn liền với vai trò của người diễn viên. Người biểu diễn là hoạt động nghệ thuật gắn liền với vai trò trung tâm chi phối các yếu tố nghệ thuật khác. Thông qua quá trình sáng tạo từ lúc nghiên cứu tác phẩm, đến khi đặt mình trong hoàn cảnh mà hành động, đó là một quá trình hóa thân của người biểu diễn dùng cả tâm hồn, cơ thể mình, hoạt động trong vai kịch, hay thể hiện một ca khúc, một bản nhạc… Tuy nhiên, không phải chỉ cần diễn xuất của người biểu diễn là có thể ra đời một công trình nghệ thuật, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kịch bản, không gian diễn xuất và công chúng.

2.1.1.2. Khái niệm biểu diễn nghệ thuật

Biểu diễn nghệ thuật (art performance) là hoạt động được thực hiện thông qua các hành động do nghệ sĩ hoặc những người tham gia khác thực hiện. Nó có thể được thực hiện kiến trực tiếp hoặc thông qua tài liệu, được phát triển hoặc viết một cách tự phát, và theo truyền thống được trình bày trước công chúng trong một bối cảnh mỹ thuật ở một phương thức liên ngành.

Biểu diễn là thuật ngữ được thể hiện dưới dạng hành động hay hoạt động cụ thể. BDNT được hiểu là tất cả những cái đời thường, bình dị được mang lên sân khấu biểu diễn cách điệu hoặc nguyên sơ. Có thể nói, BDNT là một khâu cuối cùng của NTBD, là kết quả của quá trình lao động học tập, rèn luyện, sáng tạo của nghệ sỹ trao tới khán giả. BDNT là chiếc cầu nối giữa sáng tạo nghệ thuật của nghệ sỹ với cảm thụ nghệ thuật của khán giả và là khâu hoàn thiện cuối cùng của loại hình NTBD.

Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Như vậy, chỉ xác định hoạt động BDNT khi nó thoả mãn hai dấu hiệu cơ bản đó là (1): là hành động do nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc không chuyên thực hiện và (2) phải biểu diễn, trình chiếu trước công chúng.

Thứ nhất, cần phải xác định rõ các tác phẩm và hoạt động nào sẽ được xem là mang tính nghệ thuật. Như đã phân tích ở khái niệm NTBD đó là những loại hình nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông qua các loại hình NTBD như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn xướng.

Thứ hai, các hoạt dộng này phải được biểu diễn trước công chúng dưới các hình thức khác nhau. Có thể thấy biểu diễn trước công chúng là yêu cầu quyết định xác định hoạt động đó có thuộc nội dung quản lý của nhà nước hay không. Bởi vì thực tế hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội, nếu một cá nhân hát/ghi âm, quay video tiết mục biểu diễn của mình và đăng tải trên các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube thì việc đánh giá đó là hoạt động biểu diễn nghệ thuật trước công chúng còn chưa được đề cập đến. Như vậy, mỗi loại hình nghệ thuật biểu diễn sẽ có một hình thức biểu diễn nghệ thuật khác nhau và là một đối tượng quản lý của các nhà quản lý văn hoá. Vậy, để quản lý tốt cần hiểu rõ bản chất và quy luật phát triển của từng loại hình. Điều đó khiến việc giải quyết về khâu quản lý cho các nhà quản lý được rành mạch với các tiêu chí rõ ràng. Để song song tồn tại các loại hình NTBD truyền thống thì vấn đề phát sinh phát triển của loại hình mang tính hiện đại (đặc biệt là ca múa nhạc) đã đặt ra không ít khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

Việt Nam là quốc gia có nền văn hoá tiên tiến, có nhiều loại hình nghệ thuật phát triển mang tính truyền thống dân tộc, vùng miền do đó các hình thức BDNT cũng rất đa dạng và phong phú. Việc hiểu đúng thế nào là BDNT sẽ góp phần làm rõ phạm vi, nội dung và đối tượng QLNN đối với BDNT. Khái niệm BDNT đã được quy định cụ thể trong một số văn bản ví dụ như NĐ 144/2020 như sau: Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hóa, thể thao. Theo Điều 3, chương II Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp quy định: Biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nghị định 144/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về khái niệm BDNT như sau: “Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao.”23 Như vậy, theo khái niệm này thì hoạt động BDNT không chỉ bao gồm các loại hình ca nhạc, nghệ thuật truyền thống mà đã được mở rộng phạm vi các hoạt động thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa hoạt động biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, việc mở rộng các hoạt động BDNT bao gồm cả các cuộc thi người đẹp, người mẫu thì cần phải có những tiêu chí quản lý khác nhau bởi lẽ bản chất của NTBD đó là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hóa thẩm mỹ còn các cuộc thi sắc đẹp và người mẫu cần có những tiêu chí quản lý riêng bởi lẽ cuộc thi sắc đẹp nào sẽ được xác định đáp ứng tiêu chí nghệ thuật? và cần có hình thức quản lý phù hợp đối với mỗi loại hình BDNT.

2.1.1.3. Đặc điểm của biểu diễn nghệ thuật

BDNT là một khấu cuối cùng của nghệ thuật biểu diễn, là kết quả của quá trình lao động học tập, rèn luyện, sáng tạo của người nghệ sỹ trao tới khán giả. BDNT là chiếc cầu nối giữa sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ với cảm thụ nghệ thuật của khán giả (công chúng). Biểu diễn nghệ thuật có thể được định nghĩa như sau: “Biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật là quá trình hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của người biểu diễn, thể hiện hình tượng nghệ thuật phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của công chúng”.

Biểu diễn nghệ thuật là một bộ phận nhạy cảm của văn hoá tinh thần, là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hoá thẩm mỹ. Nó được hình thành và có sức tác động lớn tới tâm hồn, trí tuệ còn người xã hội. BDNT chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời có tính độc lập riêng. Do đó, nó có thể tạo ra những tác động tích cực, tiêu cực đối với đời sống xã hội. Vì sức tác động lớn về tâm hồn, trí tuệ nên BNDT đảm đương nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí… đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật.

BDNT là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là ngọn đuốc soi đường, định hướng con người sống đẹp, biết nhìn vào hiện thực để tự hoàn thiện mình. BDNT là con dao hai lưới, kẻ xấu có thể lợi dụng để làm lung lạc ý chí của công chúng bằng những tác phẩm có nội dung thiếu lành mạnh, đi ngược lại giá trị nhân văn của toàn nhân loại và thuần phong mỹ tục của đất nước.

Như vậy, biểu diễn nghệ thuật được hiểu là hoạt động của các cá nhân, tổ chức và được tiếp cận dưới góc độ quyền con người thì đó là các quyền biểu diễn, quyền trong biểu diễn các tiết mục, chương trình nghệ thuật và các hoạt động này chịu sự quản lý, điều chỉnh của pháp luật. Trước tiên, cần xác định rõ hoạt động biểu diễn nào sẽ mang tính nghệ thuật và hoạt động nào không mang tính nghệ thuật. Qua đó, để xác định rõ phạm vi QLNN đối với các hoạt động BDNT của các cá nhân, tổ chức. Qua nghiên cứu lý luận về BDNT để hiểu được bản chất, cấu trúc và ý nghĩa của BDNT đối với đời sống xã hội, nhà nước phải có những phương cách quản lý nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý hoạt động BDNT nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.

2.1.2   Phân loại biểu diễn nghệ thuật

Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong đời sống hàng ngày rất đa dạng và phong phú do xuất phát từ chính bản chất đa dạng và phong phú của các loại hình nghệ thuật. Việc phân loại biểu diễn nghệ thuật sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận trong QLNN đối với BNDT đó là xác định phạm vi quản lý, hình thức và phương pháp quản lý khác nhau phù hợp đặc điểm đặc thù của mỗi loại hình BDNT.

2.1.2.1. Căn cứ vào tính chất của biểu diễn nghệ thuật

Căn cứ vào tính chất của nghệ thuật biểu diễn được thực hiện bởi các nghệ sĩ, người biểu diễn thì có thể phân thành hai loại đó là biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và biểu diễn không chuyên.

·   Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

BDNT chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp thông qua các loại hình nghệ thuật, các tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc.24

Hoạt động BDNT chuyên nghiệp thường được thực hiện bởi các diễn viên chuyên nghiệp. Theo từ điển Việt Nam25 về mặt tính từ, chuyên nghiệp nghĩa là: chuyên là một nghề, lấy một việc, một hoạt động nào đó làm nghề chuyên môn; phân biệt với nghiệp dư. Theo thống kê năm 2020 của Cục Nghệ thuật biểu diễn, trên cả nước hiện có 118 đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng BDNT (được gọi tắt đơn vị nghệ thuật). Trong đó, có 12 đơn vị nghệ thuật Trung ương, 17 đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và 89 đơn vị nghệ thuật địa phương (số lượng, thông tin về các đơn vị nghệ thuật toàn quốc được tổng hợp tại các Bảng 1, 2 và 3 Phụ lục). Ngoài ra còn có rất nhiều trường đại học công lập và tư thục đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa, các ngành về…; Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các hội chuyên ngành nghệ thuật như Hội văn nghệ Dân gian, Hội nghệ sĩ Múa, Hội Âm nhạc, Hội nghệ sĩ Sân khấu, Hiệp hội người mẫu… cùng chung tay đóng góp về mặt chuyên môn, lý luận để ngày một nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp cho hoạt động BDNT của các đoàn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Có thể chia thành hai khối chính như quan niệm của các nhà khoa học trong đề tại cấp Bộ về: “Phát triển công nghệ văn hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”26: Khối sân khấu: gồm các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc,

Múa rối, Kịch nói, Kịch câm, Dân ca kịch, sản phẩm gọi là vở diễn. Khối ca múa nhạc: Gồm các loại hình Ca - Múa - Nhạc- Ngâm thơ, Kịch hát, Tấu hài, sản phẩm của nói gọi là chương trình.

Thực tế cũng có sự pha trộn giữa hai khối trên hoặc với cả loại hình biểu diễn khác, tạo ra một chương trình tổng hợp, ví dụ biểu diễn ca hạc kết hợp xiếc, tấu hài, biểu diễn thời trang, thể thao…. Hiện nay các loại hình lại trở nên phong phú hơn, thậm chí một số loại hình hình thành theo thị hiếu dễ dãi của công chúng. Chính vì thế, việc khán giả tìm đến sân khấu xem loại hình NTBD truyền thống, không còn như trước, ngược lại sân khấu lại phải tự tìm khán giả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phong trào phục hồi nghệ thuật dân tộc đang dần được một bộ phận khán giả quan tâm.

Hoạt động BDNT chuyên nghiệp trong thời gian gần đây có sự phân hóa rõ rệt. Văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, văn hóa đại chúng với các loại hình nghệ thuật mới xuất hiện lấn át loại hình nghệ thuật công phu. Điển hình như trong ca múa nhạc hiện nay có thể loại nhạc nhẹ thu hút đông đảo công chúng nhất thì chủ yếu chỉ xoay quanh những ca khúc có nội dung tình yêu uỷ mị, đi kèm với phong cách biểu diễn lai căng, trang phục biểu diễn lệch chuẩn… Xét tình hình chung thì hoạt động BDNT hiện nay rất cởi mở, đa dạng, sôi nổi hơn, nhưng giá trị giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ đã dần bị lu mờ. Hiện nay, chúng ta thiếu những tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu giá trị và tầm nhìn khái quát để tác động thực sự tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân như thời gian trước.

·   Biểu diễn nghệ thuật không chuyên

Khác với BDNT chuyên nghiệp, BDNT không chuyên là hoạt động được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. BDNT không chuyên diễn ra thường xuyên, liên tục ở khắp xã, phường, quận, thị trấn trên địa bàn cả nước với các đội văn nghệ riêng thu hút nhiều thành phần tham gia như thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Hàng năm các cơ sở tổ chức những chương trình BDNT quần chúng phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa ở địa phương. Đặc biệt là các hội diễn, liên hoan như: Hội diễn nghệ thuật không chuyên, Liên hoan đồng ca hợp xướng của các quận, phường,… ngoài ra còn có các đội BDNT được tổ chức nhiều loại hình như múa rối, chèo tuồng tại các phố du lịch… Các đội này hàng năm phối hợp với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, mục đích học tập nâng cao trình độ, biểu diễn để bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống. Các hội diễn, liên hoan thu hút khá đông lực lượng tham gia biểu diễn và cổ vũ của nhân dân. Đây thực sự là môi trường sinh hoạt lành mạnh để quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Điểm đáng chú ý là BDNT không chuyên có đặc điểm là mang tính tự phát, quy mô nhỏ nên việc quản lý đối với các hoạt động này tương đối khó khăn, đặc biệt là đối với các loại hình NTBD mới du nhập như hiphop, dance - sport, flashmost… và loại hình BDNT không chuyên thường dẫn đến những sai phạm hoặc những hành vi lệch chuẩn để thu hút, lôi kéo khán giả và thường chạy theo xu hướng của thị trường mà giảm các giá trị nghệ thuật.

Nhìn chung, hoạt động BDNT không chuyên ở Việt Nam hiện nay phần lớn diễn ra tại cơ sở, diễn ra trong các tổ chức, đội, nhóm, câu lạc bộ… đều không được đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí, thiết bị của Nhà nước. Hoạt động của các cá nhân, tổ chức này chủ yếu theo phương châm XHH, tự nguyện. Khi các tổ chức này phục vụ lễ hội, lễ tế, liên hoan, hội diễn thì mới được các cấp chính quyền sở tại đầu tư mức kinh phí nhất định.

Những quan niệm trên đây cho thấy: Biểu diễn là hình thức nghệ thuật mang tính tổng hợp, tính tổng thể rất cao; là sự sáng tạo lần thứ 2 trên cơ sở gắn với thân thể, năng lực cảm thụ, trình diễn của người nghệ sĩ; thông qua tác phẩm sân khấu để nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Từ việc nhận định về hoạt động BDNT và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội, nhà nước phải có những phương cách quản lý nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý hoạt động BDNT nói riêng và văn hóa nói chung.

Việc phân loại hình thức BDNT sẽ góp phần vào việc xác định rõ phạm vi QLNN đối với hoạt động BDNT, qua đó chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành những quy định cụ thể đối với những loại hình BDNT chuyên nghiệp hay không chuyên. Việc xác định rõ các hoạt động BDNT nào trước công chúng cần phải quản lý là thách thức lớn đối với mọi quốc gia đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá, cách mạng công nghệ 4.0 thì tốc độ phát triển của các hoạt động biểu diễn ngày càng đa dạng và phong phú cả về hình thức và nội dung.

2.1.2.2. Căn cứ vào mục đích của biểu diễn nghệ thuật

Căn cứ vào mục đích của BDNT có thể chia thành hai loại đó là BNDT vì mục đích công và BDNT vì mục đích thương mại.

·   Biểu diễn nghệ thuật vì mục đích công:

BNDT là hoạt động được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các đơn vị, tổ chức sự nghiệp để phục vụ các mục đích tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hoá, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, do đó mỗi nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục đổi mới, tìm tòi, sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Tích cực sưu tầm, giữ gìn phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật phục vụ bộ đội, nhân dân, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, góp phần đấu tranh với các trào lưu tư tưởng, văn hóa xấu độc, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trong sáng của người dân Việt Nam.

BNDT phục vụ mục đích công bao gồm, trước tiên đó là phục vụ mục đích chính trị. Đây là hoạt động được thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm do đó đã có sự giám sát về nội dung, hình thức, người tham gia biểu diễn. Ngoài ra, còn phục vụ mục đích chung như các chương trình kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc, quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên cộng đồng quốc tế. Các chương trình BNDT này hàng năm đều được Bộ VHTTDL và UBND các cấp có kế hoạch thực hiện.

Đặc điểm chung của BNDT phục vụ mục đích công là đều do các đơn vị sự nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của nhà nước. Do đó, để quản lý đối với các hoạt động này thì cần tập trung vào những nội dung, chương trình đảm bảo được những mục đích, yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà nước cần có chính sách cụ thể về phân bổ ngân sách, nhân sự và đảm bảo điều kiện thực hiện. Nhóm BNDT về mục đích công cũng thường ít xảy ra vi phạm trên thực tế.

·   Biểu diễn nghệ thuật vì mục đích kinh doanh

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, BDNT cũng được xem là ngành công nghiệp không khói. Các ca sỹ nổi tiếng, các cuộc thi sắc đẹp là một trong những sức hút, có nguồn doanh thu lớn. Do đó, các cá nhân, tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các đơn vị kinh doanh đều tập trung vào những chương trình, nghệ sĩ đang nổi tiếng, có sức thu hút lượng lớn khán giả. Các ca sĩ có tên tuổi tổ chức các liveshow, các chương trình ca nhạc tại các phòng trà, nhà hàng cũng là một hoạt động thường xuyên được thực hiện. Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức các chương trình BDNT như một hoạt động quảng cáo, thu hút khách đến sử dụng các dịch vụ.

Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, nhiều cá nhân đã sử dụng công nghệ trong việc tự quay các chương trình, hoạt động BDNT để phát trên các trang mạng (trực tuyến hoặc trực tiếp livestream) để thu hút khánh giả theo dõi các kênh, các tài khoản của mình. Sự thu hút khán giả theo dõi cũng đảm bảo tăng nguồn thu từ các kênh mạng như youtube. Tuy nhiên, việc quản lý đối với các hoạt động này có được xác định là biểu diễn nghệ thuật hay không cũng cần có những tiêu chí nhất định. Bởi lẽ trên thực tế đây là những hoạt động rất dễ thực hiện và có khả năng vi phạm cao và cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Như vậy, BDNT vì mục đích kinh doanh nên được hiểu rất rộng bao gồm mục đích kinh doanh giải trí các hoạt động BNDT đó hoặc vì mục đích kinh doanh thương mại (quảng cáo, thu hút khách sử dụng dịch vụ). Đối với mục đích kinh doanh giải trí thì hoạt động này thường dễ dàng có những vi phạm xảy ra do mục đích chính là có lợi nhuận từ chính việc bán vé. Các đơn vị tổ chức kinh doanh có thể vi phạm về nội dung chương, giá vé, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy… Do đó việc quản lý đối với nhóm này cần được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế những vi phạm thường xuyên xảy ra.

Tóm lại, việc hiểu rõ khái niệm NTBD và BDNT cũng như phân loại các hoạt động BDNT sẽ là cơ sở cho việc xác định rõ nội dung, phạm vi QLNN đối với BDNT ở nước ta hiện nay.

2.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật

Một xã hội đều được hình thành bởi các giá trị vật chất, tinh thần nhất định, trong đó đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh là mục tiêu tốt đẹp mà nhà nước luôn hướng tới. Có thể nói, các hoạt động văn hóa luôn phải được quan tâm bằng định hướng và chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vì mục tiêu đó. Hoạt động BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa, là lĩnh vực nhạy cảm của đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay. Có thể thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo.27 BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa và do đó QLNN về BDNT trước tiên là hoạt động QLNN về văn hóa, mang đầy đủ các đặc điểm của QLNN về văn hóa.

QLNN đối với BDNT là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có”.28 QLNN đối với hoạt động BDNT là tổng lực của nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành NTBD trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.

QLNN về BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về văn hóa, do đó cần được nghiên cứu trong bối cảnh tổng thể của phát triển văn hóa nói chung và NTBD nói riêng.

QLNN về BDNT là một quá trình tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên đối tượng quản lý (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức BDNT) và khách thể quản lý (các công cụ và phương pháp quản lý). QLNN về BDNT là quá trình tác động liên tục có tổ chức và hướng đích rõ ràng, cụ thể nhằm khai thác các tiềm năng cơ hội sẵn có trong môi trường. Hướng đích chính là hướng đi và điểm cần đạt tới của quá trình quản lý. Hướng đích tạo ra các động lực và mục tiêu đúng của quản lý. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Trong đó, hoạt động xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều hành quản lý, tạo hành lang pháp lý để các lực lượng tham gia ngành NTBD hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cơ quan QLNN lấy đó làm cơ sở để tổ chức thực hiện chức năng của mình.

Theo: Lương Thị Hòa

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1D4ibi_RxpDwMtcDAZbeyJ_k1OE5ebJjFelSdugYkfk8/edit

avatar
Đặng Quỳnh
581 ngày trước
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
 2.1. Khái niệm, phân loại biểu diễn nghệ thuật2.1.1. Khái niệm, đặc điểm biểu diễn nghệ thuậtNghệ thuật biểu diễn (NTBD) và biểu diễn nghệ thuật (BDNT) là hai khái niệm cùng tồn tại song hành, có mối quan hệ biện chứng nhưng giữa chúng có sự khác biệt nhất định dưới góc độ lý luận. Do đó, cần làm rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này để thông qua đó làm tiền đề xác định nội hàm của quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật.2.1.1.1 Nghệ thuật biểu diễnGiống như các loại nghệ thuật khác, NTBD có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời, cũng là hoạt động sáng tạo của con người từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. NTBD là một trong những lĩnh vực quan trọng có tính đặc thù của văn hóa. Sản phẩm của NTBD trước hết liên quan đến sáng tạo giá trị văn hóa nghệ thuật - giá trị mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, thẩm mỹ, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách con người.Tính đặc thù của NTBD xét ở góc độ khái quát nhất là hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi cảm nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nghệ thuật là sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người, gắn liền với tâm tư, tình cảm của con người. Bằng những phương tiện biểu hiện đặc thù riêng của mình, nghệ thuật phản ánh thế giới và cải tạo thế giới. Nghệ thuật giúp con người nhận thức những giá trị chân, thiện, mỹ, là phương tiện tác động vào thế giới nội tâm của con người, làm cho con người gắn bó với cộng đồng: “Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, nghệ thuật mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó không chỉ phản ánh các điều kiện sinh hoạt thông thường của xã hội mà còn thể hiện chiều sâu của tâm lý”.12Nền văn hoá nghệ thuật của toàn nhân loại đã trải qua năm thời kỳ phát triển kỹ thuật sân khấn nghệ thuật biểu diễn: Thời kỳ thứ nhất, là nghệ thuật diễn xướng dân gian folklore, có không gian sân khấu diễn kể hỗn đồng mang ý thức tâm linh. Thời kỳ thứ hai, phát triển sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp kịch nói cổ điển Châu Âu, đã ra đời khái niệm thuật nghữ “Nghệ thuật biểu diễn” vào năm 171113.Theo một số từ điển như Oxford Advandced Learner’s Dictionary, Cambridge Dictionary, “nghệ thuật biểu diễn” - “performing art” được định nghĩa những loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, sân khấu (kịch) được biểu diễn trước khán giả14. Thời kỳ thứ 3, đến năm 1880 ra đời nghệ thuật biểu diễn hiện đại (Modern performing arts). Thời kỳ thứ tư, vào năm 1960 ra đời nghệ thuật biểu diễn đương đại (Contemporary performing arts). Thời kỳ thứ năm, khoảng năm 1970, xuất hiện nghệ thuật biểu diễn hậu hiện đại (Art of postmodern performance)Theo từ điển bách khoa toàn thư Encarta: “NTBD bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu hoặc biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật nhất định như sân khấu, múa, hát (hoặc các loại hình nghệ thuật kết hợp như opera và kịch hát), kịch câm, tạp kỹ, xiếc và rối”16.Như vậy, theo cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới, NTBD khá tương đồng với nghệ thuật sân khấu. Một số giáo trình văn hóa - nghệ thuật hiện nay định nghĩa sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Bằng sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như văn học, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên các hình tượng nghệ thuật sống động đối với công chúng nghệ thuật. Ngôn ngữ đặc trưng của sân khấu là hành động (hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động ngôn ngữ), thông qua diễn xuất, biểu đạt cảm xúc của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động mang tính xung đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch mang tính nhất quán chứ không phải bất kỳ hành động có tính chất ngẫu nhiên nào.Ở nước ta, khái niệm nghệ thuật biểu diễn xuất hiện đã lâu, tuy nhiên vẫn chưa được thống nhất về nội hàm của nó.Tác giả Đỗ Thị Hương cho rằng: Khái niệm nghệ thuật diễn xuất hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn được dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người (perfromence). Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận performance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, bằng cách thức nào, trong bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia17 Nhà sưu tầm, nghiên cứu múa dân tộc NSND GS.TS Lê Ngọc Canh quan niệm: nghệ thuật biểu diễn bao hàm những loại hình nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông qua các loại hình NTBD như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn xướng... Chúng chuyển động trong mọi không gian, thời gian trình diễn khác nhau. Sự chuyển động trình diễn ấy do các nghệ nhân, các nghệ sĩ thực hiện thông qua những âm thanh, hình thể, điệu bộ, hình dáng của cơ thể con người và cảm xúc, tâm hồn. Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy lại tái tạo, bổ sung, hoàn thiện những bài bản đã có, đã tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng.Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật chuyển động đa loại, đa dạng, đa hình, đa âm. Có nhà nghiên cứu còn gọi là nghệ thuật động giàu tính thẩm mỹ trực quan, đem lại cho người tiếp cận bằng thị giác, thính giác (nghe, nhìn), tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ.Tác giả Phạm Tấn Anh thì nhận định rằng: “Nghệ thuật biểu diễn là những loại hình nghệ thuật tổng hợp (gồm cả không gian và thời gian) do các nghệ sĩ sáng tạo (cả chuyên nghiệp và không chuyên) và được trình diễn trên sân khấu bằng ngôn ngữ đặc trưng của mình cho khán giả xem trực tiếp, NTBD là loại hình có mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa tác giả, đạo diễn, diễn viên với các thành phần sáng tạo khác như họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo múa, ánh sáng, tiếng động, phục trang, âm thanh, ca múa và khán giả”.19Nhà nghiên cứu Đình Quang cho rằng: Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp và tập thể với nhiều nghệ thuật hợp lại, nhưng nghệ thuật biểu diễn của diễn viên luôn đóng vai trò chủ yếu, vai trò trung tâm chi phối tất cả các yếu tố nghệ thuật khác. Có đầy đủ mọi thứ như kịch bản, sân khấu, đạo cụ... mà không có diễn viên thì đêm diễn không thể thành hình được20.Theo đó mà nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc khẳng định rằng: “Nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của nghệ sĩ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc”Như vậy, NTBD là hoạt động nghệ thuật gắn với vai trò của người biểu diễn. Người biểu diễn đóng vai trò trung tâm chi phối các yếu tố nghệ thuật khác. Thông qua quá trình sáng tạo từ lúc nghiên cứu tác phẩm đến khi đặt mình trong hoàn cảnh và hành động, đó là một quá trình hoá thân của người biểu diễn, dùng tâm hồn, cơ thể mình, hoạt động trong vai kịch, hay thể hiện một ca khúc, một bản nhạc… Cho nên, việc bài trí, trang phục… không giữ vị trí quyết định - tối chèo với vẻn vẹn một cái hòm, một chiếc chiếu trải giữa sân đình xưa kia, đêm kịch trong kháng chiến bên đống lửa, thiếu mọi phương tiện cần thiết, nhưng sao ta vẫn gọi đó là buổi biẻu diễn được? Đó là nhờ yếu tố biểu diễn của diễn viên. Trái lại có đầy đủ mọi thứ mà không có diễn viên thì đêm diễn xuất không thể thành hình được. Xta-ni-xlap-xki thường gọi diễn viên là “ông vua bà chúa” của nghệ thuật biểu diễn là vì vậy22.Qua các quan niệm cho ta sự hiểu biết về NTBD để từ đó nhận định thấy bản chất, chức năng của nó nhằm tìm ra hướng quản lý đúng đắn nhất phù hợp nhất để đưa NTBD phát triển. Là một bộ phận của văn hóa nghệ thuật, NTBD cũng có đặc trưng riêng. Đây là một nội dung quan trọng của văn hóa tinh thần, là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hóa thẩm mỹ. Nó được hình thành và có sức tác động lớn tới tâm hồn, trí tuệ con người xã hội. NTBD chịu sự tác động trực tiếp của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời có tính độc lập riêng. Do vậy, nó có thể tạo ra những tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống xã hội. Vì có sức tác động lớn về tâm hồn, trí tuệ nên NTBD đảm đương nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí… đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Chính vì vậy, NTBD chính là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là ngọn đuốc soi đường, định hướng con người sống đẹp, biết nhìn vào hiện thực để tự hoàn thiện mình. NTBD cũng là con dao hai lưỡi, kẻ xấu có thể lợi dụng để làm lung lạc ý chí của công chúng bằng những tác phẩm có nội dung thiếu lành mạnh, đi ngược lại giá trị nhân văn của toàn nhân loại và phong tục của đất nước.Như vậy, NTBD là hoạt động nghệ thuật gắn liền với vai trò của người diễn viên. Người biểu diễn là hoạt động nghệ thuật gắn liền với vai trò trung tâm chi phối các yếu tố nghệ thuật khác. Thông qua quá trình sáng tạo từ lúc nghiên cứu tác phẩm, đến khi đặt mình trong hoàn cảnh mà hành động, đó là một quá trình hóa thân của người biểu diễn dùng cả tâm hồn, cơ thể mình, hoạt động trong vai kịch, hay thể hiện một ca khúc, một bản nhạc… Tuy nhiên, không phải chỉ cần diễn xuất của người biểu diễn là có thể ra đời một công trình nghệ thuật, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kịch bản, không gian diễn xuất và công chúng.2.1.1.2. Khái niệm biểu diễn nghệ thuậtBiểu diễn nghệ thuật (art performance) là hoạt động được thực hiện thông qua các hành động do nghệ sĩ hoặc những người tham gia khác thực hiện. Nó có thể được thực hiện kiến trực tiếp hoặc thông qua tài liệu, được phát triển hoặc viết một cách tự phát, và theo truyền thống được trình bày trước công chúng trong một bối cảnh mỹ thuật ở một phương thức liên ngành.Biểu diễn là thuật ngữ được thể hiện dưới dạng hành động hay hoạt động cụ thể. BDNT được hiểu là tất cả những cái đời thường, bình dị được mang lên sân khấu biểu diễn cách điệu hoặc nguyên sơ. Có thể nói, BDNT là một khâu cuối cùng của NTBD, là kết quả của quá trình lao động học tập, rèn luyện, sáng tạo của nghệ sỹ trao tới khán giả. BDNT là chiếc cầu nối giữa sáng tạo nghệ thuật của nghệ sỹ với cảm thụ nghệ thuật của khán giả và là khâu hoàn thiện cuối cùng của loại hình NTBD.Biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Như vậy, chỉ xác định hoạt động BDNT khi nó thoả mãn hai dấu hiệu cơ bản đó là (1): là hành động do nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc không chuyên thực hiện và (2) phải biểu diễn, trình chiếu trước công chúng.Thứ nhất, cần phải xác định rõ các tác phẩm và hoạt động nào sẽ được xem là mang tính nghệ thuật. Như đã phân tích ở khái niệm NTBD đó là những loại hình nghệ thuật có chung tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian trình diễn với sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông qua các loại hình NTBD như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo, diễn xướng.Thứ hai, các hoạt dộng này phải được biểu diễn trước công chúng dưới các hình thức khác nhau. Có thể thấy biểu diễn trước công chúng là yêu cầu quyết định xác định hoạt động đó có thuộc nội dung quản lý của nhà nước hay không. Bởi vì thực tế hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội, nếu một cá nhân hát/ghi âm, quay video tiết mục biểu diễn của mình và đăng tải trên các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube thì việc đánh giá đó là hoạt động biểu diễn nghệ thuật trước công chúng còn chưa được đề cập đến. Như vậy, mỗi loại hình nghệ thuật biểu diễn sẽ có một hình thức biểu diễn nghệ thuật khác nhau và là một đối tượng quản lý của các nhà quản lý văn hoá. Vậy, để quản lý tốt cần hiểu rõ bản chất và quy luật phát triển của từng loại hình. Điều đó khiến việc giải quyết về khâu quản lý cho các nhà quản lý được rành mạch với các tiêu chí rõ ràng. Để song song tồn tại các loại hình NTBD truyền thống thì vấn đề phát sinh phát triển của loại hình mang tính hiện đại (đặc biệt là ca múa nhạc) đã đặt ra không ít khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.Việt Nam là quốc gia có nền văn hoá tiên tiến, có nhiều loại hình nghệ thuật phát triển mang tính truyền thống dân tộc, vùng miền do đó các hình thức BDNT cũng rất đa dạng và phong phú. Việc hiểu đúng thế nào là BDNT sẽ góp phần làm rõ phạm vi, nội dung và đối tượng QLNN đối với BDNT. Khái niệm BDNT đã được quy định cụ thể trong một số văn bản ví dụ như NĐ 144/2020 như sau: Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hóa, thể thao. Theo Điều 3, chương II Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02/7/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp quy định: Biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Nghị định 144/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về khái niệm BDNT như sau: “Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao.”23 Như vậy, theo khái niệm này thì hoạt động BDNT không chỉ bao gồm các loại hình ca nhạc, nghệ thuật truyền thống mà đã được mở rộng phạm vi các hoạt động thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa hoạt động biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hóa, thể thao. Tuy nhiên, việc mở rộng các hoạt động BDNT bao gồm cả các cuộc thi người đẹp, người mẫu thì cần phải có những tiêu chí quản lý khác nhau bởi lẽ bản chất của NTBD đó là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hóa thẩm mỹ còn các cuộc thi sắc đẹp và người mẫu cần có những tiêu chí quản lý riêng bởi lẽ cuộc thi sắc đẹp nào sẽ được xác định đáp ứng tiêu chí nghệ thuật? và cần có hình thức quản lý phù hợp đối với mỗi loại hình BDNT.2.1.1.3. Đặc điểm của biểu diễn nghệ thuậtBDNT là một khấu cuối cùng của nghệ thuật biểu diễn, là kết quả của quá trình lao động học tập, rèn luyện, sáng tạo của người nghệ sỹ trao tới khán giả. BDNT là chiếc cầu nối giữa sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ với cảm thụ nghệ thuật của khán giả (công chúng). Biểu diễn nghệ thuật có thể được định nghĩa như sau: “Biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật là quá trình hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của người biểu diễn, thể hiện hình tượng nghệ thuật phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca nhạc nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của công chúng”.Biểu diễn nghệ thuật là một bộ phận nhạy cảm của văn hoá tinh thần, là sự biểu hiện tinh tế nhất của văn hoá thẩm mỹ. Nó được hình thành và có sức tác động lớn tới tâm hồn, trí tuệ còn người xã hội. BDNT chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời có tính độc lập riêng. Do đó, nó có thể tạo ra những tác động tích cực, tiêu cực đối với đời sống xã hội. Vì sức tác động lớn về tâm hồn, trí tuệ nên BNDT đảm đương nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí… đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật.BDNT là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là ngọn đuốc soi đường, định hướng con người sống đẹp, biết nhìn vào hiện thực để tự hoàn thiện mình. BDNT là con dao hai lưới, kẻ xấu có thể lợi dụng để làm lung lạc ý chí của công chúng bằng những tác phẩm có nội dung thiếu lành mạnh, đi ngược lại giá trị nhân văn của toàn nhân loại và thuần phong mỹ tục của đất nước.Như vậy, biểu diễn nghệ thuật được hiểu là hoạt động của các cá nhân, tổ chức và được tiếp cận dưới góc độ quyền con người thì đó là các quyền biểu diễn, quyền trong biểu diễn các tiết mục, chương trình nghệ thuật và các hoạt động này chịu sự quản lý, điều chỉnh của pháp luật. Trước tiên, cần xác định rõ hoạt động biểu diễn nào sẽ mang tính nghệ thuật và hoạt động nào không mang tính nghệ thuật. Qua đó, để xác định rõ phạm vi QLNN đối với các hoạt động BDNT của các cá nhân, tổ chức. Qua nghiên cứu lý luận về BDNT để hiểu được bản chất, cấu trúc và ý nghĩa của BDNT đối với đời sống xã hội, nhà nước phải có những phương cách quản lý nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý hoạt động BDNT nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.2.1.2   Phân loại biểu diễn nghệ thuậtCác hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong đời sống hàng ngày rất đa dạng và phong phú do xuất phát từ chính bản chất đa dạng và phong phú của các loại hình nghệ thuật. Việc phân loại biểu diễn nghệ thuật sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận trong QLNN đối với BNDT đó là xác định phạm vi quản lý, hình thức và phương pháp quản lý khác nhau phù hợp đặc điểm đặc thù của mỗi loại hình BDNT.2.1.2.1. Căn cứ vào tính chất của biểu diễn nghệ thuậtCăn cứ vào tính chất của nghệ thuật biểu diễn được thực hiện bởi các nghệ sĩ, người biểu diễn thì có thể phân thành hai loại đó là biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và biểu diễn không chuyên.·   Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệpBDNT chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp thông qua các loại hình nghệ thuật, các tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc.24Hoạt động BDNT chuyên nghiệp thường được thực hiện bởi các diễn viên chuyên nghiệp. Theo từ điển Việt Nam25 về mặt tính từ, chuyên nghiệp nghĩa là: chuyên là một nghề, lấy một việc, một hoạt động nào đó làm nghề chuyên môn; phân biệt với nghiệp dư. Theo thống kê năm 2020 của Cục Nghệ thuật biểu diễn, trên cả nước hiện có 118 đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng BDNT (được gọi tắt đơn vị nghệ thuật). Trong đó, có 12 đơn vị nghệ thuật Trung ương, 17 đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và 89 đơn vị nghệ thuật địa phương (số lượng, thông tin về các đơn vị nghệ thuật toàn quốc được tổng hợp tại các Bảng 1, 2 và 3 Phụ lục). Ngoài ra còn có rất nhiều trường đại học công lập và tư thục đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa, các ngành về…; Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các hội chuyên ngành nghệ thuật như Hội văn nghệ Dân gian, Hội nghệ sĩ Múa, Hội Âm nhạc, Hội nghệ sĩ Sân khấu, Hiệp hội người mẫu… cùng chung tay đóng góp về mặt chuyên môn, lý luận để ngày một nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp cho hoạt động BDNT của các đoàn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.Có thể chia thành hai khối chính như quan niệm của các nhà khoa học trong đề tại cấp Bộ về: “Phát triển công nghệ văn hoá ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”26: Khối sân khấu: gồm các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc,Múa rối, Kịch nói, Kịch câm, Dân ca kịch, sản phẩm gọi là vở diễn. Khối ca múa nhạc: Gồm các loại hình Ca - Múa - Nhạc- Ngâm thơ, Kịch hát, Tấu hài, sản phẩm của nói gọi là chương trình.Thực tế cũng có sự pha trộn giữa hai khối trên hoặc với cả loại hình biểu diễn khác, tạo ra một chương trình tổng hợp, ví dụ biểu diễn ca hạc kết hợp xiếc, tấu hài, biểu diễn thời trang, thể thao…. Hiện nay các loại hình lại trở nên phong phú hơn, thậm chí một số loại hình hình thành theo thị hiếu dễ dãi của công chúng. Chính vì thế, việc khán giả tìm đến sân khấu xem loại hình NTBD truyền thống, không còn như trước, ngược lại sân khấu lại phải tự tìm khán giả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phong trào phục hồi nghệ thuật dân tộc đang dần được một bộ phận khán giả quan tâm.Hoạt động BDNT chuyên nghiệp trong thời gian gần đây có sự phân hóa rõ rệt. Văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, văn hóa đại chúng với các loại hình nghệ thuật mới xuất hiện lấn át loại hình nghệ thuật công phu. Điển hình như trong ca múa nhạc hiện nay có thể loại nhạc nhẹ thu hút đông đảo công chúng nhất thì chủ yếu chỉ xoay quanh những ca khúc có nội dung tình yêu uỷ mị, đi kèm với phong cách biểu diễn lai căng, trang phục biểu diễn lệch chuẩn… Xét tình hình chung thì hoạt động BDNT hiện nay rất cởi mở, đa dạng, sôi nổi hơn, nhưng giá trị giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ đã dần bị lu mờ. Hiện nay, chúng ta thiếu những tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu giá trị và tầm nhìn khái quát để tác động thực sự tốt đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân như thời gian trước.·   Biểu diễn nghệ thuật không chuyênKhác với BDNT chuyên nghiệp, BDNT không chuyên là hoạt động được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. BDNT không chuyên diễn ra thường xuyên, liên tục ở khắp xã, phường, quận, thị trấn trên địa bàn cả nước với các đội văn nghệ riêng thu hút nhiều thành phần tham gia như thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Hàng năm các cơ sở tổ chức những chương trình BDNT quần chúng phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa ở địa phương. Đặc biệt là các hội diễn, liên hoan như: Hội diễn nghệ thuật không chuyên, Liên hoan đồng ca hợp xướng của các quận, phường,… ngoài ra còn có các đội BDNT được tổ chức nhiều loại hình như múa rối, chèo tuồng tại các phố du lịch… Các đội này hàng năm phối hợp với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, mục đích học tập nâng cao trình độ, biểu diễn để bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống. Các hội diễn, liên hoan thu hút khá đông lực lượng tham gia biểu diễn và cổ vũ của nhân dân. Đây thực sự là môi trường sinh hoạt lành mạnh để quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.Điểm đáng chú ý là BDNT không chuyên có đặc điểm là mang tính tự phát, quy mô nhỏ nên việc quản lý đối với các hoạt động này tương đối khó khăn, đặc biệt là đối với các loại hình NTBD mới du nhập như hiphop, dance - sport, flashmost… và loại hình BDNT không chuyên thường dẫn đến những sai phạm hoặc những hành vi lệch chuẩn để thu hút, lôi kéo khán giả và thường chạy theo xu hướng của thị trường mà giảm các giá trị nghệ thuật.Nhìn chung, hoạt động BDNT không chuyên ở Việt Nam hiện nay phần lớn diễn ra tại cơ sở, diễn ra trong các tổ chức, đội, nhóm, câu lạc bộ… đều không được đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí, thiết bị của Nhà nước. Hoạt động của các cá nhân, tổ chức này chủ yếu theo phương châm XHH, tự nguyện. Khi các tổ chức này phục vụ lễ hội, lễ tế, liên hoan, hội diễn thì mới được các cấp chính quyền sở tại đầu tư mức kinh phí nhất định.Những quan niệm trên đây cho thấy: Biểu diễn là hình thức nghệ thuật mang tính tổng hợp, tính tổng thể rất cao; là sự sáng tạo lần thứ 2 trên cơ sở gắn với thân thể, năng lực cảm thụ, trình diễn của người nghệ sĩ; thông qua tác phẩm sân khấu để nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Từ việc nhận định về hoạt động BDNT và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội, nhà nước phải có những phương cách quản lý nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý hoạt động BDNT nói riêng và văn hóa nói chung.Việc phân loại hình thức BDNT sẽ góp phần vào việc xác định rõ phạm vi QLNN đối với hoạt động BDNT, qua đó chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành những quy định cụ thể đối với những loại hình BDNT chuyên nghiệp hay không chuyên. Việc xác định rõ các hoạt động BDNT nào trước công chúng cần phải quản lý là thách thức lớn đối với mọi quốc gia đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá, cách mạng công nghệ 4.0 thì tốc độ phát triển của các hoạt động biểu diễn ngày càng đa dạng và phong phú cả về hình thức và nội dung.2.1.2.2. Căn cứ vào mục đích của biểu diễn nghệ thuậtCăn cứ vào mục đích của BDNT có thể chia thành hai loại đó là BNDT vì mục đích công và BDNT vì mục đích thương mại.·   Biểu diễn nghệ thuật vì mục đích công:BNDT là hoạt động được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các đơn vị, tổ chức sự nghiệp để phục vụ các mục đích tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hoá, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, do đó mỗi nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục đổi mới, tìm tòi, sáng tạo trong lao động nghệ thuật. Tích cực sưu tầm, giữ gìn phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật phục vụ bộ đội, nhân dân, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, góp phần đấu tranh với các trào lưu tư tưởng, văn hóa xấu độc, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trong sáng của người dân Việt Nam.BNDT phục vụ mục đích công bao gồm, trước tiên đó là phục vụ mục đích chính trị. Đây là hoạt động được thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm do đó đã có sự giám sát về nội dung, hình thức, người tham gia biểu diễn. Ngoài ra, còn phục vụ mục đích chung như các chương trình kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc, quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên cộng đồng quốc tế. Các chương trình BNDT này hàng năm đều được Bộ VHTTDL và UBND các cấp có kế hoạch thực hiện.Đặc điểm chung của BNDT phục vụ mục đích công là đều do các đơn vị sự nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của nhà nước. Do đó, để quản lý đối với các hoạt động này thì cần tập trung vào những nội dung, chương trình đảm bảo được những mục đích, yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Nhà nước cần có chính sách cụ thể về phân bổ ngân sách, nhân sự và đảm bảo điều kiện thực hiện. Nhóm BNDT về mục đích công cũng thường ít xảy ra vi phạm trên thực tế.·   Biểu diễn nghệ thuật vì mục đích kinh doanhTrong bối cảnh kinh tế thị trường, BDNT cũng được xem là ngành công nghiệp không khói. Các ca sỹ nổi tiếng, các cuộc thi sắc đẹp là một trong những sức hút, có nguồn doanh thu lớn. Do đó, các cá nhân, tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các đơn vị kinh doanh đều tập trung vào những chương trình, nghệ sĩ đang nổi tiếng, có sức thu hút lượng lớn khán giả. Các ca sĩ có tên tuổi tổ chức các liveshow, các chương trình ca nhạc tại các phòng trà, nhà hàng cũng là một hoạt động thường xuyên được thực hiện. Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức các chương trình BDNT như một hoạt động quảng cáo, thu hút khách đến sử dụng các dịch vụ.Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, nhiều cá nhân đã sử dụng công nghệ trong việc tự quay các chương trình, hoạt động BDNT để phát trên các trang mạng (trực tuyến hoặc trực tiếp livestream) để thu hút khánh giả theo dõi các kênh, các tài khoản của mình. Sự thu hút khán giả theo dõi cũng đảm bảo tăng nguồn thu từ các kênh mạng như youtube. Tuy nhiên, việc quản lý đối với các hoạt động này có được xác định là biểu diễn nghệ thuật hay không cũng cần có những tiêu chí nhất định. Bởi lẽ trên thực tế đây là những hoạt động rất dễ thực hiện và có khả năng vi phạm cao và cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.Như vậy, BDNT vì mục đích kinh doanh nên được hiểu rất rộng bao gồm mục đích kinh doanh giải trí các hoạt động BNDT đó hoặc vì mục đích kinh doanh thương mại (quảng cáo, thu hút khách sử dụng dịch vụ). Đối với mục đích kinh doanh giải trí thì hoạt động này thường dễ dàng có những vi phạm xảy ra do mục đích chính là có lợi nhuận từ chính việc bán vé. Các đơn vị tổ chức kinh doanh có thể vi phạm về nội dung chương, giá vé, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy… Do đó việc quản lý đối với nhóm này cần được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế những vi phạm thường xuyên xảy ra.Tóm lại, việc hiểu rõ khái niệm NTBD và BDNT cũng như phân loại các hoạt động BDNT sẽ là cơ sở cho việc xác định rõ nội dung, phạm vi QLNN đối với BDNT ở nước ta hiện nay.2.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuậtMột xã hội đều được hình thành bởi các giá trị vật chất, tinh thần nhất định, trong đó đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh là mục tiêu tốt đẹp mà nhà nước luôn hướng tới. Có thể nói, các hoạt động văn hóa luôn phải được quan tâm bằng định hướng và chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vì mục tiêu đó. Hoạt động BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa, là lĩnh vực nhạy cảm của đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay. Có thể thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo.27 BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa và do đó QLNN về BDNT trước tiên là hoạt động QLNN về văn hóa, mang đầy đủ các đặc điểm của QLNN về văn hóa.QLNN đối với BDNT là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có”.28 QLNN đối với hoạt động BDNT là tổng lực của nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành NTBD trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.QLNN về BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về văn hóa, do đó cần được nghiên cứu trong bối cảnh tổng thể của phát triển văn hóa nói chung và NTBD nói riêng.QLNN về BDNT là một quá trình tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên đối tượng quản lý (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức BDNT) và khách thể quản lý (các công cụ và phương pháp quản lý). QLNN về BDNT là quá trình tác động liên tục có tổ chức và hướng đích rõ ràng, cụ thể nhằm khai thác các tiềm năng cơ hội sẵn có trong môi trường. Hướng đích chính là hướng đi và điểm cần đạt tới của quá trình quản lý. Hướng đích tạo ra các động lực và mục tiêu đúng của quản lý. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Trong đó, hoạt động xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều hành quản lý, tạo hành lang pháp lý để các lực lượng tham gia ngành NTBD hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cơ quan QLNN lấy đó làm cơ sở để tổ chức thực hiện chức năng của mình.Theo: Lương Thị HòaLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1D4ibi_RxpDwMtcDAZbeyJ_k1OE5ebJjFelSdugYkfk8/edit