0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a24477d154a-PHÁP-LUẬT-VỀ-KẾT-HÔN-TRÁI-PHÁP-LUẬT--3-.jpg.webp

PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

 

3.1.   Xác định các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành đã có nhiều quy định đổi mới, phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn các quan hệ HN&GĐ hiện nay. Luật đã quy định rõ các điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn để làm căn cứ xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vì vậy, các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014 sẽ bị xác định là kết hôn trái pháp luật.

3.1.1. Kết hôn dưới tuổi luật định

Kết hôn dưới tuổi luật định là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên kết hôn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về độ tuổi nam nữ được phép kết hôn là khi

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”

Quy định trên cho thấy, hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà người kết hôn phải đạt được để thực hiện quyền kết hôn, không quy định khoảng cách về độ tuổi giữa hai bên nam nữ khi kết hôn. So với Luật HN&GĐ năm 2000, quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ vẫn là 20 và 18 nhưng có bổ sung thêm từ “đủ” để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Bởi theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi bước sang tuổi 18, nữ đã được phép kết hôn, tức là khi đó người phụ nữ vẫn còn đang ở tuổi vị thành niên trong vòng một năm. Như vậy, tuy đã kết hôn nhưng người phụ nữ vẫn chưa thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự và chưa đủ tư cách để tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định độ tuổi kết hôn là “đủ”.

Về cách xác định tuổi tròn đủ, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP hướng dẫn: Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. Ví dụ: Chị B sinh ngày 10/01/1997, đến ngày 08/01/2015, chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn, chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10/01/2015). Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật HN&GĐ năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, nhưng vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật HN&GĐ năm 2014 đã có hiệu lực (ngày 01/01/2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ năm 2014. Như vậy, theo cách tính tuổi tròn đủ thì cứ dưới độ tuổi kết hôn dù chỉ là một ngày cũng bị coi là kết hôn dưới tuổi luật định.

Nghiên cứu pháp luật của một số nước, cho thấy phần lớn các nước quy định tuổi tròn đủ trong tuổi kết hôn như BLDS Pháp quy định: “Nam chưa tròn 18 tuổi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi không được kết hôn” (Điều 144). Từ năm 2006, ở Pháp, để tránh phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tuổi kết hôn của cả hai giới được quy định đều từ đủ 18 tuổi, trừ một số trường hợp ngoại lệ như người phụ nữ có thai thì viện trưởng viện công tố có thể cho phép kết hôn dưới 18 tuổi132. BLDS Nhật bản quy định: “Không thể kết hôn khi chưa tròn 18 tuổi đối với nam giới và khi chưa đủ 16 tuổi đối với nữ giới” (Điều 731), trong trường hợp người chưa thành niên kết hôn thì phải được sự đồng ý của cha hoặc mẹ (Điều 737); BLDS của Campuchia quy định rằng nam, nữ nếu chưa đủ tuổi thành niên thì không được phép kết hôn, ngoại trừ một bên đã đến tuổi thành niên và bên kia là người vị thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên thì có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của người có quyền - cha, mẹ hoặc người giám hộ của người vị thành niên (Điều 948); Luật Hôn nhân (1987) của Thụy Điển quy định tuổi kết hôn của nam, nữ là đủ 18 tuổi, nhưng Tòa án có thể công nhận việc kết hôn của người dưới 18 tuổi nếu có lý do chính đáng. Luật Hôn nhân Trung Quốc quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi (Điều 6). BLDS và thương mại Thái Lan quy định “việc đính hôn chỉ có thể được thực hiện khi người đàn ông và người đàn bà đủ 17 tuổi. Nhưng Tòa án có thể, trong trường hợp có lý do chính đáng, cho phép họ kết hôn trước tuổi 17” (Điều 1448). Như vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và đặc thù riêng mà mỗi quốc gia có quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau. Song về cơ bản, các nước đều quy định rất rõ ràng về độ tuổi kết hôn và việc kết hôn dưới tuổi luật định đuợc coi là căn cứ để huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Để bổ sung cho điều kiện về độ tuổi kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định cấm hành vi “Tảo hôn”133. Luật quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”134. Theo đó, có hai trường hợp được coi là tảo hôn: Kết hôn dưới tuổi luật định và nam nữ chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định. Trường hợp kết hôn dưới tuổi luật định chính là kết hôn trái pháp luật vì các bên nam nữ đã tiến hành đăng ký kết hôn, đã được UBND cấp có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên. Việc xác định kết hôn dưới tuổi luật định là kết hôn trái pháp luật nhằm áp dụng cơ chế giải quyết cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ cho thế hệ đời sau, góp phần tạo ra những gia đình hạnh phúc bền vững thực sự.

Tuy nhiên, quy định đồng nhất về độ tuổi kết hôn trên phạm vi cả nước như vậy cũng có phần chưa thật sự hợp lý. Bởi hiện nay, tại các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống khi kết hôn “nữ thập tam, nam thập lục” nên nạn tảo hôn vẫn diễn ra rất nhiều. Phải chăng, chúng ta nên học tập một số quốc gia, đưa vào Luật những quy định ngoại lệ về tuổi kết hôn như cho phép nam, nữ sinh sống ở các tỉnh miền núi là đồng bào dân tộc thiểu số được kết hôn trước tuổi luật định nhưng phải đủ 16 tuổi và phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Nếu có quy định này, sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi như hiện nay.

3.1.2. Thiếu sự tự nguyện khi kết hôn

Tự nguyện trong kết hôn được hiểu là việc nam, nữ được tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, là tiền đề để nam, nữ có ý thức đầy đủ cùng chung sống với nhau lâu dài và cùng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”135. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn:

“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ136. Đó là cơ sở để xác định việc kết hôn có đảm bảo sự tự nguyện hay không.

Kết hôn đảm bảo sự tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí phù hợp với tình cảm bên trong của các bên kết hôn nhằm mục đích xây dựng gia đình. Về mặt chủ quan: Mỗi bên hoàn toàn tự do, độc lập quyết định việc kết hôn. Việc quyết định này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm bên trong của họ nhằm mục đích xây dựng gia đình. Về mặt khách quan: Hai bên nam, nữ bằng chính hành vi của mình trực tiếp đến UBND bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau. Giữa hai bên nam nữ phải cùng thống nhất với nhau trong việc kết hôn, cùng hướng tới việc xây dựng một gia đình dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đảm bảo sự tự nguyện trong kết hôn không giống như tự nguyện trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong việc ký kết một hợp đồng dân sự, các chủ thể chỉ cần thể hiện sự tự nguyện trong việc thỏa thuận về giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Mỗi bên có thể hướng tới các mục đích khác nhau khi tham gia vào hợp đồng dân sự đó. Còn trong việc kết hôn, không đơn thuần là sự tự nguyện đồng ý kết hôn với nhau mà nó còn bao hàm cả sự phù hợp, thống nhất biện chứng giữa yếu tố ý chí và yếu tố tình cảm của các bên chủ thể. Kết hôn không chỉ dựa trên yếu tố ý chí mà còn được thể hiện ở tình yêu chân chính mà hai bên giành cho nhau. Đó là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy họ tiến tới việc kết hôn nhằm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần, cùng nhau xây dựng gia đình theo đúng nghĩa. Việc kết hôn thiếu sự tự nguyện có thể sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho các thành viên của gia đình, gây ra những hậu quả bất lợi cho chính những chủ thể trong mối quan hệ đó và những thành viên khác của gia đình.

Do vậy, việc kết hôn thiếu sự tự nguyện của hai bên nam, nữ được xác định là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân thiếu sự tự nguyện là khi có hành vi lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn.

3.1.2.1. Lừa dối kết hôn

Là hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật về một bên kết hôn nhằm làm cho bên kia tin mà đồng ý kết hôn với người đó.

Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định thế nào là lừa dối kết hôn. Nhưng Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn137. Cách hướng dẫn này tương đối cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật HN&GĐ không liệt kê các trường hợp lừa dối kết hôn, do đó, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi không phân biệt được giữa việc kết hôn do nhầm lẫn và kết hôn do bị lừa dối.

Kết hôn do nhầm lẫn có thể cũng xuất phát từ việc một bên hoặc người thứ ba đưa ra những thông tin sai lệch để bên kia hiểu lầm và kết hôn. Tuy nhiên, ở kết hôn do nhầm lẫn, người đưa thông tin không cố ý làm cho bên kia hiểu sai để kết hôn. Thực tế hành vi lừa dối biểu hiện rất đa dạng và phong phú, nhưng không phải hành vi lừa dối nào cũng làm mất đi sự tự nguyện khi kết hôn. Do vậy, chỉ nên coi những hành vi lừa dối có tính chất nghiêm trọng, không đảm bảo sự tự nguyện khi kết hôn mới là lừa dối kết hôn. Trường hợp một bên chỉ nói dối về tuổi, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội… và bên kia đồng ý kết hôn thì không coi là lừa dối kết hôn. Trước đây, TANDTC đã hướng dẫn: “Trường hợp một bên đã dùng thủ đoạn, mưu chước gian xảo để lừa dối bên kia một cách nghiêm trọng như che dấu lý lịch chính trị hoặc tư pháp đặc biệt xấu của mình, làm cho bên bị mắc lừa đồng ý kết hôn thì cũng coi là việc vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn và cần phải xử tiêu hôn”138. Tác giả Ngô Thị Hường cho rằng: “Đối với những trường hợp cũng có sự lừa dối nhưng là nói sai về tuổi tác, về nghệ nghiệp, về gia đình… thì chỉ coi là sự nhầm lẫn… Nếu vì sự nhầm lẫn đó mà dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng thì theo yêu cầu của họ, Tòa án chỉ có thể xử theo thủ tục ly hôn chứ không thể xử hủy hôn nhân trái pháp luật”139.

Theo quan điểm của NCS, có hai trường hợp được coi là lừa dối kết hôn phổ biến, bao gồm: Một người đang có vợ, có chồng nhưng lừa dối một người khác rằng mình chưa có vợ, có chồng nhằm mục đích kết hôn với người đó hoặc là một người cố ý che giấu về tình trạng bệnh tật của mình đối với người định kết hôn. Chẳng hạn như che giấu việc bị nhiễm HIV140. HIV là căn bệnh thế kỷ, đây là căn bệnh gây ra hội chứng làm suy giảm chức năng miễm dịch ở người. HIV là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền qua đường tình dục… Hiện nay không có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Khi một người bị nhiễm HIV, họ có quyền giữ bí mật về căn bệnh của mình. Có thể coi đây là bí mật đời tư. Tuy nhiên, khi họ muốn kết hôn thì họ phải chia sẻ với người bạn đời tương lai của mình về căn bệnh đó để người đó quyết định có kết hôn hay không, nếu họ vẫn muốn kết hôn thì cả hai bên sẽ có những biện pháp phòng chống để không làm lây nhiễm HIV cho người vợ hoặc người chồng còn lại. Tức là khi lợi ích cá nhân và lợi ích của gia đình, lợi ích chung được đặt ra cùng một lúc, thì mỗi cá nhân phải hy sinh lợi ích cá nhân nhằm đảm bảo lợi ích chung cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc cởi mở, chia sẻ với người mà mình định kết hôn của người đang bị nhiễm HIV là nghĩa vụ của họ. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, pháp luật không cấm người bị nhiễm HIV kết hôn, mà chỉ coi việc che giấu bị nhiễm HIV là thiếu sự tự nguyện chứ không coi HIV là một căn bệnh cấm kết hôn. Quy định này là xuất phát từ quan điểm tránh sự phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. Khi pháp luật cho phép những người bị nhiễm HIV kết hôn không chỉ là động viên khuyến khích, đưa những người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng, khuyến khích sự cống hiến năng lực và trí tuệ của mình cho gia đình và xã hội mà còn là một biện pháp hữu hiệu để giảm bớt việc gia tăng tình trạng HIV trong xã hội.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cũng quy định rằng, sẽ bị coi là lừa dối kết hôn khi người này hứa hẹn với người kia nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài141. Hành vi lừa dối này là do sự cố ý của một bên. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu người còn lại cũng chỉ vì mục đích có thể được xin việc làm, có thể được xuất cảnh ra nước ngoài mà kết hôn thì bản thân họ cũng có mục đích trục lợi trong việc kết hôn. Vì vậy, việc kết hôn này rõ ràng không đảm bảo sự tự nguyện, tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 không có hướng dẫn coi đây là hành vi lừa dối kết hôn.
Một vấn đề cần được đặt ra là nếu một trong hai bên khi kết hôn đã che giấu xu hướng tính dục (là người đồng tính, hoặc song tính) hoặc che giấu về bản dạng giới để kết hôn thì có bị coi là lừa dối hay không? Về cơ bản, xuất phát trên quan điểm mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Xu hướng tính dục hay bản dạng giới ngày càng được công khai, là quyền của mỗi cá nhân, cần được tôn trọng. Tuy nhiên, xét về mục đích xây dựng gia đình thì khi kết hôn, các bên cần phải nói rõ cho nhau về những vấn đề có ảnh hưởng sống còn đến cuộc hôn nhân của họ. Nếu đã nói rõ cho người mà mình định kết hôn biết về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình mà bên kia vẫn lựa chọn kết hôn thì sẽ không vi phạm sự tự nguyện. Do đó, nếu có sự che giấu về xu hướng tính dục hay bản dạng giới thì cũng nên coi là lừa dối kết hôn.

3.1.2.2. Cưỡng ép kết hôn:

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn thông thường là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc của những người có quan hệ họ hàng thân thuộc của người kết hôn (trưởng họ, ông, bà, cha, mẹ, con cái…) hoặc của những người đã từng có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ chung sống như vợ chồng với người kết hôn (vợ cũ, chồng cũ, người tình cũ…) hoặc của những người mà người kết hôn phụ thuộc trong quan hệ công tác (thủ trưởng đơn vị, giám đốc, nhân viên, bạn đồng nghiệp…). Như vậy, hành vi cưỡng ép kết hôn là sự chủ ý của một hoặc nhiều người nhằm buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn theo yêu cầu của họ. Cưỡng ép kết hôn có thể thực hiện qua các dạng hành vi sau:

Một là, dùng sức mạnh vật chất là việc một người lợi dụng sự phụ thuộc về tài sản của người khác đối với mình, hoặc lợi dụng sự phụ thuộc về tài sản của những người có quan hệ thân thiết với người mà mình định kết hôn để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn. Ví dụ, bố mẹ của A nợ nần quá nhiều và người chủ nợ muốn cưỡng ép A kết hôn với mình hoặc với ai đó mà họ chỉ định.

Hai là, uy hiếp về mặt tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người kết hôn hoặc người thân thích của người kết hôn làm cho họ bị rơi vào tình trạng lo lắng cho sự an toàn của mình hay của người thân mà phải kết hôn trái ý muốn. Hành vi uy hiếp có thể của chính người muốn kết hôn với người bị uy hiếp hoặc hành vi của một người buộc người bị uy hiếp kết hôn với một người mà người uy hiếp chỉ định. Ví dụ, anh A đe dọa chị B là nếu chị B không đồng ý kết hôn với anh A thì anh A sẽ giết cả nhà chị B khiến chị B sợ hãi mà phải kết hôn với anh A.

Ba là, hành hạ, ngược đãi là đối xử một cách tồi tệ đối với người khác, gây ra những đau khổ về thể chất và tinh thần cho họ (đánh đập, giam hãm, nhiếc móc, làm nhục…) buộc họ phải kết hôn trái ý muốn. Thông thường có các dạng vi phạm sau: Một trong hai bên kết hôn dùng sức mạnh vật chất hoặc uy hiếp về tinh thần buộc người kia phải kết hôn với mình; Cha mẹ dùng quyền uy của mình ép buộc con cái phải kết hôn với người khác trái với ý muốn của họ; Cha, mẹ, hoặc các thành viên khác trong gia đình có hành vi hành hạ, ngược đãi với người kết hôn, làm cho người đó đau khổ cả về mặt thể xác và tinh thần nhằm mục đích buộc họ phải kết hôn trái ý muốn của họ.

Tất cả các dạng hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối để buộc người kết hôn phải kết hôn trái với ý chí tự nguyện, trái với tình cảm của họ đều là vi phạm sự tự nguyện trong việc kết hôn. Tuy nhiên, việc xác định trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép kết hôn là rất khó. Nên chăng chỉ coi những trường hợp cưỡng ép kết hôn có tính chất nghiêm trọng là không đảm bảo yếu tố tự nguyện trong kết hôn và là căn cứ để xem xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu. Về vấn đề này, trước đây TANDTC đã có hướng dẫn: “Tòa án chỉ tiêu hôn trong trường hợp hành vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như đã dùng bạo lực về vật chất hoặc tinh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn”143. Hiện nay, các nhà làm luật cũng chỉ coi hành vi vi phạm sự tự nguyện trong việc kết hôn là: “Hành vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như đã dùng bạo lực về vật chất hoặc tinh thần, mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn”144.

Trên thực tế có một số trường hợp vì những lý do nhất định mà người nam, nữ đã đồng ý kết hôn trái với ý chí của họ. Chẳng hạn, trường hợp kết hôn do có sự thuyết phục hoặc vì lòng kính yêu cha mẹ có bị coi là kết hôn thiếu sự tự nguyện hay không? Theo NCS thì các trường hợp này không bị coi là kết hôn thiếu sự tự nguyện. Bởi trong quá trình người đó được thuyết phục, họ đã có đủ thời gian để tự suy xét và tiến hành kết hôn thì rõ ràng đó là quyết định của chính họ. Mặt khác, việc thuyết phục một người kết hôn không có nghĩa là cưỡng ép họ kết hôn nên không thể coi việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Đối với trường hợp vì lòng kính yêu cha mẹ nên đã nghe lời khuyên và sự sắp đặt của cha mẹ trong việc kết hôn mà không xuất phát từ mục đích vụ lợi của cha mẹ thì cũng không thể coi là kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp cha mẹ không chỉ khuyên răn mà lại đe dọa nếu con không kết hôn với người mà cha mẹ đã định thì cha mẹ sẽ tự tử khiến con sợ hãi mà phải kết hôn thì đó lại là kết hôn trái pháp luật. Do vậy, có thể thấy rằng những trường hợp hành vi cưỡng ép chỉ ở mức độ tác động đến tư tưởng của người kết hôn mà chưa đặt họ vào tình trạng “buộc phải kết hôn” thì việc kết hôn đó vẫn coi là có sự tự nguyện.

Để đảm bảo sự tự nguyện khi kết hôn, Luật Hộ tịch quy định nam, nữ phải trực tiếp thực hiện các thủ tục tại cơ quan đăng kí hộ tịch mà không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Khi hai bên có mặt để làm thủ tục đăng ký kết hôn, công chức Tư pháp - Hộ tịch sẽ hỏi họ xem họ có tự nguyện kết hôn hay không. Quá trình đó, công chức Tư pháp - Hộ tịch có thể phát hiện ra họ bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn và từ chối đăng ký kết hôn cho họ. Như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện của các bên kết hôn.

3.1.3. Kết hôn khi bị mất năng lực hành vi dân sự vào thời điểm kết hôn

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong các điều kiện kết hôn mà các bên nam, nữ phải tuân theo. Người mất NLHVDS là người: “Bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất NLHVDS trên cơ sở kết luận của giám định pháp y tâm thần”147.

Người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi sẽ không thể đảm nhận được chức năng làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Nếu cho họ kết hôn thì rất có thể không đạt được mục đích xây dựng gia đình. Do đó, khi họ bị tuyên bố mất NLHVDS mà có ai đó kết hôn với họ thì việc kết hôn đó bị coi là trái pháp luật. Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi khi một người chưa có quyết định của Toà án tuyên bố mất NLHVDS nhưng đã rơi vào tình trạng tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và họ kết hôn thì có coi là căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật không? Nếu xét dưới góc độ thiếu sự tự nguyện khi kết hôn là hoàn toàn hợp lý nhưng về quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn lại không được xác định trong khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014. Nếu căn cứ vào điều kiện mất NLHVDS để xác định diện chủ thể được quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 thì họ lại chưa bị tuyên bố mất NLHVDS.

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng họ vẫn kết hôn bình thường bởi họ chưa bị Tòa án tuyên bố là mất NLHVDS. Không có cha, mẹ nào lại yêu cầu Tòa án tuyên bố con mình mất NLHVDS để không được quyền kết hôn. Do đó, đây chính là điểm bất cập của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, liên quan đến NLHVDS của cá nhân, BLDS năm 2015 có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế NLHVDS. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đã thành niên nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức bị mất NLHVDS và bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần148. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về quyền kết hôn của những người này. Nhưng theo quy định của BLDS năm 2015, khi Tòa án tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án cần phải chỉ định người giám hộ cho người đó. Một người không có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, cần phải có người giám hộ thì sẽ không có khả năng thể hiện ý chí đúng đắn khi kết hôn nên không đáp ứng được điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn. Còn người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Người bị hạn chế NLHVDS không cần người giám hộ, vẫn có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự (chỉ cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật) nên vẫn thể hiện được ý chí đúng đắn khi kết hôn. Do đó, nếu họ kết hôn sẽ không bị coi là vi phạm điều kiện về sự tự nguyện.

3.1.4. Kết hôn khi vi phạm các trường hợp cấm kết hôn

Ngoài các quy định về điều kiện thuộc năng lực của người kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định cấm kết hôn trong một số trường hợp nhất định: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của luật này”. Theo đó, các hành vi bị cấm trong kết hôn bao gồm: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Các quy định trên cho thấy có sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp, quy định này đã bao trùm được những vấn đề phát sinh trong thực tế đời sống xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật hơn. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết không chỉ việc kết hôn trái pháp luật mà còn là việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Có điều, việc chỉ dẫn Điều 5, về mặt lý luận, còn chưa rành mạch vì những trường hợp kết hôn giả tạo, lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn chính là sự vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn; Trường hợp tảo hôn chính là sự vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn. Trong trường hợp kết hôn mà có sự vi phạm một trong các hành vi bị cấm này thì kết hôn đó là trái pháp luật.

3.1.4.1. Kết hôn giả tạo

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”151. Như vậy, kết hôn giả tạo là hành vi của hai bên nam nữ kết hôn trên cơ sở thỏa thuận vì lợi ích riêng của mỗi bên mà không phải vì mục đích xây dựng gia đình. Xét theo tiêu chí ý chí và mục đích kết hôn, việc kết hôn giả tạo có thể coi là một dạng kết hôn thiếu sự tự nguyện dù các bên vẫn thể hiện ý chí kết hôn nhưng lại không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Rõ ràng việc kết hôn giả tạo này sẽ tác động đến mục đích xác lập quan hệ hôn nhân nói chung trên thực tế. Đôi khi nó trở thành một xu hướng thực dụng khi xác lập hôn nhân. Về bản chất, họ không hề coi nhau là vợ chồng, việc tồn tại quan hệ này chỉ là hình thức. Trong trường hợp này, các bên kết hôn hoàn toàn không bị lừa dối hay cưỡng ép. Vì vậy, kết hôn giả tạo bị coi là kết hôn trái pháp luật.

Tuy nhiên, việc xác định kết hôn giả tạo là rất khó khăn, bởi trước cơ quan đăng ký kết hôn, các bên đều khẳng định rằng việc kết hôn là nhằm mục đích chung sống lâu dài chứ không lộ ra mục đích thực sự. Kể cả khi phải chịu hậu quả rất nặng nề của việc kết hôn giả tạo, các bên cũng thường không dám yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, bởi họ sợ phải gánh chịu sự trừng phạt của pháp luật. Do vậy, khi đã đạt được mục đích, họ thường yêu cầu ly hôn. Nhà nước chỉ phát hiện được việc họ kết hôn trái pháp luật khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, cần đến sự can thiệp của nhà nước.

Theo: Đức Thị Hòa

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1vSFOdtNZFR3qHSBDXb3DskDOb5u86qGv/edit

avatar
Đặng Quỳnh
579 ngày trước
PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
 3.1.   Xác định các trường hợp kết hôn trái pháp luậtLuật HN&GĐ năm 2014 được ban hành đã có nhiều quy định đổi mới, phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn các quan hệ HN&GĐ hiện nay. Luật đã quy định rõ các điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn để làm căn cứ xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp. Vì vậy, các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014 sẽ bị xác định là kết hôn trái pháp luật.3.1.1. Kết hôn dưới tuổi luật địnhKết hôn dưới tuổi luật định là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên kết hôn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về độ tuổi nam nữ được phép kết hôn là khi“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”Quy định trên cho thấy, hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà người kết hôn phải đạt được để thực hiện quyền kết hôn, không quy định khoảng cách về độ tuổi giữa hai bên nam nữ khi kết hôn. So với Luật HN&GĐ năm 2000, quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ vẫn là 20 và 18 nhưng có bổ sung thêm từ “đủ” để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Bởi theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi bước sang tuổi 18, nữ đã được phép kết hôn, tức là khi đó người phụ nữ vẫn còn đang ở tuổi vị thành niên trong vòng một năm. Như vậy, tuy đã kết hôn nhưng người phụ nữ vẫn chưa thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự và chưa đủ tư cách để tự mình tham gia tố tụng tại Tòa án. Do đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định độ tuổi kết hôn là “đủ”.Về cách xác định tuổi tròn đủ, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP hướng dẫn: Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. Ví dụ: Chị B sinh ngày 10/01/1997, đến ngày 08/01/2015, chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn, chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10/01/2015). Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật HN&GĐ năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, nhưng vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật HN&GĐ năm 2014 đã có hiệu lực (ngày 01/01/2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ năm 2014. Như vậy, theo cách tính tuổi tròn đủ thì cứ dưới độ tuổi kết hôn dù chỉ là một ngày cũng bị coi là kết hôn dưới tuổi luật định.Nghiên cứu pháp luật của một số nước, cho thấy phần lớn các nước quy định tuổi tròn đủ trong tuổi kết hôn như BLDS Pháp quy định: “Nam chưa tròn 18 tuổi, nữ chưa tròn mười lăm tuổi không được kết hôn” (Điều 144). Từ năm 2006, ở Pháp, để tránh phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tuổi kết hôn của cả hai giới được quy định đều từ đủ 18 tuổi, trừ một số trường hợp ngoại lệ như người phụ nữ có thai thì viện trưởng viện công tố có thể cho phép kết hôn dưới 18 tuổi132. BLDS Nhật bản quy định: “Không thể kết hôn khi chưa tròn 18 tuổi đối với nam giới và khi chưa đủ 16 tuổi đối với nữ giới” (Điều 731), trong trường hợp người chưa thành niên kết hôn thì phải được sự đồng ý của cha hoặc mẹ (Điều 737); BLDS của Campuchia quy định rằng nam, nữ nếu chưa đủ tuổi thành niên thì không được phép kết hôn, ngoại trừ một bên đã đến tuổi thành niên và bên kia là người vị thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên thì có thể kết hôn nếu có sự đồng ý của người có quyền - cha, mẹ hoặc người giám hộ của người vị thành niên (Điều 948); Luật Hôn nhân (1987) của Thụy Điển quy định tuổi kết hôn của nam, nữ là đủ 18 tuổi, nhưng Tòa án có thể công nhận việc kết hôn của người dưới 18 tuổi nếu có lý do chính đáng. Luật Hôn nhân Trung Quốc quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi (Điều 6). BLDS và thương mại Thái Lan quy định “việc đính hôn chỉ có thể được thực hiện khi người đàn ông và người đàn bà đủ 17 tuổi. Nhưng Tòa án có thể, trong trường hợp có lý do chính đáng, cho phép họ kết hôn trước tuổi 17” (Điều 1448). Như vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và đặc thù riêng mà mỗi quốc gia có quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau. Song về cơ bản, các nước đều quy định rất rõ ràng về độ tuổi kết hôn và việc kết hôn dưới tuổi luật định đuợc coi là căn cứ để huỷ việc kết hôn trái pháp luật.Để bổ sung cho điều kiện về độ tuổi kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định cấm hành vi “Tảo hôn”133. Luật quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”134. Theo đó, có hai trường hợp được coi là tảo hôn: Kết hôn dưới tuổi luật định và nam nữ chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định. Trường hợp kết hôn dưới tuổi luật định chính là kết hôn trái pháp luật vì các bên nam nữ đã tiến hành đăng ký kết hôn, đã được UBND cấp có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên. Việc xác định kết hôn dưới tuổi luật định là kết hôn trái pháp luật nhằm áp dụng cơ chế giải quyết cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ cho thế hệ đời sau, góp phần tạo ra những gia đình hạnh phúc bền vững thực sự.Tuy nhiên, quy định đồng nhất về độ tuổi kết hôn trên phạm vi cả nước như vậy cũng có phần chưa thật sự hợp lý. Bởi hiện nay, tại các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống khi kết hôn “nữ thập tam, nam thập lục” nên nạn tảo hôn vẫn diễn ra rất nhiều. Phải chăng, chúng ta nên học tập một số quốc gia, đưa vào Luật những quy định ngoại lệ về tuổi kết hôn như cho phép nam, nữ sinh sống ở các tỉnh miền núi là đồng bào dân tộc thiểu số được kết hôn trước tuổi luật định nhưng phải đủ 16 tuổi và phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Nếu có quy định này, sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi như hiện nay.3.1.2. Thiếu sự tự nguyện khi kết hônTự nguyện trong kết hôn được hiểu là việc nam, nữ được tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, là tiền đề để nam, nữ có ý thức đầy đủ cùng chung sống với nhau lâu dài và cùng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình.Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”135. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn:“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ136. Đó là cơ sở để xác định việc kết hôn có đảm bảo sự tự nguyện hay không.Kết hôn đảm bảo sự tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí phù hợp với tình cảm bên trong của các bên kết hôn nhằm mục đích xây dựng gia đình. Về mặt chủ quan: Mỗi bên hoàn toàn tự do, độc lập quyết định việc kết hôn. Việc quyết định này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm bên trong của họ nhằm mục đích xây dựng gia đình. Về mặt khách quan: Hai bên nam, nữ bằng chính hành vi của mình trực tiếp đến UBND bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau. Giữa hai bên nam nữ phải cùng thống nhất với nhau trong việc kết hôn, cùng hướng tới việc xây dựng một gia đình dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đảm bảo sự tự nguyện trong kết hôn không giống như tự nguyện trong quan hệ pháp luật dân sự. Trong việc ký kết một hợp đồng dân sự, các chủ thể chỉ cần thể hiện sự tự nguyện trong việc thỏa thuận về giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Mỗi bên có thể hướng tới các mục đích khác nhau khi tham gia vào hợp đồng dân sự đó. Còn trong việc kết hôn, không đơn thuần là sự tự nguyện đồng ý kết hôn với nhau mà nó còn bao hàm cả sự phù hợp, thống nhất biện chứng giữa yếu tố ý chí và yếu tố tình cảm của các bên chủ thể. Kết hôn không chỉ dựa trên yếu tố ý chí mà còn được thể hiện ở tình yêu chân chính mà hai bên giành cho nhau. Đó là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy họ tiến tới việc kết hôn nhằm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần, cùng nhau xây dựng gia đình theo đúng nghĩa. Việc kết hôn thiếu sự tự nguyện có thể sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho các thành viên của gia đình, gây ra những hậu quả bất lợi cho chính những chủ thể trong mối quan hệ đó và những thành viên khác của gia đình.Do vậy, việc kết hôn thiếu sự tự nguyện của hai bên nam, nữ được xác định là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân thiếu sự tự nguyện là khi có hành vi lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn.3.1.2.1. Lừa dối kết hônLà hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật về một bên kết hôn nhằm làm cho bên kia tin mà đồng ý kết hôn với người đó.Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định thế nào là lừa dối kết hôn. Nhưng Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn137. Cách hướng dẫn này tương đối cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật HN&GĐ không liệt kê các trường hợp lừa dối kết hôn, do đó, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi không phân biệt được giữa việc kết hôn do nhầm lẫn và kết hôn do bị lừa dối.Kết hôn do nhầm lẫn có thể cũng xuất phát từ việc một bên hoặc người thứ ba đưa ra những thông tin sai lệch để bên kia hiểu lầm và kết hôn. Tuy nhiên, ở kết hôn do nhầm lẫn, người đưa thông tin không cố ý làm cho bên kia hiểu sai để kết hôn. Thực tế hành vi lừa dối biểu hiện rất đa dạng và phong phú, nhưng không phải hành vi lừa dối nào cũng làm mất đi sự tự nguyện khi kết hôn. Do vậy, chỉ nên coi những hành vi lừa dối có tính chất nghiêm trọng, không đảm bảo sự tự nguyện khi kết hôn mới là lừa dối kết hôn. Trường hợp một bên chỉ nói dối về tuổi, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội… và bên kia đồng ý kết hôn thì không coi là lừa dối kết hôn. Trước đây, TANDTC đã hướng dẫn: “Trường hợp một bên đã dùng thủ đoạn, mưu chước gian xảo để lừa dối bên kia một cách nghiêm trọng như che dấu lý lịch chính trị hoặc tư pháp đặc biệt xấu của mình, làm cho bên bị mắc lừa đồng ý kết hôn thì cũng coi là việc vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn và cần phải xử tiêu hôn”138. Tác giả Ngô Thị Hường cho rằng: “Đối với những trường hợp cũng có sự lừa dối nhưng là nói sai về tuổi tác, về nghệ nghiệp, về gia đình… thì chỉ coi là sự nhầm lẫn… Nếu vì sự nhầm lẫn đó mà dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng thì theo yêu cầu của họ, Tòa án chỉ có thể xử theo thủ tục ly hôn chứ không thể xử hủy hôn nhân trái pháp luật”139.Theo quan điểm của NCS, có hai trường hợp được coi là lừa dối kết hôn phổ biến, bao gồm: Một người đang có vợ, có chồng nhưng lừa dối một người khác rằng mình chưa có vợ, có chồng nhằm mục đích kết hôn với người đó hoặc là một người cố ý che giấu về tình trạng bệnh tật của mình đối với người định kết hôn. Chẳng hạn như che giấu việc bị nhiễm HIV140. HIV là căn bệnh thế kỷ, đây là căn bệnh gây ra hội chứng làm suy giảm chức năng miễm dịch ở người. HIV là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền qua đường tình dục… Hiện nay không có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Khi một người bị nhiễm HIV, họ có quyền giữ bí mật về căn bệnh của mình. Có thể coi đây là bí mật đời tư. Tuy nhiên, khi họ muốn kết hôn thì họ phải chia sẻ với người bạn đời tương lai của mình về căn bệnh đó để người đó quyết định có kết hôn hay không, nếu họ vẫn muốn kết hôn thì cả hai bên sẽ có những biện pháp phòng chống để không làm lây nhiễm HIV cho người vợ hoặc người chồng còn lại. Tức là khi lợi ích cá nhân và lợi ích của gia đình, lợi ích chung được đặt ra cùng một lúc, thì mỗi cá nhân phải hy sinh lợi ích cá nhân nhằm đảm bảo lợi ích chung cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc cởi mở, chia sẻ với người mà mình định kết hôn của người đang bị nhiễm HIV là nghĩa vụ của họ. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, pháp luật không cấm người bị nhiễm HIV kết hôn, mà chỉ coi việc che giấu bị nhiễm HIV là thiếu sự tự nguyện chứ không coi HIV là một căn bệnh cấm kết hôn. Quy định này là xuất phát từ quan điểm tránh sự phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. Khi pháp luật cho phép những người bị nhiễm HIV kết hôn không chỉ là động viên khuyến khích, đưa những người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng, khuyến khích sự cống hiến năng lực và trí tuệ của mình cho gia đình và xã hội mà còn là một biện pháp hữu hiệu để giảm bớt việc gia tăng tình trạng HIV trong xã hội.Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cũng quy định rằng, sẽ bị coi là lừa dối kết hôn khi người này hứa hẹn với người kia nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài141. Hành vi lừa dối này là do sự cố ý của một bên. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu người còn lại cũng chỉ vì mục đích có thể được xin việc làm, có thể được xuất cảnh ra nước ngoài mà kết hôn thì bản thân họ cũng có mục đích trục lợi trong việc kết hôn. Vì vậy, việc kết hôn này rõ ràng không đảm bảo sự tự nguyện, tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 không có hướng dẫn coi đây là hành vi lừa dối kết hôn.Một vấn đề cần được đặt ra là nếu một trong hai bên khi kết hôn đã che giấu xu hướng tính dục (là người đồng tính, hoặc song tính) hoặc che giấu về bản dạng giới để kết hôn thì có bị coi là lừa dối hay không? Về cơ bản, xuất phát trên quan điểm mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Xu hướng tính dục hay bản dạng giới ngày càng được công khai, là quyền của mỗi cá nhân, cần được tôn trọng. Tuy nhiên, xét về mục đích xây dựng gia đình thì khi kết hôn, các bên cần phải nói rõ cho nhau về những vấn đề có ảnh hưởng sống còn đến cuộc hôn nhân của họ. Nếu đã nói rõ cho người mà mình định kết hôn biết về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình mà bên kia vẫn lựa chọn kết hôn thì sẽ không vi phạm sự tự nguyện. Do đó, nếu có sự che giấu về xu hướng tính dục hay bản dạng giới thì cũng nên coi là lừa dối kết hôn.3.1.2.2. Cưỡng ép kết hôn:Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn thông thường là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc của những người có quan hệ họ hàng thân thuộc của người kết hôn (trưởng họ, ông, bà, cha, mẹ, con cái…) hoặc của những người đã từng có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ chung sống như vợ chồng với người kết hôn (vợ cũ, chồng cũ, người tình cũ…) hoặc của những người mà người kết hôn phụ thuộc trong quan hệ công tác (thủ trưởng đơn vị, giám đốc, nhân viên, bạn đồng nghiệp…). Như vậy, hành vi cưỡng ép kết hôn là sự chủ ý của một hoặc nhiều người nhằm buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn theo yêu cầu của họ. Cưỡng ép kết hôn có thể thực hiện qua các dạng hành vi sau:Một là, dùng sức mạnh vật chất là việc một người lợi dụng sự phụ thuộc về tài sản của người khác đối với mình, hoặc lợi dụng sự phụ thuộc về tài sản của những người có quan hệ thân thiết với người mà mình định kết hôn để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn. Ví dụ, bố mẹ của A nợ nần quá nhiều và người chủ nợ muốn cưỡng ép A kết hôn với mình hoặc với ai đó mà họ chỉ định.Hai là, uy hiếp về mặt tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người kết hôn hoặc người thân thích của người kết hôn làm cho họ bị rơi vào tình trạng lo lắng cho sự an toàn của mình hay của người thân mà phải kết hôn trái ý muốn. Hành vi uy hiếp có thể của chính người muốn kết hôn với người bị uy hiếp hoặc hành vi của một người buộc người bị uy hiếp kết hôn với một người mà người uy hiếp chỉ định. Ví dụ, anh A đe dọa chị B là nếu chị B không đồng ý kết hôn với anh A thì anh A sẽ giết cả nhà chị B khiến chị B sợ hãi mà phải kết hôn với anh A.Ba là, hành hạ, ngược đãi là đối xử một cách tồi tệ đối với người khác, gây ra những đau khổ về thể chất và tinh thần cho họ (đánh đập, giam hãm, nhiếc móc, làm nhục…) buộc họ phải kết hôn trái ý muốn. Thông thường có các dạng vi phạm sau: Một trong hai bên kết hôn dùng sức mạnh vật chất hoặc uy hiếp về tinh thần buộc người kia phải kết hôn với mình; Cha mẹ dùng quyền uy của mình ép buộc con cái phải kết hôn với người khác trái với ý muốn của họ; Cha, mẹ, hoặc các thành viên khác trong gia đình có hành vi hành hạ, ngược đãi với người kết hôn, làm cho người đó đau khổ cả về mặt thể xác và tinh thần nhằm mục đích buộc họ phải kết hôn trái ý muốn của họ.Tất cả các dạng hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối để buộc người kết hôn phải kết hôn trái với ý chí tự nguyện, trái với tình cảm của họ đều là vi phạm sự tự nguyện trong việc kết hôn. Tuy nhiên, việc xác định trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép kết hôn là rất khó. Nên chăng chỉ coi những trường hợp cưỡng ép kết hôn có tính chất nghiêm trọng là không đảm bảo yếu tố tự nguyện trong kết hôn và là căn cứ để xem xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu. Về vấn đề này, trước đây TANDTC đã có hướng dẫn: “Tòa án chỉ tiêu hôn trong trường hợp hành vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như đã dùng bạo lực về vật chất hoặc tinh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn”143. Hiện nay, các nhà làm luật cũng chỉ coi hành vi vi phạm sự tự nguyện trong việc kết hôn là: “Hành vi thực sự có tính chất cưỡng ép, như đã dùng bạo lực về vật chất hoặc tinh thần, mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn”144.Trên thực tế có một số trường hợp vì những lý do nhất định mà người nam, nữ đã đồng ý kết hôn trái với ý chí của họ. Chẳng hạn, trường hợp kết hôn do có sự thuyết phục hoặc vì lòng kính yêu cha mẹ có bị coi là kết hôn thiếu sự tự nguyện hay không? Theo NCS thì các trường hợp này không bị coi là kết hôn thiếu sự tự nguyện. Bởi trong quá trình người đó được thuyết phục, họ đã có đủ thời gian để tự suy xét và tiến hành kết hôn thì rõ ràng đó là quyết định của chính họ. Mặt khác, việc thuyết phục một người kết hôn không có nghĩa là cưỡng ép họ kết hôn nên không thể coi việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Đối với trường hợp vì lòng kính yêu cha mẹ nên đã nghe lời khuyên và sự sắp đặt của cha mẹ trong việc kết hôn mà không xuất phát từ mục đích vụ lợi của cha mẹ thì cũng không thể coi là kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp cha mẹ không chỉ khuyên răn mà lại đe dọa nếu con không kết hôn với người mà cha mẹ đã định thì cha mẹ sẽ tự tử khiến con sợ hãi mà phải kết hôn thì đó lại là kết hôn trái pháp luật. Do vậy, có thể thấy rằng những trường hợp hành vi cưỡng ép chỉ ở mức độ tác động đến tư tưởng của người kết hôn mà chưa đặt họ vào tình trạng “buộc phải kết hôn” thì việc kết hôn đó vẫn coi là có sự tự nguyện.Để đảm bảo sự tự nguyện khi kết hôn, Luật Hộ tịch quy định nam, nữ phải trực tiếp thực hiện các thủ tục tại cơ quan đăng kí hộ tịch mà không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Khi hai bên có mặt để làm thủ tục đăng ký kết hôn, công chức Tư pháp - Hộ tịch sẽ hỏi họ xem họ có tự nguyện kết hôn hay không. Quá trình đó, công chức Tư pháp - Hộ tịch có thể phát hiện ra họ bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn và từ chối đăng ký kết hôn cho họ. Như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện của các bên kết hôn.3.1.3. Kết hôn khi bị mất năng lực hành vi dân sự vào thời điểm kết hônLuật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong các điều kiện kết hôn mà các bên nam, nữ phải tuân theo. Người mất NLHVDS là người: “Bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất NLHVDS trên cơ sở kết luận của giám định pháp y tâm thần”147.Người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi sẽ không thể đảm nhận được chức năng làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Nếu cho họ kết hôn thì rất có thể không đạt được mục đích xây dựng gia đình. Do đó, khi họ bị tuyên bố mất NLHVDS mà có ai đó kết hôn với họ thì việc kết hôn đó bị coi là trái pháp luật. Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi khi một người chưa có quyết định của Toà án tuyên bố mất NLHVDS nhưng đã rơi vào tình trạng tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và họ kết hôn thì có coi là căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật không? Nếu xét dưới góc độ thiếu sự tự nguyện khi kết hôn là hoàn toàn hợp lý nhưng về quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn lại không được xác định trong khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014. Nếu căn cứ vào điều kiện mất NLHVDS để xác định diện chủ thể được quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 thì họ lại chưa bị tuyên bố mất NLHVDS.Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng họ vẫn kết hôn bình thường bởi họ chưa bị Tòa án tuyên bố là mất NLHVDS. Không có cha, mẹ nào lại yêu cầu Tòa án tuyên bố con mình mất NLHVDS để không được quyền kết hôn. Do đó, đây chính là điểm bất cập của pháp luật hiện hành.Ngoài ra, liên quan đến NLHVDS của cá nhân, BLDS năm 2015 có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế NLHVDS. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đã thành niên nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức bị mất NLHVDS và bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần148. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về quyền kết hôn của những người này. Nhưng theo quy định của BLDS năm 2015, khi Tòa án tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án cần phải chỉ định người giám hộ cho người đó. Một người không có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, cần phải có người giám hộ thì sẽ không có khả năng thể hiện ý chí đúng đắn khi kết hôn nên không đáp ứng được điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn. Còn người bị hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Người bị hạn chế NLHVDS không cần người giám hộ, vẫn có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự (chỉ cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật) nên vẫn thể hiện được ý chí đúng đắn khi kết hôn. Do đó, nếu họ kết hôn sẽ không bị coi là vi phạm điều kiện về sự tự nguyện.3.1.4. Kết hôn khi vi phạm các trường hợp cấm kết hônNgoài các quy định về điều kiện thuộc năng lực của người kết hôn, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định cấm kết hôn trong một số trường hợp nhất định: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của luật này”. Theo đó, các hành vi bị cấm trong kết hôn bao gồm: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.Các quy định trên cho thấy có sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp, quy định này đã bao trùm được những vấn đề phát sinh trong thực tế đời sống xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật hơn. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết không chỉ việc kết hôn trái pháp luật mà còn là việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Có điều, việc chỉ dẫn Điều 5, về mặt lý luận, còn chưa rành mạch vì những trường hợp kết hôn giả tạo, lừa dối, cưỡng ép, cản trở kết hôn chính là sự vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn; Trường hợp tảo hôn chính là sự vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn. Trong trường hợp kết hôn mà có sự vi phạm một trong các hành vi bị cấm này thì kết hôn đó là trái pháp luật.3.1.4.1. Kết hôn giả tạoLuật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”151. Như vậy, kết hôn giả tạo là hành vi của hai bên nam nữ kết hôn trên cơ sở thỏa thuận vì lợi ích riêng của mỗi bên mà không phải vì mục đích xây dựng gia đình. Xét theo tiêu chí ý chí và mục đích kết hôn, việc kết hôn giả tạo có thể coi là một dạng kết hôn thiếu sự tự nguyện dù các bên vẫn thể hiện ý chí kết hôn nhưng lại không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Rõ ràng việc kết hôn giả tạo này sẽ tác động đến mục đích xác lập quan hệ hôn nhân nói chung trên thực tế. Đôi khi nó trở thành một xu hướng thực dụng khi xác lập hôn nhân. Về bản chất, họ không hề coi nhau là vợ chồng, việc tồn tại quan hệ này chỉ là hình thức. Trong trường hợp này, các bên kết hôn hoàn toàn không bị lừa dối hay cưỡng ép. Vì vậy, kết hôn giả tạo bị coi là kết hôn trái pháp luật.Tuy nhiên, việc xác định kết hôn giả tạo là rất khó khăn, bởi trước cơ quan đăng ký kết hôn, các bên đều khẳng định rằng việc kết hôn là nhằm mục đích chung sống lâu dài chứ không lộ ra mục đích thực sự. Kể cả khi phải chịu hậu quả rất nặng nề của việc kết hôn giả tạo, các bên cũng thường không dám yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, bởi họ sợ phải gánh chịu sự trừng phạt của pháp luật. Do vậy, khi đã đạt được mục đích, họ thường yêu cầu ly hôn. Nhà nước chỉ phát hiện được việc họ kết hôn trái pháp luật khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, cần đến sự can thiệp của nhà nước.Theo: Đức Thị HòaLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1vSFOdtNZFR3qHSBDXb3DskDOb5u86qGv/edit