0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a234b06ae6f-HOÀN-THIỆN-CƠ-CHẾ-BẢO-ĐẢM-QUYỀN-CỦA-NGƯỜI-BỊ-HẠI-TRONG-TỐ-TỤNG-HÌNH-SỰ--1-.jpg.webp

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

4.1.1. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại

4.2.3.1 Về vĩ mô

 Do đến nay, ASEAN chỉ mới thành được 2 cơ quan bảo vệ quyền con người là AICHR và ACWC. Hiệp hội ASEAN (gồm 10 quốc gia thành viên) đã thành lập được cơ chế khu vực đầu tiên bảo vệ và thúc đẩy quyền con người với tên gọi Ủy ban Nhân quyền liên chính phủ (AICHR) vào Tháng 10/2009. UICHR giữ vai trò là Cơ quan nhân quyền của ASEAN, được thành lập theo Điều 14 Hiến Chương của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á. Tiếp sau cơ chế AICHR, ngày 7/4/2010 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà nội, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN, gọi tắt là ACWC, đã ra đời.

Tại Việt Nam, Tại Nghị quyết 44/ CT-TW (20/7/2010) “về vấn đề nhân quyền trong tình hình mới” cũng chỉ mới bắt đầu xác định nhiệm vụ xây dựng và kiện toàn cơ quan chỉ đạo về nhân quyền ở Trung ương, kiện toàn ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Văn phòng thường trực và ban chỉ đạo về nhân quyền của các địa phương nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền con người nói chung.

Vì vậy, một cơ chế cũng như bộ máy, cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền của NBH thực tế là chưa hề được bàn đến hay có chủ trương xây dựng, thành lập ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với sự kiện Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ (Tháng 11 năm 2013) cùng với các phong trào nghiên cứu và thúc đẩy bảo vệ quyền con người như hiện nay, hy vọng trong nhiệm kỳ lần này, chúng ta sẽ có những bước tiến quan trọng để tiến tới có thể thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền độc lập ở Việt Nam.

4.2.3.2. Về vi mô

 Phải thừa nhận rằng, để triển khai thực hiện và đưa quyền của NBH vào thi hành và phát huy hiệu quả trên thực tế là vấn đề đòi hỏi rất nhiều công sức, tài chính và nhân lực.

Lấy ví dụ phân tích mẫu cơ chế tổ chức thực hiện quyền được tham gia phiên tòa của NBH cho thấy: cần rất nhiều qui trình tổ chức phối hợp và cả tài chính, nhân vật lực, cụ thể:

Cơ chế tổ chức thực hiện quyền tham gia phiên tòa của NBH:

+ Viện kiểm sát lập danh sách những người cần triệu tập tham gia phiên tòa (khâu này hiện đã có qui định và biểu mẫu).

+ Cán bộ được phân công làm thư ký phiên tòa rà soát danh sách, làm giấy triệu tập (khâu này hiện không có vướng mắc).

+ Qui định về nghĩa vụ và qui trình tống đạt văn bản TTHS (hiện tại luật chưa qui định).

+ Xây dựng và bồi dưỡng kỹ năng cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTHS (Tòa án đã có hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ này cho cán bộ, thư ký Tòa án)

+ Thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập đến cho NBH: trên thực tế thi hành phát sinh vướng mắc.

Trước đây, nếu muốn tống đạt giấy triệu tập hoặc những giấy tờ khác cho đương sự trong một vụ án, Tòa án có thể cử cán bộ đến nhà đương sự để tống đạt trực tiếp hoặc nhờ UBND phường, xã nơi đương sự cư trú giao giấy triệu tập cho đương sự… Theo quy định hiện nay, Tòa án có thể tống đạt giấy triệu tập hoặc các giấy tờ khác qua đường bưu điện. Ưu điểm của việc tống đạt giấy triệu tập cho đương sự qua đường bưu điện là văn minh và tiện lợi nhưng trên thực tế đã có không ít rắc rối xảy ra.

Về nguyên tắc, nếu gửi giấy triệu tập hoặc những văn bản giấy tờ khác theo đường chuyển phát nhanh hoặc thư bảo đảm, thì người gửi sẽ được giao một tờ biên nhận, ghi rõ ngày gửi bưu phẩm. Và khi bưu phẩm đến tay người nhận theo hai hình thức này, thì cán bộ đưa thư phải yêu cầu người nhận ký, ghi rõ họ tên vào sổ giao nhận. Chỉ khi nào có chữ ký của người nhận thì việc chuyển giao bưu phẩm mới được coi là hoàn tất. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc giao nhận bưu phẩm không đến đúng tay người có trách nhiệm phải nhận tống đạt giấy triệu tập hoặc chỉ để vào hòm thư (hoặc “giắt qua khe cửa”).

Hiện Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội vẫn đang sử dụng giấy triệu tập theo mẫu in sẵn. Bên cạnh giấy triệu tập này là “Biên bản giao giấy triệu tập” trong đó ghi rõ ngày, giờ, tên cán bộ giao giấy, tên người nhận giấy… Khi giao giấy, người nhận và người giao đều phải ký vào biên bản. Căn cứ vào biên bản này, Tòa án sẽ xác định được việc tống đạt là hợp pháp hay chưa. Tuy nhiên, hợp đồng giao nhận giữa bưu điện và Tòa án không thể có ràng buộc và giao thêm cho Bưu điện “chức năng” của thư ký tòa án. Vấn đề này cần thiết phải làm rõ để quyền lợi của NBH không bị ảnh hưởng.

Qua phân tích mẫu cơ chế tổ chức thực hiện một loại quyền của NBH (quyền tham gia phiên toà) cho thấy, về vi mô, để hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện quyền của NBH trên thực tế là một vấn đề mang tính dài hạn và đòi hỏi rất nhiều qui trình cải cách, thành lập bộ máy, xây dựng qui trình, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng và phải chuẩn bị cả một nguồn tài chính khá lớn để bảo đảm thực hiện.

Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tầm nhìn đến năm 2030, với thực trạng hiện có của pháp luật TTHS Việt Nam về NBH và các điều kiện chính trị, kinh tế cũng như nhận thức về quyền của NBH như đã phân tích, các giải pháp vi mô nhằm bảo đảm thực hiện quyền của NBH trên thực tế vẫn là một vấn đề vượt ra ngoài tầm dự kiến và đề xuất của Luận án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

 Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền của NBH trong TTHS Việt Nam thời gian qua là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, theo chúng tôi, về cơ bản có ba nguyên nhân chính sau: (1) Nhận thức về quyền của người bị hại chưa đầy đủ, (2) Hệ thống pháp luật về người bị hại chưa hoàn thiện,(3) Cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại chưa hiệu quả.

Dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng thực hiện quyền của NBH (chương 3), qua phân tích nhận định nguyên nhân (mục 4.1) và dựa vào các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và có tính đến cả đặc trưng của hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam hiện nay, chúng tôi kiến nghị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1.   Cần phải đặt vấn đề nâng cao nhận thức về quyền của NBH cho chính NBH và nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện quyền cho các cơ quan THTT, người THTT thông qua mô hình dự án “Nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện quyền cho NBH trong TTHS”.

2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khái niệm pháp lý về người bị hại. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều 51 BLTTHS về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của NBH. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quyền của NBH liên quan đến 8 nhóm quyền và nghĩa vụ của NBH gồm: Nhóm 1: Quyền được công nhận là người bị hại; Nhóm 2: Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố; Nhóm 3: Quyền được thông tin; Nhóm 4: Quyền được tham gia; Nhóm 5: Quyền được bảo vệ; Nhóm 6: Quyền được bồi thường; Nhóm 7: Quyền khiếu nại; Quyền kháng cáo; được đề nghị thay đổi người THTT và Nhóm 8: Nghĩa vụ của người bị hại. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số trình tự, thủ tục tố tụng và những đảm bảo nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ của NBH.

3. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại: Về vĩ mô cần đẩy mạnh các nguồn lực để thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền độc lập ở Việt Nam. Về vi mô, để hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện quyền của NBH được chúng tôi đánh giá là một vấn đề mang tính dài hạn, đòi hỏi rất nhiều qui trình cải cách, thành lập bộ máy, xây dựng qui trình, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng và phải chuẩn bị cả một nguồn tài chính khá lớn để bảo đảm thực hiện. Do vậy, chúng tôi chưa thể đặt ra và giải quyết được trong giới hạn nghiên cứu của Luận án.

Theo: Đinh Thị Mai

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1WydPML7O6hrfyoh4yZeLXUDi6i076qmm/edit

avatar
Đặng Quỳnh
579 ngày trước
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
4.1.1. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại4.2.3.1 Về vĩ mô Do đến nay, ASEAN chỉ mới thành được 2 cơ quan bảo vệ quyền con người là AICHR và ACWC. Hiệp hội ASEAN (gồm 10 quốc gia thành viên) đã thành lập được cơ chế khu vực đầu tiên bảo vệ và thúc đẩy quyền con người với tên gọi Ủy ban Nhân quyền liên chính phủ (AICHR) vào Tháng 10/2009. UICHR giữ vai trò là Cơ quan nhân quyền của ASEAN, được thành lập theo Điều 14 Hiến Chương của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á. Tiếp sau cơ chế AICHR, ngày 7/4/2010 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà nội, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN, gọi tắt là ACWC, đã ra đời.Tại Việt Nam, Tại Nghị quyết 44/ CT-TW (20/7/2010) “về vấn đề nhân quyền trong tình hình mới” cũng chỉ mới bắt đầu xác định nhiệm vụ xây dựng và kiện toàn cơ quan chỉ đạo về nhân quyền ở Trung ương, kiện toàn ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Văn phòng thường trực và ban chỉ đạo về nhân quyền của các địa phương nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền con người nói chung.Vì vậy, một cơ chế cũng như bộ máy, cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền của NBH thực tế là chưa hề được bàn đến hay có chủ trương xây dựng, thành lập ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với sự kiện Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ (Tháng 11 năm 2013) cùng với các phong trào nghiên cứu và thúc đẩy bảo vệ quyền con người như hiện nay, hy vọng trong nhiệm kỳ lần này, chúng ta sẽ có những bước tiến quan trọng để tiến tới có thể thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền độc lập ở Việt Nam.4.2.3.2. Về vi mô Phải thừa nhận rằng, để triển khai thực hiện và đưa quyền của NBH vào thi hành và phát huy hiệu quả trên thực tế là vấn đề đòi hỏi rất nhiều công sức, tài chính và nhân lực.Lấy ví dụ phân tích mẫu cơ chế tổ chức thực hiện quyền được tham gia phiên tòa của NBH cho thấy: cần rất nhiều qui trình tổ chức phối hợp và cả tài chính, nhân vật lực, cụ thể:Cơ chế tổ chức thực hiện quyền tham gia phiên tòa của NBH:+ Viện kiểm sát lập danh sách những người cần triệu tập tham gia phiên tòa (khâu này hiện đã có qui định và biểu mẫu).+ Cán bộ được phân công làm thư ký phiên tòa rà soát danh sách, làm giấy triệu tập (khâu này hiện không có vướng mắc).+ Qui định về nghĩa vụ và qui trình tống đạt văn bản TTHS (hiện tại luật chưa qui định).+ Xây dựng và bồi dưỡng kỹ năng cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTHS (Tòa án đã có hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ này cho cán bộ, thư ký Tòa án)+ Thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập đến cho NBH: trên thực tế thi hành phát sinh vướng mắc.Trước đây, nếu muốn tống đạt giấy triệu tập hoặc những giấy tờ khác cho đương sự trong một vụ án, Tòa án có thể cử cán bộ đến nhà đương sự để tống đạt trực tiếp hoặc nhờ UBND phường, xã nơi đương sự cư trú giao giấy triệu tập cho đương sự… Theo quy định hiện nay, Tòa án có thể tống đạt giấy triệu tập hoặc các giấy tờ khác qua đường bưu điện. Ưu điểm của việc tống đạt giấy triệu tập cho đương sự qua đường bưu điện là văn minh và tiện lợi nhưng trên thực tế đã có không ít rắc rối xảy ra.Về nguyên tắc, nếu gửi giấy triệu tập hoặc những văn bản giấy tờ khác theo đường chuyển phát nhanh hoặc thư bảo đảm, thì người gửi sẽ được giao một tờ biên nhận, ghi rõ ngày gửi bưu phẩm. Và khi bưu phẩm đến tay người nhận theo hai hình thức này, thì cán bộ đưa thư phải yêu cầu người nhận ký, ghi rõ họ tên vào sổ giao nhận. Chỉ khi nào có chữ ký của người nhận thì việc chuyển giao bưu phẩm mới được coi là hoàn tất. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc giao nhận bưu phẩm không đến đúng tay người có trách nhiệm phải nhận tống đạt giấy triệu tập hoặc chỉ để vào hòm thư (hoặc “giắt qua khe cửa”).Hiện Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội vẫn đang sử dụng giấy triệu tập theo mẫu in sẵn. Bên cạnh giấy triệu tập này là “Biên bản giao giấy triệu tập” trong đó ghi rõ ngày, giờ, tên cán bộ giao giấy, tên người nhận giấy… Khi giao giấy, người nhận và người giao đều phải ký vào biên bản. Căn cứ vào biên bản này, Tòa án sẽ xác định được việc tống đạt là hợp pháp hay chưa. Tuy nhiên, hợp đồng giao nhận giữa bưu điện và Tòa án không thể có ràng buộc và giao thêm cho Bưu điện “chức năng” của thư ký tòa án. Vấn đề này cần thiết phải làm rõ để quyền lợi của NBH không bị ảnh hưởng.Qua phân tích mẫu cơ chế tổ chức thực hiện một loại quyền của NBH (quyền tham gia phiên toà) cho thấy, về vi mô, để hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện quyền của NBH trên thực tế là một vấn đề mang tính dài hạn và đòi hỏi rất nhiều qui trình cải cách, thành lập bộ máy, xây dựng qui trình, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng và phải chuẩn bị cả một nguồn tài chính khá lớn để bảo đảm thực hiện.Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tầm nhìn đến năm 2030, với thực trạng hiện có của pháp luật TTHS Việt Nam về NBH và các điều kiện chính trị, kinh tế cũng như nhận thức về quyền của NBH như đã phân tích, các giải pháp vi mô nhằm bảo đảm thực hiện quyền của NBH trên thực tế vẫn là một vấn đề vượt ra ngoài tầm dự kiến và đề xuất của Luận án.KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền của NBH trong TTHS Việt Nam thời gian qua là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, theo chúng tôi, về cơ bản có ba nguyên nhân chính sau: (1) Nhận thức về quyền của người bị hại chưa đầy đủ, (2) Hệ thống pháp luật về người bị hại chưa hoàn thiện,(3) Cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại chưa hiệu quả.Dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng thực hiện quyền của NBH (chương 3), qua phân tích nhận định nguyên nhân (mục 4.1) và dựa vào các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và có tính đến cả đặc trưng của hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam hiện nay, chúng tôi kiến nghị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:1.   Cần phải đặt vấn đề nâng cao nhận thức về quyền của NBH cho chính NBH và nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện quyền cho các cơ quan THTT, người THTT thông qua mô hình dự án “Nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện quyền cho NBH trong TTHS”.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khái niệm pháp lý về người bị hại. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều 51 BLTTHS về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của NBH. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quyền của NBH liên quan đến 8 nhóm quyền và nghĩa vụ của NBH gồm: Nhóm 1: Quyền được công nhận là người bị hại; Nhóm 2: Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố; Nhóm 3: Quyền được thông tin; Nhóm 4: Quyền được tham gia; Nhóm 5: Quyền được bảo vệ; Nhóm 6: Quyền được bồi thường; Nhóm 7: Quyền khiếu nại; Quyền kháng cáo; được đề nghị thay đổi người THTT và Nhóm 8: Nghĩa vụ của người bị hại. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số trình tự, thủ tục tố tụng và những đảm bảo nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ của NBH.3. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại: Về vĩ mô cần đẩy mạnh các nguồn lực để thành lập một cơ quan chuyên trách về nhân quyền độc lập ở Việt Nam. Về vi mô, để hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện quyền của NBH được chúng tôi đánh giá là một vấn đề mang tính dài hạn, đòi hỏi rất nhiều qui trình cải cách, thành lập bộ máy, xây dựng qui trình, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng và phải chuẩn bị cả một nguồn tài chính khá lớn để bảo đảm thực hiện. Do vậy, chúng tôi chưa thể đặt ra và giải quyết được trong giới hạn nghiên cứu của Luận án.Theo: Đinh Thị MaiLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1WydPML7O6hrfyoh4yZeLXUDi6i076qmm/edit