0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a232ab9fc5d-NGUYÊN-NHÂN-NHỮNG-SAI-LẦM-TRONG-ÁP-DỤNG-QUY-ĐỊNH-CỦA-PHÁP-LUẬT-HÌNH-SỰ-VỀ-TỘI-CƯỚP-TÀI-SẢN-DƯỚI-HÌNH-THỨC-PHẠM-TỘI-CÓ-TỔ-CHỨC--1-.jpg.webp

NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


 

3.1.1.   Những sai lầm, vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại một số sai lầm, vướng mắc. Điều này có thể xuất phát từ việc định tội không đúng trực tiếp dẫn đến sai lầm trong quyết định hình phạt, một số trường hợp khác là do sai lầm, vướng mắc từ bản thân việc quyết định hình phạt khi việc định tội không có sai lầm.

Trong một số vụ án cụ thể, việc áp dụng quy định của pháp luật cũng như nguyên tắc xử lý chưa đúng dẫn đến việc quyết định hình phạt được thực hiện chưa thực sự chính xác. Trong vụ án cướp tài sản bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức, dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức) thì tất cả những người phạm tội trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể nhiều hay ít đối với từng người tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm nói chung và những người phạm tội có tổ chức nói riêng không phải và không thể ngang bằng nhau thể hiện qua việc hình phạt áp dụng đối với mỗi người là khác nhau, thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tối đa đối với mỗi người đồng phạm. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm nói chung và thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức nói riêng có mức độ tăng nặng TNHS nhiều hơn. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức trong tội cướp tài sản nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau. Tuy nhiên, một số Tòa án đã không vận dụng đúng nguyên tắc này quyết định hình phạt nhẹ hoặc quá nặng đối với người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy và những người phạm tội có tổ chức, cho hưởng án treo không đúng,… dẫn đến quyết định hình phạt chưa chính xác, không bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm. Trong đó, có một số sai lầm phổ biến khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, cụ thể:

- Trường hợp thứ nhất, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, lên kế hoạch, chọn địa điểm, rủ rê, lôi kéo và tổ chức, phân công các đối tượng trong nhóm cùng thực hiện tội phạm, thể hiện rõ là phạm tội có tổ chức nhưng trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như khi xét xử, hội đồng xét xử nhận định đó chỉ là trường hợp đồng phạm giản đơn. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử đã không áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức và khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử không áp dụng mức hình phạt của tình tiết định khung tăng nặng phạm tội có tổ chức. Việc phân hóa về hình phạt đối với những người đồng phạm cũng không được thực hiện một cách đúng đắn và triệt để, có những trường hợp hình phạt được áp dụng giữa các bị cáo là giống nhau trong khi vai trò khi thực hiện hành vi phạm tội là khác nhau. Điều này thể hiện qua vụ án sau:

Vụ án được xét xử qua Bản án sơ thẩm số 32/HSST/2014 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức đã được phân tích ở trang 86-88 mục 3.2.2. Do nhận thức không đúng, tòa án cấp sơ thẩm đã không áp dụng tình tiết tăng nặng định khung phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản đối với các bị cáo H, T, K. Điều này dẫn đến hệ lụy là việc quyết định mức hình phạt đối với các bị cáo cũng chưa đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, Bản án sơ thẩm đã quyết định: đối với bị cáo Vương Văn H: áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999 xử phạt mức án 08 năm 6 tháng tù về tội “Cướp tài sản”; Đối với bị cáo Nguyễn Tấn T: Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999; xử phạt bị cáo mức án từ 08 năm tù về tội “Cướp tài sản”; đối với bị cáo Đỗ Văn K: Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999; xử phạt bị cáo mức án từ 08 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Trong vụ án này, vai trò của H là quan trọng nhất, H là người chủ mưu, tổ chức, vạch kế hoạch, rủ rê, phân công T và K thực hiện tội phạm, và H cũng là người thực hành một cách tích cực khi thực hiện tội phạm. T và K thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, giúp H khi được nhờ thực hiện hành vi phạm tội để chiếm đoạt tài sản giúp H kiếm tiền về quê. Thực tế sau khi chiếm đoạt được tài sản, T và K cũng không lấy tài sản. Về nguyên tắc, mức hình phạt đối với mỗi bị cáo trong đồng phạm phải được phân hóa theo vai trò, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của mỗi người. Tuy nhiên, trong vụ án này, mặc dù mức hình phạt của các bị cáo vẫn nằm trong quy định tại Khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 nhưng mức hình phạt giữa H, T và K không có sự phân hóa, chênh lệch đáng kể. Cụ thể là hình phạt của H chỉ hơn mức hình phạt đối với T, K là 6 tháng tù. Mức hình phạt này chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của H cũng như chưa thể hiện được sự phân hóa về hình phạt giữa các bị cáo có vai trò khác nhau khi thực hiện hành vi phạm tội. Theo tác giả, nếu áp dụng một cách đầy đủ, chính xác các căn cứ quyết định hình phạt cũng như xem xét toàn diện về hành vi phạm tội của H thì mức hình phạt đối với H trong vụ án này phải từ 10 đến 10 năm 6 tháng tù. Mức hình phạt được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với H trong bản án trên là nhẹ.

- Trường hợp thứ hai, thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này cho thấy, mặc dù đã áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức khi xét xử về Tội cướp tài sản nhưng do chưa thấy hết tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức thực hiện, nên có một số Toà án quyết định mức hình phạt đối với người thực hành cao hơn hoặc bằng người tổ chức vì cho rằng, người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội phạm, không trực tiếp gây ra thiệt hại. Điều này thể hiện qua một số ví dụ sau:

Vụ án thứ nhất:

Trần Văn K, Đinh Văn H, Vũ Xuân T và Phạm Thanh B do Trần Văn K cầm đầu đã bàn bạc, chuẩn bị dao găm, dây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng đến nhà chị Bùi Thị Ngọc D để cướp tài sản. Trước khi đi, K phân công H và T cầm dao găm, dây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng vào nhà khống chế chị D, còn B ở ngoài canh gác. K cảnh giới vòng ngoài. Sau khi cướp được tài sản, K sẽ đón cả bọn tại quán bia. Thực hiện kế hoạch trên, Đinh Văn H, Vũ Xuân T đột nhập vào nhà chị D, H dùng dao găm khống chế chị D, còn T lục soát tài sản lấy đi 2.000 USD, 2 lượng vàng, 60 triệu đồng tiền Việt Nam và một số nữ trang khác, trong khi lục soát để lấy tài sản, lợi dụng lúc H không chú ý, chị D đã lấy được chiếc kéo để ở mặt bàn đâm H một nhát rồi bỏ chạy và kêu “cướp! cướp!” thấy H bị đâm, T lấy dao của H đuổi theo chị D đâm chị Dung nhiều nhát vào vai, vào sườn làm chị D gục ngã và bị chết trên đường đi cấp cứu.

Khi xét xử vụ án này, tại bản án số 13/2012/HSST ngày 06/3/2012, TAND thành phố Hồ Chí Minh kết án Vũ Xuân T tử hình về Tội giết người và 8 năm tù về Tội cướp tài sản, vì cho rằng T là tên thủ ác, trực tiếp đâm chết chị D. Còn Trần Văn K tuy với vai trò cầm đầu nhưng không trực tiếp gây ra cái chết cho chị D nên Toà án chỉ phạt Trần Văn K 10 năm tù về Tội giết người và 5 năm tù về Tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt buộc K phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm tù. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh (nay là TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh) đã tuyên y án. Theo tác giả, việc quyết định hình phạt như trên của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm rõ ràng là không đúng với vai trò của K trong vụ án là tên cầm đầu, chỉ huy. Khi phân công những đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội, K không giới hạn mức thiệt hại mà đồng phạm có thể gây ra cho người bị hại. Tức là trong trường hợp này, K sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại do hành vi phạm tội của các đồng phạm khác gây ra. Tuy không trực tiếp thực hiện hành vi cướp nhưng K là người cầm đầu, khởi xướng, chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội, phân công việc thực hiện hành vi phạm tội, cảnh giới,… Theo nguyên tắc, khi quyết định hình phạt, K sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn các đồng phạm khác nhưng trong vụ án này, hình phạt của K lại thấp hơn người thực hành là T. Như vậy có thể thấy rằng mức hình phạt đối với Trần Văn K là quá thấp, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của mình gây ra, không đúng với nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Vụ án thứ hai:

Do không có tiền ăn chơi, Vũ Xuân T rủ rê Nguyễn Văn G, Nguyễn Tất M, Hoàng Thanh S đi cướp tài sản của các lái xe taxi. Trước khi thực hiện hành vi, T và G đã chủ động bàn bạc, thuê xe taxi từ thành phố Hồ Chí Minh đi Long An, đến chỗ vắng để thực hiện tội phạm và phân công: Nguyễn Văn G ngồi ghế phụ cạnh lái xe để chỉ đường, tắt khóa điện, giật phanh tay ô tô. Vũ Xuân T ngồi ghế sau, phía sau lái xe dùng dao khống chế, đe dọa. Nguyễn Tất M, Hoàng Thanh S ngồi ghế sau cạnh T hỗ trợ, khống chế lái xe và cùng đồng bọn chiếm đoạt tài sản. Thực hiện kế hoạch đã bàn bạc, trong các ngày 24 và 27/08/2011 cả bọn đã thực hiện trót lọt 2 hành vi: Dùng dao khống chế, dùng dây điện thoại trói chân, tay, dùng áo nhét vào miệng nạn nhân và chiếm đoạt được của anh Nguyễn Văn L và anh Nguyễn Văn M tiền mặt, điện thoại di động với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 5.700.000 đồng. Hành vi nêu trên của các bị cáo Vũ Xuân T, Nguyễn Văn G, Nguyễn Tất M và Hoàng Thanh S đã phạm vào Tội cướp tài sản, phạm vào điểm a, d khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 với 2 tình tiết định khung hình phạt là phạm tội có tổ chức và dùng phương tiện nguy hiểm. Với các hành vi phạm tội và tội danh như trên, bản án số 63/2011/HSST ngày 26/12/2011 của TAND quận Tân Bình đã áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều 133; điểm g, p khoản 1 Điều 46; Điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999, tuyên phạt Vũ Xuân T 08 năm tù, Nguyễn Văn G 08 năm tù, Nguyễn Tất M 08 năm tù, Hoàng Thanh S 07 năm tù.

Tác giả không đồng tình với mức hình phạt mà bản án sơ thẩm áp dụng đối với các bị cáo, bởi vì: Thứ nhất, mức hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, có 2 tình tiết định khung tăng nặng nhưng mức hình phạt chỉ ở mức tối thiểu của khung hình phạt; thứ hai, mức hình phạt được áp dụng với mỗi bị cáo chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi của các bị cáo gây ra, chưa phù hợp nguyên tắc phân hóa hình phạt theo vai trò, mức độ hành vi của mỗi bị cáo trong vụ án, nhất là với nguyên tắc quyết định hình phạt đối với trường hợp đồng phạm, mức hình phạt được áp dụng đối với T và G bằng với bị cáo M. Trong vụ án này, Vũ Xuân T, Nguyễn Văn G là 02 bị cáo giữ vai trò chính: T khởi xướng và cùng G bàn bạc, phân công rủ rê các bị cáo khác cùng thực hiện tội phạm, chuẩn bị phương tiện, phân công vai trò, vị trí ngồi của từng bị cáo,… T và G thực hiện tích cực nhất và tham gia thực hiện liên tục hai hành vi phạm tội, vai trò của T là cao hơn của G do ban đầu T là người rủ rê G. Theo nguyên tắc quyết định hình phạt, căn cứ vào vai trò trong vụ án thì T phải chịu mức hình phạt cao nhất, sau đó là G. Hai bị cáo này phải chịu mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án để phù hợp với vai trò người tổ chức, rủ rê, lôi kéo các bị cáo khác. Các bị cáo khác chỉ thực hiện tội phạm với vai trò người thực hành nên mức hình phạt phải chịu sẽ thấp hơn T và G. Bên cạnh đó, mức hình phạt đối với các bị cáo nên được áp dụng ở mức cao hơn do tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội tương đối cao với hai tình tiết tăng nặng định khung. Do nhận định chưa toàn diện nên Hội đồng xét xử đã tuyên mức hình phạt chưa đúng quy định của pháp luật, chưa phù hợp đối với hành vi phạm tội của các bị cáo.

Qua vụ án này có thể thấy, về đường lối xử lý, phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm, BLHS hiện hành đã quy định nghiêm trị đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Việc xử lý những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng được tiến hành theo hướng phân hóa TNHS, dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh đó, một nguyên tắc khi quyết định hình phạt là phải xác định hậu quả của tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả, trong đó, hành vi của người thực hành có quan hệ nhân quả trực tiếp với hậu quả của tội phạm. Hành vi của những người khác (tổ chức, giúp sức, xúi giục) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả. Vì vậy, trừ trường hợp người thực hành có hành vi thái quá thì hậu quả chung của tội phạm do người thực hành gây ra sẽ do tất cả những người đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng cùng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, với quy định của BLHS về tội phạm có tổ chức nói chung và cướp tài sản có tổ chức nói riêng thì sự phân hóa chưa thực sự triệt để, chưa tạo cơ sở pháp lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Nói cách khác, quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước ta về tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng có dấu hiệu có tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với các tổ chức phạm tội và ngăn chặn tội phạm do các tổ chức tội phạm thực hiện.

Theo: Đoàn Ngọc Chỉnh

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1fMXsd_HaecEjZOmXMgPs6jjEYwQmpHtC/edit

avatar
Đặng Quỳnh
578 ngày trước
NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 3.1.1.   Những sai lầm, vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhBên cạnh những kết quả đạt được thì việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại một số sai lầm, vướng mắc. Điều này có thể xuất phát từ việc định tội không đúng trực tiếp dẫn đến sai lầm trong quyết định hình phạt, một số trường hợp khác là do sai lầm, vướng mắc từ bản thân việc quyết định hình phạt khi việc định tội không có sai lầm.Trong một số vụ án cụ thể, việc áp dụng quy định của pháp luật cũng như nguyên tắc xử lý chưa đúng dẫn đến việc quyết định hình phạt được thực hiện chưa thực sự chính xác. Trong vụ án cướp tài sản bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức, dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức) thì tất cả những người phạm tội trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể nhiều hay ít đối với từng người tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm nói chung và những người phạm tội có tổ chức nói riêng không phải và không thể ngang bằng nhau thể hiện qua việc hình phạt áp dụng đối với mỗi người là khác nhau, thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt tối đa đối với mỗi người đồng phạm. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm nói chung và thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức nói riêng có mức độ tăng nặng TNHS nhiều hơn. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức trong tội cướp tài sản nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau. Tuy nhiên, một số Tòa án đã không vận dụng đúng nguyên tắc này quyết định hình phạt nhẹ hoặc quá nặng đối với người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy và những người phạm tội có tổ chức, cho hưởng án treo không đúng,… dẫn đến quyết định hình phạt chưa chính xác, không bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm. Trong đó, có một số sai lầm phổ biến khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, cụ thể:- Trường hợp thứ nhất, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, lên kế hoạch, chọn địa điểm, rủ rê, lôi kéo và tổ chức, phân công các đối tượng trong nhóm cùng thực hiện tội phạm, thể hiện rõ là phạm tội có tổ chức nhưng trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như khi xét xử, hội đồng xét xử nhận định đó chỉ là trường hợp đồng phạm giản đơn. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử đã không áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức và khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử không áp dụng mức hình phạt của tình tiết định khung tăng nặng phạm tội có tổ chức. Việc phân hóa về hình phạt đối với những người đồng phạm cũng không được thực hiện một cách đúng đắn và triệt để, có những trường hợp hình phạt được áp dụng giữa các bị cáo là giống nhau trong khi vai trò khi thực hiện hành vi phạm tội là khác nhau. Điều này thể hiện qua vụ án sau:Vụ án được xét xử qua Bản án sơ thẩm số 32/HSST/2014 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức đã được phân tích ở trang 86-88 mục 3.2.2. Do nhận thức không đúng, tòa án cấp sơ thẩm đã không áp dụng tình tiết tăng nặng định khung phạm tội có tổ chức trong tội cướp tài sản đối với các bị cáo H, T, K. Điều này dẫn đến hệ lụy là việc quyết định mức hình phạt đối với các bị cáo cũng chưa đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, Bản án sơ thẩm đã quyết định: đối với bị cáo Vương Văn H: áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999 xử phạt mức án 08 năm 6 tháng tù về tội “Cướp tài sản”; Đối với bị cáo Nguyễn Tấn T: Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999; xử phạt bị cáo mức án từ 08 năm tù về tội “Cướp tài sản”; đối với bị cáo Đỗ Văn K: Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20, 33, 53 BLHS năm 1999; xử phạt bị cáo mức án từ 08 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Trong vụ án này, vai trò của H là quan trọng nhất, H là người chủ mưu, tổ chức, vạch kế hoạch, rủ rê, phân công T và K thực hiện tội phạm, và H cũng là người thực hành một cách tích cực khi thực hiện tội phạm. T và K thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, giúp H khi được nhờ thực hiện hành vi phạm tội để chiếm đoạt tài sản giúp H kiếm tiền về quê. Thực tế sau khi chiếm đoạt được tài sản, T và K cũng không lấy tài sản. Về nguyên tắc, mức hình phạt đối với mỗi bị cáo trong đồng phạm phải được phân hóa theo vai trò, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của mỗi người. Tuy nhiên, trong vụ án này, mặc dù mức hình phạt của các bị cáo vẫn nằm trong quy định tại Khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 nhưng mức hình phạt giữa H, T và K không có sự phân hóa, chênh lệch đáng kể. Cụ thể là hình phạt của H chỉ hơn mức hình phạt đối với T, K là 6 tháng tù. Mức hình phạt này chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của H cũng như chưa thể hiện được sự phân hóa về hình phạt giữa các bị cáo có vai trò khác nhau khi thực hiện hành vi phạm tội. Theo tác giả, nếu áp dụng một cách đầy đủ, chính xác các căn cứ quyết định hình phạt cũng như xem xét toàn diện về hành vi phạm tội của H thì mức hình phạt đối với H trong vụ án này phải từ 10 đến 10 năm 6 tháng tù. Mức hình phạt được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đối với H trong bản án trên là nhẹ.- Trường hợp thứ hai, thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này cho thấy, mặc dù đã áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức khi xét xử về Tội cướp tài sản nhưng do chưa thấy hết tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức thực hiện, nên có một số Toà án quyết định mức hình phạt đối với người thực hành cao hơn hoặc bằng người tổ chức vì cho rằng, người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội phạm, không trực tiếp gây ra thiệt hại. Điều này thể hiện qua một số ví dụ sau:Vụ án thứ nhất:Trần Văn K, Đinh Văn H, Vũ Xuân T và Phạm Thanh B do Trần Văn K cầm đầu đã bàn bạc, chuẩn bị dao găm, dây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng đến nhà chị Bùi Thị Ngọc D để cướp tài sản. Trước khi đi, K phân công H và T cầm dao găm, dây thừng, quả chanh, giẻ bịt miệng vào nhà khống chế chị D, còn B ở ngoài canh gác. K cảnh giới vòng ngoài. Sau khi cướp được tài sản, K sẽ đón cả bọn tại quán bia. Thực hiện kế hoạch trên, Đinh Văn H, Vũ Xuân T đột nhập vào nhà chị D, H dùng dao găm khống chế chị D, còn T lục soát tài sản lấy đi 2.000 USD, 2 lượng vàng, 60 triệu đồng tiền Việt Nam và một số nữ trang khác, trong khi lục soát để lấy tài sản, lợi dụng lúc H không chú ý, chị D đã lấy được chiếc kéo để ở mặt bàn đâm H một nhát rồi bỏ chạy và kêu “cướp! cướp!” thấy H bị đâm, T lấy dao của H đuổi theo chị D đâm chị Dung nhiều nhát vào vai, vào sườn làm chị D gục ngã và bị chết trên đường đi cấp cứu.Khi xét xử vụ án này, tại bản án số 13/2012/HSST ngày 06/3/2012, TAND thành phố Hồ Chí Minh kết án Vũ Xuân T tử hình về Tội giết người và 8 năm tù về Tội cướp tài sản, vì cho rằng T là tên thủ ác, trực tiếp đâm chết chị D. Còn Trần Văn K tuy với vai trò cầm đầu nhưng không trực tiếp gây ra cái chết cho chị D nên Toà án chỉ phạt Trần Văn K 10 năm tù về Tội giết người và 5 năm tù về Tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt buộc K phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm tù. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh (nay là TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh) đã tuyên y án. Theo tác giả, việc quyết định hình phạt như trên của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm rõ ràng là không đúng với vai trò của K trong vụ án là tên cầm đầu, chỉ huy. Khi phân công những đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội, K không giới hạn mức thiệt hại mà đồng phạm có thể gây ra cho người bị hại. Tức là trong trường hợp này, K sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại do hành vi phạm tội của các đồng phạm khác gây ra. Tuy không trực tiếp thực hiện hành vi cướp nhưng K là người cầm đầu, khởi xướng, chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội, phân công việc thực hiện hành vi phạm tội, cảnh giới,… Theo nguyên tắc, khi quyết định hình phạt, K sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn các đồng phạm khác nhưng trong vụ án này, hình phạt của K lại thấp hơn người thực hành là T. Như vậy có thể thấy rằng mức hình phạt đối với Trần Văn K là quá thấp, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của mình gây ra, không đúng với nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.Vụ án thứ hai:Do không có tiền ăn chơi, Vũ Xuân T rủ rê Nguyễn Văn G, Nguyễn Tất M, Hoàng Thanh S đi cướp tài sản của các lái xe taxi. Trước khi thực hiện hành vi, T và G đã chủ động bàn bạc, thuê xe taxi từ thành phố Hồ Chí Minh đi Long An, đến chỗ vắng để thực hiện tội phạm và phân công: Nguyễn Văn G ngồi ghế phụ cạnh lái xe để chỉ đường, tắt khóa điện, giật phanh tay ô tô. Vũ Xuân T ngồi ghế sau, phía sau lái xe dùng dao khống chế, đe dọa. Nguyễn Tất M, Hoàng Thanh S ngồi ghế sau cạnh T hỗ trợ, khống chế lái xe và cùng đồng bọn chiếm đoạt tài sản. Thực hiện kế hoạch đã bàn bạc, trong các ngày 24 và 27/08/2011 cả bọn đã thực hiện trót lọt 2 hành vi: Dùng dao khống chế, dùng dây điện thoại trói chân, tay, dùng áo nhét vào miệng nạn nhân và chiếm đoạt được của anh Nguyễn Văn L và anh Nguyễn Văn M tiền mặt, điện thoại di động với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 5.700.000 đồng. Hành vi nêu trên của các bị cáo Vũ Xuân T, Nguyễn Văn G, Nguyễn Tất M và Hoàng Thanh S đã phạm vào Tội cướp tài sản, phạm vào điểm a, d khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 với 2 tình tiết định khung hình phạt là phạm tội có tổ chức và dùng phương tiện nguy hiểm. Với các hành vi phạm tội và tội danh như trên, bản án số 63/2011/HSST ngày 26/12/2011 của TAND quận Tân Bình đã áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều 133; điểm g, p khoản 1 Điều 46; Điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999, tuyên phạt Vũ Xuân T 08 năm tù, Nguyễn Văn G 08 năm tù, Nguyễn Tất M 08 năm tù, Hoàng Thanh S 07 năm tù.Tác giả không đồng tình với mức hình phạt mà bản án sơ thẩm áp dụng đối với các bị cáo, bởi vì: Thứ nhất, mức hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, có 2 tình tiết định khung tăng nặng nhưng mức hình phạt chỉ ở mức tối thiểu của khung hình phạt; thứ hai, mức hình phạt được áp dụng với mỗi bị cáo chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi của các bị cáo gây ra, chưa phù hợp nguyên tắc phân hóa hình phạt theo vai trò, mức độ hành vi của mỗi bị cáo trong vụ án, nhất là với nguyên tắc quyết định hình phạt đối với trường hợp đồng phạm, mức hình phạt được áp dụng đối với T và G bằng với bị cáo M. Trong vụ án này, Vũ Xuân T, Nguyễn Văn G là 02 bị cáo giữ vai trò chính: T khởi xướng và cùng G bàn bạc, phân công rủ rê các bị cáo khác cùng thực hiện tội phạm, chuẩn bị phương tiện, phân công vai trò, vị trí ngồi của từng bị cáo,… T và G thực hiện tích cực nhất và tham gia thực hiện liên tục hai hành vi phạm tội, vai trò của T là cao hơn của G do ban đầu T là người rủ rê G. Theo nguyên tắc quyết định hình phạt, căn cứ vào vai trò trong vụ án thì T phải chịu mức hình phạt cao nhất, sau đó là G. Hai bị cáo này phải chịu mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác trong vụ án để phù hợp với vai trò người tổ chức, rủ rê, lôi kéo các bị cáo khác. Các bị cáo khác chỉ thực hiện tội phạm với vai trò người thực hành nên mức hình phạt phải chịu sẽ thấp hơn T và G. Bên cạnh đó, mức hình phạt đối với các bị cáo nên được áp dụng ở mức cao hơn do tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội tương đối cao với hai tình tiết tăng nặng định khung. Do nhận định chưa toàn diện nên Hội đồng xét xử đã tuyên mức hình phạt chưa đúng quy định của pháp luật, chưa phù hợp đối với hành vi phạm tội của các bị cáo.Qua vụ án này có thể thấy, về đường lối xử lý, phân hóa TNHS đối với những người đồng phạm, BLHS hiện hành đã quy định nghiêm trị đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Việc xử lý những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng được tiến hành theo hướng phân hóa TNHS, dựa vào vai trò và mức độ thực hiện hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh đó, một nguyên tắc khi quyết định hình phạt là phải xác định hậu quả của tội phạm. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả, trong đó, hành vi của người thực hành có quan hệ nhân quả trực tiếp với hậu quả của tội phạm. Hành vi của những người khác (tổ chức, giúp sức, xúi giục) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả. Vì vậy, trừ trường hợp người thực hành có hành vi thái quá thì hậu quả chung của tội phạm do người thực hành gây ra sẽ do tất cả những người đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng cùng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, với quy định của BLHS về tội phạm có tổ chức nói chung và cướp tài sản có tổ chức nói riêng thì sự phân hóa chưa thực sự triệt để, chưa tạo cơ sở pháp lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Nói cách khác, quy định của pháp luật hình sự hiện hành của nước ta về tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng có dấu hiệu có tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với các tổ chức phạm tội và ngăn chặn tội phạm do các tổ chức tội phạm thực hiện.Theo: Đoàn Ngọc ChỉnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1fMXsd_HaecEjZOmXMgPs6jjEYwQmpHtC/edit