0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a043839eb61-TỔNG-QUAN-VỀ-HOẠT-ĐỘNG-CỦA-CÁC-KHU-CNC-TRÊN-THẾ-GIỚI.jpeg.webp

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CNC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CNC TRÊN THẾ GIỚI

Như đã giới thiệu khái quát ở phần trên, những Công viên khoa học đầu tiên trên thế giới được xây dựng trong những năm 1950s, và được đánh dấu bởi Công viên nghiên cứu Stanford, gắn liền với Silicon Valley sau đó, ở Hoa Kỳ năm 1951. Tiếp đến là quá trình xây dựng Khu CNC ở các nước Châu Âu từ giữa những năm 1960s, như Công viên Sophia Antipolis  của Pháp vào năm 1969 và Công viên Khoa học Đại học Cambridge ở Anh vào năm 1970 (Pháp và Anh là hai quốc gia dẫn đầu về con số các STP được xây dựng trên thực tế). Thập kỷ1980s tiếp đó được đánh dấu cho sự bùng nổ thật sự, và tiếp tục tăng mạnh cho đến những năm 1990s, và 2000s. Riêng con số thống kê ở Châu Âu thì khá ấn tượng khi cho thấy, số lượng các Khu CNC được xây dựngsau mỗi mười năm trong vòng 3 thập kỷ gần đây đều tăng gấp đôi so với trước. Củ thể, trong tổng số 362 STP của Châu Âu tính đến năm 2010, có 27,1% được xây dựng tính đến những năm 1980s, và con số này đã tăng lên đến 50,1% trong những năm 1990s, và điều đó cũng đồng nghĩa, số lượng Khu CNC tăng gấp đôi một lần nữa để có con số 362 STP vào năm 2010.

Nhiều quốc gia khu vực Châu Á theo đó cũng đã đầu tư và phát triển các công viên khoa học từ những năm 1980s và diễn ra mạnh mẽ cho đến cuối những năm 1990s mà thành quả của nó chính là sự trỗi dậy Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước NICs ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore cho đến cả thời điểm này . Điều này được lý giởi bởi những chuyển động trong sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực, và cả địa phương, cùng với sự gắn kết một cách trực tiếp hay gián tiếp các vấn đề và các “kỷ nguyên” (agendeas) có liên quan. Đó là kỷ nguyên của doanh nghiệp (the enterprise agenda), kỷ nguyên kết nối đại học/công nghiệp và chuyển giao công nghệ (University/industry link and technology tranfer agenda), kỷ nguyên phát triển kinh tế (the ecnomic development agenda), kỷ nguyên kết nối xã hội với công nghệ (social inclusion in relation to technology), kỷ nguyên phát triển IT và và các kỹ năng thiếu hụt khác trong nền kinh tế địa phương (Increasing IT and other scare skills in the local economy), kỷ nguyên xây dựng các cụm công nghệ tự quản (building seft sustaining technology clusters) và xu hướng liên kết khu vực (regionalism).

2.1.1.    Tiếp cận chung về Khái niệm STP

Theo thống kê của UNESCO, tính đến năm 2014 có hơn 400 Khu CNC trên thế giới, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Trong đó, Hoa Kỳ có hơn 150 STP và Nhật Bản có 111 STP. Trung Quốc tuy chỉ mới phát triển mô hình này từ những năm 1980s nhưng con số đến nay đã lên đến 100. Điều đáng nói là tất cả các kế hoạch phát triển STP đều cho thấy sự ghi nhận về về vai trò của Khu CNC trên phạm vi toàn cầu rằng “sự phát triển của nền kinh tế và sức cạnh tranh trong tương lai tùy thuộc vào việc thiết lập nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo thông qua các Khu CNC” . Điều đáng nói là chính các Khu CNC ở các nước đang phát triển là nơi tạo ra hàng vạn việc làm, cơ hội R&D, cộng đồng doanh nhân, và xuất hiện nhiều SME với sự gia tăng vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) .

Nhưng nhìn từ góc độ khái niệm, luận án xin đề cập đến tất cả các biến thể trong tổng số hơn 400 Khu CNC nêu trên để có thể xác định một cách hiểu chung; cũng như một tên gọi chung được sử dụng xuyên suốt nghiên cứu này.

Bắt đầu từ Khu CNC đầu tiên được xây dựng ở Hoa Kỳ, khái niệm Công viên nghiên cứu (Research Park) ra đời. Đây là các công viên được các Trường đại học thành lập bên cạnh họ và đề đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu của chính họ. Và thực ra chỉ có các trường đại học mới có thể có đầy đủ năng lực tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khi mà yếu tố “kỹ thuật” đã bắt đầu nhìn nhận vai trò. Đây cũng là lý do vì sao mà một tên gọi cụ thể hơn xuất hiện, đó là công viên nghiên cứu của trường đại học (University research Park). Đơn cử, tổng hợp của Link and Scott (2006) cho thấy, công viên nghiên cứu của trường đại học là một khu vực của các tổ chức hoạt động hướng đến công nghệ tọa lạc trong hay gần các trường đại học để thụ hưởng nền tảng tri thức và các nghiên cứu vẫn đang thực hiện từ các trường đại học. Khi đó, các trường đại học “không chỉ chuyển giao tri thức mà còn mong muốn phát triển tri thức hiệu quả hơn khi chuyển giao cho các hiệp hội có các công ty mục tiêu trong các công viên nghiên cứu (research park)” . Rõ ràng, cách tiếp cận và đặc tính của Công viên nghiên cứu của trường đại học không khác biệt với công viên nghiên cứu, trên thực tế cũng là của các trường đại học. Bản thân Link and Scott khi đề cập về Công viên nghiên cứu của trường đại học cũng gọi đó là Công viên nghiên cứu như vừa thấy ở trên.

Về sau này, ngoài các trường đại học, công viên khoa học có thể xây dựng dựa trên cơ sở quyền sở hữu, vận hành hay các mối quan hệ hợp đồng nào đó với các cơ sở đào tạo bậc cao, các viện và trung tâm nghiên cứu khác. Nhưng một điểm khác biệt của các công viên nghiên cứu so với các công viên khoa học (Science park) được thành lập sau này là nó không đón nhận các hoạt động sản xuất, từ hoạt động sản xuất mẫu đầu tiên (để nghiên cứu). Trái lại, hoạt động của nó chỉ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển bởi các trường đại học có mối quan hệ đối tác với các ngành công nghiệp thông qua việc hỗ trợ phát minh, phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ lẫn kỹ năng kinh doanh giữa các trường đại học và các khách hàng mục tiêu từ khối sản xuất công nghiệp .

Mô hình thứ hai là công viên khoa học như đã nói. Đây là mô hình được lựa chọn phổ biến ở các nước Châu Âu (trong khi các nước ở Châu Á sau này chú ý nhiều hơn đối với công viên công nghệ - technology park). Và theo cách tiếp cận của Châu Âu, công viên khoa học là nơi “thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ kinh doanh và chuyển giao công nghệ”, gồm:

- Khuyến khích và hỗ trợ các startups, cơ sở ươm mầm sáng tạo hướng đến hoạt động kinh doanh trên nền tảng tri thức và phát triển cao.

- Xây dựng môi trường để các hoạt động kinh doanh lớn, mang tầm quốc tế phát triển các mối tương tác gắn kết và cụ thể với các trung tâm sáng tạo tri thức để cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận.

- Có mối liên hệ chính thức với các trung tâm sáng tạo tri thức như các trường đại học, cơ sở đào tạo bậc cao hay các tổ chức nghiên cứu khác .

Rõ ràng, công viên khoa học vẫn là nhân tố cần thiết cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng tri thức. Nhưng khác với các công viên nghiên cứu, sự gắn kết của các công viên khoa học với các trường đại học, cơ sở đào tạo và nghiên cứu đã được “mềm hóa”. Hay nói cách khác, thay vì đó là mối quan hệ sở hữu thì chỉ cần tồn tại mối liên hệ hợp tác và gắn kết.

Ngoài ra, cũng cần đề cập đến một biến thể khác, đó là các công viên “tam giác nghiên cứu” (Research triangle park - RTP). Đây là mô hình gắn kết chặt chẽ với khái niệm của mô hình ba trục/cực (triple helix) trong đổi mới sáng tạo. Mô hình này nhấn mạnh mối quan hệ ba bên, giữa nhà nước – khối công nghiệp – và trường đại học. Đồng thời, chính mô hình này cũng là nền tảng cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển mạnh mẽ phương thức hợp tác công – tư trong đầu tư vào R&D .

Trong khi đó, từ Đức, một mô hình và khái niệm mới cũng ra đời. Đó là Trung tâm công nghệ và sáng tạo (Innovation and Technology Center). Khái niệm này dùng để chỉ các trung tâm khởi nghiệp và công nghệ lẫn các công viên khoa học và công nghệ. Ở đó, các mục tiêu và công việc (được nhìn nhận bởi các trung tâm nghiên cứu) được mặc định. Điển hình như mối quan tâm của rất nhiều trung tâm hiện nay là việc tạo ra các điều kiện nền tảng tốt nhất cho việc thiết kế ý tưởng, triển khai và vòng phát triển đầu của các công ty, đặc biệt là các công ty hướng đến công nghệ và sáng tạo .

Tuy nhiên, có thể nói, khái niệm và mô hình gây chú ý nhiều nhất là cụm nghiên cứu sâu (Research Intensive Clusters - RIC). Đây là mô hình phát triển các trung tâm và công viên ra phạm vi rộng, trên cở sở tân dụng các ngoại tác tích cực của các mô hình trước vào tăng trưởng nội sinh, hay trở thành hiệu ứng “nội tác” trong Cụm. Trong nhiều nghiên cứu, RIC được định nghĩa là một cụm phần lớn dựa vào hoạt động nghiên cứu và phát triển như là nguồn lực chính yếu của quá trình tăng cường sức cạnh tranh và sáng tạo. Do đó, các cụm thường dựa vào mối quan hệ đối tác và hợp tác bền chặt giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu công, đương nhiên có cả các trường đại học. Vì cường độ nghiên cứu rất mạnh của mình, các RIC thường phát triển dựa trên mối quan hệ với các trường đại học hay các viện nghiên cứu để kích các mối quan hệ mang tính mạng lưới mạnh mẽ để trên cơ sở đó cổ vũ quá trình chuyển đổi tri thức và nguồn nhân lực .

Theo: Lê Bích Loan

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1yXn6tCz5nEgwhK8_0Uvxh_PGvFg98p7O/edit

avatar
Đặng Quỳnh
578 ngày trước
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CNC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CNC TRÊN THẾ GIỚINhư đã giới thiệu khái quát ở phần trên, những Công viên khoa học đầu tiên trên thế giới được xây dựng trong những năm 1950s, và được đánh dấu bởi Công viên nghiên cứu Stanford, gắn liền với Silicon Valley sau đó, ở Hoa Kỳ năm 1951. Tiếp đến là quá trình xây dựng Khu CNC ở các nước Châu Âu từ giữa những năm 1960s, như Công viên Sophia Antipolis  của Pháp vào năm 1969 và Công viên Khoa học Đại học Cambridge ở Anh vào năm 1970 (Pháp và Anh là hai quốc gia dẫn đầu về con số các STP được xây dựng trên thực tế). Thập kỷ1980s tiếp đó được đánh dấu cho sự bùng nổ thật sự, và tiếp tục tăng mạnh cho đến những năm 1990s, và 2000s. Riêng con số thống kê ở Châu Âu thì khá ấn tượng khi cho thấy, số lượng các Khu CNC được xây dựngsau mỗi mười năm trong vòng 3 thập kỷ gần đây đều tăng gấp đôi so với trước. Củ thể, trong tổng số 362 STP của Châu Âu tính đến năm 2010, có 27,1% được xây dựng tính đến những năm 1980s, và con số này đã tăng lên đến 50,1% trong những năm 1990s, và điều đó cũng đồng nghĩa, số lượng Khu CNC tăng gấp đôi một lần nữa để có con số 362 STP vào năm 2010.Nhiều quốc gia khu vực Châu Á theo đó cũng đã đầu tư và phát triển các công viên khoa học từ những năm 1980s và diễn ra mạnh mẽ cho đến cuối những năm 1990s mà thành quả của nó chính là sự trỗi dậy Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước NICs ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore cho đến cả thời điểm này . Điều này được lý giởi bởi những chuyển động trong sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực, và cả địa phương, cùng với sự gắn kết một cách trực tiếp hay gián tiếp các vấn đề và các “kỷ nguyên” (agendeas) có liên quan. Đó là kỷ nguyên của doanh nghiệp (the enterprise agenda), kỷ nguyên kết nối đại học/công nghiệp và chuyển giao công nghệ (University/industry link and technology tranfer agenda), kỷ nguyên phát triển kinh tế (the ecnomic development agenda), kỷ nguyên kết nối xã hội với công nghệ (social inclusion in relation to technology), kỷ nguyên phát triển IT và và các kỹ năng thiếu hụt khác trong nền kinh tế địa phương (Increasing IT and other scare skills in the local economy), kỷ nguyên xây dựng các cụm công nghệ tự quản (building seft sustaining technology clusters) và xu hướng liên kết khu vực (regionalism).2.1.1.    Tiếp cận chung về Khái niệm STPTheo thống kê của UNESCO, tính đến năm 2014 có hơn 400 Khu CNC trên thế giới, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Trong đó, Hoa Kỳ có hơn 150 STP và Nhật Bản có 111 STP. Trung Quốc tuy chỉ mới phát triển mô hình này từ những năm 1980s nhưng con số đến nay đã lên đến 100. Điều đáng nói là tất cả các kế hoạch phát triển STP đều cho thấy sự ghi nhận về về vai trò của Khu CNC trên phạm vi toàn cầu rằng “sự phát triển của nền kinh tế và sức cạnh tranh trong tương lai tùy thuộc vào việc thiết lập nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo thông qua các Khu CNC” . Điều đáng nói là chính các Khu CNC ở các nước đang phát triển là nơi tạo ra hàng vạn việc làm, cơ hội R&D, cộng đồng doanh nhân, và xuất hiện nhiều SME với sự gia tăng vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) .Nhưng nhìn từ góc độ khái niệm, luận án xin đề cập đến tất cả các biến thể trong tổng số hơn 400 Khu CNC nêu trên để có thể xác định một cách hiểu chung; cũng như một tên gọi chung được sử dụng xuyên suốt nghiên cứu này.Bắt đầu từ Khu CNC đầu tiên được xây dựng ở Hoa Kỳ, khái niệm Công viên nghiên cứu (Research Park) ra đời. Đây là các công viên được các Trường đại học thành lập bên cạnh họ và đề đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu của chính họ. Và thực ra chỉ có các trường đại học mới có thể có đầy đủ năng lực tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khi mà yếu tố “kỹ thuật” đã bắt đầu nhìn nhận vai trò. Đây cũng là lý do vì sao mà một tên gọi cụ thể hơn xuất hiện, đó là công viên nghiên cứu của trường đại học (University research Park). Đơn cử, tổng hợp của Link and Scott (2006) cho thấy, công viên nghiên cứu của trường đại học là một khu vực của các tổ chức hoạt động hướng đến công nghệ tọa lạc trong hay gần các trường đại học để thụ hưởng nền tảng tri thức và các nghiên cứu vẫn đang thực hiện từ các trường đại học. Khi đó, các trường đại học “không chỉ chuyển giao tri thức mà còn mong muốn phát triển tri thức hiệu quả hơn khi chuyển giao cho các hiệp hội có các công ty mục tiêu trong các công viên nghiên cứu (research park)” . Rõ ràng, cách tiếp cận và đặc tính của Công viên nghiên cứu của trường đại học không khác biệt với công viên nghiên cứu, trên thực tế cũng là của các trường đại học. Bản thân Link and Scott khi đề cập về Công viên nghiên cứu của trường đại học cũng gọi đó là Công viên nghiên cứu như vừa thấy ở trên.Về sau này, ngoài các trường đại học, công viên khoa học có thể xây dựng dựa trên cơ sở quyền sở hữu, vận hành hay các mối quan hệ hợp đồng nào đó với các cơ sở đào tạo bậc cao, các viện và trung tâm nghiên cứu khác. Nhưng một điểm khác biệt của các công viên nghiên cứu so với các công viên khoa học (Science park) được thành lập sau này là nó không đón nhận các hoạt động sản xuất, từ hoạt động sản xuất mẫu đầu tiên (để nghiên cứu). Trái lại, hoạt động của nó chỉ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển bởi các trường đại học có mối quan hệ đối tác với các ngành công nghiệp thông qua việc hỗ trợ phát minh, phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ lẫn kỹ năng kinh doanh giữa các trường đại học và các khách hàng mục tiêu từ khối sản xuất công nghiệp .Mô hình thứ hai là công viên khoa học như đã nói. Đây là mô hình được lựa chọn phổ biến ở các nước Châu Âu (trong khi các nước ở Châu Á sau này chú ý nhiều hơn đối với công viên công nghệ - technology park). Và theo cách tiếp cận của Châu Âu, công viên khoa học là nơi “thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ kinh doanh và chuyển giao công nghệ”, gồm:- Khuyến khích và hỗ trợ các startups, cơ sở ươm mầm sáng tạo hướng đến hoạt động kinh doanh trên nền tảng tri thức và phát triển cao.- Xây dựng môi trường để các hoạt động kinh doanh lớn, mang tầm quốc tế phát triển các mối tương tác gắn kết và cụ thể với các trung tâm sáng tạo tri thức để cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận.- Có mối liên hệ chính thức với các trung tâm sáng tạo tri thức như các trường đại học, cơ sở đào tạo bậc cao hay các tổ chức nghiên cứu khác .Rõ ràng, công viên khoa học vẫn là nhân tố cần thiết cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng tri thức. Nhưng khác với các công viên nghiên cứu, sự gắn kết của các công viên khoa học với các trường đại học, cơ sở đào tạo và nghiên cứu đã được “mềm hóa”. Hay nói cách khác, thay vì đó là mối quan hệ sở hữu thì chỉ cần tồn tại mối liên hệ hợp tác và gắn kết.Ngoài ra, cũng cần đề cập đến một biến thể khác, đó là các công viên “tam giác nghiên cứu” (Research triangle park - RTP). Đây là mô hình gắn kết chặt chẽ với khái niệm của mô hình ba trục/cực (triple helix) trong đổi mới sáng tạo. Mô hình này nhấn mạnh mối quan hệ ba bên, giữa nhà nước – khối công nghiệp – và trường đại học. Đồng thời, chính mô hình này cũng là nền tảng cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển mạnh mẽ phương thức hợp tác công – tư trong đầu tư vào R&D .Trong khi đó, từ Đức, một mô hình và khái niệm mới cũng ra đời. Đó là Trung tâm công nghệ và sáng tạo (Innovation and Technology Center). Khái niệm này dùng để chỉ các trung tâm khởi nghiệp và công nghệ lẫn các công viên khoa học và công nghệ. Ở đó, các mục tiêu và công việc (được nhìn nhận bởi các trung tâm nghiên cứu) được mặc định. Điển hình như mối quan tâm của rất nhiều trung tâm hiện nay là việc tạo ra các điều kiện nền tảng tốt nhất cho việc thiết kế ý tưởng, triển khai và vòng phát triển đầu của các công ty, đặc biệt là các công ty hướng đến công nghệ và sáng tạo .Tuy nhiên, có thể nói, khái niệm và mô hình gây chú ý nhiều nhất là cụm nghiên cứu sâu (Research Intensive Clusters - RIC). Đây là mô hình phát triển các trung tâm và công viên ra phạm vi rộng, trên cở sở tân dụng các ngoại tác tích cực của các mô hình trước vào tăng trưởng nội sinh, hay trở thành hiệu ứng “nội tác” trong Cụm. Trong nhiều nghiên cứu, RIC được định nghĩa là một cụm phần lớn dựa vào hoạt động nghiên cứu và phát triển như là nguồn lực chính yếu của quá trình tăng cường sức cạnh tranh và sáng tạo. Do đó, các cụm thường dựa vào mối quan hệ đối tác và hợp tác bền chặt giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu công, đương nhiên có cả các trường đại học. Vì cường độ nghiên cứu rất mạnh của mình, các RIC thường phát triển dựa trên mối quan hệ với các trường đại học hay các viện nghiên cứu để kích các mối quan hệ mang tính mạng lưới mạnh mẽ để trên cơ sở đó cổ vũ quá trình chuyển đổi tri thức và nguồn nhân lực .Theo: Lê Bích LoanLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1yXn6tCz5nEgwhK8_0Uvxh_PGvFg98p7O/edit