0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a82e75710cf-CƠ-SỞ-LÝ-LUẬN-VỀ-THẨM-QUYỀN-CỦA-QUỐC-HỘI-VIỆT-NAM--1-.jpg.webp

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

 

2.1. Khái niệm thẩm quyền của Quốc hội

Thẩm quyền” là một trong những thuật ngữ thường được dùng trong các tài liệu đề cập đến các vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ở Việt Nam, thuật ngữ “thẩm quyền” được đề cập khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu học thuật về hoạt động các cơ quan nhà nước. Thuật ngữ “thẩm quyền” cũng đã được dùng trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước để xác định phạm vi vấn đề giao cho cho cơ quan hoặc chức danh nhà nước cụ thể nào đó thực hiện, nhưng thuật ngữ này chủ yếu được dùng cho các cơ quan xét xử, quản lý nhà nước, kiểm sát… mà chưa từng được sử dụng cho Quốc hội. Để hiểu đúng khái niệm thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam, trước hết, cần làm rõ khái niệm “thẩm quyền” nói chung.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thẩm quyền” là “1. quyền xem xét, kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật; 2. tư cách về chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề”.65

Trong tiếng Anh, theo diễn giải của Từ điển Cambridge Dictionary, “Thẩm quyền” (dịch từ “authority” trong tiếng Anh) là: Quyền hoặc sự cho phép được làm gì đó (the right or permission to do something)66. “Trong tiếng Pháp, thẩm quyền – Compétence, được hiểu là quyền của một cơ quan nhà nước, hành chính hay tư pháp, một quan chức hành chính hay tư pháp được làm một số việc, được quyết định và ra một số văn bản về một số vấn đề trong phạm vi được pháp luật cho phép”.

Theo định nghĩa trong Từ điển Luật học, “thẩm quyền” là “quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính…”.

Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong Luận án tiến sĩ “Thẩm quyền của Tòa án các cấp theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” cũng xác định nội hàm của thuật ngữ “thẩm quyền” theo hướng này khi viết “Trong nhà nước pháp quyền, mỗi cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ riêng. Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định được hiểu là thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó”.

Tác giả Nguyễn Cửu Việt trong bài viết “Cải cách hành chính: Về khái niệm thẩm quyền” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08/2005 (57) đã phân tích rất kỹ về các quan điểm về khái niệm “thẩm quyền” của các học giả Liên Xô và đưa ra kết luận về khái niệm này. Theo tác giả Nguyễn Cửu Việt, “Thẩm quyền là một hiện tượng nhà nước - quyền lực và pháp lý phức tạp có nội dung chức năng và vỏ bọc pháp lý, là một hệ thống (chứ không phải là một tập hợp giản đơn) các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm lớn sau đây: Một là, các quyền và nghĩa vụ để thực hiện các chức năng nhất định mà cơ quan nhà nước được trao để giải quyết những vấn đề, quản lý những đối tượng/khách thể nhất định trong những lĩnh vực nhất định của đời sống nhằm đạt những nhiệm vụ nhất định. Đây là nhóm các quyền và nghĩa vụ chung. Hai là, các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung nói trên (là quyền thực hiện các hình thức hoạt động cụ thể như ban hành hay tham gia vào việc ban hành quyết định, quyền đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định, quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế,..). Các quyền hạn cụ thể là công cụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ (chung) ở nhóm một. Nhờ các quyền hạn cụ thể mà các quyền và nghĩa vụ chung mới có tính hiện thực”70. Trong một tài liệu khác, tác giả Nguyễn Cửu Việt đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về khái niệm thẩm quyền như sau: “Thẩm quyền là một khái niệm tập hợp, là tổng thể các quyền và nghĩa vụ chung để thực hiện những chức năng nhất định tương ứng với việc giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ nhất định trong những lĩnh vực hoạt động nhất định và những quyền hạn cụ thể để thực hiện những quyền và nghĩa vụ chung đó”.

Phân tích một số định nghĩa về thẩm quyền đã được nêu trong các công trình nghiên cứu, có thể thấy khái niệm “thẩm quyền”, xem xét từ góc độ tổ chức và hoạt động của Nhà nước, là một khái niệm pháp lý dùng chỉ một phạm vi quyền hạn cụ thể mà một chủ thể (cơ quan, chức danh) được giao cho và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dựa trên cơ sở quy định pháp luật..

Như trên đã trình bày, trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ trước đến nay chưa có một văn bản nào trực tiếp sử dụng khái niệm “thẩm quyền của Quốc hội”. Những quan niệm về “thẩm quyền của Quốc hội” chỉ được đề cập rải rác trong một số tài liệu giảng dạy và nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật với một mức độ rất khiêm tốn. Đến nay, chưa có bất kỳ một tài liệu nào đưa ra một định nghĩa chính thức và xác định đầy đủ nội hàm khái niệm“thẩm quyền của Quốc hội”. Trong cuốn “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới” của tác giả Vũ Hồng Anh có đoạn viết: “Để Nghị viện có thể làm tốt chức năng của mình, Hiến pháp các nước trao cho Nghị viện những quyền hạn nhất định. Những quyền hạn này (của Nghị viện) cùng với chức năng và phạm vi hoạt động hợp thành thẩm quyền của Nghị viện”.72 Có thể thấy, quan điểm này đã đưa chức năng là yếu tố nằm trong thẩm quyền. Thực tế quy định của các Hiến pháp Việt Nam cho thấy, các thuật ngữ đã được dùng để chỉ “thẩm quyền” trong Hiến pháp cũng không thống nhất, có khi là “quyền hạn”73 khi thì là “nhiệm vụ, quyền hạn”74. Tác giả Nguyễn Đăng Dung đã từng kết luận “từ Hiến pháp năm 1946 đến nay, chúng ta đều dùng thuật ngữ “nhiệm vụ và quyền hạn” để nói lên thẩm quyền của Quốc hội”.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm, định nghĩa về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước chung và các quan điểm về thẩm quyền của Quốc hội nói riêng, có thể thấy, khái niệm thẩm quyền của Quốc hội thể hiện các khía cạnh sau:

Thứ nhất, thẩm quyền của Quốc hội không phải là nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nào đó của Quốc hội mà là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những quyền hạn và trách nhiệm mà Quốc hội được giao cho thực hiện theo những phương thức được pháp luật quy định.

Thứ hai, thẩm quyền của Quốc hội luôn hàm ý xác định giới hạn các vấn đề Quốc hội được ra quyết định, phân biệt với các cơ quan nhà nước khác. Sự giới hạn này được quy định trước hết trong Hiến pháp. Đó vừa là căn cứ để Quốc hội quyết định các vấn đề cụ thể, vừa là cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra hoạt động, xác định những trách nhiệm của Quốc hội.

Thứ ba, thẩm quyền của Quốc hội cụ thể hóa vị trí, tính chất pháp lý, chức năng của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện, thay mặt cho nhân dân cả nước thực hiện quyền lực của mình. Thẩm quyền của Quốc hội gắn liền với chủ quyền nhân dân. Chính điều này tạo nên những đặc điểm riêng của thẩm quyền Quốc hội so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

Định nghĩa chung về thẩm quyền của Quốc hội:

Thẩm quyền của Quốc hội là tổng thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được Nhân dân thông qua bản Hiến pháp của mình giao cho Quốc hội thực hiện theo vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội, được thực hiện theo phương thức riêng và được phân định tương đối rõ ràng với các cơ quan nhà nước khác trên cơ sở quy định của Hiến pháp và luật.

2.2. Các lý thuyết cơ bản về thẩm quyền của Quốc hội

Các lý thuyết về xác định thẩm quyền của Quốc hội là một phần quan trọng nằm trong nội dung các lý thuyết về tổ chức nhà nước trong xã hội dân chủ. Nội dung lý thuyết về xác định thẩm quyền của Quốc hội bao gồm những quan điểm về nguồn gốc thẩm quyền của Quốc hội, các yêu cầu về nội dung, phạm vi thẩm quyền của Quốc hội.

2.2.1.   Lý thuyết về xác định nguồn gốc thẩm quyền của Quốc hội

“Quốc hội” nếu diễn giải về ngữ nghĩa thì là “hội nghị toàn quốc”. Dưới góc độ tổ chức nhà nước, Quốc hội là cơ quan được thành lập bằng cuộc bầu cử toàn quốc, đóng vai trò đại diện cho toàn thể nhân dân cả nước. Ở nhiều nước, vai trò này của Quốc hội được xác định bằng một điều khoản trong Hiến pháp.76 Đây được coi là một thiết chế trung tâm trong bộ máy nhà nước ở các quốc gia dân chủ hiện đại, là biểu tượng của nền dân chủ.77 Về mặt lý luận, sự hiện diện của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ở các nước là kết quả của việc vận dụng học thuyết chủ quyền nhân dân và dân chủ đại diện trong thực tế ở mỗi quốc gia, bắt đầu từ khi các nhà nước dân chủ tư sản trên thế giới xuất hiện. Nước Anh vẫn được coi là quê hương của Nghị viện (Quốc hội)78.

Dân chủ” trong tiếng Anh là từ “Democracy” có nguồn từ tiếng Hi Lạp là “demockratia” mang nghĩa là “cai trị bởi Nhân dân”79. Lý thuyết dân chủ cho rằng chủ quyền tối cao thuộc về toàn thể thành viên trong xã hội thuộc về Nhân dân và yêu cầu mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải có sự tham gia của Nhân dân vào quá trình đưa ra quyết định. Dân chủ là một phương thức cầm quyền mà cho phép các cá nhân, các nhóm và tất cả các chủ thể khác nhau trong xã hội có cơ hội bình đẳng để tham gia một cách đầy đủ và thực sự. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy xây dựng chế độ dân chủ là xu hướng tất yếu để các quốc gia có thể phát triển phồn thịnh, văn minh vì “dân chủ là hình thức cai trị phù hợp với nhân tính, lẽ phải, và với quy luật của tạo hóa”81. Trong Hiến chương năm 1945 của Liên hợp quốc, “dân chủ” đã được xác định là một trong giá trị cốt lõi, là nguyên tắc mang tính toàn cầu (cùng với pháp quyền và quyền con người). 

Có hai hình thức dân chủ thường được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu về tổ chức nhà nước, cũng như được quy định trong Hiến pháp của một số nước là: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Dân chủ trực tiếp được cho là hình thức đã được sớm áp dụng trong các nền dân chủ được thiết lập sơ khai tại các thành bang Hi Lạp cổ đại. Ngày nay, dân chủ trực tiếp được áp dụng ở các nước dưới hình thức bầu cử và bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Đây thường được đánh giá là hình thức tốt nhất để thể hiện ý chí của Nhân dân vào nội dung các quyết định quan trọng của đất nước. Mặc dù vậy, nhiều học giả cũng đã chỉ việc thực thi dân chủ trực tiếp cần có nhiều điều kiện đảm bảo mới có thể đạt được kết quả chính xác như điều kiện về thời gian, không gian, nguồn tài chính, trình độ, năng lực quyết định của người dân ... nên không thể thực hiện thường xuyên. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu khẳng định rằng, trong chế độ dân chủ dân chúng nắm quyền lực tối cao, họ được “coi như ông vua” vì được thể hiện ý chí của mình bằng việc bỏ phiếu. Các luật quy định về đầu phiếu là luật quy định cơ bản trong chế độ dân chủ. Với tư cách là chủ thể của quyền lực tối cao, dân chúng sẽ “tự mình làm lấy những điều mình có thể làm tốt, còn những điều mà dân không thể làm tốt thì phải giao cho các bộ trưởng thừa hành”. Các vị Bộ trưởng phải được dân bầu. Việc mà Montesquieu cho rằng dân chúng có thể làm tốt nhất là “chọn người để giao cho một phần quyền lực của mình”85 nhưng dân không thể làm tốt được các việc như “chọn địa điểm, định thời điểm, tìm cơ hội thuận lợi để điều hành một công việc của Quốc gia”.86 Ở đây, Montesquieu đã khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đồng thời xác định ý nghĩa của dân chủ đại diện là giúp người dân thực hiện quyền lực của mình để giải quyết tốt những việc mà dân không thể tự mình quyết. Sau này John Stuart trong tác phẩm "Chính thể đại diện" được công bố năm 1861, Mill đã viết:“chỉ có Chính phủ được toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ nhu cầu cấp bách của tình trạng xã hội”87, nhưng ông cũng nhận thấy “thật không thể tưởng tượng được rằng dân chúng luôn tập hợp lại để dành thì giờ của họ cho công việc”88, nên theo ông, “trong một cộng đồng vượt quá một đô thị đơn lẻ nhỏ bé, thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự vào mọi công việc công cộng được, ngoại trừ một phần nhỏ công việc nào đó”89 và “Ý nghĩa của chính thể đại diện là toàn thể dân chúng hay một phần đông đảo nào đó của nó thực thi quyền lực kiểm soát tối thượng thông qua các đại diện được chính họ bầu lên theo định kỳ”.90 Rõ ràng là “Quyền lực công cộng không phải là một vật thể trực quan để có thể nắm bắt hay tùy dụng như các đồ vật thông thường. Để có thể sử dụng và vận hành nó đòi hỏi phải có kiến thức, sự am tường, năng lực và trình độ”91. Ưu điểm nổi bật của dân chủ đại diện là giúp cho các vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định kịp thời bởi những người chuyên nghiệp, có năng lực và uy tín cao trong xã hội, với ưu điểm này, John Stuart Mill (1806 – 1873) khẳng định chính thể đại diện là hình thức “chính thể lý tưởng tốt đẹp nhất.92 James Madison (1751-1836), đã chỉ ra hiệu quả dân chủ đại diện là có thể “tinh chỉnh và mở rộng quan điểm của công chúng, bằng cách đưa những quan điểm đó thông qua trung gian là một công dân được lựa chọn, người mà có trí tuệ để nhận ra rõ nhất lợi ích thực sử của quốc gia là gì”93. Thực tế vận hành quyền lực nhà nước ở các nước dân chủ trên thế giới hiện nay cũng cho thấy, ngay cả những nước được coi là có nền dân chủ phát triển nhất thì dân chủ đại diện vẫn được là phương thức phổ biến để thực hiện quyền lực nhân dân, đảm bảo cho ý chí Nhân dân được thể hiện trong các quyết định thường xuyên của Nhà nước. Theo lý thuyết dân chủ đại diện, tất cả các cơ quan nhà nước đều mang tư cách đại diện nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước. Ở một số nước, ngoài Quốc hội thì nguyên thủ Quốc gia cũng được thành lập bằng bầu cử. Tuy vậy, trong các nền dân chủ hiện đại, Quốc hội vẫn luôn được xác định “là thể chế trung tâm của nền dân chủ và là sự thể hiện chủ quyền của mỗi quốc gia”94, là thiết chế không thể thiếu của các nền dân chủ đại diện trên thế giới” 95. Nhiều tác giả đã khẳng định “Chức năng đại diện là trung tâm của các lí do vì sao Quốc hội tồn tại”96 hay “Lý do tồn tại của Quốc hội chính là ở vấn đề: Nhân dân cần tổ chức ra một cơ quan để thay mặt và thực thi quyền lực của Nhân dân trong việc quản lý nhà nước, thành lập ra các cơ quan nhà nước khác, biến ý chí của Nhân dân thành pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì lợi ích của Nhân dân và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.97 Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Trong quy định của Điều 6 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan được xếp hàng đầu trong việc đảm bảo hình thức dân chủ đại diện ở Việt Nam.

Hiến pháp của nhiều nước quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất lý do vì, không giống như các cơ quan nhà nước khác, Quốc hội là một cơ quan tập thể duy nhất được thành lập qua cơ chế bầu cử trực tiếp bởi cử tri toàn quốc.

 Theo: Đinh Thị Cẩm Hà.

Link tài liệu: 

https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
442 ngày trước
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
 2.1. Khái niệm thẩm quyền của Quốc hội“Thẩm quyền” là một trong những thuật ngữ thường được dùng trong các tài liệu đề cập đến các vấn đề liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ở Việt Nam, thuật ngữ “thẩm quyền” được đề cập khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu học thuật về hoạt động các cơ quan nhà nước. Thuật ngữ “thẩm quyền” cũng đã được dùng trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước để xác định phạm vi vấn đề giao cho cho cơ quan hoặc chức danh nhà nước cụ thể nào đó thực hiện, nhưng thuật ngữ này chủ yếu được dùng cho các cơ quan xét xử, quản lý nhà nước, kiểm sát… mà chưa từng được sử dụng cho Quốc hội. Để hiểu đúng khái niệm thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam, trước hết, cần làm rõ khái niệm “thẩm quyền” nói chung.Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thẩm quyền” là “1. quyền xem xét, kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật; 2. tư cách về chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề”.65Trong tiếng Anh, theo diễn giải của Từ điển Cambridge Dictionary, “Thẩm quyền” (dịch từ “authority” trong tiếng Anh) là: Quyền hoặc sự cho phép được làm gì đó (the right or permission to do something)66. “Trong tiếng Pháp, thẩm quyền – Compétence, được hiểu là quyền của một cơ quan nhà nước, hành chính hay tư pháp, một quan chức hành chính hay tư pháp được làm một số việc, được quyết định và ra một số văn bản về một số vấn đề trong phạm vi được pháp luật cho phép”.Theo định nghĩa trong Từ điển Luật học, “thẩm quyền” là “quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính…”.Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong Luận án tiến sĩ “Thẩm quyền của Tòa án các cấp theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” cũng xác định nội hàm của thuật ngữ “thẩm quyền” theo hướng này khi viết “Trong nhà nước pháp quyền, mỗi cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ riêng. Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật quy định được hiểu là thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó”.Tác giả Nguyễn Cửu Việt trong bài viết “Cải cách hành chính: Về khái niệm thẩm quyền” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08/2005 (57) đã phân tích rất kỹ về các quan điểm về khái niệm “thẩm quyền” của các học giả Liên Xô và đưa ra kết luận về khái niệm này. Theo tác giả Nguyễn Cửu Việt, “Thẩm quyền là một hiện tượng nhà nước - quyền lực và pháp lý phức tạp có nội dung chức năng và vỏ bọc pháp lý, là một hệ thống (chứ không phải là một tập hợp giản đơn) các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm lớn sau đây: Một là, các quyền và nghĩa vụ để thực hiện các chức năng nhất định mà cơ quan nhà nước được trao để giải quyết những vấn đề, quản lý những đối tượng/khách thể nhất định trong những lĩnh vực nhất định của đời sống nhằm đạt những nhiệm vụ nhất định. Đây là nhóm các quyền và nghĩa vụ chung. Hai là, các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung nói trên (là quyền thực hiện các hình thức hoạt động cụ thể như ban hành hay tham gia vào việc ban hành quyết định, quyền đình chỉ, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định, quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế,..). Các quyền hạn cụ thể là công cụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ (chung) ở nhóm một. Nhờ các quyền hạn cụ thể mà các quyền và nghĩa vụ chung mới có tính hiện thực”70. Trong một tài liệu khác, tác giả Nguyễn Cửu Việt đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về khái niệm thẩm quyền như sau: “Thẩm quyền là một khái niệm tập hợp, là tổng thể các quyền và nghĩa vụ chung để thực hiện những chức năng nhất định tương ứng với việc giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ nhất định trong những lĩnh vực hoạt động nhất định và những quyền hạn cụ thể để thực hiện những quyền và nghĩa vụ chung đó”.Phân tích một số định nghĩa về thẩm quyền đã được nêu trong các công trình nghiên cứu, có thể thấy khái niệm “thẩm quyền”, xem xét từ góc độ tổ chức và hoạt động của Nhà nước, là một khái niệm pháp lý dùng chỉ một phạm vi quyền hạn cụ thể mà một chủ thể (cơ quan, chức danh) được giao cho và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dựa trên cơ sở quy định pháp luật..Như trên đã trình bày, trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ trước đến nay chưa có một văn bản nào trực tiếp sử dụng khái niệm “thẩm quyền của Quốc hội”. Những quan niệm về “thẩm quyền của Quốc hội” chỉ được đề cập rải rác trong một số tài liệu giảng dạy và nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật với một mức độ rất khiêm tốn. Đến nay, chưa có bất kỳ một tài liệu nào đưa ra một định nghĩa chính thức và xác định đầy đủ nội hàm khái niệm“thẩm quyền của Quốc hội”. Trong cuốn “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới” của tác giả Vũ Hồng Anh có đoạn viết: “Để Nghị viện có thể làm tốt chức năng của mình, Hiến pháp các nước trao cho Nghị viện những quyền hạn nhất định. Những quyền hạn này (của Nghị viện) cùng với chức năng và phạm vi hoạt động hợp thành thẩm quyền của Nghị viện”.72 Có thể thấy, quan điểm này đã đưa chức năng là yếu tố nằm trong thẩm quyền. Thực tế quy định của các Hiến pháp Việt Nam cho thấy, các thuật ngữ đã được dùng để chỉ “thẩm quyền” trong Hiến pháp cũng không thống nhất, có khi là “quyền hạn”73 khi thì là “nhiệm vụ, quyền hạn”74. Tác giả Nguyễn Đăng Dung đã từng kết luận “từ Hiến pháp năm 1946 đến nay, chúng ta đều dùng thuật ngữ “nhiệm vụ và quyền hạn” để nói lên thẩm quyền của Quốc hội”.Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm, định nghĩa về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước chung và các quan điểm về thẩm quyền của Quốc hội nói riêng, có thể thấy, khái niệm thẩm quyền của Quốc hội thể hiện các khía cạnh sau:Thứ nhất, thẩm quyền của Quốc hội không phải là nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nào đó của Quốc hội mà là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những quyền hạn và trách nhiệm mà Quốc hội được giao cho thực hiện theo những phương thức được pháp luật quy định.Thứ hai, thẩm quyền của Quốc hội luôn hàm ý xác định giới hạn các vấn đề Quốc hội được ra quyết định, phân biệt với các cơ quan nhà nước khác. Sự giới hạn này được quy định trước hết trong Hiến pháp. Đó vừa là căn cứ để Quốc hội quyết định các vấn đề cụ thể, vừa là cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra hoạt động, xác định những trách nhiệm của Quốc hội.Thứ ba, thẩm quyền của Quốc hội cụ thể hóa vị trí, tính chất pháp lý, chức năng của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện, thay mặt cho nhân dân cả nước thực hiện quyền lực của mình. Thẩm quyền của Quốc hội gắn liền với chủ quyền nhân dân. Chính điều này tạo nên những đặc điểm riêng của thẩm quyền Quốc hội so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.Định nghĩa chung về thẩm quyền của Quốc hội:Thẩm quyền của Quốc hội là tổng thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được Nhân dân thông qua bản Hiến pháp của mình giao cho Quốc hội thực hiện theo vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội, được thực hiện theo phương thức riêng và được phân định tương đối rõ ràng với các cơ quan nhà nước khác trên cơ sở quy định của Hiến pháp và luật.2.2. Các lý thuyết cơ bản về thẩm quyền của Quốc hộiCác lý thuyết về xác định thẩm quyền của Quốc hội là một phần quan trọng nằm trong nội dung các lý thuyết về tổ chức nhà nước trong xã hội dân chủ. Nội dung lý thuyết về xác định thẩm quyền của Quốc hội bao gồm những quan điểm về nguồn gốc thẩm quyền của Quốc hội, các yêu cầu về nội dung, phạm vi thẩm quyền của Quốc hội.2.2.1.   Lý thuyết về xác định nguồn gốc thẩm quyền của Quốc hội“Quốc hội” nếu diễn giải về ngữ nghĩa thì là “hội nghị toàn quốc”. Dưới góc độ tổ chức nhà nước, Quốc hội là cơ quan được thành lập bằng cuộc bầu cử toàn quốc, đóng vai trò đại diện cho toàn thể nhân dân cả nước. Ở nhiều nước, vai trò này của Quốc hội được xác định bằng một điều khoản trong Hiến pháp.76 Đây được coi là một thiết chế trung tâm trong bộ máy nhà nước ở các quốc gia dân chủ hiện đại, là biểu tượng của nền dân chủ.77 Về mặt lý luận, sự hiện diện của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ở các nước là kết quả của việc vận dụng học thuyết chủ quyền nhân dân và dân chủ đại diện trong thực tế ở mỗi quốc gia, bắt đầu từ khi các nhà nước dân chủ tư sản trên thế giới xuất hiện. Nước Anh vẫn được coi là quê hương của Nghị viện (Quốc hội)78.“Dân chủ” trong tiếng Anh là từ “Democracy” có nguồn từ tiếng Hi Lạp là “demockratia” mang nghĩa là “cai trị bởi Nhân dân”79. Lý thuyết dân chủ cho rằng chủ quyền tối cao thuộc về toàn thể thành viên trong xã hội thuộc về Nhân dân và yêu cầu mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải có sự tham gia của Nhân dân vào quá trình đưa ra quyết định. Dân chủ là một phương thức cầm quyền mà cho phép các cá nhân, các nhóm và tất cả các chủ thể khác nhau trong xã hội có cơ hội bình đẳng để tham gia một cách đầy đủ và thực sự. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy xây dựng chế độ dân chủ là xu hướng tất yếu để các quốc gia có thể phát triển phồn thịnh, văn minh vì “dân chủ là hình thức cai trị phù hợp với nhân tính, lẽ phải, và với quy luật của tạo hóa”81. Trong Hiến chương năm 1945 của Liên hợp quốc, “dân chủ” đã được xác định là một trong giá trị cốt lõi, là nguyên tắc mang tính toàn cầu (cùng với pháp quyền và quyền con người). Có hai hình thức dân chủ thường được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu về tổ chức nhà nước, cũng như được quy định trong Hiến pháp của một số nước là: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.Dân chủ trực tiếp được cho là hình thức đã được sớm áp dụng trong các nền dân chủ được thiết lập sơ khai tại các thành bang Hi Lạp cổ đại. Ngày nay, dân chủ trực tiếp được áp dụng ở các nước dưới hình thức bầu cử và bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Đây thường được đánh giá là hình thức tốt nhất để thể hiện ý chí của Nhân dân vào nội dung các quyết định quan trọng của đất nước. Mặc dù vậy, nhiều học giả cũng đã chỉ việc thực thi dân chủ trực tiếp cần có nhiều điều kiện đảm bảo mới có thể đạt được kết quả chính xác như điều kiện về thời gian, không gian, nguồn tài chính, trình độ, năng lực quyết định của người dân ... nên không thể thực hiện thường xuyên. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu khẳng định rằng, trong chế độ dân chủ dân chúng nắm quyền lực tối cao, họ được “coi như ông vua” vì được thể hiện ý chí của mình bằng việc bỏ phiếu. Các luật quy định về đầu phiếu là luật quy định cơ bản trong chế độ dân chủ. Với tư cách là chủ thể của quyền lực tối cao, dân chúng sẽ “tự mình làm lấy những điều mình có thể làm tốt, còn những điều mà dân không thể làm tốt thì phải giao cho các bộ trưởng thừa hành”. Các vị Bộ trưởng phải được dân bầu. Việc mà Montesquieu cho rằng dân chúng có thể làm tốt nhất là “chọn người để giao cho một phần quyền lực của mình”85 nhưng dân không thể làm tốt được các việc như “chọn địa điểm, định thời điểm, tìm cơ hội thuận lợi để điều hành một công việc của Quốc gia”.86 Ở đây, Montesquieu đã khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đồng thời xác định ý nghĩa của dân chủ đại diện là giúp người dân thực hiện quyền lực của mình để giải quyết tốt những việc mà dân không thể tự mình quyết. Sau này John Stuart trong tác phẩm "Chính thể đại diện" được công bố năm 1861, Mill đã viết:“chỉ có Chính phủ được toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ nhu cầu cấp bách của tình trạng xã hội”87, nhưng ông cũng nhận thấy “thật không thể tưởng tượng được rằng dân chúng luôn tập hợp lại để dành thì giờ của họ cho công việc”88, nên theo ông, “trong một cộng đồng vượt quá một đô thị đơn lẻ nhỏ bé, thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự vào mọi công việc công cộng được, ngoại trừ một phần nhỏ công việc nào đó”89 và “Ý nghĩa của chính thể đại diện là toàn thể dân chúng hay một phần đông đảo nào đó của nó thực thi quyền lực kiểm soát tối thượng thông qua các đại diện được chính họ bầu lên theo định kỳ”.90 Rõ ràng là “Quyền lực công cộng không phải là một vật thể trực quan để có thể nắm bắt hay tùy dụng như các đồ vật thông thường. Để có thể sử dụng và vận hành nó đòi hỏi phải có kiến thức, sự am tường, năng lực và trình độ”91. Ưu điểm nổi bật của dân chủ đại diện là giúp cho các vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định kịp thời bởi những người chuyên nghiệp, có năng lực và uy tín cao trong xã hội, với ưu điểm này, John Stuart Mill (1806 – 1873) khẳng định chính thể đại diện là hình thức “chính thể lý tưởng tốt đẹp nhất”.92 James Madison (1751-1836), đã chỉ ra hiệu quả dân chủ đại diện là có thể “tinh chỉnh và mở rộng quan điểm của công chúng, bằng cách đưa những quan điểm đó thông qua trung gian là một công dân được lựa chọn, người mà có trí tuệ để nhận ra rõ nhất lợi ích thực sử của quốc gia là gì”93. Thực tế vận hành quyền lực nhà nước ở các nước dân chủ trên thế giới hiện nay cũng cho thấy, ngay cả những nước được coi là có nền dân chủ phát triển nhất thì dân chủ đại diện vẫn được là phương thức phổ biến để thực hiện quyền lực nhân dân, đảm bảo cho ý chí Nhân dân được thể hiện trong các quyết định thường xuyên của Nhà nước. Theo lý thuyết dân chủ đại diện, tất cả các cơ quan nhà nước đều mang tư cách đại diện nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước. Ở một số nước, ngoài Quốc hội thì nguyên thủ Quốc gia cũng được thành lập bằng bầu cử. Tuy vậy, trong các nền dân chủ hiện đại, Quốc hội vẫn luôn được xác định “là thể chế trung tâm của nền dân chủ và là sự thể hiện chủ quyền của mỗi quốc gia”94, “là thiết chế không thể thiếu của các nền dân chủ đại diện trên thế giới” 95. Nhiều tác giả đã khẳng định “Chức năng đại diện là trung tâm của các lí do vì sao Quốc hội tồn tại”96 hay “Lý do tồn tại của Quốc hội chính là ở vấn đề: Nhân dân cần tổ chức ra một cơ quan để thay mặt và thực thi quyền lực của Nhân dân trong việc quản lý nhà nước, thành lập ra các cơ quan nhà nước khác, biến ý chí của Nhân dân thành pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì lợi ích của Nhân dân và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.97 Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Trong quy định của Điều 6 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan được xếp hàng đầu trong việc đảm bảo hình thức dân chủ đại diện ở Việt Nam.Hiến pháp của nhiều nước quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất lý do vì, không giống như các cơ quan nhà nước khác, Quốc hội là một cơ quan tập thể duy nhất được thành lập qua cơ chế bầu cử trực tiếp bởi cử tri toàn quốc. Theo: Đinh Thị Cẩm Hà.Link tài liệu: https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit?usp=drive_web&ouid=102249775144483111159&rtpof=true