0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a03843b77a5-CƠ-SỞ-XÁC-ĐỊNH-THẨM-QUYỀN-CỦA-QUỐC-HỘI-VIỆT-NAM-.jpeg.webp

CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

 

2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam

Quy định về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam cũng như vấn đề tổ chức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội trên thực tế chịu sự tác động của một số yếu tố cơ bản sau:

2.1.1.   Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhân dân trong chế độ XHCN

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhà nước XHCN được coi là kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác tiến hành cách mạng XHCN chống lại giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản bóc lột. Trong chế độ XHCN, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước. Đặc điểm chung về tổ chức quyền lực trong chế độ XHCN là tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực là thống nhất không phân chia, quyền lực được tập trung cho cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân mà không đặt ra ranh giới rõ ràng giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng được coi là điểm phân biệt cơ bản trong tổ chức quyền lực giữa chế độ XHCN và chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong luận giải của Lênin, các Xô viết (cơ quan đại diện nhân dân), đứng đầu là Xô viết tối cao “không chỉ thảo luận và thông qua các đạo luật, các quyết định mà còn phải thực hiện các đạo luật và các quyết định đó”165, “các cơ quan hành pháp đều do các Xô viết lập ra và hoàn toàn phải báo cáo trước các Xô viết”.166 Để phản ánh được một cách chính xác và nhanh chóng nhất ý chí của Nhân dân, các đại biểu không hoạt động theo chế độ chuyên trách mà ngay khi đang làm đại biểu thì họ vẫn không rời khỏi vị trí thuộc các lĩnh vực xã hội khác nhau của mình. Theo dự đoán của Lênin, “sự phát triển sau này của các tổ chức nhà nước Xô viết phải tiến tới chỗ mỗi ủy viên của Xô viết ngoài việc tham gia các phiên họp của Xô viết, còn bắt buộc phải đảm nhiệm một công tác thường xuyên về mặt quản lý nhà nước”.167 Trong quan niệm từ trước tới nay về tổ chức nhà nước XHCN thì cơ quan đại diện nhân dân đóng vai trò là cơ quan quyền lực, tập trung mọi quyền lực nhân dân. Sự phân biệt rạch ròi giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp không được đặt ra. Nhà nước XHCN không đặt vấn đề giới hạn đối với cơ quan quyền lực, thậm chí còn trao cho cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân kiểm soát toàn bộ việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua giám sát tối cao.
Xây dựng chế độ XHCN đã sớm được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1959. Từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, chế độ XHCN đã được gắn liền với tên nước – Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 hiện hành, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vê ̣và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Chính việc lựa chọn xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam đã đặt ra những đòi hỏi mang tính nguyên tắc về việc tăng cường thẩm quyền cho Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất được Nhân dân cả nước bầu cử trực tiếp, vì vậy, Quốc hội là cơ quan có tư cách chính danh nhất để thay mặt Nhân dân quyết định về lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

2.1.2. Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không theo chế độ liên bang mà có hình

thức đơn nhất. Chính vì vậy, ở Việt Nam, mặc dù thành lập các cơ quan đại biểu ở địa phương nhưng không tồn tại các cơ quan lập pháp địa phương. Trong bộ máy nhà nước, chỉ có Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp mà không có sự chia sẻ phạm vi lập pháp giữa Quốc hội với cơ quan đại diện ở địa phương. Quốc hội đại diện cho Nhân dân cả nước ban hành ra Hiến pháp và các đạo luật áp dụng chung, thống nhất trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu Quốc hội Việt Nam đã được tổ chức theo mô hình một viện mà không được chia thành hai viện vốn khá phổ biến ở các Nghị viện nhiều nước hiện nay. Việc lựa chọn mô hình một viện một mặt phù hợp với hình thức nhà nước đơn nhất, nhưng quan trọng hơn nữa là xuất phát từ quan niệm về vai trò của Quốc hội Việt Nam gắn với lịch sử hình thành và phát triển. Có thể thấy, sự ra đời của Quốc hội Việt Nam gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đưa đất nước Việt Nam khỏi ách đô hộ áp bức của chế độ thực dân, phong kiến. Trong ý thức của đông đảo người dân Việt Nam kể từ khi cách mạng Tháng Tám thành công đến nay, Quốc hội Việt Nam ngay từ đầu và vẫn luôn được coi là nơi thể hiện tập trung quyền lực nhân dân và cũng là biểu tượng cao nhất cho khối đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được chuyển vào hình ảnh của Quốc hội. Sức mạnh của quyền lực nhân dân được thể hiện trực tiếp qua thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội mạnh nghĩa là dân mạnh. Ngay trong Sắc lệnh số 14-SL ngày 8-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ban hành về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội đã ghi rõ:

Xét rằng Nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ Cộng hoà;

Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm...".

PGS.TS Nguyễn Đăng Dung đã nhận định: “Mô hình tổ chức của Quốc hội gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của nhà nước dân chủ, theo yêu cầu phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân và bảo đảm để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình”.168

Nhìn chung, Quốc hội được coi là cơ quan đại diện cho tiếng nói, lợi ích thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam, không có sự mâu thuẫn, đối lập đến mức không cần phải chia Quốc hội thành hai Viện để kìm chế lẫn nhau trong nội bộ của Quốc hội. Việc tập trung quyền lực của Quốc hội được coi là nhu cầu cần thiết, vấn đề được quan tâm nhiều trong đổi mới Quốc hội ở Việt Nam trong một thời gian dài chủ yếu là làm sao để Quốc hội mạnh hơn, kiểm soát các cơ quan nhà nước khác tốt hơn mà ít để ý đến việc phải kìm chế, kiểm soát Quốc hội như thế nào. Chính điều này giải thích tại sao các Hiến pháp Việt Nam chủ yếu quan tâm đến việc quy định thẩm quyền cho Quốc hội đảm bảo tính khả thi cao nhất mà chưa chú trọng đến xây dựng một cơ chế kiểm soát việc thực thi thẩm quyền của Quốc hội.

2.1.3.   Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước

Sự tác động của Đảng cầm quyền thể hiện rất rõ trong quá trình Quốc hội thực thi thẩm quyền của mình. Ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở lý thuyết về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực tiễn cách mạng Việt Nam thì việc Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cẩm quyền là vấn đề nguyên tắc, đã được khẳng định xuyên suốt tại Điều 4 các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1980 đến nay là Hiến pháp năm 2013.

Để thực hiện mục tiêu chính trị của mình, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước thông qua khả năng định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước, lựa chọn người giữ các vị trí đưa ra các quyết định quan trọng nhất của nhà nước và kiểm tra toàn bộ quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước.

Với uy tín chính trị cao về năng lực hoạch định đường lối chính sách và quy trình lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ đảng viên rất chặt chẽ cùng tính kỷ luật tuyệt đối trong nội bộ tổ chức Đảng, các chủ trương đường lối của Đảng về tổ chức thực thi quyền lực nhà nước đều được hiện thực hóa trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy, tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội là một điều tất yếu, đáp ứng yêu cầu hiến định chứ không phải chỉ là theo thực tế vận hành của hệ thống chính trị nói chung.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tác động tới thẩm quyền của Quốc hội trên nhiều phương diện, và dưới nhiều hình thức phù hợp với nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Trước hết Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách và quan điểm chung về tổ chức và hoạt động của Nhà nước và những quan điểm cụ thể về hoạt động của Quốc hội. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam đang được xác định trên cơ sở thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (hoàn thiện bổ sung năm 2011) thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”169 và “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”170, “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”171. Những nội dung này đã được chuyển hóa vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 tạo nên nền tảng pháp lý cho thẩm quyền của Quốc hội.

Đảng còn tác động một cách thường xuyên, trực tiếp tới quá trình thực thi thẩm quyền của Quốc hội thông qua cơ chế phối hợp của các thiết chế trong hệ thống chính trị và thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Đối với việc thực hiện các quyền hạn quan trọng của Quốc hội như sửa đổi Hiến pháp, Đảng sẽ ra những văn bản chỉ đạo trực tiếp cho từng công đoạn. Chẳng hạn trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gần đây, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành một loạt văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị số 22- CT/TW của Bộ chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân, của các ngành, các cấp do các địa phương, cơ quan, tổ chức gửi đến, xây dựng Báo cáo tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của Nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định”. Hay trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XV, Ban chấp hành trung ương Đảng cũng ban hành cũng ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, trong đó cũng yêu cầu “Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử quốc gia, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp”.

Theo: Đinh Thị Cẩm Hà

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit

avatar
Đặng Quỳnh
310 ngày trước
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
 2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Quốc hội Việt NamQuy định về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam cũng như vấn đề tổ chức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội trên thực tế chịu sự tác động của một số yếu tố cơ bản sau:2.1.1.   Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhân dân trong chế độ XHCNTheo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhà nước XHCN được coi là kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác tiến hành cách mạng XHCN chống lại giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản bóc lột. Trong chế độ XHCN, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước. Đặc điểm chung về tổ chức quyền lực trong chế độ XHCN là tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc quyền lực là thống nhất không phân chia, quyền lực được tập trung cho cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân mà không đặt ra ranh giới rõ ràng giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng được coi là điểm phân biệt cơ bản trong tổ chức quyền lực giữa chế độ XHCN và chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong luận giải của Lênin, các Xô viết (cơ quan đại diện nhân dân), đứng đầu là Xô viết tối cao “không chỉ thảo luận và thông qua các đạo luật, các quyết định mà còn phải thực hiện các đạo luật và các quyết định đó”165, “các cơ quan hành pháp đều do các Xô viết lập ra và hoàn toàn phải báo cáo trước các Xô viết”.166 Để phản ánh được một cách chính xác và nhanh chóng nhất ý chí của Nhân dân, các đại biểu không hoạt động theo chế độ chuyên trách mà ngay khi đang làm đại biểu thì họ vẫn không rời khỏi vị trí thuộc các lĩnh vực xã hội khác nhau của mình. Theo dự đoán của Lênin, “sự phát triển sau này của các tổ chức nhà nước Xô viết phải tiến tới chỗ mỗi ủy viên của Xô viết ngoài việc tham gia các phiên họp của Xô viết, còn bắt buộc phải đảm nhiệm một công tác thường xuyên về mặt quản lý nhà nước”.167 Trong quan niệm từ trước tới nay về tổ chức nhà nước XHCN thì cơ quan đại diện nhân dân đóng vai trò là cơ quan quyền lực, tập trung mọi quyền lực nhân dân. Sự phân biệt rạch ròi giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp không được đặt ra. Nhà nước XHCN không đặt vấn đề giới hạn đối với cơ quan quyền lực, thậm chí còn trao cho cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân kiểm soát toàn bộ việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua giám sát tối cao.Xây dựng chế độ XHCN đã sớm được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1959. Từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, chế độ XHCN đã được gắn liền với tên nước – Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 hiện hành, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vê ̣và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Chính việc lựa chọn xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam đã đặt ra những đòi hỏi mang tính nguyên tắc về việc tăng cường thẩm quyền cho Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất được Nhân dân cả nước bầu cử trực tiếp, vì vậy, Quốc hội là cơ quan có tư cách chính danh nhất để thay mặt Nhân dân quyết định về lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.2.1.2. Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt NamNhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không theo chế độ liên bang mà có hìnhthức đơn nhất. Chính vì vậy, ở Việt Nam, mặc dù thành lập các cơ quan đại biểu ở địa phương nhưng không tồn tại các cơ quan lập pháp địa phương. Trong bộ máy nhà nước, chỉ có Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp mà không có sự chia sẻ phạm vi lập pháp giữa Quốc hội với cơ quan đại diện ở địa phương. Quốc hội đại diện cho Nhân dân cả nước ban hành ra Hiến pháp và các đạo luật áp dụng chung, thống nhất trên phạm vi cả nước.Bên cạnh đó, ngay từ đầu Quốc hội Việt Nam đã được tổ chức theo mô hình một viện mà không được chia thành hai viện vốn khá phổ biến ở các Nghị viện nhiều nước hiện nay. Việc lựa chọn mô hình một viện một mặt phù hợp với hình thức nhà nước đơn nhất, nhưng quan trọng hơn nữa là xuất phát từ quan niệm về vai trò của Quốc hội Việt Nam gắn với lịch sử hình thành và phát triển. Có thể thấy, sự ra đời của Quốc hội Việt Nam gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đưa đất nước Việt Nam khỏi ách đô hộ áp bức của chế độ thực dân, phong kiến. Trong ý thức của đông đảo người dân Việt Nam kể từ khi cách mạng Tháng Tám thành công đến nay, Quốc hội Việt Nam ngay từ đầu và vẫn luôn được coi là nơi thể hiện tập trung quyền lực nhân dân và cũng là biểu tượng cao nhất cho khối đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được chuyển vào hình ảnh của Quốc hội. Sức mạnh của quyền lực nhân dân được thể hiện trực tiếp qua thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội mạnh nghĩa là dân mạnh. Ngay trong Sắc lệnh số 14-SL ngày 8-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ban hành về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội đã ghi rõ:“Xét rằng Nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ Cộng hoà;Xét rằng trong tình thế hiện giờ sự triệu tập quốc dân đại hội không những có thể thực hiện được mà lại rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm...".PGS.TS Nguyễn Đăng Dung đã nhận định: “Mô hình tổ chức của Quốc hội gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của nhà nước dân chủ, theo yêu cầu phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân và bảo đảm để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình”.168Nhìn chung, Quốc hội được coi là cơ quan đại diện cho tiếng nói, lợi ích thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam, không có sự mâu thuẫn, đối lập đến mức không cần phải chia Quốc hội thành hai Viện để kìm chế lẫn nhau trong nội bộ của Quốc hội. Việc tập trung quyền lực của Quốc hội được coi là nhu cầu cần thiết, vấn đề được quan tâm nhiều trong đổi mới Quốc hội ở Việt Nam trong một thời gian dài chủ yếu là làm sao để Quốc hội mạnh hơn, kiểm soát các cơ quan nhà nước khác tốt hơn mà ít để ý đến việc phải kìm chế, kiểm soát Quốc hội như thế nào. Chính điều này giải thích tại sao các Hiến pháp Việt Nam chủ yếu quan tâm đến việc quy định thẩm quyền cho Quốc hội đảm bảo tính khả thi cao nhất mà chưa chú trọng đến xây dựng một cơ chế kiểm soát việc thực thi thẩm quyền của Quốc hội.2.1.3.   Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nướcSự tác động của Đảng cầm quyền thể hiện rất rõ trong quá trình Quốc hội thực thi thẩm quyền của mình. Ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở lý thuyết về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực tiễn cách mạng Việt Nam thì việc Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cẩm quyền là vấn đề nguyên tắc, đã được khẳng định xuyên suốt tại Điều 4 các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp năm 1980 đến nay là Hiến pháp năm 2013.Để thực hiện mục tiêu chính trị của mình, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước thông qua khả năng định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước, lựa chọn người giữ các vị trí đưa ra các quyết định quan trọng nhất của nhà nước và kiểm tra toàn bộ quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước.Với uy tín chính trị cao về năng lực hoạch định đường lối chính sách và quy trình lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ đảng viên rất chặt chẽ cùng tính kỷ luật tuyệt đối trong nội bộ tổ chức Đảng, các chủ trương đường lối của Đảng về tổ chức thực thi quyền lực nhà nước đều được hiện thực hóa trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy, tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội là một điều tất yếu, đáp ứng yêu cầu hiến định chứ không phải chỉ là theo thực tế vận hành của hệ thống chính trị nói chung.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tác động tới thẩm quyền của Quốc hội trên nhiều phương diện, và dưới nhiều hình thức phù hợp với nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.Trước hết Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách và quan điểm chung về tổ chức và hoạt động của Nhà nước và những quan điểm cụ thể về hoạt động của Quốc hội. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam đang được xác định trên cơ sở thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (hoàn thiện bổ sung năm 2011) thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”169 và “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”170, “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”171. Những nội dung này đã được chuyển hóa vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 tạo nên nền tảng pháp lý cho thẩm quyền của Quốc hội.Đảng còn tác động một cách thường xuyên, trực tiếp tới quá trình thực thi thẩm quyền của Quốc hội thông qua cơ chế phối hợp của các thiết chế trong hệ thống chính trị và thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Đối với việc thực hiện các quyền hạn quan trọng của Quốc hội như sửa đổi Hiến pháp, Đảng sẽ ra những văn bản chỉ đạo trực tiếp cho từng công đoạn. Chẳng hạn trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gần đây, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành một loạt văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị số 22- CT/TW của Bộ chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Nhân dân, của các ngành, các cấp do các địa phương, cơ quan, tổ chức gửi đến, xây dựng Báo cáo tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của Nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định”. Hay trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XV, Ban chấp hành trung ương Đảng cũng ban hành cũng ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, trong đó cũng yêu cầu “Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử quốc gia, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp”.Theo: Đinh Thị Cẩm HàLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit