0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a7fb89b604a-THỰC-TRẠNG-QUY-ĐỊNH-PHÁP-LUẬT-VỀ-THẨM-QUYỀN-CỦA-QUỐC-HỘI-VIỆT-NAM--1-.jpg.webp

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM


3.1. Thực trạng quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam

3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam thời kỳ trước khi có Hiến pháp năm 2013

Quốc hội khóa 1 của Việt Nam được thành lập dựa trên kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 thì “Quốc dân đại hội sẽ có toàn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Quy định này đã trao cho Quốc hội khóa 1 thẩm quyền ban hành Hiến pháp và Quốc hội khóa 1 đã thực hiện thẩm quyền này ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 .

Sau khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam được thực hiện dựa theo quy định về “Nghị viện nhân dân” tại chương 3 Hiến pháp năm 1946. Trong giai đoạn từ 1946 đến 1959, chưa có luật tổ chức Quốc hội, nội dung và thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội chủ yếu được xác định theo Hiến pháp năm 1946 ở các Điều 21, Điều 28 đến. Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 45, Điều 46, Điều 47. Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền: “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” 177. Hình thức hoạt động của Quốc hội là theo kỳ họp và thông qua hoạt động của Ban thường vụ. Các vấn đề liên quan đến kỳ họp Quốc hội được Hiến pháp năm 1946 quy định khá cụ thể như: số lượng, thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ, vấn đề triệu tập kỳ họp bất thường, chế độ thông tin về kỳ họp, nguyên tắc chung về biểu quyết, vấn đề thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hiến pháp năm 1946 cũng quy định khá cụ thể về các vấn đề phải được Nhân dân phúc quyết178. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1946, Quốc hội khóa 1 đã 16 luật và Hiến pháp năm 1959.

Hiến pháp năm 1959 đã đổi tên “Nghị viện nhân dân” thành tên “Quốc hội”. Thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại chương 4 Hiến pháp năm 1959. Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, ngoài ra quy định của Hiến pháp năm 1959 thẩm quyền của Quốc hội còn được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960. Luật này gồm 4 chương, quy định về Hội nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội. So với giai đoạn trước, nội dung thẩm quyền của Quốc hội được quy định chi tiết hơn, phạm vi thẩm quyền của Quốc hội được mở rộng hơn. Quy định về hình thức đảm bảo hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội được bổ sung đầy đủ hơn, ngoài kỳ họp, cơ quan thường trực còn có quy định về các ủy ban và đại biểu Quốc hội.

Quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1980. Các quy định về thẩm quyền của Quốc hội tại chương 6 Hiến pháp năm 1980 được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981. So với Luật tổ chức Quốc hội năm 1960, Luật này đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung có ý nghĩa đảm bảo hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội. Ngoài ra, để tăng cường thêm hiệu quả hoạt động của cơ cấu giúp việc cho Quốc hội, Hội đồng nhà nước cũng ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HĐNN7 ngày 06 tháng 7 năm 1981 về việc tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Quốc hội cũng thông qua các Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc, Quy chế tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ tám thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.

Hiến pháp năm 1992 được ban hành thay thế cho Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội lần thứ VI. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đã quy định nhiều nội dung mới mang tính đột phát về chế độ kinh tế, chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường (từ năm 2001 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”). Những thay đổi về chế độ kinh tế tất yếu dẫn tới nhu cầu cần hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 bỏ quy định cho phép Quốc hội được tự mình đặt ra những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài phạm vi quy định của Hiến pháp. Nội dung thẩm quyền cũng như các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục, biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội đã quy định rõ ràng, đầy đủ, minh bạch hơn. Hệ thống quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992. Cụ thể là, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 để thay thế cho Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981. Ngoài Luật tổ chức Quốc hội, còn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm quyền của của Quốc hội đã được sửa đổi, ban hành mới thay thế các văn bản trước như: Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ ba, ngày 7 tháng 7 năm 1993. Vào năm 2001, sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội tiếp tục ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi hai lần vào các năm 2001 và năm 2007) thay thế cho Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thay cho Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và ban hành Nghị quyết số 07/2002/NQ-QH11 về việc ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội. Lần đầu tiên, các vấn đề về tổ chức kỳ học Quốc hội được quy định đầy đủ trong một văn bản riêng, việc ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002 đã tăng cường một bước tính chuyên nghiệp, bài bản trong thực thi thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội cũng đã áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật tiết kiệm thời gian, đơn giản thủ tục trong sửa đổi luật, như ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhờ đó, việc thực thi thẩm quyền của Quốc hội trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, hỗ trợ tích cực cho công cuộc đổi mới, hội nhập toàn diện của đất nước. Cụ thể là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997) có 39 luật và bộ luật, 41 pháp lệnh được ban hành; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa X (1997-2002) có 31 luật, 67 pháp lệnh; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2002-2007) có 84 luật và bộ luật, 34 pháp lệnh, phê chuẩn 3 hiệp định, hiệp ước Quốc tế; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2007-2011) có 67 luật, 14 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được ban hành179. Tổng số luật, pháp lệnh được ban hành trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992 nhiều gấp hơn 3 lần (luật nhiều gấp 3,4 lần; pháp lệnh nhiều gấp 2,05 lần) so với tất cả luật, pháp lệnh được ban hành trong giai đoạn khác.

Nhìn chung, quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện theo thời gian. Những đổi mới trong quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội gắn liền với những lần sửa đổi Hiến pháp, có ý nghĩa đảm bảo những yêu cầu mới về xây dựng, phát triển đất nước được các Hiến pháp đề ra trong từng giai đoạn cụ thể.

 

3.1.2.   Thực trạng pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội

3.1.2.1. Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội

Hiện nay, thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam được xác định dựa trên quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Đây là luật cơ bản của nhà nước, được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 và được Chủ tịch nước ký lệnh số 18/2013/L-CTN ngày 08 tháng 12 năm 2013 công bố, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp năm 2013 gồm có Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. Trong đó, chương V (từ Điều 69 đến Điều 85) là chương quy định về Quốc hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho thẩm quyền của Quốc hội. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành một loạt văn bản Luật quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến xác định nội dung và phương thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội gồm:

- Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi bổ sung năm 2020): Được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, được Chủ tịch nước ký Lệnh số 15/2014/L-CTN ngày 04/12/2014 công bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 gồm 7 chương, 102 điều. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất cụ thể hóa thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

- Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: Luật này được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 04/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 gồm có 5 chương, 94 điều. Thẩm quyền của Quốc hội trong giám sát tối cao được cụ thể hóa trong các quy định tại Chương I, II, IV của luật này.

- Luật trưng cầu ý dân năm 2015: được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Luật này gồm 8 chương, 52 Điều trong đó các Chương I, II, III cụ thể hóa quyền quyết định việc trưng cầu ý dân của Quốc hội.

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020): gồm 17 chương, 173 điều. Luật này quy định cụ thể quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện nội dung các quyết định của Quốc hội về những vấn đề cụ thể phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

- Nghị quyết số 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (đã được thay thế bằng Nghị quyết 71/2022/QH15 về Nội quy kỳ họp Quốc hội) quy định cụ thể về trình tự xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội tại kỳ họp.

Các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội còn được quy định trong một số điều khoản của nhiều văn bản luật khác như:

-   Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (Điều 4, Điều 12, Điều 89, Điều 90);

-   Luật đầu tư công năm 2019 (Điều 6, Điều 7, Điều 17, Điều 78);

-   Luật ngân sách nhà nước năm 2015 (từ Điều 19);

-   Luật quản lý nợ công năm 2017 (Điều 10, Điều 11);

-   Luật điều ước quốc tế 2016 (Điều 29; Điều 43);

-   Luật đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018 (Điều 21);

-   Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 (Điều 3, Điều 8);

-   Luật kiểm toán năm 2015 (Điều 10, Điều 63);

-   Luật quốc phòng năm 2018 (Điều 17)...

Ngoài các văn bản do Quốc hội ban hành, còn có một số văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về các vấn đề có ý nghĩa đảm bảo hiệu quả thực thi thẩm quyền của Quốc hội như:

- Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội;

- Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 năm 2022 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;

-   Nghị quyết 927/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về kiện toàn Ban Thư ký Quốc hội;

-   Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 về Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Nhìn chung, so với các giai đoạn trước đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội đã có sự hoàn thiện cơ bản cả về số lượng và nội dung. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thẩm quyền của Quốc hội có xu hướng tăng bao quá khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam, bao gồm: Nội dung thẩm quyền của Quốc hội; Phương thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội; Quy trình thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội; Hình thức văn bản Quốc hội ban hành để thực hiện thẩm quyền của Quốc hội.

Để đảm bảo sự phù hợp giữa quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội với địa vị pháp lý của Quốc hội trong bộ máy nhà nước, hiện nay, hầu hết các vấn đề quan trọng liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội từ nội dung đến phương thức thực hiện đều được quy định bởi các văn bản do chính Quốc hội ban hành là Hiến pháp, luật hoặc nghị quyết của Quốc hội.

Đặc biệt là, ngoài những văn bản quy định trực tiếp liên quan đến các khía cạnh của thẩm quyền của Quốc hội, còn có văn bản có nội dung chỉ đạo đổi mới và bảo đảm các điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội như: Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội để triển khai thực hiện một số cải tiến, đổi mới trong các hoạt động lập pháp; Hoạt động giám sát; Quyết định các vấn đề quan trọng; Tổ chức kỳ họp Quốc hội; Tổ chức phiên họp UBTVQH; Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội; Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15 ngày 16 tháng 02 năm 2022 của UBTVQH quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội cho thấy đã có sự phân định rõ hơn về những nội dung được quy định trong Hiến pháp và nội dung được quy định trong luật. Cụ thể là, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định quyền “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”, vấn đề này hiện nay được quy định bởi Luật tổ chức chức Quốc hội. Điều này phù hợp với yêu cầu trong phân chia lĩnh vực điều chỉnh giữa Hiến pháp và luật được đề ra từ Quốc hội khóa XIII là “những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được quy định rõ trong Hiến pháp, còn quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ cần đề luật điều chỉnh”180. Ngược lại, quyền “Bỏ phiếu tín nhiệm” hiện nay đã được đưa vào quy định tại Điều 70 Hiến pháp như là một nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trước đây, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội với ý nghĩa như là một thủ tục nằm trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Sự điều chỉnh này đã thể hiện rõ đúng tính chất và tầm quan trọng của quyền bỏ phiếu tín nhiệm.

Những kết quả trong hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho Quốc hội có thể thực hiện thẩm quyền của mình một cách hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:

Thứ nhất, vẫn còn một số văn bản quy định về việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội vẫn chưa phù hợp về hình thức. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước nên về nguyên tắc, văn bản pháp lý để quy định về thẩm quyền của Quốc hội phải là Hiến pháp, luật và những nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, hiện nay vẫn tồn tại một số Nghị quyết của UBTVQH có nội dung quy định về việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội như Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước; Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 ngày 16 tháng 9 năm 2020 quy định về Bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, UBTVQH ban hành nghị quyết để:

-   Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;

- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; Trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì UBTVQH có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; Ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

-   Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

-   Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của UBTVQH.

Như vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không đề cập đến việc UBTVQH ban hành nghị quyết để quyết định về những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các vấn đề được đề cập đến trong Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14, Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 và Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 là thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên cần được quy định bằng một nghị quyết của Quốc hội thì sẽ phù hợp hơn.

Thứ hai, còn thiếu văn bản luật quy định cụ thể về một số quyền hạn hiến định của Quốc hội như về quyết định đại xá, quyết định chính sách dân tộc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các thẩm quyền này của Quốc hội trên thực tế.

Thẩm quyền của Quốc hội về quyết định “Đại xá” được chính thức quy định từ Hiến pháp năm 1959. Hiện nay, thẩm quyền này được quy định tại khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, từ trước đến nay, chưa được văn bản quy phạm pháp luật nào của Quốc hội quy định cụ thể về nội hàm, bản chất, thủ tục đại xá. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện quyền hạn này của Quốc hội trên thực tế.

Quyết định về chính sách dân tộc cũng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tuy vậy chưa có văn bản nào của Quốc hội quy định cụ thể về phạm vi quyết định về chính sách dân tộc của Quốc hội. Các vấn đề dân tộc thường được lồng ghép trong các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số Nghị quyết cụ thể của Quốc hội.

Thứ ba, còn có văn bản chưa được sửa đổi để cập nhật những nội dung mới về thẩm quyền của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013, như trường hợp của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội “quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội”. Đây là những nội dung vốn nằm trong nội dung “kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” mà Quốc hội vẫn quyết định từ trước khi Hiến pháp năm 2013 có sửa đổi về quyền này. Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 hiện nay vẫn còn hiệu lực thực chất là diễn giải thẩm quyền “quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia” của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp 1992 mà không phải là diễn giải thẩm quyền “quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia”. Nếu không có một diễn giải cụ thể hơn thì sự khác biệt giữa “mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội” theo khoản 3 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 và “kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” theo khoản 3 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 dường như chỉ khác về kỹ thuật lập hiến mà không thay đổi nội hàm của quyền này.

Theo: Đinh Thị Cẩm Hà

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit

avatar
Đặng Quỳnh
309 ngày trước
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam thời kỳ trước khi có Hiến pháp năm 2013Quốc hội khóa 1 của Việt Nam được thành lập dựa trên kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 thì “Quốc dân đại hội sẽ có toàn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Quy định này đã trao cho Quốc hội khóa 1 thẩm quyền ban hành Hiến pháp và Quốc hội khóa 1 đã thực hiện thẩm quyền này ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 .Sau khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam được thực hiện dựa theo quy định về “Nghị viện nhân dân” tại chương 3 Hiến pháp năm 1946. Trong giai đoạn từ 1946 đến 1959, chưa có luật tổ chức Quốc hội, nội dung và thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội chủ yếu được xác định theo Hiến pháp năm 1946 ở các Điều 21, Điều 28 đến. Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 45, Điều 46, Điều 47. Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền: “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” 177. Hình thức hoạt động của Quốc hội là theo kỳ họp và thông qua hoạt động của Ban thường vụ. Các vấn đề liên quan đến kỳ họp Quốc hội được Hiến pháp năm 1946 quy định khá cụ thể như: số lượng, thời gian tổ chức kỳ họp thường lệ, vấn đề triệu tập kỳ họp bất thường, chế độ thông tin về kỳ họp, nguyên tắc chung về biểu quyết, vấn đề thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hiến pháp năm 1946 cũng quy định khá cụ thể về các vấn đề phải được Nhân dân phúc quyết178. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1946, Quốc hội khóa 1 đã 16 luật và Hiến pháp năm 1959.Hiến pháp năm 1959 đã đổi tên “Nghị viện nhân dân” thành tên “Quốc hội”. Thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại chương 4 Hiến pháp năm 1959. Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, ngoài ra quy định của Hiến pháp năm 1959 thẩm quyền của Quốc hội còn được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960. Luật này gồm 4 chương, quy định về Hội nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội. So với giai đoạn trước, nội dung thẩm quyền của Quốc hội được quy định chi tiết hơn, phạm vi thẩm quyền của Quốc hội được mở rộng hơn. Quy định về hình thức đảm bảo hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội được bổ sung đầy đủ hơn, ngoài kỳ họp, cơ quan thường trực còn có quy định về các ủy ban và đại biểu Quốc hội.Quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1980. Các quy định về thẩm quyền của Quốc hội tại chương 6 Hiến pháp năm 1980 được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981. So với Luật tổ chức Quốc hội năm 1960, Luật này đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung có ý nghĩa đảm bảo hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội. Ngoài ra, để tăng cường thêm hiệu quả hoạt động của cơ cấu giúp việc cho Quốc hội, Hội đồng nhà nước cũng ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HĐNN7 ngày 06 tháng 7 năm 1981 về việc tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Quốc hội cũng thông qua các Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc, Quy chế tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ tám thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.Hiến pháp năm 1992 được ban hành thay thế cho Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội lần thứ VI. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đã quy định nhiều nội dung mới mang tính đột phát về chế độ kinh tế, chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường (từ năm 2001 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”). Những thay đổi về chế độ kinh tế tất yếu dẫn tới nhu cầu cần hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 bỏ quy định cho phép Quốc hội được tự mình đặt ra những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài phạm vi quy định của Hiến pháp. Nội dung thẩm quyền cũng như các vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục, biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội đã quy định rõ ràng, đầy đủ, minh bạch hơn. Hệ thống quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992. Cụ thể là, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 để thay thế cho Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981. Ngoài Luật tổ chức Quốc hội, còn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm quyền của của Quốc hội đã được sửa đổi, ban hành mới thay thế các văn bản trước như: Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ ba, ngày 7 tháng 7 năm 1993. Vào năm 2001, sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội tiếp tục ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi hai lần vào các năm 2001 và năm 2007) thay thế cho Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thay cho Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và ban hành Nghị quyết số 07/2002/NQ-QH11 về việc ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội. Lần đầu tiên, các vấn đề về tổ chức kỳ học Quốc hội được quy định đầy đủ trong một văn bản riêng, việc ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002 đã tăng cường một bước tính chuyên nghiệp, bài bản trong thực thi thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội cũng đã áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật tiết kiệm thời gian, đơn giản thủ tục trong sửa đổi luật, như ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhờ đó, việc thực thi thẩm quyền của Quốc hội trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, hỗ trợ tích cực cho công cuộc đổi mới, hội nhập toàn diện của đất nước. Cụ thể là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997) có 39 luật và bộ luật, 41 pháp lệnh được ban hành; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa X (1997-2002) có 31 luật, 67 pháp lệnh; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2002-2007) có 84 luật và bộ luật, 34 pháp lệnh, phê chuẩn 3 hiệp định, hiệp ước Quốc tế; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2007-2011) có 67 luật, 14 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được ban hành179. Tổng số luật, pháp lệnh được ban hành trong giai đoạn thực hiện Hiến pháp năm 1992 nhiều gấp hơn 3 lần (luật nhiều gấp 3,4 lần; pháp lệnh nhiều gấp 2,05 lần) so với tất cả luật, pháp lệnh được ban hành trong giai đoạn khác.Nhìn chung, quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện theo thời gian. Những đổi mới trong quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội gắn liền với những lần sửa đổi Hiến pháp, có ý nghĩa đảm bảo những yêu cầu mới về xây dựng, phát triển đất nước được các Hiến pháp đề ra trong từng giai đoạn cụ thể. 3.1.2.   Thực trạng pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội3.1.2.1. Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền của Quốc hộiHiện nay, thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam được xác định dựa trên quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Đây là luật cơ bản của nhà nước, được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 và được Chủ tịch nước ký lệnh số 18/2013/L-CTN ngày 08 tháng 12 năm 2013 công bố, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp năm 2013 gồm có Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. Trong đó, chương V (từ Điều 69 đến Điều 85) là chương quy định về Quốc hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho thẩm quyền của Quốc hội. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành một loạt văn bản Luật quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến xác định nội dung và phương thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội gồm:- Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi bổ sung năm 2020): Được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, được Chủ tịch nước ký Lệnh số 15/2014/L-CTN ngày 04/12/2014 công bố và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 gồm 7 chương, 102 điều. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất cụ thể hóa thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013.- Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015: Luật này được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 04/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 gồm có 5 chương, 94 điều. Thẩm quyền của Quốc hội trong giám sát tối cao được cụ thể hóa trong các quy định tại Chương I, II, IV của luật này.- Luật trưng cầu ý dân năm 2015: được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Luật này gồm 8 chương, 52 Điều trong đó các Chương I, II, III cụ thể hóa quyền quyết định việc trưng cầu ý dân của Quốc hội.- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020): gồm 17 chương, 173 điều. Luật này quy định cụ thể quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện nội dung các quyết định của Quốc hội về những vấn đề cụ thể phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội.- Nghị quyết số 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (đã được thay thế bằng Nghị quyết 71/2022/QH15 về Nội quy kỳ họp Quốc hội) quy định cụ thể về trình tự xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội tại kỳ họp.Các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội còn được quy định trong một số điều khoản của nhiều văn bản luật khác như:-   Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (Điều 4, Điều 12, Điều 89, Điều 90);-   Luật đầu tư công năm 2019 (Điều 6, Điều 7, Điều 17, Điều 78);-   Luật ngân sách nhà nước năm 2015 (từ Điều 19);-   Luật quản lý nợ công năm 2017 (Điều 10, Điều 11);-   Luật điều ước quốc tế 2016 (Điều 29; Điều 43);-   Luật đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018 (Điều 21);-   Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 (Điều 3, Điều 8);-   Luật kiểm toán năm 2015 (Điều 10, Điều 63);-   Luật quốc phòng năm 2018 (Điều 17)...Ngoài các văn bản do Quốc hội ban hành, còn có một số văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về các vấn đề có ý nghĩa đảm bảo hiệu quả thực thi thẩm quyền của Quốc hội như:- Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội;- Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 năm 2022 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;-   Nghị quyết 927/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về kiện toàn Ban Thư ký Quốc hội;-   Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 về Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.Nhìn chung, so với các giai đoạn trước đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội đã có sự hoàn thiện cơ bản cả về số lượng và nội dung. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thẩm quyền của Quốc hội có xu hướng tăng bao quá khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam, bao gồm: Nội dung thẩm quyền của Quốc hội; Phương thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội; Quy trình thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội; Hình thức văn bản Quốc hội ban hành để thực hiện thẩm quyền của Quốc hội.Để đảm bảo sự phù hợp giữa quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội với địa vị pháp lý của Quốc hội trong bộ máy nhà nước, hiện nay, hầu hết các vấn đề quan trọng liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội từ nội dung đến phương thức thực hiện đều được quy định bởi các văn bản do chính Quốc hội ban hành là Hiến pháp, luật hoặc nghị quyết của Quốc hội.Đặc biệt là, ngoài những văn bản quy định trực tiếp liên quan đến các khía cạnh của thẩm quyền của Quốc hội, còn có văn bản có nội dung chỉ đạo đổi mới và bảo đảm các điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền của Quốc hội như: Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội để triển khai thực hiện một số cải tiến, đổi mới trong các hoạt động lập pháp; Hoạt động giám sát; Quyết định các vấn đề quan trọng; Tổ chức kỳ họp Quốc hội; Tổ chức phiên họp UBTVQH; Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội; Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15 ngày 16 tháng 02 năm 2022 của UBTVQH quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội.Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội cho thấy đã có sự phân định rõ hơn về những nội dung được quy định trong Hiến pháp và nội dung được quy định trong luật. Cụ thể là, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định quyền “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”, vấn đề này hiện nay được quy định bởi Luật tổ chức chức Quốc hội. Điều này phù hợp với yêu cầu trong phân chia lĩnh vực điều chỉnh giữa Hiến pháp và luật được đề ra từ Quốc hội khóa XIII là “những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được quy định rõ trong Hiến pháp, còn quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ cần đề luật điều chỉnh”180. Ngược lại, quyền “Bỏ phiếu tín nhiệm” hiện nay đã được đưa vào quy định tại Điều 70 Hiến pháp như là một nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trước đây, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội với ý nghĩa như là một thủ tục nằm trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Sự điều chỉnh này đã thể hiện rõ đúng tính chất và tầm quan trọng của quyền bỏ phiếu tín nhiệm.Những kết quả trong hoạt động xây dựng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho Quốc hội có thể thực hiện thẩm quyền của mình một cách hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Quốc hội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:Thứ nhất, vẫn còn một số văn bản quy định về việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội vẫn chưa phù hợp về hình thức. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước nên về nguyên tắc, văn bản pháp lý để quy định về thẩm quyền của Quốc hội phải là Hiến pháp, luật và những nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, hiện nay vẫn tồn tại một số Nghị quyết của UBTVQH có nội dung quy định về việc thực hiện thẩm quyền của Quốc hội như Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước; Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 ngày 16 tháng 9 năm 2020 quy định về Bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia.Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, UBTVQH ban hành nghị quyết để:-   Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; Trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì UBTVQH có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; Ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;-   Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;-   Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của UBTVQH.Như vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không đề cập đến việc UBTVQH ban hành nghị quyết để quyết định về những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các vấn đề được đề cập đến trong Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14, Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 và Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 là thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên cần được quy định bằng một nghị quyết của Quốc hội thì sẽ phù hợp hơn.Thứ hai, còn thiếu văn bản luật quy định cụ thể về một số quyền hạn hiến định của Quốc hội như về quyết định đại xá, quyết định chính sách dân tộc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các thẩm quyền này của Quốc hội trên thực tế.Thẩm quyền của Quốc hội về quyết định “Đại xá” được chính thức quy định từ Hiến pháp năm 1959. Hiện nay, thẩm quyền này được quy định tại khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, từ trước đến nay, chưa được văn bản quy phạm pháp luật nào của Quốc hội quy định cụ thể về nội hàm, bản chất, thủ tục đại xá. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện quyền hạn này của Quốc hội trên thực tế.Quyết định về chính sách dân tộc cũng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tuy vậy chưa có văn bản nào của Quốc hội quy định cụ thể về phạm vi quyết định về chính sách dân tộc của Quốc hội. Các vấn đề dân tộc thường được lồng ghép trong các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số Nghị quyết cụ thể của Quốc hội.Thứ ba, còn có văn bản chưa được sửa đổi để cập nhật những nội dung mới về thẩm quyền của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013, như trường hợp của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội “quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội”. Đây là những nội dung vốn nằm trong nội dung “kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” mà Quốc hội vẫn quyết định từ trước khi Hiến pháp năm 2013 có sửa đổi về quyền này. Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 hiện nay vẫn còn hiệu lực thực chất là diễn giải thẩm quyền “quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia” của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp 1992 mà không phải là diễn giải thẩm quyền “quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia”. Nếu không có một diễn giải cụ thể hơn thì sự khác biệt giữa “mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội” theo khoản 3 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 và “kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” theo khoản 3 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 dường như chỉ khác về kỹ thuật lập hiến mà không thay đổi nội hàm của quyền này.Theo: Đinh Thị Cẩm HàLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit