0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a03ba7f205f-GIẢI-PHÁP-NHẰM-HOÀN-THIỆN-THẨM-QUYỀN-CỦA-QUỐC-HỘI--1-.jpg.webp

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI

4.1. Giải pháp hoàn thiện thẩm quyền của Quốc hội

4.1.1.  Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội

Thứ nhất, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật

Như ở chương 3 của Luận án đã chỉ ra, lý do nhiều quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp quy định nhưng không thể thực hiện vì chưa có văn bản quy định cụ thể. Điều này khiến một số quyền hạn của Quốc hội trên thực tế bị vô hiệu hóa. Mặc dù, có thể giải thích là những quyền hạn của Quốc hội chưa được luật định thuộc các vấn đề ít xảy ra và với nguồn lực lập pháp giới hạn nên Quốc hội cần ưu tiên cho việc ban hành những văn bản khác cấp bách hơn. Tuy vậy, sự trì hoãn cũng không thể quá lâu. Không nên để tình trạng có quyền hạn được quy định trong Hiến pháp từ mấy chục năm qua đến nay vẫn chưa có những quy định cụ thể để có thể thực hiện trên thực tế (Quyết định đại xá; quyết định chính sách dân tộc). Trong thời gian tới, Quốc hội cần tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đảm bảo khả năng thực hiện trên thực tế thẩm quyền hiến định. Điều này vừa đảm bảo vị trí cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội, đồng thời bảo đảm hiệu lực thực tế của Hiến pháp.

Thứ hai, thay thế một số văn bản của UBTVQH có nội dung quy định về thẩm quyền của Quốc hội bằng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, lẽ đương nhiên không cơ quan nào khác trong bộ máy nhà nước hiện nay có thể đặt ra các quy định về nội dung thẩm quyền và cách thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội. Ở nhiều nước, các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội từ nội dung vấn đề Quốc hội quyết định đến quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội được quy định bởi Hiến pháp, luật hoặc văn bản do Quốc hội ban hành với thủ tục tương tự luật. Ở Việt Nam, do đặc thù về chế độ làm việc của đại biểu đa số là không chuyên trách, kỳ họp của Quốc hội thường ngắn nên trong tổ chức của Quốc hội thành lập ra cơ quan thường trực là UBTVQH để hỗ trợ cho hoạt động của Quốc hội và giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, Quốc hội Việt Nam được tổ chức theo mô hình một viện. UBTVQH chỉ là cơ quan thường trực mặc dù theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, UBTVQH được quyền ban hành pháp lệnh và nghị quyết để quy định một số vấn đề. Thực tế thời gian qua cho thấy để đảm bảo hiệu quả các hoạt động chung của Quốc hội, UBTVQH đã ban hành một số văn bản có nội dung liên quan đến cơ chế thực thi thẩm quyền của Quốc hội như ở chương 3 đã chỉ ra, đó là Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước; Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 ngày 16 tháng 9 năm 2020 quy định về Bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia. Điều này không phù hợp với tính chất thường trực, giúp việc cho Quốc hội của UBTVQH. Sự tồn tại của các văn bản này vô hình chung làm hạ thấp vị thế của Quốc hội trên thực tế. Giải pháp có thể xem xét là Quốc hội cần sớm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thể quy định về các nội dung về thẩm quyền của Quốc hội để thay thế các văn bản nêu trên của UBTVQH.

Thứ ba, sớm sửa Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010 để cập nhật những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền Quốc hội trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Gần đây, trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2022 “Về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022” mới chỉ đề cập đến việc "nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"239. Tuy vậy, đến nay, Luật sửa đổi, bổ sung Luật ngân hàng nhà nước vẫn chưa được được vào danh mục các văn bản luật được xem xét trong Nghị quyết số 50/2022/QH15, ngày 13 tháng 6 năm 2022 về “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022”. Có thể thấy, việc sửa đổi Luật ngân hàng nhà nước đã chậm gần 10 năm kể từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua. Do vậy, Quốc hội và các cơ quan hữu quan cần phải tập trung gấp rút triển khai các hoạt động cần thiết để sớm hoàn thành việc sửa đổi Luật ngân hàng Nhà nước, đảm bảo sự phù hợp của Luật ngân hàng Nhà nước với quy định của Hiến pháp năm 2013.

4.1.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung một số quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội

Thứ nhất, sửa đổi một số quy định, làm rõ mối quan hệ giữa Quốc hội và Nhân dân và phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội với quyền quyết định trực tiếp của Nhân dân.

Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi quy định của Hiến pháp đảm bảo nhận thức đúng về vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội. Cụ thể là, nghiên cứu sửa Điều 69 Hiến pháp năm 2013 theo hướng chỉ quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” và bỏ quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. Việc duy trì quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” có thể làm lu mờ quyền lực Nhân dân, và gây khó khăn cho việc lựa chọn mô hình bảo hiến và kiểm soát quyền lập pháp. Sửa đổi quy định về vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội theo hướng này có thể mở đường cho việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, cần xem xét bổ sung quy định giới hạn việc Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, Hiến pháp nhiều nước đã có quy định rõ phạm vi sửa đổi Hiến pháp như Điều 89 Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “không thể áp dụng thủ tục tu chính Hiến pháp nếu tu chính đó vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ. Không thể tu chính hình thức Cộng hòa Pháp”240. Còn theo Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan thì quy định “Nếu dự luật sửa đổi Hiến pháp liên quan đến các quy định tại các chương I (Nền cộng hòa), II (Quyền tự do, các quyền và nghĩa vụ của con người và công dân) hoặc XII (Sửa đổi Hiến pháp) thì các chủ thể quy định tại khoản 1, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày dự luật được thượng nghị viện thông qua, có thể tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân đề chứng thực. Các chủ thể này sẽ gửi đề nghị đến Chủ tịch Hạ nghị viên, là người tổ chức cuộc trưng cầu ý dân trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được xem là được chấp thuận nếu đa số phiếu ủng hộ việc sửa đổi này”241. Hay khoản 1 Điều 135 Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993 cũng quy định “Các quy định tại các Chương 1 (Nền tảng của chế độ Hiến pháp), Chương 2 (Các quyền và tự do của con người và công dân), Chương 9 (Các tu chính án và việc sửa đổi Hiến pháp) của Hiến pháp liên bang không thể sửa đổi bởi Quốc hội liên bang”. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 và Luật trưng cầu ý dân năm 2015 đã có những quy định đề cập đến việc tổ chức trưng cầu ý dân về các điều khoản sửa đổi Hiến pháp242. Tuy vậy, những quy định này vẫn chưa làm rõ được Quốc hội không được toàn quyền quyết định vấn đề nào của Hiến pháp mà buộc phải tổ chức trưng cầu ý dân. Những quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa làm rõ được điều này. Do vậy, cần tham khảo kinh nghiệm các nước để lựa chọn, giới hạn các vấn đề của Hiến pháp có thể được Quốc hội sửa đổi trực tiếp không qua trưng cầu ý dân. Từ đó xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 120 của Hiến pháp năm 2013 như sau: “Việc sửa đổi (một số nội dung) của Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân”. Trên cơ sở nội dung sửa đổi khoản 4 Điều 120 của Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 cũng phải có những nội dung sửa đổi, bổ sung tương ứng.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định xác định rõ trách nhiệm của Quốc hội trong việc ban hành Luật để điều chỉnh các vấn đề cụ thể, cũng như quy định rõ giới hạn những vấn đề Quốc hội được giao cho Ủy ban thường vụ ban hành pháp lệnh hoặc những vấn đề Quốc hội được giao Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết.

Theo quy định hiện nay, Quốc hội có quyền giao cho UBTVQH ban hành pháp lệnh để quy định về một số vấn đề. Tuy nhiên, các quy định về những vấn đề Quốc hội có quyền giao cho UBTVQH ban hành pháp lệnh để quy định hiện nay còn theo hướng mở. Để tăng cường thực quyền và trách nhiệm của Quốc hội trong lập pháp cần xem xét sửa đổi lại các quy định hiện hành theo hướng xác định rõ các vấn đề Quốc hội phải ban hành luật mà không được giao cho UBTVQH ra pháp lệnh. Trong điều khoản thi hành của nhiều luật do Quốc hội ban hành có quy định: "Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật"243 hoặc "Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật".

 Theo: Đinh Thị Cẩm Hà 

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit


 

avatar
Đặng Quỳnh
310 ngày trước
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THẨM QUYỀN CỦA QUỐC HỘI
4.1. Giải pháp hoàn thiện thẩm quyền của Quốc hội4.1.1.  Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thẩm quyền của Quốc hộiThứ nhất, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luậtNhư ở chương 3 của Luận án đã chỉ ra, lý do nhiều quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp quy định nhưng không thể thực hiện vì chưa có văn bản quy định cụ thể. Điều này khiến một số quyền hạn của Quốc hội trên thực tế bị vô hiệu hóa. Mặc dù, có thể giải thích là những quyền hạn của Quốc hội chưa được luật định thuộc các vấn đề ít xảy ra và với nguồn lực lập pháp giới hạn nên Quốc hội cần ưu tiên cho việc ban hành những văn bản khác cấp bách hơn. Tuy vậy, sự trì hoãn cũng không thể quá lâu. Không nên để tình trạng có quyền hạn được quy định trong Hiến pháp từ mấy chục năm qua đến nay vẫn chưa có những quy định cụ thể để có thể thực hiện trên thực tế (Quyết định đại xá; quyết định chính sách dân tộc). Trong thời gian tới, Quốc hội cần tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đảm bảo khả năng thực hiện trên thực tế thẩm quyền hiến định. Điều này vừa đảm bảo vị trí cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội, đồng thời bảo đảm hiệu lực thực tế của Hiến pháp.Thứ hai, thay thế một số văn bản của UBTVQH có nội dung quy định về thẩm quyền của Quốc hội bằng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội.Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, lẽ đương nhiên không cơ quan nào khác trong bộ máy nhà nước hiện nay có thể đặt ra các quy định về nội dung thẩm quyền và cách thức thực hiện thẩm quyền của Quốc hội. Ở nhiều nước, các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội từ nội dung vấn đề Quốc hội quyết định đến quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Quốc hội được quy định bởi Hiến pháp, luật hoặc văn bản do Quốc hội ban hành với thủ tục tương tự luật. Ở Việt Nam, do đặc thù về chế độ làm việc của đại biểu đa số là không chuyên trách, kỳ họp của Quốc hội thường ngắn nên trong tổ chức của Quốc hội thành lập ra cơ quan thường trực là UBTVQH để hỗ trợ cho hoạt động của Quốc hội và giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, Quốc hội Việt Nam được tổ chức theo mô hình một viện. UBTVQH chỉ là cơ quan thường trực mặc dù theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, UBTVQH được quyền ban hành pháp lệnh và nghị quyết để quy định một số vấn đề. Thực tế thời gian qua cho thấy để đảm bảo hiệu quả các hoạt động chung của Quốc hội, UBTVQH đã ban hành một số văn bản có nội dung liên quan đến cơ chế thực thi thẩm quyền của Quốc hội như ở chương 3 đã chỉ ra, đó là Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Nghị quyết số: 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước; Nghị quyết số: 1000/2020/UBTVQH14 ngày 16 tháng 9 năm 2020 quy định về Bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia. Điều này không phù hợp với tính chất thường trực, giúp việc cho Quốc hội của UBTVQH. Sự tồn tại của các văn bản này vô hình chung làm hạ thấp vị thế của Quốc hội trên thực tế. Giải pháp có thể xem xét là Quốc hội cần sớm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thể quy định về các nội dung về thẩm quyền của Quốc hội để thay thế các văn bản nêu trên của UBTVQH.Thứ ba, sớm sửa Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010 để cập nhật những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền Quốc hội trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.Gần đây, trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2022 “Về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022” mới chỉ đề cập đến việc "nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"239. Tuy vậy, đến nay, Luật sửa đổi, bổ sung Luật ngân hàng nhà nước vẫn chưa được được vào danh mục các văn bản luật được xem xét trong Nghị quyết số 50/2022/QH15, ngày 13 tháng 6 năm 2022 về “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022”. Có thể thấy, việc sửa đổi Luật ngân hàng nhà nước đã chậm gần 10 năm kể từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua. Do vậy, Quốc hội và các cơ quan hữu quan cần phải tập trung gấp rút triển khai các hoạt động cần thiết để sớm hoàn thành việc sửa đổi Luật ngân hàng Nhà nước, đảm bảo sự phù hợp của Luật ngân hàng Nhà nước với quy định của Hiến pháp năm 2013.4.1.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung một số quy định pháp luật về thẩm quyền của Quốc hộiThứ nhất, sửa đổi một số quy định, làm rõ mối quan hệ giữa Quốc hội và Nhân dân và phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội với quyền quyết định trực tiếp của Nhân dân.Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi quy định của Hiến pháp đảm bảo nhận thức đúng về vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội. Cụ thể là, nghiên cứu sửa Điều 69 Hiến pháp năm 2013 theo hướng chỉ quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” và bỏ quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. Việc duy trì quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” có thể làm lu mờ quyền lực Nhân dân, và gây khó khăn cho việc lựa chọn mô hình bảo hiến và kiểm soát quyền lập pháp. Sửa đổi quy định về vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội theo hướng này có thể mở đường cho việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.Bên cạnh đó, cần xem xét bổ sung quy định giới hạn việc Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, Hiến pháp nhiều nước đã có quy định rõ phạm vi sửa đổi Hiến pháp như Điều 89 Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “không thể áp dụng thủ tục tu chính Hiến pháp nếu tu chính đó vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ. Không thể tu chính hình thức Cộng hòa Pháp”240. Còn theo Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan thì quy định “Nếu dự luật sửa đổi Hiến pháp liên quan đến các quy định tại các chương I (Nền cộng hòa), II (Quyền tự do, các quyền và nghĩa vụ của con người và công dân) hoặc XII (Sửa đổi Hiến pháp) thì các chủ thể quy định tại khoản 1, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày dự luật được thượng nghị viện thông qua, có thể tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân đề chứng thực. Các chủ thể này sẽ gửi đề nghị đến Chủ tịch Hạ nghị viên, là người tổ chức cuộc trưng cầu ý dân trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được xem là được chấp thuận nếu đa số phiếu ủng hộ việc sửa đổi này”241. Hay khoản 1 Điều 135 Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993 cũng quy định “Các quy định tại các Chương 1 (Nền tảng của chế độ Hiến pháp), Chương 2 (Các quyền và tự do của con người và công dân), Chương 9 (Các tu chính án và việc sửa đổi Hiến pháp) của Hiến pháp liên bang không thể sửa đổi bởi Quốc hội liên bang”. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 và Luật trưng cầu ý dân năm 2015 đã có những quy định đề cập đến việc tổ chức trưng cầu ý dân về các điều khoản sửa đổi Hiến pháp242. Tuy vậy, những quy định này vẫn chưa làm rõ được Quốc hội không được toàn quyền quyết định vấn đề nào của Hiến pháp mà buộc phải tổ chức trưng cầu ý dân. Những quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa làm rõ được điều này. Do vậy, cần tham khảo kinh nghiệm các nước để lựa chọn, giới hạn các vấn đề của Hiến pháp có thể được Quốc hội sửa đổi trực tiếp không qua trưng cầu ý dân. Từ đó xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 120 của Hiến pháp năm 2013 như sau: “Việc sửa đổi (một số nội dung) của Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân”. Trên cơ sở nội dung sửa đổi khoản 4 Điều 120 của Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật trưng cầu ý dân năm 2015 cũng phải có những nội dung sửa đổi, bổ sung tương ứng.Ngoài ra, cần bổ sung quy định xác định rõ trách nhiệm của Quốc hội trong việc ban hành Luật để điều chỉnh các vấn đề cụ thể, cũng như quy định rõ giới hạn những vấn đề Quốc hội được giao cho Ủy ban thường vụ ban hành pháp lệnh hoặc những vấn đề Quốc hội được giao Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết.Theo quy định hiện nay, Quốc hội có quyền giao cho UBTVQH ban hành pháp lệnh để quy định về một số vấn đề. Tuy nhiên, các quy định về những vấn đề Quốc hội có quyền giao cho UBTVQH ban hành pháp lệnh để quy định hiện nay còn theo hướng mở. Để tăng cường thực quyền và trách nhiệm của Quốc hội trong lập pháp cần xem xét sửa đổi lại các quy định hiện hành theo hướng xác định rõ các vấn đề Quốc hội phải ban hành luật mà không được giao cho UBTVQH ra pháp lệnh. Trong điều khoản thi hành của nhiều luật do Quốc hội ban hành có quy định: "Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật"243 hoặc "Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật". Theo: Đinh Thị Cẩm Hà Link luận án: https://docs.google.com/document/d/1CDbXbkodafex35-W9NtGPGygMw3emgDn/edit