0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64a7fc5c61896-__NHỮNG-VẤN-ĐỀ-LÝ-LUẬN-VỀ-TRÁCH-NHIỆM-HÌNH-SỰ-CỦA-PHÁP-NHÂN-THƯƠNG-MẠI--1-.jpg.webp

​​NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

 2.1.  Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân đó là một tổ chức hội đủ các điều kiện cần và đủ do pháp luật quy định. Nói cách khác, pháp nhân là một chủ thể quan hệ pháp luật, khác với thể nhân (cá nhân), pháp nhân là một tổ chức nhưng không phải là tổ chức bất kỳ mà chỉ là những tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định đó là được thành lập hợp pháp (theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, pháp nhân nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo đó pháp nhân bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các tổ chức khác khi có đủ điều kiện.

Cũng có quan điểm khác cho rằng pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp hoặc các luật khác có liên quan quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ luật dân sự, có tài sản riêng, độc lập với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác và pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản do pháp nhân sở hữu, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại .

Với hai quan điểm trên về pháp nhân, đều có sự thống nhất ở bốn yếu tố để có thể nhận diện pháp nhân đó là: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có tài sản riêng; chỉ nhân danh mình khi tham gia quan hệ pháp luật; tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Căn cứ vào mục đích, tôn chỉ hành động của pháp nhân mà người ta có thể chia pháp nhân thành PNTM và pháp nhân phi thương mại. Hai loại pháp nhân này có điểm giống nhau là đều có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Bên cạnh đó, PNTM và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Tuy nhiên PNTM có yếu tố riêng biệt là có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. PNTM bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

PNTM có thể hiểu là một hình thức của pháp nhân nên trước hết PNTM phải có đủ bốn yếu tố đặc trưng của pháp nhân như đã nêu trên, ngoài ra PNTM còn có hai đặc điểm khác đó là: Pháp nhân lấy mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên của pháp nhân. PNTM gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác như Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã...

Nghiên cứu pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thấy rằng, không có định nghĩa lập pháp về khái niệm TNHS mà khái niệm TNHS thường được đề cập đến trong khoa học Luật hình sự. Ở Việt Nam, thuật ngữ “trách nhiệm” trong khoa học pháp lý thường được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội, trước nhà nước như: Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức với nhiệm vụ được giao; trách nhiệm của con cái với bố mẹ... Thứ hai, trách nhiệm là hậu quả của một người phải gánh chịu trước người khác, trước xã hội, trước Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận của người đó [93, tr.200]. Trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nghĩa thứ hai. Trách nhiệm pháp lý khác với các loại trách nhiệm khác ở chỗ, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định. Trách nhiệm pháp lý bao gồm TNHS, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật.

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về TNHS. Trong Từ điển luật học, TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, các biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích [84, tr.801]. Theo TS.Phạm Mạnh Hùng, TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của TA có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định [35, tr.37]. Theo PGS.TS Trần Văn Độ, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình, được thực hiện bằng hình phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của BLHS .

Tiếp cận các quan điểm về TNHS như trên thấy rằng, mặc dù về câu từ có một vài điểm khác nhau, nhưng các khái niệm về TNHS đều xác định những vấn đề gồm: (1) TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý; (2) là hậu quả tất yếu của việc thực hiện tội phạm; (3) là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội; (4) là quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với người phạm tội; (5) mang tính công khai, được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước, đặc biệt là hình phạt. TNHS không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa vụ tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước bên thực hiện TNHS và người phạm tội bên chịu TNHS. Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt hoặc biện pháp tư pháp tương xứng. Đồng thời Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội khi bị pháp luật tước bỏ. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, các biện pháp cưỡng chế Nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Tuy nhiên, trước đây các khái niệm TNHS hầu hết đều đề cập tới vấn đề TNHS của cá nhân/thể nhân, chưa bao hàm TNHS của pháp nhân. Điều này để thấy rằng, khi vấn đề TNHS của pháp nhân được đặt ra và cần thiết đưa vào BLHS để nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện, cũng như việc thực hiện các cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, thì khái niệm TNHS cần phải được xây dựng và xác định bao gồm cả TNHS của thể nhân và TNHS của pháp nhân.

Hiện nay, rất ít công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm TNHS của pháp nhân. Bàn về TNHS của pháp nhân, theo PGS.TS Trịnh Tiến Việt, TNHS của pháp nhân tuy khác TNHS của cá nhân song đều có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau vì cả hai đều có cùng một cơ sở là xuất phát từ hành vi phạm tội cụ thể của cá nhân người phạm tội [90, tr.29]. Với quan điểm như vậy, gắn với các quy định của BLHS về TNHS của PNTM, PGS.TS Trịnh Tiến Việt đưa ra khái niệm TNHS như sau: TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định đối với người hoặc PNTM phạm tội [90, tr.29]. So với các khái niệm về TNHS khác mà tác giả tiếp cận thì thấy rằng không có sự khác biệt về bản chất của TNHS, khái niệm này bổ sung cụm từ “hoặc PNTM phạm tội” để mở rộng khái niệm TNHS sang gồm cả PNTM.

Về cơ bản NCS đồng tình với quan điểm của PGS.TS Trịnh Tiến Việt như trên, bởi về bản chất pháp lý, TNHS của pháp nhân cũng giống như TNHS của thể nhân. Đó là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu do TA nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với pháp nhân vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được được luật hình sự quy định là tội phạm. Nội dung TNHS của pháp nhân cũng như cá nhân đều là các biện pháp cưỡng chế nhà nước thể hiện ở chỗ TA áp dụng: Hình phạt, các biện pháp tư pháp hình sự và án tích đối với pháp nhân [7, tr.27].

Vấn đề đặt ra ở đây là, theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Để truy cứu TNHS đối với một người, cơ quan THTT phải xác định được hành vi phạm tội (actus reus) và yếu tố lỗi (mens rea) của người thực hiện hành vi đó. Yếu tố hành vi đòi hỏi phải có hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài và hậu quả do hành vi đó gây ra, yếu tố chủ quan đòi hỏi chủ thể có một thái độ tâm lý là khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi và điều khiển được ý chí của mình. Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan (khách thể, mặt khách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được thừa nhận chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn toàn đúng khi TNHS được áp dụng đối với thể nhân. Trong khi đó, đối với pháp nhân, được coi là “con người pháp lý”, được hình thành nên bởi sự kết hợp của nhiều thể nhân và “hành vi” của nó được thực hiện thông qua các thể nhân cụ thể thì lý thuyết truyền thống trở nên bất cập. Các vấn đề như pháp nhân có thái độ tâm lý, có thể tính đến yếu tố chủ quan, yếu tố lỗi như quan điểm truyền thống hay không, toàn bộ pháp nhân có phải chịu TNHS đối với hành vi do một số cá nhân thực hiện hay không... không thể giải quyết được bằng lý thuyết truyền thống về tội phạm .

Tuy vậy, những vấn đề lý luận trong việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân đặt ra ở trên hoàn toàn có thể giải quyết được, luận giải được bằng việc dựa trên các học thuyết về TNHS của pháp nhân đã được khoa học luật hình sự thừa nhận rộng rãi. Theo đó, hiện nay có nhiều học thuyết về TNHS của pháp nhân, trong đó nổi bật là ba học thuyết: Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability), Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability) và Học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/Culture Theory).

Theo học thuyết trách nhiệm thay thế, có thể áp đặt trách nhiệm lên người đứng đầu hoặc pháp nhân đối với hành vi của người làm công hoặc người được giao nhiệm vụ. Để áp dụng TNHS đối với pháp nhân cần phải: (1) Trước hết, khẳng định hành vi của cá nhân cũng cấu thành tội phạm nhất định; (2) “Áp đặt” TNHS của các cá nhân đó lên pháp nhân bởi chính mối quan hệ giữa các cá nhân đó với pháp nhân. Theo đó, bất cứ hoạt động nào mà người làm công, cá nhân nhân danh pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa pháp nhân với nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính do tổ chức, pháp nhân thực hiện. Vì vậy, người làm công có hành vi vi phạm do thực hiện nhiệm vụ thì người giao nhiệm vụ là pháp nhân phải gánh chịu trách nhiệm.

Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều hành) tổ chức, pháp nhân như chính là hành vi, lỗi của pháp nhân. Điều đó có nghĩa, hành vi, lỗi của pháp nhân được đánh giá thông qua hành vi, lỗi của cá nhân những người có quyền quản lý, điều hành pháp nhân đó. Về điều kiện cần và đủ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, học thuyết này có quan điểm rõ ràng đó là: (1) Pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của các nhân; (2) Hành vi phạm tội được cá nhân thực hiện nhân danh, thay mặt hoặc đại diện cho tổ chức, pháp nhân; (3) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân; (4) Hành vi được dự lãnh đạo, điều hành hoặc cho phép của pháp nhân. Như vậy, để có thể truy cứu TNHS pháp nhân, chỉ cần chứng minh hành vi của cá nhân là tội phạm và các điều kiện trách nhiệm hình sự nêu trên của pháp nhân.

Học thuyết hệ thống/văn hóa xác định tội của pháp nhân thông qua đánh giá vấn đề văn hóa của pháp nhân và việc thực thi văn hóa trong pháp nhân. Nội dung của học thuyết này khi nhận định về cơ sở để truy cứu TNHS một pháp nhân thông qua các yếu tố thuộc về văn hóa của pháp nhân như: Nhân viên quản lý cấp cao của tổ chức, pháp nhân trao cho một người hay một số người nào đó quyền để thực hiện hành vi cấu thành tội phạm hoặc sự phục tùng và tin tưởng vào sự chấp thuận từ lãnh đạo pháp nhân nên có thành viên của pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, cần phải có ba yếu tố: (1) Có hành vi phạm tội của nhân viên tổ chức, công ty; (2) Nhân viên đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao hoặc ủy quyền; (3) Thông qua văn hóa tổ chức, pháp nhân có chứng cứ cho thấy rằng nhân viên thực hiện hành vi phạm tội đó nhận thức được rằng tổ chức, pháp nhân đã chỉ đạo, ủng hộ hay không phản đối hành vi mà họ thực hiện hoặc có lỗi là đã không tạo ra và duy trì một kiểu văn hóa (Điều lệ, quy định...) đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật trong phạm vi tổ chức, công ty [17, tr.13]. Như vậy, với việc chấp nhận các học thuyết về TNHS của pháp nhân nêu trên để làm cơ sở lý luận cho việc luận giải việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân thì có thể giải quyết được điểm nghẽn về mặt lý luận, làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc quy định TNHS của pháp nhân trong luật hình sự. Theo các học thuyết về TNHS đối với pháp nhân nêu trên thì việc quy định về TNHS đối với pháp nhân không trái quan điểm truyền thống của khoa học luật hình sự, bởi vì, tổ chức, pháp nhân chịu TNHS thông qua hành vi của thể nhân ở dạng đại diện, được ủy quyền (thuyết trách nhiệm thay thế, thuyết văn hóa pháp nhân…) hoặc ở dạng đồng nhất, coi hành vi lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của cá nhân có thẩm quyền chính là hành vi của tổ chức, pháp nhân [7, tr.25]. Cũng từ các học thuyết TNHS của pháp nhân thấy rằng, để áp dụng TNHS đối với pháp nhân thì cần xác định những điều kiện TNHS nhất định, những điều kiện đó khác với điều kiện TNHS đối với thể nhân.

Ở đây, nếu chưa đề cập tới việc xác định pháp nhân như thế nào là phạm tội (nếu quan niệm pháp nhân là chủ thể của tội phạm) hay bị “quy kết” là phạm tội (nếu quan niệm pháp nhân chỉ là chủ thể của TNHS) mà chỉ đề cập tới việc áp đặt TNHS đối với pháp nhân thì có thể khẳng định rằng có thể truy cứu TNHS của pháp nhân khi chấp nhận các học thuyết về TNHS của pháp nhân để làm cơ sở lý luận cho việc luận giải việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân. Tuy vậy, trong điều kiện và tư duy lập pháp của Việt Nam, NCS cho rằng sử dụng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm và đồng thời kết hợp một số yếu tố hợp lý của các học thuyết khác là hợp lý nhất để làm căn cứ lý luận cho việc luận giải TNHS của pháp nhân. Theo đó, chủ yếu bằng cách đồng nhất hành vi, lỗi của cá nhân người lãnh đạo, chỉ huy với hành vi, lỗi của tổ chức là cách lý giải đơn giản và hợp lý cơ sở TNHS của tổ chức. Nói cách khác, hành vi, lỗi của người lãnh đạo, chỉ huy cũng được coi là hành vi, lỗi của tổ chức. Hơn nữa, với việc thừa nhận kết quả học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm và kết hợp một số yếu tố hợp lý của các học thuyết khác sẽ giải quyết được yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và sự bình đẳng của cá nhân và tổ chức trong xử lý tội phạm. Việc không quy định TNHS của tổ chức, pháp nhân sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật và sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta [17, tr.24]. Hơn nữa với những hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của một hay nhiều cá nhân là thành viên của pháp nhân đó. Các cá nhân đó thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt, vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân hoặc ít nhất là hành vi đó được tổ chức, pháp nhân chấp nhận và chịu sự kiểm soát của tổ chức, pháp nhân mà người đó là thành viên. Thế nhưng, nếu pháp luật hình sự quy định cá nhân đó có thể phải chịu TNHS, còn pháp nhân có thể được hưởng lợi từ hành vi đó thì lại không phải chịu TNHS là một điều bất hợp lý, thiếu thuyết phục, điều này sẽ vô hình trung trở thành sự khuyến khích cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của pháp nhân.

Như vậy, có thể thấy các quan điểm đều thống nhất TNHS của pháp nhân là một loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với pháp nhân khi pháp nhân đó thực hiện một hành vi phạm tội thể hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước dưới hình thức hình phạt. Truy cứu TNHS pháp nhân là khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử đối với một pháp nhân. Các cơ quan THTT có trách nhiệm điều tra, buộc tội khi tìm đủ chứng cứ cần thiết để chứng minh hành vi phạm tội của pháp nhân thì có quyền truy cứu TNHS của pháp nhân, trong đó có quyền truy tố ra TA để xét xử để TA xem xét có kết tội và áp dụng hình phạt hay không. Về chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân không thể áp dụng hình phạt tử hình hoặc phạt tù như đối với cá nhân mà nhiều chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân phải mang tính chất đặc trưng như là chế tài giải tán pháp nhân, buộc pháp nhân đó bị hạn chế một số quyền trong hoạt động kinh doanh, tăng thuế, bị tịch thu tài sản, tiền bạc, phạt tiền... Trong các chế tài này, có một số chế tài này không thể áp dụng đối với cá nhân.

Theo: Vũ Văn Tư

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/17ogS1V_Ww37SE1jW4uscSpa5ApE4sWFy/edit

avatar
Đặng Quỳnh
566 ngày trước
​​NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
 2.1.  Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạiPháp nhân đó là một tổ chức hội đủ các điều kiện cần và đủ do pháp luật quy định. Nói cách khác, pháp nhân là một chủ thể quan hệ pháp luật, khác với thể nhân (cá nhân), pháp nhân là một tổ chức nhưng không phải là tổ chức bất kỳ mà chỉ là những tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định đó là được thành lập hợp pháp (theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, pháp nhân nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo đó pháp nhân bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các tổ chức khác khi có đủ điều kiện.Cũng có quan điểm khác cho rằng pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp hoặc các luật khác có liên quan quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ luật dân sự, có tài sản riêng, độc lập với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác và pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản do pháp nhân sở hữu, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại .Với hai quan điểm trên về pháp nhân, đều có sự thống nhất ở bốn yếu tố để có thể nhận diện pháp nhân đó là: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có tài sản riêng; chỉ nhân danh mình khi tham gia quan hệ pháp luật; tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.Căn cứ vào mục đích, tôn chỉ hành động của pháp nhân mà người ta có thể chia pháp nhân thành PNTM và pháp nhân phi thương mại. Hai loại pháp nhân này có điểm giống nhau là đều có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Bên cạnh đó, PNTM và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Tuy nhiên PNTM có yếu tố riêng biệt là có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. PNTM bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.PNTM có thể hiểu là một hình thức của pháp nhân nên trước hết PNTM phải có đủ bốn yếu tố đặc trưng của pháp nhân như đã nêu trên, ngoài ra PNTM còn có hai đặc điểm khác đó là: Pháp nhân lấy mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên của pháp nhân. PNTM gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác như Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã...Nghiên cứu pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thấy rằng, không có định nghĩa lập pháp về khái niệm TNHS mà khái niệm TNHS thường được đề cập đến trong khoa học Luật hình sự. Ở Việt Nam, thuật ngữ “trách nhiệm” trong khoa học pháp lý thường được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội, trước nhà nước như: Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức với nhiệm vụ được giao; trách nhiệm của con cái với bố mẹ... Thứ hai, trách nhiệm là hậu quả của một người phải gánh chịu trước người khác, trước xã hội, trước Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận của người đó [93, tr.200]. Trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nghĩa thứ hai. Trách nhiệm pháp lý khác với các loại trách nhiệm khác ở chỗ, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định. Trách nhiệm pháp lý bao gồm TNHS, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật.Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về TNHS. Trong Từ điển luật học, TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, các biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích [84, tr.801]. Theo TS.Phạm Mạnh Hùng, TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của TA có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định [35, tr.37]. Theo PGS.TS Trần Văn Độ, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình, được thực hiện bằng hình phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của BLHS .Tiếp cận các quan điểm về TNHS như trên thấy rằng, mặc dù về câu từ có một vài điểm khác nhau, nhưng các khái niệm về TNHS đều xác định những vấn đề gồm: (1) TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý; (2) là hậu quả tất yếu của việc thực hiện tội phạm; (3) là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội; (4) là quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với người phạm tội; (5) mang tính công khai, được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước, đặc biệt là hình phạt. TNHS không chỉ giới hạn ở trách nhiệm của người phạm tội mà cần được hiểu rộng hơn với nghĩa vụ tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước bên thực hiện TNHS và người phạm tội bên chịu TNHS. Trong đó, Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt hoặc biện pháp tư pháp tương xứng. Đồng thời Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội khi bị pháp luật tước bỏ. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, các biện pháp cưỡng chế Nhà nước và có quyền yêu cầu Nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Tuy nhiên, trước đây các khái niệm TNHS hầu hết đều đề cập tới vấn đề TNHS của cá nhân/thể nhân, chưa bao hàm TNHS của pháp nhân. Điều này để thấy rằng, khi vấn đề TNHS của pháp nhân được đặt ra và cần thiết đưa vào BLHS để nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện, cũng như việc thực hiện các cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, thì khái niệm TNHS cần phải được xây dựng và xác định bao gồm cả TNHS của thể nhân và TNHS của pháp nhân.Hiện nay, rất ít công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm TNHS của pháp nhân. Bàn về TNHS của pháp nhân, theo PGS.TS Trịnh Tiến Việt, TNHS của pháp nhân tuy khác TNHS của cá nhân song đều có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau vì cả hai đều có cùng một cơ sở là xuất phát từ hành vi phạm tội cụ thể của cá nhân người phạm tội [90, tr.29]. Với quan điểm như vậy, gắn với các quy định của BLHS về TNHS của PNTM, PGS.TS Trịnh Tiến Việt đưa ra khái niệm TNHS như sau: TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định đối với người hoặc PNTM phạm tội [90, tr.29]. So với các khái niệm về TNHS khác mà tác giả tiếp cận thì thấy rằng không có sự khác biệt về bản chất của TNHS, khái niệm này bổ sung cụm từ “hoặc PNTM phạm tội” để mở rộng khái niệm TNHS sang gồm cả PNTM.Về cơ bản NCS đồng tình với quan điểm của PGS.TS Trịnh Tiến Việt như trên, bởi về bản chất pháp lý, TNHS của pháp nhân cũng giống như TNHS của thể nhân. Đó là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu do TA nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với pháp nhân vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được được luật hình sự quy định là tội phạm. Nội dung TNHS của pháp nhân cũng như cá nhân đều là các biện pháp cưỡng chế nhà nước thể hiện ở chỗ TA áp dụng: Hình phạt, các biện pháp tư pháp hình sự và án tích đối với pháp nhân [7, tr.27].Vấn đề đặt ra ở đây là, theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Để truy cứu TNHS đối với một người, cơ quan THTT phải xác định được hành vi phạm tội (actus reus) và yếu tố lỗi (mens rea) của người thực hiện hành vi đó. Yếu tố hành vi đòi hỏi phải có hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài và hậu quả do hành vi đó gây ra, yếu tố chủ quan đòi hỏi chủ thể có một thái độ tâm lý là khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi và điều khiển được ý chí của mình. Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan (khách thể, mặt khách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được thừa nhận chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn toàn đúng khi TNHS được áp dụng đối với thể nhân. Trong khi đó, đối với pháp nhân, được coi là “con người pháp lý”, được hình thành nên bởi sự kết hợp của nhiều thể nhân và “hành vi” của nó được thực hiện thông qua các thể nhân cụ thể thì lý thuyết truyền thống trở nên bất cập. Các vấn đề như pháp nhân có thái độ tâm lý, có thể tính đến yếu tố chủ quan, yếu tố lỗi như quan điểm truyền thống hay không, toàn bộ pháp nhân có phải chịu TNHS đối với hành vi do một số cá nhân thực hiện hay không... không thể giải quyết được bằng lý thuyết truyền thống về tội phạm .Tuy vậy, những vấn đề lý luận trong việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân đặt ra ở trên hoàn toàn có thể giải quyết được, luận giải được bằng việc dựa trên các học thuyết về TNHS của pháp nhân đã được khoa học luật hình sự thừa nhận rộng rãi. Theo đó, hiện nay có nhiều học thuyết về TNHS của pháp nhân, trong đó nổi bật là ba học thuyết: Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability), Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability) và Học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/Culture Theory).Theo học thuyết trách nhiệm thay thế, có thể áp đặt trách nhiệm lên người đứng đầu hoặc pháp nhân đối với hành vi của người làm công hoặc người được giao nhiệm vụ. Để áp dụng TNHS đối với pháp nhân cần phải: (1) Trước hết, khẳng định hành vi của cá nhân cũng cấu thành tội phạm nhất định; (2) “Áp đặt” TNHS của các cá nhân đó lên pháp nhân bởi chính mối quan hệ giữa các cá nhân đó với pháp nhân. Theo đó, bất cứ hoạt động nào mà người làm công, cá nhân nhân danh pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa pháp nhân với nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính do tổ chức, pháp nhân thực hiện. Vì vậy, người làm công có hành vi vi phạm do thực hiện nhiệm vụ thì người giao nhiệm vụ là pháp nhân phải gánh chịu trách nhiệm.Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều hành) tổ chức, pháp nhân như chính là hành vi, lỗi của pháp nhân. Điều đó có nghĩa, hành vi, lỗi của pháp nhân được đánh giá thông qua hành vi, lỗi của cá nhân những người có quyền quản lý, điều hành pháp nhân đó. Về điều kiện cần và đủ để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, học thuyết này có quan điểm rõ ràng đó là: (1) Pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của các nhân; (2) Hành vi phạm tội được cá nhân thực hiện nhân danh, thay mặt hoặc đại diện cho tổ chức, pháp nhân; (3) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân; (4) Hành vi được dự lãnh đạo, điều hành hoặc cho phép của pháp nhân. Như vậy, để có thể truy cứu TNHS pháp nhân, chỉ cần chứng minh hành vi của cá nhân là tội phạm và các điều kiện trách nhiệm hình sự nêu trên của pháp nhân.Học thuyết hệ thống/văn hóa xác định tội của pháp nhân thông qua đánh giá vấn đề văn hóa của pháp nhân và việc thực thi văn hóa trong pháp nhân. Nội dung của học thuyết này khi nhận định về cơ sở để truy cứu TNHS một pháp nhân thông qua các yếu tố thuộc về văn hóa của pháp nhân như: Nhân viên quản lý cấp cao của tổ chức, pháp nhân trao cho một người hay một số người nào đó quyền để thực hiện hành vi cấu thành tội phạm hoặc sự phục tùng và tin tưởng vào sự chấp thuận từ lãnh đạo pháp nhân nên có thành viên của pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, cần phải có ba yếu tố: (1) Có hành vi phạm tội của nhân viên tổ chức, công ty; (2) Nhân viên đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao hoặc ủy quyền; (3) Thông qua văn hóa tổ chức, pháp nhân có chứng cứ cho thấy rằng nhân viên thực hiện hành vi phạm tội đó nhận thức được rằng tổ chức, pháp nhân đã chỉ đạo, ủng hộ hay không phản đối hành vi mà họ thực hiện hoặc có lỗi là đã không tạo ra và duy trì một kiểu văn hóa (Điều lệ, quy định...) đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật trong phạm vi tổ chức, công ty [17, tr.13]. Như vậy, với việc chấp nhận các học thuyết về TNHS của pháp nhân nêu trên để làm cơ sở lý luận cho việc luận giải việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân thì có thể giải quyết được điểm nghẽn về mặt lý luận, làm cơ sở lý luận vững chắc cho việc quy định TNHS của pháp nhân trong luật hình sự. Theo các học thuyết về TNHS đối với pháp nhân nêu trên thì việc quy định về TNHS đối với pháp nhân không trái quan điểm truyền thống của khoa học luật hình sự, bởi vì, tổ chức, pháp nhân chịu TNHS thông qua hành vi của thể nhân ở dạng đại diện, được ủy quyền (thuyết trách nhiệm thay thế, thuyết văn hóa pháp nhân…) hoặc ở dạng đồng nhất, coi hành vi lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của cá nhân có thẩm quyền chính là hành vi của tổ chức, pháp nhân [7, tr.25]. Cũng từ các học thuyết TNHS của pháp nhân thấy rằng, để áp dụng TNHS đối với pháp nhân thì cần xác định những điều kiện TNHS nhất định, những điều kiện đó khác với điều kiện TNHS đối với thể nhân.Ở đây, nếu chưa đề cập tới việc xác định pháp nhân như thế nào là phạm tội (nếu quan niệm pháp nhân là chủ thể của tội phạm) hay bị “quy kết” là phạm tội (nếu quan niệm pháp nhân chỉ là chủ thể của TNHS) mà chỉ đề cập tới việc áp đặt TNHS đối với pháp nhân thì có thể khẳng định rằng có thể truy cứu TNHS của pháp nhân khi chấp nhận các học thuyết về TNHS của pháp nhân để làm cơ sở lý luận cho việc luận giải việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân. Tuy vậy, trong điều kiện và tư duy lập pháp của Việt Nam, NCS cho rằng sử dụng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm và đồng thời kết hợp một số yếu tố hợp lý của các học thuyết khác là hợp lý nhất để làm căn cứ lý luận cho việc luận giải TNHS của pháp nhân. Theo đó, chủ yếu bằng cách đồng nhất hành vi, lỗi của cá nhân người lãnh đạo, chỉ huy với hành vi, lỗi của tổ chức là cách lý giải đơn giản và hợp lý cơ sở TNHS của tổ chức. Nói cách khác, hành vi, lỗi của người lãnh đạo, chỉ huy cũng được coi là hành vi, lỗi của tổ chức. Hơn nữa, với việc thừa nhận kết quả học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm và kết hợp một số yếu tố hợp lý của các học thuyết khác sẽ giải quyết được yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và sự bình đẳng của cá nhân và tổ chức trong xử lý tội phạm. Việc không quy định TNHS của tổ chức, pháp nhân sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật và sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta [17, tr.24]. Hơn nữa với những hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của một hay nhiều cá nhân là thành viên của pháp nhân đó. Các cá nhân đó thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt, vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân hoặc ít nhất là hành vi đó được tổ chức, pháp nhân chấp nhận và chịu sự kiểm soát của tổ chức, pháp nhân mà người đó là thành viên. Thế nhưng, nếu pháp luật hình sự quy định cá nhân đó có thể phải chịu TNHS, còn pháp nhân có thể được hưởng lợi từ hành vi đó thì lại không phải chịu TNHS là một điều bất hợp lý, thiếu thuyết phục, điều này sẽ vô hình trung trở thành sự khuyến khích cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của pháp nhân.Như vậy, có thể thấy các quan điểm đều thống nhất TNHS của pháp nhân là một loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với pháp nhân khi pháp nhân đó thực hiện một hành vi phạm tội thể hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước dưới hình thức hình phạt. Truy cứu TNHS pháp nhân là khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử đối với một pháp nhân. Các cơ quan THTT có trách nhiệm điều tra, buộc tội khi tìm đủ chứng cứ cần thiết để chứng minh hành vi phạm tội của pháp nhân thì có quyền truy cứu TNHS của pháp nhân, trong đó có quyền truy tố ra TA để xét xử để TA xem xét có kết tội và áp dụng hình phạt hay không. Về chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân không thể áp dụng hình phạt tử hình hoặc phạt tù như đối với cá nhân mà nhiều chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân phải mang tính chất đặc trưng như là chế tài giải tán pháp nhân, buộc pháp nhân đó bị hạn chế một số quyền trong hoạt động kinh doanh, tăng thuế, bị tịch thu tài sản, tiền bạc, phạt tiền... Trong các chế tài này, có một số chế tài này không thể áp dụng đối với cá nhân.Theo: Vũ Văn TưLink luận án: https://docs.google.com/document/d/17ogS1V_Ww37SE1jW4uscSpa5ApE4sWFy/edit