0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ad85062d096-_CÁC-GIẢI-PHÁP-NÂNG-CAO-HIỆU-QUẢ-XÃ-HỘI-HOÁ-THI-HÀNH-ÁN-DÂN-SỰ-Ở-VIỆT-NAM.jpg.webp

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xã hội hoá tổ chức thi hành án dân sự

Một là, các quy định về tổ chức bộ máy TPL

Trong giai đoạn hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ dân trí của nước ta vẫn còn chưa đồng đều ở các vùng, khu vực, thành thị và nông thôn. Với cơ chế “xin - cho” đã tồn tại trong một thời gian dài, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa hiệu quả, không đến nơi đến chốn đã dẫn đến người dân không được tiếp cận một cách đầy đủ các quy định của pháp luật, cộng thêm tâm lý e ngại khi đến cơ quan công quyền, dẫn đến việc sử dụng dịch vụ công, dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình là một điều gì đó xa lạ. Thêm vào đó, mô hình TPL mặc dù đã tồn tại ở miền Nam Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 và mới được tái lập lại từ năm 2009 đến nay thông qua Nghị quyết số 24/2008/QH12, mô hình này tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhận thức của người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan, ban, ngành ở địa phương như đã phân tích ở Chương 2. Chính vì vậy, theo NCS tạm thời trong giai đoạn hiện nay đến hết năm 2030 chúng ta vẫn nên giữ mô hình THADS bán công như hiện nay, tức là vừa có sự tham gia của các tổ chức thi hành án tư nhân (TPL) vào quá trình thi hành án bên cạnh cơ quan THADS của Nhà nước. Tuy nhiên, từ giờ tới lúc đó, để đảm bảo mô hình TPL được phát triển đúng như mục tiêu ban đầu khi khôi phục lại chế định này là: giảm bớt gánh nặng cho cơ quan THADS, là tổ chức hành nghề độc lập, chuyên nghiệp của những người có đầy đủ điều kiện do Nhà nước bổ nhiệm hoạt động trong lĩnh vực thi hành án và hỗ trợ cơ quan tư pháp, cung cấp các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, không sử dụng chi phí từ ngân sách Nhà nước mà ngược lại còn đóng thuế cho Nhà nước đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm trong xã hội, thì Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL cần có có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn theo hướng bỏ đi quy định không phù hợp tại Điều 55 về Quyết định thi hành án theo đó:

“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng TPL căn cứ vào nội dung hợp đồng dịch vụ và thẩm quyền thi hành án quy định tại Điều 35 của Luật THADS có văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng Cục THADS nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền. Văn bản đề nghị phải kèm theo đơn yêu cầu thi hành án theo ủy quyền, bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Luật THADS và các tài liệu có liên quan.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trưởng Văn phòng TPL, Thủ trưởng cơ quan THADS phải xem xét, ra quyết định thi hành án; trường hợp không ra quyết định thi hành án thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.”

Bởi vì, với những quy định như trên, thực tế điều luật đã buộc TPL và Văn phòng TPL phải lệ thuộc vào Chi cục thi hành án hoặc Cơ quan THADS. Đối với mỗi yêu cầu thi hành án nhận được từ người yêu cầu, sau khi đạt được thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án, TPL không còn được độc lập ra quyết định thi hành án mà phải chuyển hồ sơ, đề nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng cục THADS ra quyết định thi hành án, tổ chức thực hiện theo quyết định được ban hành của Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng cục THADS. Trong khi đó, TPL và Cơ quan THADS đều có chức năng, thẩm quyền THADS và ở mức độ nào đó là “cạnh tranh” với nhau. Chính vì lẽ đó, Nghị định 08/2020/NĐ-CP đặt ra quy định TPL phải “có đơn yêu cầu” gửi “thủ trưởng Cơ quan THADS xem xét, ra quyết định” là tạo ra sự phụ thuộc về mặt thủ tục hành chính không đáng có, đồng thời làm mất đi sự độc lập vốn có của TPL khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vỗn dĩ việc thi hành án của TPL trước kia là chủ động, linh hoạt hơn và là lợi thế của TPL so với cơ quan THADS Nhà nước, thì nay, với quy định tại Điều 55 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP sẽ làm mất đi lợi thế này. Hơn nữa, việc xem xét của Thủ trưởng cơ quan thi hành án có bản chất là việc tham gia, can thiệp vào quan hệ tư của TPL với người yêu cầu, đi ngược lại với tinh thần của cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, quy định của điều luật có thể làm chậm trễ và giảm hiệu quả của việc thi hành án. Sau khi TPL nhận được yêu cầu thi hành án của người yêu cầu và các bên thỏa thuận được về việc tổ chức thi hành án thì Trưởng văn phòng phải chuyển hồ sơ cho cơ quan THADS đề nghị ra quyết định thi hành án, đồng thời cơ quan này muốn ra quyết định phải xem xét kĩ lưỡng hồ sơ, toàn bộ các giai đoạn này mất nhiều thời gian (tối đa là 10 ngày) và vì vậy có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người yêu cầu trên thực tế khi bản án chưa thể được thi hành ngay dẫn tới tài sản có thể bị tẩu tán dẫn tới việc thi hành bản án hoàn toàn có thể bị chậm chễ và mục đích chính là bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án theo bản án sẽ không thực hiện được. Mặt khác, với quy định “thủ trưởng cơ quan THADS xem xét ra quyết định” như vậy sẽ tạo sự khó khăn cho các chủ thể trong thỏa thuận thi hành án và có thể làm giảm uy tín của TPL trước khách hàng. Bởi vì khi TPL mất đi tính chủ động, linh hoạt thì thời gian yêu cầu thi hành án tăng lên, dẫn tới người dân khi có nhu cầu thì sẽ trực tiếp tới Chi cục thi hành án thay vì tới TPL vì thời gian chờ đợi cũng như nhau, trong khi đó cơ quan THADS rõ ràng có thẩm quyền rộng hơn và còn được áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. Đồng thời, khi Chi cục trưởng/Cục trưởng cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành án sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của văn phòng TPL thì không những quyền lợi của người yêu cầu không được bảo đảm mà hợp đồng về việc tổ chức thi hành án giữa các bên cũng sẽ không thể thực hiện được, trong khi các quy định của pháp luật lại không có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này dẫn tới các bên phải mất thời gian áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết. Chính vì lẽ đó, qua thời gian, khách hàng có nhu cầu sẽ bớt tìm tới TPL để yêu cầu THADS nhằm tránh những rắc rối có thể xảy ra.

Hai là, về phạm vi thẩm quyền của TPL

TPL là tổ chức thi hành án tư nhân được Nhà nước chuyển giao một phần các công việc do Nhà nước đảm nhận để thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực thi hành án gắn với trách nhiệm bảo đảm thi hành của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, TPL với những nhiệm vụ vừa mang tính tố tụng (tống đạt văn bản tư pháp), vừa mang tính bổ trợ tư pháp, trong phạm vi hoạt động có thẩm quyền áp dụng một số các biện pháp có thể ảnh hưởng hoặc trong một số trường hợp có thể hạn chế quyền cơ bản của công dân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thời gian thí điểm và cho đến nay, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của TPL mới chỉ được điều chỉnh bằng Nghị định tạo ra rất nhiều khó khăn, rào cản pháp lý đối với hiệu quả hoạt động của TPL, ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thậm chí, có quan điểm cho rằng nếu giao cho TPL thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án là vi hiến, trong khi vướng mắc cốt lõi chỉ là những nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao cho TPL chưa được quy định bằng luật để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và bình đẳng của TPL so với CHV khi cùng tiến hành hoạt động thi hành án.

Vì vậy, trước mắt để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TPL, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 08/2020/NĐ-CP theo hướng tăng thẩm quyền và mở rộng phạm vi những công việc mà TPL được thực hiện cho phù hợp với thực tiễn THADS. Bên cạnh đó, cần rà soát để cụ thể hóa các quy định mới trong các bộ luật, luật tố tụng liên quan đến hoạt động của TPL như tống đạt văn bản của Tòa án, xác minh điều kiện thi hành án… Trong đó, cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự vì những quy định trong bộ luật này liên quan chủ yếu đến việc tống đạt văn bản trong tố tụng, mà thẩm quyền cấp các văn bản tống đạt của TPL mặc dù đã được thừa nhận từ lâu trong Nghị định nhưng lại chưa được quy định cụ thể trong Luật này, gây khó khăn trong hoạt động của TPL. Chính vì lẽ đó, theo NCS nên bổ sung theo hướng ”TPL có thẩm quyền tống đạt các văn bản tố tụng theo Luật này và các Luật có liên quan”.

Theo: Nguyễn Thị Tuyền

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1o8ol9cRXHH06CrKDNCNrzIavPSRrtbvF/edit?rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
559 ngày trước
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HOÁ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xã hội hoá tổ chức thi hành án dân sựMột là, các quy định về tổ chức bộ máy TPLTrong giai đoạn hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ dân trí của nước ta vẫn còn chưa đồng đều ở các vùng, khu vực, thành thị và nông thôn. Với cơ chế “xin - cho” đã tồn tại trong một thời gian dài, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa hiệu quả, không đến nơi đến chốn đã dẫn đến người dân không được tiếp cận một cách đầy đủ các quy định của pháp luật, cộng thêm tâm lý e ngại khi đến cơ quan công quyền, dẫn đến việc sử dụng dịch vụ công, dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình là một điều gì đó xa lạ. Thêm vào đó, mô hình TPL mặc dù đã tồn tại ở miền Nam Việt Nam giai đoạn trước năm 1975 và mới được tái lập lại từ năm 2009 đến nay thông qua Nghị quyết số 24/2008/QH12, mô hình này tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhận thức của người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan, ban, ngành ở địa phương như đã phân tích ở Chương 2. Chính vì vậy, theo NCS tạm thời trong giai đoạn hiện nay đến hết năm 2030 chúng ta vẫn nên giữ mô hình THADS bán công như hiện nay, tức là vừa có sự tham gia của các tổ chức thi hành án tư nhân (TPL) vào quá trình thi hành án bên cạnh cơ quan THADS của Nhà nước. Tuy nhiên, từ giờ tới lúc đó, để đảm bảo mô hình TPL được phát triển đúng như mục tiêu ban đầu khi khôi phục lại chế định này là: giảm bớt gánh nặng cho cơ quan THADS, là tổ chức hành nghề độc lập, chuyên nghiệp của những người có đầy đủ điều kiện do Nhà nước bổ nhiệm hoạt động trong lĩnh vực thi hành án và hỗ trợ cơ quan tư pháp, cung cấp các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, không sử dụng chi phí từ ngân sách Nhà nước mà ngược lại còn đóng thuế cho Nhà nước đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm trong xã hội, thì Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TPL cần có có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn theo hướng bỏ đi quy định không phù hợp tại Điều 55 về Quyết định thi hành án theo đó:“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng TPL căn cứ vào nội dung hợp đồng dịch vụ và thẩm quyền thi hành án quy định tại Điều 35 của Luật THADS có văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng Cục THADS nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền. Văn bản đề nghị phải kèm theo đơn yêu cầu thi hành án theo ủy quyền, bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Luật THADS và các tài liệu có liên quan.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trưởng Văn phòng TPL, Thủ trưởng cơ quan THADS phải xem xét, ra quyết định thi hành án; trường hợp không ra quyết định thi hành án thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.”Bởi vì, với những quy định như trên, thực tế điều luật đã buộc TPL và Văn phòng TPL phải lệ thuộc vào Chi cục thi hành án hoặc Cơ quan THADS. Đối với mỗi yêu cầu thi hành án nhận được từ người yêu cầu, sau khi đạt được thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án, TPL không còn được độc lập ra quyết định thi hành án mà phải chuyển hồ sơ, đề nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng cục THADS ra quyết định thi hành án, tổ chức thực hiện theo quyết định được ban hành của Chi cục trưởng Chi cục THADS hoặc Cục trưởng cục THADS. Trong khi đó, TPL và Cơ quan THADS đều có chức năng, thẩm quyền THADS và ở mức độ nào đó là “cạnh tranh” với nhau. Chính vì lẽ đó, Nghị định 08/2020/NĐ-CP đặt ra quy định TPL phải “có đơn yêu cầu” gửi “thủ trưởng Cơ quan THADS xem xét, ra quyết định” là tạo ra sự phụ thuộc về mặt thủ tục hành chính không đáng có, đồng thời làm mất đi sự độc lập vốn có của TPL khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Vỗn dĩ việc thi hành án của TPL trước kia là chủ động, linh hoạt hơn và là lợi thế của TPL so với cơ quan THADS Nhà nước, thì nay, với quy định tại Điều 55 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP sẽ làm mất đi lợi thế này. Hơn nữa, việc xem xét của Thủ trưởng cơ quan thi hành án có bản chất là việc tham gia, can thiệp vào quan hệ tư của TPL với người yêu cầu, đi ngược lại với tinh thần của cải cách tư pháp.Bên cạnh đó, quy định của điều luật có thể làm chậm trễ và giảm hiệu quả của việc thi hành án. Sau khi TPL nhận được yêu cầu thi hành án của người yêu cầu và các bên thỏa thuận được về việc tổ chức thi hành án thì Trưởng văn phòng phải chuyển hồ sơ cho cơ quan THADS đề nghị ra quyết định thi hành án, đồng thời cơ quan này muốn ra quyết định phải xem xét kĩ lưỡng hồ sơ, toàn bộ các giai đoạn này mất nhiều thời gian (tối đa là 10 ngày) và vì vậy có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người yêu cầu trên thực tế khi bản án chưa thể được thi hành ngay dẫn tới tài sản có thể bị tẩu tán dẫn tới việc thi hành bản án hoàn toàn có thể bị chậm chễ và mục đích chính là bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án theo bản án sẽ không thực hiện được. Mặt khác, với quy định “thủ trưởng cơ quan THADS xem xét ra quyết định” như vậy sẽ tạo sự khó khăn cho các chủ thể trong thỏa thuận thi hành án và có thể làm giảm uy tín của TPL trước khách hàng. Bởi vì khi TPL mất đi tính chủ động, linh hoạt thì thời gian yêu cầu thi hành án tăng lên, dẫn tới người dân khi có nhu cầu thì sẽ trực tiếp tới Chi cục thi hành án thay vì tới TPL vì thời gian chờ đợi cũng như nhau, trong khi đó cơ quan THADS rõ ràng có thẩm quyền rộng hơn và còn được áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. Đồng thời, khi Chi cục trưởng/Cục trưởng cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành án sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của văn phòng TPL thì không những quyền lợi của người yêu cầu không được bảo đảm mà hợp đồng về việc tổ chức thi hành án giữa các bên cũng sẽ không thể thực hiện được, trong khi các quy định của pháp luật lại không có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này dẫn tới các bên phải mất thời gian áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết. Chính vì lẽ đó, qua thời gian, khách hàng có nhu cầu sẽ bớt tìm tới TPL để yêu cầu THADS nhằm tránh những rắc rối có thể xảy ra.Hai là, về phạm vi thẩm quyền của TPLTPL là tổ chức thi hành án tư nhân được Nhà nước chuyển giao một phần các công việc do Nhà nước đảm nhận để thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực thi hành án gắn với trách nhiệm bảo đảm thi hành của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, TPL với những nhiệm vụ vừa mang tính tố tụng (tống đạt văn bản tư pháp), vừa mang tính bổ trợ tư pháp, trong phạm vi hoạt động có thẩm quyền áp dụng một số các biện pháp có thể ảnh hưởng hoặc trong một số trường hợp có thể hạn chế quyền cơ bản của công dân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thời gian thí điểm và cho đến nay, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của TPL mới chỉ được điều chỉnh bằng Nghị định tạo ra rất nhiều khó khăn, rào cản pháp lý đối với hiệu quả hoạt động của TPL, ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thậm chí, có quan điểm cho rằng nếu giao cho TPL thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án là vi hiến, trong khi vướng mắc cốt lõi chỉ là những nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao cho TPL chưa được quy định bằng luật để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và bình đẳng của TPL so với CHV khi cùng tiến hành hoạt động thi hành án.Vì vậy, trước mắt để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TPL, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 08/2020/NĐ-CP theo hướng tăng thẩm quyền và mở rộng phạm vi những công việc mà TPL được thực hiện cho phù hợp với thực tiễn THADS. Bên cạnh đó, cần rà soát để cụ thể hóa các quy định mới trong các bộ luật, luật tố tụng liên quan đến hoạt động của TPL như tống đạt văn bản của Tòa án, xác minh điều kiện thi hành án… Trong đó, cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự vì những quy định trong bộ luật này liên quan chủ yếu đến việc tống đạt văn bản trong tố tụng, mà thẩm quyền cấp các văn bản tống đạt của TPL mặc dù đã được thừa nhận từ lâu trong Nghị định nhưng lại chưa được quy định cụ thể trong Luật này, gây khó khăn trong hoạt động của TPL. Chính vì lẽ đó, theo NCS nên bổ sung theo hướng ”TPL có thẩm quyền tống đạt các văn bản tố tụng theo Luật này và các Luật có liên quan”.Theo: Nguyễn Thị TuyềnLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1o8ol9cRXHH06CrKDNCNrzIavPSRrtbvF/edit?rtpof=true