0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64aecd440c569-_NHỮNG-BÀI-HỌC-RÚT-RA-CHO-VIỆT-NAM-TỪ-VIỆC-NGHIÊN-CỨU-CHÍNH-SÁCH-THUẾ-NHÀ-Ở,-ĐẤT-Ở-CỦA-MỘT-SỐ-NƯỚC-TRÊN-THẾ-GIỚI.jpg.webp

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1.     Những bài học rút ra cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chính sách thuế nhà ở, đất ở của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Từ việc nghiên cứu chính sách thuế nhà ở, đất ở của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở như sau:

- Bài học kinh nghiệm 1: chính sách thuế BĐS nói chung và chính sách thuế nhà ở, đất ở nói riêng là những chính sách thuế đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Trong quá trình phát triển, các quốc gia luôn nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các sắc thuế nhà ở, đất ở như: thuế đăng ký nhà ở, đất ở; thuế sử dụng nhà ở; thuế sử dụng đất ở; thuế thừa kế, cho tặng nhà ở, đất ở; thuế chuyển nhượng nhà ở, đất ở nhằm góp phần quản lý và điều tiết kinh tế nói chung và thị trường nhà ở, đất ở nói riêng. Việc cải cách chính sách thuế nhà ở, đất ở là tất yếu, khách quan.

- Bài học kinh nghiệm 2: thuế nhà ở, đất ở là nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương, nhưng không vì thế mà nóng vội trong việc nghiên cứu nhằm cải cách triệt để hệ thống thuế này, bởi lẽ việc cải cách còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội, nhận thức của người dân,… và đặc biệt là công tác quản lý nhà ở, đất ở. Do đó, cải cách cần tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và trình độ quản lý nhà ở, đất ở.

- Bài học kinh nghiệm 3: các sắc thuế nhà ở, đất ở được xây dựng độc lập hay kết hợp với một số chính sách thu khác đối với BĐS tùy thuộc vào mục đích của nhà nước, điều kiện thực tế và tập quán của mỗi nước, nhưng cơ sở tính thuế nhà ở, đất ở phải là giá trị của nhà ở, đất ở. Việc áp dụng thuế suất lũy tiến là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nắm giữ, chuyển dịch nhà ở, đất ở, hạn chế việc đầu cơ nhà ở, đất ở và thúc đẩy việc sử dụng nhà ở, đất ở. Tuy nhiên, các bậc giá trị tính thuế và các mức thuế suất cụ thể cần phải được nghiên cứu cụ thể trong mối quan hệ với các sắc thuế đánh vào thu nhập và khả năng nộp thuế trong dân cư. Trong một số trường hợp, tuỳ theo các mục tiêu và cách thức quản lý cụ thể có thể xây dựng biểu thuế với thuế suất tỷ lệ ổn định đối với từng loại tài sản.

- Bài học kinh nghiệm 4: các yếu tố để làm căn cứ tính thuế nhà ở, đất ở là diện tích, giá nhà ở, đất ở và thuế suất. Việc định giá nhà ở, đất ở để đánh thuế phải phù hợp với giá trị thị trường nhằm đảm bảo công bằng, hạn chế các hiện tượng tiêu cực gây thất thoát nguồn thu. Mức thuế suất cho thuế nhà ở, đất ở phải phù hợp giá trị kinh tế mà nhà ở, đất ở có thể mang lại và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương.

- Bài học kinh nghiệm 5: để quản lý và ổn định thị trường nhà ở, đất ở, thì nhà nước nên đưa ra các mức thuế suất cao đối với những nhà ở, đất ở sử dụng không đúng mục đích, hoặc bỏ hoang.

- Bài học kinh nghiệm 6: nhìn chung các quốc gia đều xây dựng các mức miễn trừ, các trường hợp miễn thuế và các trường hợp giảm thuế. Do vậy, thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam cũng phải tính đến các quy định này. Vấn đề quy định như thế nào, đối tượng, trường hợp, mức miễn trừ, miễn, giảm thuế phải dựa vào các cơ sở lý luận, sự đồng bộ trong hệ thống các chính sách, đời sống dân cư, các mục tiêu quản lý cụ thể.

- Bài học kinh nghiệm 7: Thuế đánh vào việc đăng ký nhà ở, đất ở sẽ đánh một lần. Đối tượng nộp thuế khi có nhà ở, đất ở chịu thuế phải thực hiện kê khai với cơ quan thuế và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế hoặc theo số liệu kê khai. Còn đối với thuế sử dụng nhà ở, đất ở thì khoản thuế này thường được thu hàng năm, có thể được ổn định trong một thời gian nhất định hoặc thay đổi theo thời gian tuỳ theo mức độ sử dụng hoặc biến động của giá cả thị trường. Việc quản lý thu thuế do cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh các giao dịch hoặc có nhà ở, đất ở chịu thuế đảm nhận. Nguồn thu từ thuế có thể được sử dụng cho ngân sách địa phương hoặc được phân bổ giữa các cấp ngân sách khác nhau.

Theo: Phạm Văn Bình

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
556 ngày trước
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1.     Những bài học rút ra cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chính sách thuế nhà ở, đất ở của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giớiTừ việc nghiên cứu chính sách thuế nhà ở, đất ở của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở như sau:- Bài học kinh nghiệm 1: chính sách thuế BĐS nói chung và chính sách thuế nhà ở, đất ở nói riêng là những chính sách thuế đã tồn tại từ lâu trên thế giới. Trong quá trình phát triển, các quốc gia luôn nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các sắc thuế nhà ở, đất ở như: thuế đăng ký nhà ở, đất ở; thuế sử dụng nhà ở; thuế sử dụng đất ở; thuế thừa kế, cho tặng nhà ở, đất ở; thuế chuyển nhượng nhà ở, đất ở nhằm góp phần quản lý và điều tiết kinh tế nói chung và thị trường nhà ở, đất ở nói riêng. Việc cải cách chính sách thuế nhà ở, đất ở là tất yếu, khách quan.- Bài học kinh nghiệm 2: thuế nhà ở, đất ở là nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương, nhưng không vì thế mà nóng vội trong việc nghiên cứu nhằm cải cách triệt để hệ thống thuế này, bởi lẽ việc cải cách còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội, nhận thức của người dân,… và đặc biệt là công tác quản lý nhà ở, đất ở. Do đó, cải cách cần tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và trình độ quản lý nhà ở, đất ở.- Bài học kinh nghiệm 3: các sắc thuế nhà ở, đất ở được xây dựng độc lập hay kết hợp với một số chính sách thu khác đối với BĐS tùy thuộc vào mục đích của nhà nước, điều kiện thực tế và tập quán của mỗi nước, nhưng cơ sở tính thuế nhà ở, đất ở phải là giá trị của nhà ở, đất ở. Việc áp dụng thuế suất lũy tiến là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nắm giữ, chuyển dịch nhà ở, đất ở, hạn chế việc đầu cơ nhà ở, đất ở và thúc đẩy việc sử dụng nhà ở, đất ở. Tuy nhiên, các bậc giá trị tính thuế và các mức thuế suất cụ thể cần phải được nghiên cứu cụ thể trong mối quan hệ với các sắc thuế đánh vào thu nhập và khả năng nộp thuế trong dân cư. Trong một số trường hợp, tuỳ theo các mục tiêu và cách thức quản lý cụ thể có thể xây dựng biểu thuế với thuế suất tỷ lệ ổn định đối với từng loại tài sản.- Bài học kinh nghiệm 4: các yếu tố để làm căn cứ tính thuế nhà ở, đất ở là diện tích, giá nhà ở, đất ở và thuế suất. Việc định giá nhà ở, đất ở để đánh thuế phải phù hợp với giá trị thị trường nhằm đảm bảo công bằng, hạn chế các hiện tượng tiêu cực gây thất thoát nguồn thu. Mức thuế suất cho thuế nhà ở, đất ở phải phù hợp giá trị kinh tế mà nhà ở, đất ở có thể mang lại và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương.- Bài học kinh nghiệm 5: để quản lý và ổn định thị trường nhà ở, đất ở, thì nhà nước nên đưa ra các mức thuế suất cao đối với những nhà ở, đất ở sử dụng không đúng mục đích, hoặc bỏ hoang.- Bài học kinh nghiệm 6: nhìn chung các quốc gia đều xây dựng các mức miễn trừ, các trường hợp miễn thuế và các trường hợp giảm thuế. Do vậy, thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam cũng phải tính đến các quy định này. Vấn đề quy định như thế nào, đối tượng, trường hợp, mức miễn trừ, miễn, giảm thuế phải dựa vào các cơ sở lý luận, sự đồng bộ trong hệ thống các chính sách, đời sống dân cư, các mục tiêu quản lý cụ thể.- Bài học kinh nghiệm 7: Thuế đánh vào việc đăng ký nhà ở, đất ở sẽ đánh một lần. Đối tượng nộp thuế khi có nhà ở, đất ở chịu thuế phải thực hiện kê khai với cơ quan thuế và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế hoặc theo số liệu kê khai. Còn đối với thuế sử dụng nhà ở, đất ở thì khoản thuế này thường được thu hàng năm, có thể được ổn định trong một thời gian nhất định hoặc thay đổi theo thời gian tuỳ theo mức độ sử dụng hoặc biến động của giá cả thị trường. Việc quản lý thu thuế do cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh các giao dịch hoặc có nhà ở, đất ở chịu thuế đảm nhận. Nguồn thu từ thuế có thể được sử dụng cho ngân sách địa phương hoặc được phân bổ giữa các cấp ngân sách khác nhau.Theo: Phạm Văn BìnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true