0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64aecdebecc87-THỰC-TRẠNG-NHÀ-Ở,-ĐẤT-Ở-TẠI-VIỆT-NAM.jpg.webp

THỰC TRẠNG NHÀ Ở, ĐẤT Ở TẠI VIỆT NAM

 

2.1.1.  Đánh giá thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Như vậy, trong những năm vừa qua thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, ở đây đánh giá khái quát về thực trạng trên như sau:

- Những thành công về nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Thứ nhất, những nỗ lực trong công tác quản lý đã tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển thị trường nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Thị trường quyền sử dụng đất đã nhanh chóng hình thành và phát triển trên các lĩnh vực giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất đai (nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt), thúc đẩy các ngành cũng như nhiều lĩnh vực của nền kinh tề phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, du lịch,….). Thị trường nhà ở, đất ở phát triển nhanh đã thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển (cả đầu tư trong nước và ngoài nước) góp phần làm cho tình trạng kinh tế- xã hội của đất nước chuyển biến nhanh.

Thứ hai, Luật đất đai và Luật nhà ở cùng các văn bản pháp luật khác là một bước tiến lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện để quan hệ đất đai tiếp cận với cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Các quy định của Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần được tham gia tiếp cận đất đai để phát triển nhà ở kinh doanh.

Thứ ba, việc Nhà nước cho phép kinh doanh nhà ở tạo điều kiện để khắc phục các tiêu cực trong quản lý nhà- đất, động viên được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở cho dân cư ở, nhất là tại các đô thị lớn. Bình quân diện tích tính theo đầu người năm 1991 mới là 6,7 m2/người, đến năm 2000 là 7,5 m2/người, thì đến 2009 đã lên tới 17,9 m2/người và năm 2011 là 18,5 m2/người.

Thứ tư, việc quản lý của Nhà nước về nhà ở, đất ở trong thời gian qua đã được thực hiện tương đối hiệu quả, từ cải cách các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, đến các cải cách hành chính trong quá trình quản lý, chính điều này đã tạo điều kiện cho các loại BĐS được đưa vào sử dụng hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo ra sự sôi động cho một số lĩnh vực liên quan như ngành xây dựng, vật liệu, giao thông vận tải,… và tác động đến tăng trưởng kinh tế, thu hút được lượng vốn đáng kể từ người dân và từ bên ngoài, kể cả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào phát triển BĐS trong nước. Do vậy lượng cung nhà ở tăng lên một cách đáng kể, từ đó giải quyết được một phần nào nhu cầu chính đáng về nhà ở cho người dân.

- Những tồn tại về nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Thứ nhất, thị trường nhà ở, đất ở giao dịch ngầm vẫn nhiều, tình trạng đầu cơ nhà ở, đất ở vẫn diễn ra rất phức tạp. Thông tin trên thị trường nhà ở, đất ở còn mang tính khép kín, khó tiếp cận…

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhà ở, đất ở và kinh doanh nhà ở, đất ở nói chung còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và những đòi hỏi của xã hội. Mặc dù đã có một số quy định pháp lý liên quan đến nhà ở, đất ở; nhưng còn phân tán ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS… Thứ ba, quản lý nhà nước đối với nhà ở, đất ở còn kém hiệu quả: các cơ chế,

chính sách chưa rõ ràng và không đủ mạnh. Hiện nay, nhà ở, đất ở vẫn do nhiều cơ quan khác nhau quản lý, chưa có một cơ quan Nhà nước quản lý thống nhất. Công tác quy hoạch, kế hoạch cũng không ít bất cập: thiếu quy hoạch dài hạn hoặc quy hoạch không rõ ràng hoặc không công khai. Việc sử dụng, khai thác nhà ở, đất ở thiếu hiệu quả, hiện tượng tiêu cực liên quan đến nhà ở, đất ở vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương.

Thứ tư, các lực lượng tham gia vào thị trường nhà ở, đất ở, mà nhất là các lực lượng làm dịch vụ trên thị trường này: dịch vụ môi giới, tư vấn, định giá, quản lý nhà ở, đất ở chưa phát triển bắt kịp với yêu cầu của thực tiễn, nhiều dịch vụ chưa được pháp luật thừa nhận.

Thứ năm, trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm việc liên quan đến việc phát triển nhà ở, đất ở; quản lý nhà ở, đất ở và kinh doanh nhà ở, đất ở nói chung còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo bài bản.

Thứ sáu, sự thiếu đồng bộ, thiếu tương thích và không đầy đủ của chính sách thuế nhà ở, đất ở (được nghiên cứu ở phần sau).

Theo: Phạm Văn Bình

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
558 ngày trước
THỰC TRẠNG NHÀ Ở, ĐẤT Ở TẠI VIỆT NAM
 2.1.1.  Đánh giá thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt NamNhư vậy, trong những năm vừa qua thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, ở đây đánh giá khái quát về thực trạng trên như sau:- Những thành công về nhà ở, đất ở tại Việt NamThứ nhất, những nỗ lực trong công tác quản lý đã tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển thị trường nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Thị trường quyền sử dụng đất đã nhanh chóng hình thành và phát triển trên các lĩnh vực giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất đai (nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt), thúc đẩy các ngành cũng như nhiều lĩnh vực của nền kinh tề phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, du lịch,….). Thị trường nhà ở, đất ở phát triển nhanh đã thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển (cả đầu tư trong nước và ngoài nước) góp phần làm cho tình trạng kinh tế- xã hội của đất nước chuyển biến nhanh.Thứ hai, Luật đất đai và Luật nhà ở cùng các văn bản pháp luật khác là một bước tiến lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện để quan hệ đất đai tiếp cận với cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Các quy định của Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần được tham gia tiếp cận đất đai để phát triển nhà ở kinh doanh.Thứ ba, việc Nhà nước cho phép kinh doanh nhà ở tạo điều kiện để khắc phục các tiêu cực trong quản lý nhà- đất, động viên được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở cho dân cư ở, nhất là tại các đô thị lớn. Bình quân diện tích tính theo đầu người năm 1991 mới là 6,7 m2/người, đến năm 2000 là 7,5 m2/người, thì đến 2009 đã lên tới 17,9 m2/người và năm 2011 là 18,5 m2/người.Thứ tư, việc quản lý của Nhà nước về nhà ở, đất ở trong thời gian qua đã được thực hiện tương đối hiệu quả, từ cải cách các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, đến các cải cách hành chính trong quá trình quản lý, chính điều này đã tạo điều kiện cho các loại BĐS được đưa vào sử dụng hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo ra sự sôi động cho một số lĩnh vực liên quan như ngành xây dựng, vật liệu, giao thông vận tải,… và tác động đến tăng trưởng kinh tế, thu hút được lượng vốn đáng kể từ người dân và từ bên ngoài, kể cả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào phát triển BĐS trong nước. Do vậy lượng cung nhà ở tăng lên một cách đáng kể, từ đó giải quyết được một phần nào nhu cầu chính đáng về nhà ở cho người dân.- Những tồn tại về nhà ở, đất ở tại Việt NamThứ nhất, thị trường nhà ở, đất ở giao dịch ngầm vẫn nhiều, tình trạng đầu cơ nhà ở, đất ở vẫn diễn ra rất phức tạp. Thông tin trên thị trường nhà ở, đất ở còn mang tính khép kín, khó tiếp cận…Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhà ở, đất ở và kinh doanh nhà ở, đất ở nói chung còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và những đòi hỏi của xã hội. Mặc dù đã có một số quy định pháp lý liên quan đến nhà ở, đất ở; nhưng còn phân tán ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS… Thứ ba, quản lý nhà nước đối với nhà ở, đất ở còn kém hiệu quả: các cơ chế,chính sách chưa rõ ràng và không đủ mạnh. Hiện nay, nhà ở, đất ở vẫn do nhiều cơ quan khác nhau quản lý, chưa có một cơ quan Nhà nước quản lý thống nhất. Công tác quy hoạch, kế hoạch cũng không ít bất cập: thiếu quy hoạch dài hạn hoặc quy hoạch không rõ ràng hoặc không công khai. Việc sử dụng, khai thác nhà ở, đất ở thiếu hiệu quả, hiện tượng tiêu cực liên quan đến nhà ở, đất ở vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương.Thứ tư, các lực lượng tham gia vào thị trường nhà ở, đất ở, mà nhất là các lực lượng làm dịch vụ trên thị trường này: dịch vụ môi giới, tư vấn, định giá, quản lý nhà ở, đất ở chưa phát triển bắt kịp với yêu cầu của thực tiễn, nhiều dịch vụ chưa được pháp luật thừa nhận.Thứ năm, trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm việc liên quan đến việc phát triển nhà ở, đất ở; quản lý nhà ở, đất ở và kinh doanh nhà ở, đất ở nói chung còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo bài bản.Thứ sáu, sự thiếu đồng bộ, thiếu tương thích và không đầy đủ của chính sách thuế nhà ở, đất ở (được nghiên cứu ở phần sau).Theo: Phạm Văn BìnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true