0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64aecf6a2a81d-CƠ-SỞ-THỰC-TIỄN-CHÍNH-SÁCH-THUẾ-NHÀ-Ở,-ĐẤT-Ở.jpg.webp

CƠ SỞ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở

2.1.1.  Thực trạng chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở

Mặc dù thuế sử dụng nhà ở cũng đã được đề cập đến trong chính sách thuế nhà, đất trước đây, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa áp dụng thuế nhà, vì vậy thực chất chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở chỉ là chính sách thuế sử dụng đất ở.

Thuế sử dụng đất ở có vai trò quan trọng góp phần tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS, giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh bất động sản, điều tiết cung cầu bất động sản và bình ổn giá cả thị trường bất động sản, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Đồng thời thuế sử dụng đất ở góp phần làm minh bạch tài sản của người dân, giúp Nhà nước có thể quản lý được tài sản của cán bộ công chức, tránh được các giao dịch bất động sản “ngầm”, góp phần chống tham nhũng. Việc đánh thuế sử dụng đất ở cũng là một cách điều tiết thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh tình trạng một người có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đồng thời đây cũng là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước như xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, thực hiện chính sách an sinh xã hội, duy trì quân đội, bộ máy hành chính nhà nước.v.v.

a.) Mục tiêu của chính sách thuế sử dụng đất ở

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất ở; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

- Nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế đất trên cơ sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp.

- Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước. Mặc dù không coi mục tiêu tăng thu NSNN là chủ đạo, song cũng cần khai thác hợp lý nguồn thu, nhất là thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp.

-   Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, thực thi chính sách, pháp luật về đất đai và nhà ở, trong đó có chính sách thuế.

-   Các quy định không quá kỹ thuật và phức tạp; phải rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý. Chính sách thuế sử dụng phải tạo cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất; góp phần điều tiết thu nhập hợp lý, hài hòa về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; không gây xáo trộn về mặt tâm lý, bảo đảm người dân có điều kiện sống ổn định và ngày một tốt hơn.

-   Tiếp cận với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế.

b.) Hệ thống văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh thuế sử dụng đất ở

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế đã dần phục hồi và đi vào phát triển, tình hình xây dựng nhà ở và công trình kiến trúc phát triển mạnh mẽ ở các thành phố, thị xã trong cả nước. Do đó, Hội đồng Nhà nước ngày 29/6/1991 đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất. Pháp lệnh thuế nhà đất có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/1991. Từ đó đến nay Pháp lệnh này đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung, cụ thể:

- Năm 1992 thay thế bằng Pháp lệnh thuế nhà đất số 69-LCT/HĐNN ngày 31/7/1992 do Hội đồng Nhà nước ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/10/1992;

-   Năm 1994, để phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước, ngày 19 tháng 5 năm 1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất năm 1992;

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và được ban hành ngày 28/6/2010. Luật bao gồm 04 Chương, 13 Điều, có hiệu lực kể từ 01/01/2012 và thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994.

Hướng dẫn Luật này, Chính phủ ngày 01/7/2011 đã ban hành Nghị định số 53/2011/NĐ-CP, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 nhằm hướng dẫn thực thi pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 

c.) Các yếu tố cơ bản của chính sách thuế sử dụng đất ở

Do chính sách thuế sử dụng đất ở mới được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2012, vì vậy, để có cái nhìn toàn diện về chính sách thuế sử dụng đất ở trong thời gian vừa qua, ở phần này sẽ đi vào phân tích cả chính sách thuế sử dụng đất ở được thể hiện trong Pháp lệnh thuế nhà, đất và cả trong Luật thuế mới, cùng với đó là những đánh giá về chính sách thuế sử dụng đất trước 01/01/2012 để thấy rõ ý nghĩa của việc áp dụng chính sách thuế sử dụng đất ở mới.

c1.) Chính sách thuế sử dụng đất ở áp dụng trước 01/01/2012

-    Đối tượng chịu thuế: quy định về đối tượng chịu thuế sử dụng đất ở trong giai đoạn này được nêu cùng với thuế nhà, nhưng có quy định tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa có những qui định cụ thể về thuế nhà. Đồng thời chính sách thuế sử dụng đất ở giai đoạn này không thu thuế đối với đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh, đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở.

-      Đối tượng nộp thuế: là tổ chức cá nhân có quyền sử dụng đất ở. Trong trường hợp còn có sự tranh chấp hoặc chưa xác định được quyền sử dụng đất, thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất là đối tượng nộp thuế đất. Đất được uỷ quyền quản lý, thì tổ chức cá nhân uỷ quyền phải nộp thuế. Đất bị tịch thu để xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thì tổ chức, cá nhân quản lý đất này phải nộp thuế. Cán bộ công nhân viên chức, quân nhân mua nhà đất (hoá giá) mua nhà đất (hoá giá) từ các nguồn hoặc được cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cấp đất (phân phối, trả tiền đến bù thiệt hại đất...) để tự làm nhà ở, nay nhà này thuộc sở hữu riêng thì cán bộ công nhân viên chức, quân nhân này phải nộp thuế đất. Các tổ chức, cá nhân có nhà đất cho thuê thì tổ chức, cá nhân cho thuê nhà đất phải nộp thuế đất, còn người đi thuê hoặc người được phân phối nhà đất không phải nộp thuế đất, mà chỉ trả tiền thuê cho chủ thuê.

- Căn cứ tính thuế và mức thuế: là diện tích đất, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của một đơn vị diện tích. Diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng, bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, xây công trình, diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, bao quanh công trình, diện tích ao hồ và các diện tích để trống trong phạm vi đất được phép sử dụng theo giấy cấp đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa có giấy cấp đất thì theo diện tích thực tế sử dụng.

Theo: Phạm Văn Bình

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
557 ngày trước
CƠ SỞ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở
2.1.1.  Thực trạng chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ởMặc dù thuế sử dụng nhà ở cũng đã được đề cập đến trong chính sách thuế nhà, đất trước đây, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa áp dụng thuế nhà, vì vậy thực chất chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở chỉ là chính sách thuế sử dụng đất ở.Thuế sử dụng đất ở có vai trò quan trọng góp phần tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS, giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh bất động sản, điều tiết cung cầu bất động sản và bình ổn giá cả thị trường bất động sản, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Đồng thời thuế sử dụng đất ở góp phần làm minh bạch tài sản của người dân, giúp Nhà nước có thể quản lý được tài sản của cán bộ công chức, tránh được các giao dịch bất động sản “ngầm”, góp phần chống tham nhũng. Việc đánh thuế sử dụng đất ở cũng là một cách điều tiết thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh tình trạng một người có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đồng thời đây cũng là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước như xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, thực hiện chính sách an sinh xã hội, duy trì quân đội, bộ máy hành chính nhà nước.v.v.a.) Mục tiêu của chính sách thuế sử dụng đất ở- Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất ở; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.- Nâng cao tính pháp lý của pháp luật về thuế đất trên cơ sở bổ sung mới và kế thừa các quy định còn phù hợp.- Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước. Mặc dù không coi mục tiêu tăng thu NSNN là chủ đạo, song cũng cần khai thác hợp lý nguồn thu, nhất là thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp.-   Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, thực thi chính sách, pháp luật về đất đai và nhà ở, trong đó có chính sách thuế.-   Các quy định không quá kỹ thuật và phức tạp; phải rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý. Chính sách thuế sử dụng phải tạo cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất; góp phần điều tiết thu nhập hợp lý, hài hòa về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; không gây xáo trộn về mặt tâm lý, bảo đảm người dân có điều kiện sống ổn định và ngày một tốt hơn.-   Tiếp cận với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế.b.) Hệ thống văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh thuế sử dụng đất ởSau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế đã dần phục hồi và đi vào phát triển, tình hình xây dựng nhà ở và công trình kiến trúc phát triển mạnh mẽ ở các thành phố, thị xã trong cả nước. Do đó, Hội đồng Nhà nước ngày 29/6/1991 đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất. Pháp lệnh thuế nhà đất có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/1991. Từ đó đến nay Pháp lệnh này đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung, cụ thể:- Năm 1992 thay thế bằng Pháp lệnh thuế nhà đất số 69-LCT/HĐNN ngày 31/7/1992 do Hội đồng Nhà nước ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/10/1992;-   Năm 1994, để phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước, ngày 19 tháng 5 năm 1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất năm 1992;Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và được ban hành ngày 28/6/2010. Luật bao gồm 04 Chương, 13 Điều, có hiệu lực kể từ 01/01/2012 và thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1994.Hướng dẫn Luật này, Chính phủ ngày 01/7/2011 đã ban hành Nghị định số 53/2011/NĐ-CP, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 nhằm hướng dẫn thực thi pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. c.) Các yếu tố cơ bản của chính sách thuế sử dụng đất ởDo chính sách thuế sử dụng đất ở mới được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2012, vì vậy, để có cái nhìn toàn diện về chính sách thuế sử dụng đất ở trong thời gian vừa qua, ở phần này sẽ đi vào phân tích cả chính sách thuế sử dụng đất ở được thể hiện trong Pháp lệnh thuế nhà, đất và cả trong Luật thuế mới, cùng với đó là những đánh giá về chính sách thuế sử dụng đất trước 01/01/2012 để thấy rõ ý nghĩa của việc áp dụng chính sách thuế sử dụng đất ở mới.c1.) Chính sách thuế sử dụng đất ở áp dụng trước 01/01/2012-    Đối tượng chịu thuế: quy định về đối tượng chịu thuế sử dụng đất ở trong giai đoạn này được nêu cùng với thuế nhà, nhưng có quy định tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa có những qui định cụ thể về thuế nhà. Đồng thời chính sách thuế sử dụng đất ở giai đoạn này không thu thuế đối với đất sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh, đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo, các tổ chức không vì mục đích kinh doanh hoặc để ở.-      Đối tượng nộp thuế: là tổ chức cá nhân có quyền sử dụng đất ở. Trong trường hợp còn có sự tranh chấp hoặc chưa xác định được quyền sử dụng đất, thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất là đối tượng nộp thuế đất. Đất được uỷ quyền quản lý, thì tổ chức cá nhân uỷ quyền phải nộp thuế. Đất bị tịch thu để xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thì tổ chức, cá nhân quản lý đất này phải nộp thuế. Cán bộ công nhân viên chức, quân nhân mua nhà đất (hoá giá) mua nhà đất (hoá giá) từ các nguồn hoặc được cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cấp đất (phân phối, trả tiền đến bù thiệt hại đất...) để tự làm nhà ở, nay nhà này thuộc sở hữu riêng thì cán bộ công nhân viên chức, quân nhân này phải nộp thuế đất. Các tổ chức, cá nhân có nhà đất cho thuê thì tổ chức, cá nhân cho thuê nhà đất phải nộp thuế đất, còn người đi thuê hoặc người được phân phối nhà đất không phải nộp thuế đất, mà chỉ trả tiền thuê cho chủ thuê.- Căn cứ tính thuế và mức thuế: là diện tích đất, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của một đơn vị diện tích. Diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng, bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, xây công trình, diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, bao quanh công trình, diện tích ao hồ và các diện tích để trống trong phạm vi đất được phép sử dụng theo giấy cấp đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa có giấy cấp đất thì theo diện tích thực tế sử dụng.Theo: Phạm Văn BìnhLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1mvKIPJ-0Zzb_BmCvWuD0sqzoBbhDgIAx/edit?rtpof=true